Kinh tế Đầu tư:

Một phần của tài liệu đề tài chăm sóc bảo vệ và đề xuất biện pháp quản lý rừng thông khai thác nhựa (thông lấy mủ) theo hướng bền vững tại huyện nam đàn nghệ an (Trang 46)

C. Các nguồn tài nguyên 1 Tài nguyên đất

d) Kinh tế Đầu tư:

Được sự giúp đỡ của Trung ương và Tỉnh, thời gian qua huyện Nam Đàn đã tranh thủ được nguồn vốn chuyển đổi xây dựng Nhà máy nước sạch Thị Trấn Nam Đàn, Trường THCS Kim Liên, Trường THPT Kim Liên Nhà văn hóa Kim Liên, Hệ

thống tiêu úng 5 nam, Đường giáo thông từ Khu di tích Kim Liên nối Khu di tích cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Trung tâm Huấn luyện cộng đồng Nam Đàn.

Ngoài ra còn thu hút được các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp nhỏ đã có các nhà đầu tư vào triển khai xây dựng nhà máy sản xuất dăm gỗ Thanh Hoà với mức đầu tư 25 tỷ đồng tại cụm công nghiệp Nam Thái. Công ty TNHH Haivina Kim Liên mức đầu tư 99.595 triệu đồng, Công ty Hanosimex Nam Đàn mức đầu tư 120.000 triệu đồng tại Cụm công nghiệp nhỏ Nam Giang, Công ty Đại Thành Lộc đầu tư 100.000 triệu đồng tại xã Nam Hưng trang trại Chăn nuôi và du lịch sinh thái...

Việc thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn như Nhà máy nước cầu bạch Cầu Bạch với tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng, tại xã Nam Giang... đã tạo nhiều việc làm trên địa bàn và nên diện mạo mới của huyện Nam Đàn, trong tương lai sẽ là huyện điểm về Nông thôn mới của cả nước.

2.2. QUẢN LÝ RỪNG THÔNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN. NAM ĐÀN, NGHỆ AN.

2.2.1. Sự cần thiết phải quản lý rừng thông theo hướng bền vững

Thông là loại cây rất khó trồng, ngoài việc phải đầu tư nhiều công sức để chăm sóc, bảo vệ, thì trồng cây thông phải luôn cận trọng với dịch sâu róm và công tác PCCC rừng.

Tiềm năng chi trả từ các dịch vụ môi trường của rừng thông

Như đã biết, rừng là một bể chứa cacbon khổng lồ, có tác dụng giảm lượng khí CO2 phát thải vào môi trường gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu. Theo tính toán của các nhà khoa học, 1ha rừng thông nhựa 30 tuổi có khả năng lưu giữ 345,4 tấn CO2. Với giá 4 USD/tấn CO2 thì 1ha rừng thông có giá trị 1.381,6USD.

Nếu tính cho toàn bộ khu rừng thì giá trị thu được từ bán cacbon là rất lớn. Việc mua bán chứng chỉ cacbon từ rừng là việc đương nhiên sẽ thực hiện. Các nước phát triển có nghĩa vụ mua cacbon của các nước đang phát triển. Việt Nam là nước đang có nhiều lợi thế bán cacbon, vấn đề là chúng ta có nắm bắt được cơ hội hay không.

Quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng

Quản lý rừng bền vững là một thuật ngữ được sử dụng từ khi có công ước về biến đổi khí hậu (1992), hiểu một cách đơn giản như sau: Một là ổn định về diện tích rừng từ quy mô nhỏ của từng chủ rừng đến lâm phận toàn quốc gia; Hai là ổn định về sử dụng đất, ít thay đổi về đất và rừng; Ba là giữ ổn định chất lượng cùng với số lượng sinh trưởng gỗ và sản lượng lâm sản không suy giảm. Đây là đầu vào của quá trình quang hợp từ hấp thụ CO2 tỷ lệ thuận với lượng tăng trưởng của rừng. Như vậy, lượng hấp thụ cacbon ngày càng tăng chỉ khi rừng được quản lý bền vững.

Để tiến tới quản lý rừng bền vững, cần thiết phải xác lập hệ thống chủ rừng trên địa bàn toàn huyện. Tiến hành rà soát và phân loại rừng theo mục đích sử dụng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng và quyền sở hữu rừng cho các thành phần kinh tế hộ gia đình, cộng đồng thôn và tổ chức nhà nước, các tổ chức tư nhân. Xác lập mạng lưới quản lý, bảo vệ rừng từ cấp thôn đến cấp xã và cấp huyện, xây dựng cơ chế đồng quản lý thực hiện xã hội hóa nghề rừng. Triển khai sớm các bước để thực hiện việc cấp chứng chỉ rừng bền vững, xây dựng thể chế chính sách về dịch vụ môi trường rừng và chia sẻ lợi ích từ rừng.

Rừng thông của huyện Nam Đàn nói riêng và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung đang đứng trước những cơ hội to lớn để tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ

phận dân nghèo đang sống trong hoặc gần rừng. Đây cũng là cơ hội lớn để phát triển bền vững rừng thông trong thời gian tới.

2.2.2. Các công tác trong quản lý rừng thông nhựa theo hướng bền vữngA . Nhiệm vụ của các nhà quản lý A . Nhiệm vụ của các nhà quản lý

a) Lập kế hoạch phát triển rừng thông nhựa theo hướng bền vững, lâu dài b) Lập kế hoạch khai thác giá trị rừng thông nhựa theo hướng bền vững kế hoạch khai thác bền vững có nghĩa là:

- Khai thác nhựa phải căn cứ vào độ lớn của cây, tuổi cây và khả năng sinh trưởng và phát triển trong tương lai, không khai thác quá mức.

- Lên kế hoạch khai thác theo độ tuổi, khai thác dưỡng dùng phương pháp đẽo (cuốc đẽo) áp dụng cho rừng đạt tuổi thành thục công nghệ đối với loài thông nhựa, những cây nào đến tuổi khai thác mới được tiến hành khai thác, quy trình khai thác phải tuân theo quy định về khai thác nhựa thông bền vững tránh lạm dụng khai thác những cây chưa đạt độ tuổi khai thác.

- Lên kế hoạch khai thác theo định kỳ, đảm bảo thời gian khai thác nhựa thông theo quy định, thời gian sản xuất nhựa của cây, không lạm dụng khai thác trong thời gian chăm sóc nuôi dưỡng rừng.

- Thường xuyên theo dõi nhu cầu thị trường để có kế hoạch khai thác phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất nhựa ổn định lâu dài nhằm đảm bảo tính bền vững của loài thông nhựa trên địa bàn cũng như phát triển nhân rộng giống thông này ra các vùng lân cận.

Một phần của tài liệu đề tài chăm sóc bảo vệ và đề xuất biện pháp quản lý rừng thông khai thác nhựa (thông lấy mủ) theo hướng bền vững tại huyện nam đàn nghệ an (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w