C. Các nguồn tài nguyên 1 Tài nguyên đất
b) Vai trò của người dân địa phương trong việc quản lý rừng thông nhựa theo hướng bền vững.
3.1.1. Dựa vào chủ trương chính sách của Nhà nước
+ Các cơ sở pháp lý:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH, ngày 03/12/2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất đoạn 2007 - 2015;
- Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng;
- Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng;
- Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLB-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Quyết định số 57/QD-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 17/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước;
- Quyết định số 07/2012/QD-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ NN&PTNT về quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
+ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 của Nghệ An
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được thành lập là mô hình hoạt động mới, có tính đặc thù, ngoài nhiệm vụ của một cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp, môi trường, Quỹ còn làm nhiệm vụ của một cơ quan tài chính chuyên ngành nắm vai trò trung tâm trong việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Công việc hoàn thành hồ sơ rà soát ranh giới, hiện trạng rừng và thiết kế bảo vệ rừng là tài liệu quan trọng làm cơ sở tính toán tiền DVMTR để chi trả cho các chủ rừng. Bởi lượng hồ sơ phải lập rất nhiều, yêu cầu lớn về cả nhân lực và tài chính nên các chủ rừng và các Hạt Kiểm lâm gặp khó khăn trong thực hiện, không đáp ứng tiến độ, yêu cầu.
Trước thực tế như vậy, Quỹ BV-PTR Nghệ An đã tiến hành khảo sát, lập phương án tổng hợp nhu cầu khối lượng, kinh phí và đề xuất các giải pháp để triển khai nội dung này một cách tích cực, trình UBND tỉnh phê duyệt để làm căn cứ thực hiện.
Về hoạt động thu, chi tiền DVMTR, trong năm 2014, Quỹ đã huy động được hơn 45 tỷ đồng tiền ủy thác DVMTR, đạt mức cao nhất trong 3 năm hoạt động và trở thành một trong những đơn vị có mức thu tiền ủy thác nội tỉnh khá nhất.
Theo báo cáo tổng hợp của đơn vị, cho đến nay, Quỹ đã giải ngân (lũy kế) tiền DVMTR và hỗ trợ cho các chủ rừng được tổng số tiền gần 50 tỷ đồng, tương ứng với số lượt diện tích 250 nghìn ha rừng được khoán bảo vệ; diện tích hỗ trợ trồng bù rừng được quy đổi đạt trên 500 ha. Tỷ lệ giải ngân hàng năm theo đó đã được nâng lên từ 30% (năm 2013) lên 80% (năm 2014).
Nguồn tiền DVMTR nói trên không những đã giúp nhiều hộ hộ gia đình có thêm việc làm, cải thiện đời sống mà còn là nguồn “cứu cánh” cho các Ban quản lý rừng, Cty lâm nghiệp làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng trong điều kiện kinh phí ngân sách Nhà nước không đủ trang trải.
Bên cạnh đó, trong năm 2014, song song với việc tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, Quỹ BV-PTR Nghệ An còn chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để triển khai nhiều nội dung tuyên truyền thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và chính quyền các cấp về vai trò, nhiệm vụ của Quỹ BV-PTR, cũng như chính sách chi trả DVMTR.
Nhờ đó, nhận thức về công tác bảo vệ rừng và chính sách chi trả DVMTR của các đối tượng đã được nâng lên rõ nét. Từ đó cùng chung tay thực hiện tốt chính sách này.
Có được sự chuyển biến tích cực kể trên chính là nhờ việc sắp xếp lại nhân sự, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm tạo môi trường thuận lợi cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân viên phát huy tốt sự chủ động, tích cực của mình trong các lĩnh vực được phân công, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, ngành liên quan.
Nhờ đó Quỹ BV-PTR Nghệ An đã dần tạo được cho mình một thế đứng trong hệ thống để tiếp tục mở rộng, ổn định nguồn thu, nâng cao chất lượng giải ngân
nhằm chung sức cùng thực hiện tốt hơn chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
Được biết, năm 2015, Quỹ BV-PTR sẽ được giao thực hiện nhiệm vụ tự chủ về tài chính.
Đó là một chủ trương đúng đắn, không chỉ góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách cho địa phương, mà còn đặt ra cho Quỹ một yêu cầu là phải luôn chủ động, tích cực mở rộng đối tượng khai thác nguồn thu khác đã được Chính phủ cho phép tại QĐ 07/2012/QĐ-TTg; Nghị định 99/2010/NĐ-CP; Quyết định 07/2012QĐ- TTg.
Theo đó, các nguồn thu từ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý BVR, quản lý lâm sản bị thu giữ, bị xử phạt theo Nghị định 99/2009/NĐ-CP, ngày 02/11/2009; các nguồn thu từ việc khai thác, kinh doanh gỗ và lâm sản của các chủ rừng, các hoạt động có nguồn thu từ du lịch cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dịch vụ hấp thu CO2... đều thuộc các đối tượng phải thu để chi trả DVM Nếu triển khai tốt theo hướng này thì nguồn thu để chi trả DVMTR còn được mở rộng và ổn định lâu dài, là tiềm năng lớn về nguồn tài chính cho ngành lâm nghiệp.