Sản xuất công nghệp xây dựng:

Một phần của tài liệu đề tài chăm sóc bảo vệ và đề xuất biện pháp quản lý rừng thông khai thác nhựa (thông lấy mủ) theo hướng bền vững tại huyện nam đàn nghệ an (Trang 44)

C. Các nguồn tài nguyên 1 Tài nguyên đất

b) Sản xuất công nghệp xây dựng:

Sản xuất công nghiệp - xây dựng qua 5 năm có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2005 là 295.572 triệu đồng, năm 2009 là 504.388 triệu đồng, đến năm 2010 là 658.818 triệu đồng (giá CĐ 1994), riêng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2005 đạt 73.305 triệu đồng chiếm 24.80%, năm 2010 đạt 223.519 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,94%.

Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn giai đoạn 2005 - 2010 là 9,05%/năm. - Trong các loại hình kinh tế ngoài Quốc doanh, phần lớn các Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân hoạt động ổn định và phát triển. Kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời, kèm theo một số loại giấy phép được bãi bỏ, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập mới tăng lên và chủng loại sản phẩm

cũng đa dạng hơn. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2005 là đến 2010 là 81 doanh nghiệp.

- Đối với các HTX sau khi chuyển đổi và đăng ký lại (theo NĐ 16/CP của Chính phủ) nhìn chung chuyển biến còn chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, thu nhập của xã viên thấp. Tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện nay là 36 HTX, số HTX tín dụng là 5 HTX.

- Số hộ cá thể chuyên kinh doanh sản xuất TTCN chiếm số lượng tương đối lớn và phát triển ổn định. Năm 2005 là 1.482 hộ, năm 2009 là 1.934 hộ, năm 2010 khoảng 2.000 hộ. Sản xuất chủ yếu trong các ngành: chế biến nông sảng, thực phẩn, chế biến gỗ, đồ mộc, phế liệu, may mặc, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng sản xuất vật liệu xây dựng có chiều hướng giảm.

Chỉ tính trong giai đoạn 2005-2010, một số sản phẩm huyện Nam Đàn quản lý đã có mức tăng trưởng khá như:

- Khai thác cát 475.730 m3 năm 2005, năm 2010 đạt 1.100.000m3. - Khai thác đất 42.100m3 năm 2005, năm 2010 đạt 470.000m3.

- Tương các loại tăng từ 420.000 lít năm 2005 lên 472.000 lít năm 2009, 500.000 lít năm 2010.

- Gạch các loại năm 2005 là 41.960.000 viên, năm 2010 là 1.000.000.000 viên. - Cửa nhôm, sắt các loại tăng từ 8.591 m2 năm 2005 lên 15.000 m2 năm 2010. - Đồ mộc tăng từ 8.900 SP năm 2005 lên 9.000 SP năm 2010.

- Gỗ thành phảm tăng từ 3.209 m3 năm 2005 lên 8.900 m3 năm 2010.

Lĩnh vực dịch vụ phát triển đa dạng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn qua 5 năm 2005 - 2010 là 11,15 %/năm. Giá trị sản xuất năm 2005 đạt 125.495 triệu đồng, năm 2010 đạt 226.229 triệu đồng (giá CĐ 1994).

Nhìn chung, hàng hoá cung ứng trên thị trường tương đối phong phú, nhất là hàng tiêu dùng thiết yếu. Các hoạt động dịch vụ đều có mức tăng trưởng khá. Các đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại và du lịch tăng trưởng mạnh và khá đa dạng, đặc biệt là số hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, tăng từ 2.780 hộ năm 2005 lên 3.884 hộ năm 2009 và 4.000 hộ năm 2010. Mạng lưới thương mại, dịch vụ phát triển khá nhanh cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Thương nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh, đảm bảo nắm được 80-90 % lưu chuyển hàng hoá bản lẻ và gần 95% lưu chuyển bán buôn. Tính riêng giá trị hàng hoá bán lẻ trên thị trường năm 2005 là 128 triệu đồng, năm 2010 đạt 395 triệu đồng.

Cơ sở vật chất ngành dịch vụ, thương mại và du lịch được tăng cường. Hệ thống bưu chính viễn thông và các loại hình dịch vụ ngân hàng phát triển, từng bước được hiện đại hoá. Cơ sở vật chất các ngành như nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ, du lịch và vận tải được tăng thêm.

Hoạt động kinh doanh đa dạng và có hiệu quả đã góp phần giải quyết được việc làm cho nhiều người lao động, tăng thu ngân sách và tác động tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nam Đàn.

Một phần của tài liệu đề tài chăm sóc bảo vệ và đề xuất biện pháp quản lý rừng thông khai thác nhựa (thông lấy mủ) theo hướng bền vững tại huyện nam đàn nghệ an (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w