người luôn gắn bó mật thiết với môi trường: Môi trường tạo không gian sinh sống cho con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và hoạt động sản xuất của con người,
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài :
Việt Nam hiện có trên 60 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm hơn 73% dân số trong cả nước Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu m3 nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Khoảng trên 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao bì thuốc BVTV chưa được thu gom để xử lý hợp vệ sinh và xả trực tiếp vào môi trường, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên gia tăng dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa đã và đang gây sức
ép lớn cho môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường
Trong những năm gần đây kinh tế của xã Tiến thành có xu hướng tăng Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế to lớn về mặt kinh tế, xã hội đó lại kéo theo nhu cầu tiêu dùng và sử dụng sản phẩm tăng lên mạnh, làm lượng chất thải sinh họat phát sinh nhiều, gây ô nhiễm môi trường tăng mạnh Vì chưa có một biện pháp quản lý đúng cách nên tình trạng người dân xả rác bừa bãi vẫn diễn ra phổ biến quá sức chịu tải của môi trường Tại một số tuyến cầu, kênh, rạch đã bắt đầu có dấu hiệu bị nhiễm bẩn Rác thải không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, tại một số nơi trong xã như chỗ ấp Cầu Rạt Công tác quản
lý, thu gom, phân loại, quản lý và tái sử dụng chất thải, nếu được thực hiện từ hộ gia đình, có hệ thống quản lý và công nghệ phù hợp sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho đất nước
Trang 2Xuất phát từ thực trạng trên, nên em quyết định chọn đề tài “Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã “ làm đề tài báo cáo môn Bảo vệ môi trường, Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên ở chính quyền cấp
xã làm bài báo cáo thực tập cho mình
II Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2015 được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, ban hành 14/2/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 01/2014/QĐ-UBND ban hành ngày 17/01/2014 Về việc quy định phí bảo vệ môi trường đối với chất thái rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường; đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Và một số các văn bản có lien quan khác
B PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người Nếu môi trường sống bị hủy hoại thì loài người có nguy cơ bị hủy diệt Cuộc sống của con
Trang 3người luôn gắn bó mật thiết với môi trường: Môi trường tạo không gian sinh sống cho con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung hòa các chất thải
ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con người Tuy vậy, quá trình hoạt động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn, đã và đang làm cho thế giới ngày càng biến đổi: Đó là sự
ô nhiễm của môi trường, sự cạn kiệt của tài nguyên, sự mất đi của rừng, sự biến đổi của khí hậu, sự biến mất hay tuyệt chủng của nhiều loài,…Thực trạng môi trường ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người,
do nhận thức không đúng đắn và đầy đủ về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân Các hình thức của giáo dục môi trường rất
đa dạng, phong phú như giáo dục theo cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường; thực hiện các dự án môi trường; tiến hành các hoạt động thông qua các tổ chức đoàn thể, giáo dục trong nhà trường,…
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật
và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại” “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”
bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường; bảo đảm cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là
Trang 4vấn đề sống còn đối với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân
Chiến lược môi trường và các chương trình hành động bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, mỗi địa phương phụ thuộc nhiều vào phương pháp và hiệu quả công tác giáo dục môi trường Trong điều kiện hiện nay, vấn đề giáo dục môi trường trở thành một trong những vấn đề cấp bách vì sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của loài người nhanh hơn mức độ tiến hóa của sinh quyển; vì vậy, sự tiến hóa của sinh quyển không thể đương đầu với sự mất cân bằng môi trường gây ra bởi sự tiến
bộ kinh tế, văn hóa mà loài người tạo ra; vì các vấn đề môi trường thường là phức tạp và đòi hỏi phải tinh thông, am hiểu các nguyên lý khác nhau
nên phải có sự tiếp cận liên môn của các khoa học để tìm ra giải pháp; ngoài ra, vấn đề giáo dục môi trường trở thành một trong những vấn đề cấp bách vì các vấn
đề môi trường trước hết phải được xem xét trong phạm vi từng địa phương, từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu để tạo ra nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi
cá nhân trong việc trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường
Các hình thức của giáo dục môi trường rất đa dạng, phong phú như giáo dục theo
cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường; thực hiện các
dự án môi trường; tiến hành các hoạt động thông qua các tổ chức đoàn thể, giáo dục trong nhà trường,…
1 Khái niệm:
1.1 Khái niệm chất thải
Trang 5Chất thải là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí, mùi hoặc các dạng khác thải ra từ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác của con người
1.2 Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại… RTSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, thực phẩm dư thừa,
gỗ, lôn, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả
1.3 Xử lý chất thải
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế
2 Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần rác thải 2.1 Nguồn gốc rác thải
Chất thải (rác thải) phát sinh từ các nguồn chủ yếu: các khu dân cư (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư, hộ gia đình ); các trung tâm thương mại (chợ, văn phòng, khách sạn, trạm xăng dầu, gara ); cơ quan (trường học, bệnh viện, các
cơ quan hành chính ), các công trường xây dựng, dịch vụ công cộng (rửa đường,
tu sửa cảnh quan, công viên, bãi biển )
2.2 Thành phần rác thải
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được các nguyên liệu ban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt Sự không đồng nhất
Trang 6này tạo nên một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt
Thành phần cơ học: Thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm:
- Các chất dễ phân hủy sinh học: Thực phẩm thừa, lá rau, lá cây, xác động vật chết, vỏ hoa quả…
- Các chất khó bị phân hủy sinh học: Gỗ, cành cây, cao su, túi nylon
- Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh, mảnh sành, gạch, ngói, vôi, vữa khô, đá, sỏi, cát, vỏ ốc hến…
2.3 Phân loại rác thải sinh hoạt
Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân
cư, các trung tâm dịch vụ, công viên
- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch
Phân loại theo thành phần
Trang 7- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải
bỏ gia đình
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ thực vật
3 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới môi trường và con người
3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp,
cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh
3.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt tới môi trường
Ô nhiễm nước:
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ, nước làm sạch khí của các lò thiêu làm ô nhiễm nước ngầm
- Nước chảy tràn khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ, nước làm lạnh qua các lò thiêu chảy vào các mương rãnh, hồ, ao, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt
Trang 8- Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hòa tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần
Ô nhiễm không khí:
- Khí thoát ra từ các hố hoặc các chất làm phân, chất thải chôn lấp rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ
- Khí từ các lò thiêu chứa bụi, SO2, NOx, CO, CO2, HCI, HF, dioxin, kim loại, oxit kim loại thăng hoa
- Bụi sinh ra trong quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc hại lẫn trong rác
Ô nhiễm đất: Các chất thải vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân hủy làm thay đổi thành phần và pH của đất
II Cơ cở thực tiễn
1 Thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở UBND Xã Tiến Thành:
* Công tác quản lý rác thải tại UBND xã Tiến thành đã có sự khác biệt đáng kể Nhờ theo dõi được tình hình phát sinh chất thải mà có kế hoạch thu gom hợp lý, cách 1 ngày lại thu gom và đưa lên xe chở đến bãi rác Tuy nhiên, việc quản lý tần xuất thu gom rác ở đây chưa được chặt chẽ Theo phản ánh của người dân ở xã Tiến thành thì người đi thu gom rác thường xuyên không đi thu gom đúng lịch như
xã đã quy định là 2 ngày/1 lần, có những khi 3 hay 4 ngày mới đi thu gom 1 lần, làm lượng rác tồn động và bốc mùi hôi Đây là lỗi do sự quản lý thiếu chặt chẽ của những người có trách nhiệm tại xã mới để xảy ra hiện tượng như trên
Trang 9* Hiện nay, trên địa bàn xã Tiến thành nói chung, vấn đề ô nhiễm môi trường từ các hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, những hộ buôn bán trong chợ thải chất thải ra môi trường không đúng quy định về bảo vệ môi trường, trong nhiều năm nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân và công tác quản lý của Nhà nước
3.1 Mặ t hạn chế
+ Thiếu sự đầu tư cho công tác quản lý chất thải Cụ thể là trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu, cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết Mức phí vệ sinh môi trường còn chưa hợp lý, chưa công bằng, chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho công tác quản lý rác thải
+ Công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ dẫn đến không theo dõi được tần xuất thu gom có đúng như quy định hay không đối với các xã đã thành lập tổ thu gom,
và cũng không theo dõi được lượng rác thải phát sinh trên toàn xã
+ Ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn hiện tượng đổ rác không đúng quy định làm mất mỹ quan, tăng thêm sự vất vả của công nhân thu gom
+ Việc thu gom rác thải mới chỉ dừng lại ở việc đổ rác từ các dụng cụ chứa rác của các hộ gia đình, chưa chú ý đến việc quét dọn đường làng, ngõ xóm (trừ khu Phố) đối với các xã đã thành lập tổ thu gom rác
2 Công tác tham mưu:
a Tham mưu xây dựng kế hoạch
UBND xã tiến thành tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch số 24/KH-UBND Ngày 29/5/2013 của UBND xã về xây dựng đô thị xanh – sạch – đẹp: kế hoạch số 25/KH- UBND, ngày 29/5/2013 về cuộc vận động xây
Trang 10dựng xã đạt nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020; kế hoạch số 26/KH - UBND, ngày 29/5/2013 về triển khai xây dựng các tuyến đường xanh – sạch – đẹp và an toàn ( giai đoạn 2013 – 2015 ) trên toàn xã
b Công tác triển khai:
Tổ chức hội nghị triển khai các kế hoạch cho các ban nghành, đoàn thể tham gia cụ thể như: hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, công đoàn xã phối kết hợp với khu dân
cư tổ chức dọn vệ sinh các tuyến đường KDC bảo vệ môi trường , vệ sinh đường làng ngõ xóm
Để thực hiện tốt nội dung của đề án số 01 – ĐA/TU, ngày 31 tháng
10 năm 2011 của thị ủy Đồng Xoài UBND xã Tiến thành đã triển khai các kế hoạch thực hiện đề án có hiệu quả về công tác tuyên truyền, giáo dục và xây dựng kế hoạch đạt chuẩn văn hóa nông thôn thời triển khai dọn vệ sinh các tuyến đường ở KDC để bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị năm 2014
III Kết quả thực hiện
Công tác hoạt động tuyên truyền dẫn dọn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong các đợt kỷ niệm như: Tổ chức tuần lể quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường, kỷ niệm ngày môi trường quốc tế năm 2014 UBND xã kết hợp với các ban ngành đoàn thể, KDC tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào trồng cây được 250 cây, tồng hoa được 3,5km, dọn vệ sinh khoảng 4 tấn rác thải sinh hoạt có 110 người tham gia dọn vệ sinh
Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên hệ thống loa truyền thanh luôn được duy trì Đài truyền