Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá đang gia tăngmạnh cùng với hoạt động du lịch, dịch vụ và nạn khai thác ồ ạt khoáng sản, đánhbắt huỷ diệt các nguồn lợi sinh vật b
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Tại chỉ thị 36 - CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị Ban chấp hành
Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã xác định: “Bảo
vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân” Khoản 2,
Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân” Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tại phần các giải pháp thực hiện chiến lược cũng nhấn mạnh: “Phát động trên toàn quốc phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng xã, phường đạt tiêu chuẩn môi trường Giải pháp này bao gồm huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường…” Từ đó cho thấy công tác bảo vệ môi
trường ở nước ta đang được ưu tiên cho cộng đồng thực hiện để hướng tới xã hộihoá công tác bảo vệ môi trường Việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường,huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sẽ góp phần giải quyết các vấn
đề môi trường ở mỗi địa phương một cách triệt để hơn bởi cộng đồng chính làđối tượng trực tiếp tham gia
Trong thời kỳ hiện nay việc Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môitrường, có cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng thamgia bảo vệ môi trường Xây dựng và phát triển lực lượng tình nguyện viên bảo
vệ môi trường Tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các đoàn thể nhân dân,các cơ quan thông tin đại chúng đối với bảo vệ môi trường của các doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử
lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọithành phần kinh tế Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giámđịnh, chứng nhận về bảo vệ môi trường; thành lập doanh nghiệp dịch vụ môitrường đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, phức tạp của đất nước
Duyên hải miền Trung bao gồm duyên hải Bắc Trung Bộ, Trung Trung
Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng duy nhất của nước ta mà tất cả các tỉnhđều giáp biển, suốt chiều dài gần 1.800 km bờ biển từ Thanh Hoá đến BìnhThuận
Với đặc điểm về vị trí địa lý nên duyên hải miền Trung có tiềm năng vànguồn lợi để phát triển kinh tế biển như hàng hải, du lịch, dịch vụ, khai thác hảisản, dầu khí, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP của quốc gia, biến đổinhanh chóng diện mạo đất nước Nhận thấy tầm quan trọng kinh tế biển của khuvực này, chính phủ đã và đang có những chính sách khuyến khích phát triểnkinh tế khu vực, quyết định số 61/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể
Trang 2phát triển kinh tế xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020, trong
đó mục tiêu chung là xây dựng dải ven biển miền Trung trở thành vùng kinh tếphát triển cửa ngõ phía Đông, hài hoà với tiến bộ, cân bằng xã hội, bảo vệ và táitạo môi trường tự nhiên, cải thiện chất lượng cuộc sống
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá đang gia tăngmạnh cùng với hoạt động du lịch, dịch vụ và nạn khai thác ồ ạt khoáng sản, đánhbắt huỷ diệt các nguồn lợi sinh vật biển; đã và đang làm cho cảnh quan vùng bờbiển miền Trung bị biến dạng, suy thoái và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…
Vì vậy, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng kết hợp với mục tiêu sựnghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang là mối quan tâm lớn củaĐảng và Nhà Nước; trong đó, giáo dục truyền thông về môi trường để nâng caonhận thức cộng đồng đặc biệt là cộng đồng đang sinh sống ven biển được xácđịnh là yếu tố quyết định và cần đi trước một bước
Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội ở vùng venbiển miền Trung rất đặc trưng: diện tích hẹp; chịu nhiều thiên tai (bão, lụt, hạnhán), gây nhiều thiệt hại về người và tài sản nhất của nước ta hiện nay Trình độdân trí và đời sống vật chất, cũng như đời sống tinh thần của nhân dân một sốnơi còn thấp còn thấp; tập quán khai thác, đánh bắt còn lạc hậu; tỷ lệ các hộ đóinghèo còn cao so với các vùng khác Thiếu kiến thức về bảo vệ môi trường vàtác hại từ ô nhiễm môi trường gây ra
Xuất phát từ những vấn đề trên, chuyên đề ”Xây dựng chính sách huy động cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường tại 07 tỉnh miền Trung; Biên soạn tài liệu hướng dẫn Huy động cộng đồng tham gia cộng tác bảo vệ môi trường’’ Nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương và huy động
được cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác xã hội hóa vềmôi trường Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng tại khu vực, giảm các tácđộng tiêu cực của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân
Trang 33 Nội dung của chuyên đề
- Đánh giá thực trạng công tác huy động cộng đồng tại 7 tỉnh duyên hảimiền Trung
- Đánh giá được hình thức huy động cộng đồng tại 7 tỉnh duyên hải miềnTrung
- Đánh giá được chính sách nhằm huy động cộng đồng tham gia bảo vệmôi trường tại 7 tỉnh duyên hải miền Trung
- Phân công trách nhiệm của các cấp chính quyền trong huy động cộngđồng và các biện pháp huy động cộng đồng
- Huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường
Trang 4B NỘI DUNG
Chương 1 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI 7 TỈNH MIỀN TRUNG
1.1 Căn cứ đề xuất chính sách huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường
1.1.1 Luật Bảo vệ môi trường
- Điều 4, khoản 2: Luật Bảo vệ môi trường nêu rõ “Bảo vệ môi trường là
sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức,
- Điều 4 Chương I và Điều 32 Mục 2 Chương V Luật Đầu tư thì đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bảo vệ môi trường là:
Các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam (bao gồm doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực; hộ kinh doanh, cá nhân; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam) có dự án đầu tư có mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái; dự
án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
1.1.2 Nghị quyết số: 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nghị quyết số: 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thể hiện quan điểm, mục tiêu và nhiệm
vụ của Đảng và Nhà nước ta như sau:
1.1.2.1 Quan điểm
- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; lànhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quantrọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia vàthúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
Trang 5- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơbản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch,
kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương.Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệmôi trường Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững
- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi giađình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chíquan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên,sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta
- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chếtác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phụcsuy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tưcủa Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợptác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đangành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cáccấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
1.1.2.2 Mục tiêu
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môitrường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra Sử dụng bềnvững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học
- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễmnghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chấtlượng môi trường
- Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoàgiữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môitrường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiênnhiên
1.1.2.3 Nhiệm vụ
* Các nhiệm vụ chung
- Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường Bảo đảmyêu cầu về môi trường ngay từ khâu xây dựng và phê duyệt các qui hoạch, dự ánđầu tư; không cho đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đápứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường
- Kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng dân số cơ học, hình thành hệ thống các
đô thị vệ tinh nhằm giảm áp lực về dân số, giao thông, môi trường lên các thànhphố lớn Tập trung bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm; chủ động phòngtránh thiên tai; hạn chế và khắc phục xói lở ven biển và dọc các sông phù hợpvới quy luật của tự nhiên; quan tâm bảo vệ môi trường biển
Trang 6- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải,nhất là chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ y tế, nghiên cứukhoa học Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,hoá chất bảo quản nông sản, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh trong nuôitrồng thủy sản
- Chú trọng bảo vệ môi trường không khí, đặc biệt là ở các khu đô thị, khudân cư tập trung Tích cực góp phần hạn chế tác động của sự biến đổi khí hậutoàn cầu
Khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sản xuất và sửdụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì sản phẩmkhông gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái chế và sử dụng các sản phẩmtái chế Từng bước áp dụng các biện pháp buộc các cơ sở sản xuất, nhập khẩuphải thu hồi và xử lý sản phẩm đã qua sử dụng do mình sản xuất, nhập khẩu
- Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái
+ Ưu tiên phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng,các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng
+ Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môitrường nghiêm trọng trong các khu dân cư do chất thải trong sản xuất côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp
+ Từng bước khắc phục các khu vực bị nhiễm độc do hậu quả chất độchoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh
- Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo
vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học
+ Chủ động tổ chức điều tra cơ bản để sớm có đánh giá toàn diện và cụthể về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và về tính đa dạng sinh học ở nước ta
+ Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh việc giao đất,giao rừng và thực hiện các hình thức khoán thích hợp cho cá nhân, hộ gia đình,tập thể bảo vệ và phát triển rừng
+ Bảo vệ các loài động vật hoang dã, các giống loài có nguy cơ bị tuyệtchủng; ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gengây ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường Bảo vệ và chống thất thoát cácnguồn gen bản địa quý hiếm
Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảmtính hiệu quả, bền vững và phải gắn với bảo vệ môi trường trước mắt và lâu dài
- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường
+ Hình thành cho được ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xoá bỏ các phongtục, tập quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống không văn minh, không hợp vệsinh, các hủ tục trong mai táng
+ Xây dựng công sở, xí nghiệp, gia đình, làng bản, khu phố sạch, đẹp đápứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường
Trang 7+ Đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường chonhân dân.
+ Quan tâm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường Thực hiệncác biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường các khu di tích lịch sử, danhlam thắng cảnh, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái
- Đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế
+ Xây dựng và hoàn thiện chính sách và tiêu chuẩn môi trường phù hợpvới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Ngăn chặn việc lợi dụng rào cản môitrường trong xuất khẩu hàng hoá làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh.Hình thành các cơ chế công nhận, chứng nhận phù hợp với điều kiện trong nước
và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường
- Tăng cường năng lực kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêmmọi hành vi chuyển chất thải, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường vàonước ta
* Nhiệm vụ cụ thể
- Đối với vùng đô thị và vùng ven đô thị
+ Chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môitrường vào các sông, kênh, rạch, ao, hồ; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường cáclưu vực sông, trước hết là đối với sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sài Gòn, sôngĐồng Nai, sông Cầu, sông Hương, sông Hàn:
+ Thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệpbằng các phương pháp thích hợp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chếchất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, nhất là với các đô thị thiếu mặtbằng làm bãi chôn lấp;
+ Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kiênquyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời đối với những cơ sở gây ô nhiễmnghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có giải pháp khắc phục có hiệuquả;
+ Hạn chế hợp lý mức độ gia tăng các phương tiện giao thông cá nhân,quy định và thực hiện các biện pháp giảm khí độc, khói, bụi thải từ các phươngtiện giao thông và trong thi công xây dựng công trình;
+ Khắc phục tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng bằng cách bảo đảm cácđiều kiện về nơi vệ sinh, phương tiện đựng rác ở những nơi đông người qua lại
Trang 8- Đối với vùng nông thôn
+ Hạn chế sử dụng hoá chất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồngthuỷ sản; thu gom và xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hoáchất sau khi sử dụng
+ Bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, đặc biệt là đối với các khu rừngnguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn; hạn chế đến mức thấp nhất việc
mở đường giao thông và các hoạt động gây tổn hại đến tài nguyên rừng; đẩymạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và khôi phục rừng ngập mặn; pháttriển kỹ thuật canh tác trên đất dốc có lợi cho bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngănchặn tình trạng thoái hoá đất và sa mạc hoá đất đai
+ Nghiêm cấm triệt để việc săn bắt chim, thú trong danh mục cần bảo vệ;ngăn chặn nạn sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ,hải sản; quy hoạch phát triển các khu bảo tồn biển và bảo tồn đất ngập nước
+ Phát triển các hình thức cung cấp nước sạch nhằm giải quyết cơ bảnnước sinh hoạt cho nhân dân ở tất cả các vùng nông thôn trong cả nước; bảo vệchất lượng các nguồn nước, đặc biệt chú ý khắc phục tình trạng khai thác, sửdụng bừa bãi, gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ngầm
+ Khắc phục cơ bản nạn ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các cơ sởcông nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp đi đôi với hình thành các cụm công nghiệpbảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường; chủ động có kế hoạch thu gom và
xử lý khối lượng rác thải đang ngày càng tăng lên
+ Hình thành nếp sống hợp vệ sinh gắn với việc khôi phục phong trào xâydựng “ba công trình vệ sinh” của từng hộ gia đình phù hợp với tình hình thực tế;chú ý khắc phục tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng đang diễn ra tại nhiều vùngven biển
+ Trong quá trình đô thị hoá nông thôn, quy hoạch xây dựng các cụm,điểm dân cư nông thôn phải hết sức coi trọng ngay từ đầu yêu cầu bảo vệ môitrường
1.1.3 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Trong quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lượcbảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đưa
ra Quan điểm:
- Chiến lược Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rờicủa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triểnbền vững đất nước Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với pháttriển xã hội và bảo vệ môi trường Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho pháttriển bền vững
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành,các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân
Trang 9- Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế
và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọingười dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài Coi phòng ngừa làchính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiệnchất lượng môi trường; tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học vàcông nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường
1.1.4 Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Trong quyết định phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biểnBắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020 của Thủ tướng chính phủ đã đưa ra mục tiêu tổng quát là: Tăng cườngnăng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụphát triển bền vững các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung
Bộ và Duyên hải Trung Bộ thông qua áp dụng phương thức quản lý tổng hợpđới bờ
* Trong định hướng phát triển đến năm 2020 là:
- Tăng cường áp dụng quản lý tổng hợp đới bờ nhằm giải quyết nhữngvấn đề cụ thể trong quản lý tài nguyên, môi trường tại tất cả các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ;
- Thúc đẩy hoạt động quản lý tổng hợp đới bờ trên toàn dải ven biển ViệtNam, góp phần tích cực vào phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế
* Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ngoài các mục tiêu phát triển kinh tế, đã xác định:
- Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20%/năm trong tiến
trình hiện đại hoá, nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạtkhoảng 50%
- Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ đô thị hoá của vùng KTTĐ miền Trung
là 40% Giảm và giữ không tăng tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 5% vàtiếp tục kiểm soát dưới mức an toàn cho phép là 4% đến năm 2020, phấn đấumỗi năm giải quyết hơn 60 - 70 nghìn chỗ làm việc mới
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội và môi trường bền vững ở đô thị và nông thôn
1.1.5 Quyết định phê duyệt đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020
Trong quyết định “Phê duyệt đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo
và ven biển giai đoạn 2009-2020” của Thủ tướng chính phủ đã nêu lên mục tiêu
cụ thể là:
Trang 10Quy mô dân số các vùng biển, đảo và ven biển không vượt quá 32 triệungười vào năm 2010, 34 triệu người vào năm 2015 và 37 triệu người vào năm2020;
Tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong cácKhu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu du lịch, Khu kinh tế thuộc khu vực đảo,ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đạt 60% vào năm 2010,80% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020;
Tỷ lệ trẻ em tại các vùng biển, đảo và ven biển bị dị dạng, dị tật và thiểunăng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và do di truyền giảm bình quân hàng nămkhoảng 5% trong giai đoạn 2011-2020;
Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, số liệu về dân số và kếhoạch hóa gia đình tại các vùng biển, đảo và ven biển, đáp ứng yêu cầu quản lý,điều hành chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, yêu cầu xây dựng quyhoạch và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của địa phương vàTrung ương
1.1.6 Quyết định phê duyệt QHTT phát triển KT-XH dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020
Trong quyết định phê duyệt QHTT phát triển KT-XH dải ven biển miềnTrung Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ đã xác định các mụctiêu phát triển, trong đó mục tiêu thứ 6 và thứ 7 thể hiện:
Mục tiêu thứ 6: Đảm bảo phát triển dải ven biển miền Trung theo hướngphát triển bền vững, hài hòa các yếu tố phát triển kinh tế cùng với tiến bộ vàcông bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên, chất lượng cuộc sốngđược cải thiện
Mục tiêu thứ 7: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệquốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo
vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thềm lục địa và lãnh hải
1.2 Thực trạng công tác huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường tại 7 tỉnh duyên hải miền Trung
1.2.1 Những kết quả đạt được
1.2.1.1 Quảng Nam
* Nông dân Quảng Nam với công tác bảo vệ môi trường
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, trong những năm qua,
bộ mặt nông thôn Quảng Nam cũng đang từng ngày khởi sắc
Với vai trò là nòng cốt cho phong trào nông dân trong công cuộc xâydựng nông thôn mới, 5 năm qua (2006 – 2011), Ban Thường vụ Hội Nông dântỉnh đã đẩy mạnh các phong trào nông dân gắn với công tác bảo vệ môi trường(BVMT) nông thôn đạt nhiều kết quả đáng kể, đặc biệt là công tác tuyên truyền,
Trang 11vận động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi đã trở thành thói quen trong đờisống sinh hoạt của người dân.
5 năm qua, 18 Hội Nông dân huyện, thành phố đã vận động hơn 682.000 lượtngười tham gia các hoạt động BVMT ở nông thôn, tổ chức 867 buổi sinh hoạtvới gần 26.500 lượt người tham dự nghe tuyên truyền về chuyên đề tình trạngkhai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên làm mất cân bằng hệ sinh thái gâynhiều hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường
Duy Sơn có tổng cộng 8 thôn với hơn 2.700 hộ dân Ngoài ra, trên địa bàn
xã còn có hàng trăm cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh buôn bán
và nhiều trường học, chợ, trạm y tế…, vì vậy mỗi ngày lượng rác thải ra rất lớn
Cuối tháng 3.2012, được sự hỗ trợ tích cực từ ngành tài nguyên - môitrường huyện, lãnh đạo xã Duy Sơn quyết định triển khai dịch vụ thu gom rácthải ở tất cả các thôn trên địa bàn UBND xã cho biết, bên cạnh nguồn vốn sựnghiệp môi trường do UBND huyện cấp, địa phương đã trích khoản kinh gần 70triệu đồng xây dựng tại mỗi thôn một hố chứa rác kiên cố với diện tích khoảng10m2 Đồng thời, mua 8 chiếc xe chở rác chuyên dụng loại nhỏ cấp cho 8 thôn.Đến đầu tháng 4 năm nay dịch vụ thu gom rác thải ở xã Duy Sơn chính thức đivào hoạt động Theo đó, cứ mỗi tuần 2 lần, những tổ công nhân lại thay phiênnhau đẩy xe đi khắp các đường làng ngõ xóm để thu gom rác thải sinh hoạt vàsản xuất của từng hộ dân cũng như các cơ quan, trường học, cơ sở kinh doanhvới mức phí thu bình quân mỗi gia đình (hoặc đơn vị) 10 nghìn đồng/tháng
* Hội An: Tổ chức “Ngày đi bộ vì môi trường”
Với mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng, đặc biệt
là các bạn trẻ cũng như tạo điều kiện cho mọi người thể hiện tình yêu, tráchnhiệm của mình đối với môi trường, sáng 26-9, tại khu phố cổ Hội An (QuảngNam) đã diễn ra Lễ phát động và hưởng ứng Chương trình “Ngày đi bộ vì môitrường”
Trang 12* Vận động nhân dân bảo vệ đa dạng sinh học vườn quốc gia Phong Nha
- Kẻ Bàng ở Tuyên Hóa
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một phần của khu vực núi đá vôi
cổ nhất ở Châu Á được tạo lập từ hơn 400 triệu năm trước, gắn liền với các chu kỳkiến tạo và phát triển chính của lịch sử trái đất Năm 2003, Phong Nha Kẻ Bàngđược UNESCO công nhận là Di sản Thế giới - Di sản thế giới thứ 5 của ViệtNam.Đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế vìnhững giá trị phong cảnh núi rừng hùng vĩ, có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặcbiệt là hệ thống hang động ngầm trong lòng núi (Động Phong Nha), là món quà vôgiá mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nóiriêng Vì vậy, công tác bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn bền vững các giá trị di sảnnhằm phát huy tiềm năng du lịch của Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng đangđược các cấp, các ngành và nhân dân Quảng Bình quan tâm, tham gia thực hiệntrong đó có vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể huyện Minh Hóa
1.2.1.3 Thanh Hóa
* Hiệu quả từ mô hình xã hội hóa vệ sinh môi trường
Hải Bình là 1 trong 15 xã của huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) phát triển từkinh tế biển, với hơn 30 doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất, chế biến thủy hải sản vàthuộc khu quy hoạch kinh tế Nghi Sơn tất cả đã tạo nên sức ép lớn về vấn đềmôi trường
Từ thực tiễn khó khăn đó, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, MTTQ
xã đã tích cực tham mưu, tuyên truyền, đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo, hợp lý,tác động vào nhận thức của mỗi người dân, mỗi cơ sở sản xuất, chế biến tạothành phong trào tích cực trong công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường Đến vớiHải Bình, mang theo sự tò mò về một điển hình trong công tác bảo vệ môitrường của huyện Tĩnh Gia, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, dù đã đoán địnhtrước được mục đích đến nhưng Hải Bình hiện ra trước mắt chúng tôi là một HảiBình hoàn toàn khác, một Hải Bình xanh - sạch - đẹp, sầm uất như một đô thịthu nhỏ của Tĩnh Gia Giao thông nông thôn được bê tông hóa hoàn toàn, cơ sở
hạ tầng điện, đường, trường, trạm được xây mới khang trang, to đẹp, dịch vụkinh tế nông thôn phát triển, các xưởng chế biến, tập trung hải sản luôn sạchsẽ không còn đó - một Hải Bình nghèo và ô nhiễm môi trường như những nămtrước
* Hội Nông dân thị xã Sầm Sơn: Vận động hội viên thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường
Những năm gần đây, thị xã Sầm Sơn đang phải đối mặt với những tháchthức lớn về môi trường Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc bảo vệ môitrường (BVMT), các cấp hội nông dân thị xã Sầm Sơn đã tập trung tuyêntruyền, phát động cán bộ, hội viên tích cực thực hiện nhiều hoạt động thiết thực,
cụ thể
* Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường khu dân cư ở Thanh Hoá
Trang 13Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã ký kết chương trìnhphối hợp hành động BVMT trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2006- 2010 với
Sở Tài nguyên Môi trường nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân, tạo sựchuyển biến tích cực về hành động trong công tác BVMT ở cộng đồng dân cư.Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạoMTTQ các cấp triển khai thực hiện chương trình phối hợp như kế hoạch năm,hướng dẫn thực hiện các đợt cao điểm về tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinhmôi trường; Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm ngày môi trường thế giới,ngày làm thế giới sạch hơn; Hướng dẫn quy định về các tiêu chí xây dựng xã,phường, thị trấn, khu dân cư bảo đảm môi trường, tự quản môi trường BanThường trực Uỷ ban MTTQ Tỉnh đã chọn 27 xã phường, thị trấn thuộc 27huyện, thị, thành phố làm điểm chỉ đạo thực hiện chương trình phối hợp củatỉnh; chọn 2 khu dân cư thôn Tiến Lợi xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn; Thôn 8 xãHoằng Trạch huyện Hoằng Hoá làm điểm chỉ đạo của Uỷ ban Trung ươngMTTQ Việt Nam về xây dựng khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường
1.2.1.4 Hà Tĩnh
* Mô hình tự quản về vệ sinh môi trường
Hà Tĩnh đã triển khai được 5 mô hình tự quản về vệ sinh môi trường Đó
là HTX môi trường thị trấn Kỳ Anh, 4 đội vệ sinh môi trường ở xã Thạch Kim(huyện Thạch Hà), thị trấn Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Đức Thọ Các
mô hình này được sự chỉ đạo của Sở KH-CN, Sở TN&MT, Uỷ ban nhân dânhuyện, thị, xã; trong quá trình hoạt động chú trọng công tác tuyên truyền đểcộng đồng dân cư nhận thức về nhiệm vụ, quyền lợi tham gia công tác vệ sinhmôi trường, chuyển thành hành động tích cực, tự giác Sắp tới Hà Tĩnh sẽ nhânrộng các mô hình này ở tất cả 11 huyện, thị trong Tỉnh HTX môi trường đô thị
Kỳ Anh được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Giải thưởng Môitrường năm 2004
* Hiệu quả từ mô hình HTX môi trường thanh niên
Trong khi rác thải nông thôn đang là một vấn đề gây tác hại lớn đến môitrường, ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sức khỏe người dân thì việc thành lậpcác Hợp tác xã (HTX) môi trường Thanh niên do Tỉnh Đoàn chỉ đạo triển khai
đã giúp giải quyết khó khăn đó cho một số địa phương
Hoạt động của các HTX này không chỉ giúp làm sạch môi trường mà còn
có tác động nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong đông đảo nhândân
Được hỗ trợ 100 triệu đồng từ Trung ương Đoàn, Ban TNNT – CN & ĐTTỉnh Đoàn đã nghiên cứu và tham mưu cho Thường trực Tỉnh Đoàn tiến hànhlàm việc với chính quyền 2 xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) và Phù Việt (Thạch Hà)
để tập hợp thanh niên thành lập HTX môi trường; bàn thảo thống nhất mức phíthu gom rác thải tại địa phương do thanh niên đam nhận Hiện nay 2 HTX nàyđộng thường xuyên với 16 xe đẩy rác, 41 thùng rác và nhận được sự hưởng ứngnhiệt tình của đông đảo nhân dân