Ảnh hưởng lên sinh trưởng khối lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin (D3, B6) và chất khoáng (kẽm, Selen) lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) (Trang 43)

Khối lượng của cá đều tăng ở tất cả các NT có bổ sung VTM B6 (Bảng 3.7) và dao động từ 43,8- 48,9g (trong đó NT3 sinh trưởng về khối lượng của cá đạt 48,9g là cao nhất) và đều cao hơn NT đối chứng (chỉ đạt 42,8g).

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của VTM B6 đến các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của cá giò giống

Chỉ tiêu NT 1 (3mg/kg) NT 2 (4mg/kg) NT 3 (5mg/kg) NT 4 (6mg/kg) NT 5 (7mg/kg) Đối chứng W1(g) 4,40,32 4,40,32 4,40,32 4,40,32 4,40,32 4,40,32 W2(g) 44,40,33a 47,90,18b 48,90,38b 44,10,23a 43,80,28a 42,80,31c SGRW (%/ngày) 8,240,02a 8,510,023b 8,580,03b 8,210,028a 8,190,01a 8,110,03c DWG (g/ngày) 1,4260,01a 1,5550,01b 1,5870,01b 1,4160,01a 1,4070,01a 1,3720,01a WG(%) 909,090,08a 988,640,05b 1011,360,09b 902,270,06a 895,450,07a 872,730,08a

Khi phân tích thống kê kết quả thu được đã nhận thấy: không có sự sai khác về sự tăng trưởng của cá ở NT1, 4 và NT5, nhưng có sự sai khác có ý nghĩa giữa NT 1, 4, 5 với NT2, 3 và với NT đối chứng (P < 0,05) và kết quả phân tích thống kê cũng được thể hiện trên Hình 3.8.

0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 K h i n g ( W 2 ) (g ) Nghiệm thức a b b a a c

Hình 3.8: Ảnh hưởng của VTM B6 lên sinh trưởng khối lượng của cá giò giống Các NT được bổ sung VTM B6 có tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGRw) dao động từ 8,19 - 8,58 %/ngày; tốc độ sinh trưởng hàng ngày (DWG) dao động từ 1,407-1,587g/ngày và tốc độ sinh trưởng tương đối (WG) dao động từ 895,45- 1011,36%. Trong đó SGRw , DWG và WG của cá ở NT3 cũng đạt cao nhất và lần lượt là 8,58%/ngày; 1,587g/ngày và 1011,36%; NT đối chứng có các chỉ tiêu tăng trưởng thấp nhất và lần lượt là 8,11%/ngày; 1,372g/ngày và 872,73%. Khi phân tích thống kê cũng thấy: không có sự sai khác về các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của cá ở NT1, 4, 5 và NT đối chứng, nhưng có sự sai khác có ý nghĩa giữa chúng với NT2,3 (P < 0,05) (Hình 3.9).

Hình 3.9- Ảnh hưởng của VTM B6 đến sinh trưởng tương đối của cá Giò giống

Các kết quả thu được thể hiện trên Bảng 3.6 và 3.7 đã chứng tỏ khi bổ sung VTM B6 vào thức ăn đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá giò giống và hàm lượng 5 mg/kg đã cho sinh trưởng của cá cao hơn các hàm lượng nghiên cứu khác và so với đối chứng (không bổ sung VTM B6).

Vai trò của VTM B6 là tham gia vào thành phần coenzyme của nhiều enzyme xúc tác cho quá trình chuyển hóa amin và liên quan đến quá trình trao đổi Lipit, Gluxit…tạo ra năng lượng cho cá. Việc thiếu VTM B6 được nhiều tác giả ghi nhận là cá có những biểu hiện kém ăn, chậm lớn, rối loạn thần kinh [5],[11]. Song theo dõi cá giò giai đoạn giống trong tất cả các NT (kể cả NT đối chứng) thấy cá vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường. Vì vậy chưa thấy có biểu hiện cá thiếu VTM B6 trong chế độ ăn. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng việc bổ sung VTM B6 vào thức ăn với hàm lượng 5mg/kg đã góp phần đảm bảo cho cá hoạt động bình thường, khỏe, bắt mồi tốt hơn và vì vậy tốc độ sinh trưởng cao hơn so với đối chứng.

Nhận xét trên cũng được ghi nhận tương tự trong nghiên cứu của một số tác giả như: J. W. Huang (2005), nghiên cứu trên cá mú (Epinephelus coioides) cho thấy hàm lượng VTM B6 cần bổ sung vào thức ăn để giữ cho chức năng sinh lý bình thường là: 3mg/kg [24]. Theo James W. Andrews (2006), nghiên cứu trên cá da trơn của Mỹ (Channel Catfish) cũng cho thấy tốc độ sinh trưởng đạt cao nhất khi bổ sung VTM B6 ở mức 3 mg/kg thức ăn [14].

Các tác giả như Dave Leith (1986), nghiên cứu trên cá hồi cho rằng hàm lượng VTM B6: 15 mg/kg thức ăn không ảnh hưởng đến giới hạn sinh trưởng của cá [28]. Và J. Shaik Mohamed (2001), nghiên cứu trên cá da trơn ở Ấn Độ (Heteropneustes fossilis) cũng nhận thấy cá có tốc độ sinh trưởng nhanh ở chế độ cho ăn bổ sung 3- 4 mg/kg VTM B6 vào thức ăn [35].

3.3.2-Ảnh hưởng của VTM B6 lên hệ số thức ăn

Theo dõi hệ số thức ăn của cá giò giống được nuôi trong điều kiện thức ăn có bổ sung các hàm lượng VTM B6 khác nhau cho kết quả thể hiện trên Bảng 3.8 cho thấy: có sự ảnh hưởng của VTM B6 đến hệ số thức ăn của cá và hệ số thức ăn dao động từ 1,24- 1,40. Trong đó NT3 có hệ số thức ăn thấp nhất (1,24). NT đối chứng có hệ số thức ăn cao nhất (1,43)

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của vitamin B6 lên hệ số thức ăn của cá giò giống.

Chỉ tiêu NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5 Đối chứng

FCR 1,380,012a 1,260,005b 1,240,011b 1,390,008a 1,400,009a 1,430,012c

(Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P < 0,05)

Phân tích thống kê cho thấy các NT1,4,5 ; NT2,3 không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05), nhưng 2 nhóm NT này lại có sự khác biệt với nhau và với NT đối chứng (P< 0,05). Nhận xét này được thể hiện trên Hình 3.10.

1 1.2 1.4 1.6 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 DC F C R Nghiệm thức a b b a a c

Hình 3.10- Hệ số thức ăn của cá giò ở các hàm lượng VTM B6 khác nhau Từ Hình 3.10 thấy rõ: Cá không được bổ sung VTM B6 (NT đối chứng) có hệ số thức ăn cao nhất và cá sẽ sử dụng hiệu quả thức ăn tốt hơn nếu bổ sung vào trong thức ăn hàm lượng 5 mg/kg (NT2,3). Kết quả này cũng phù hợp với Dave Leith (1986), nghiên cứu trên cá hồi cho thấy mức VTM B6: 5 mg/kg thức ăn có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất [28]. Chhorn Lima (1995), khi nghiên cứu trên cá rô phi (Oreochromis mossambicus, 0. niloticus) cũng cho nhận xét tương tự: Hàm lượng VTM B6 tinh khiết được bổ sung vào thức ăn để cho cá có tốc độ sinh trưởng tối đa, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ sống cao nhất và đảm bảo chức năng sinh lý bình thường được nuôi trong nước biển là: 3 mg/kg thức ăn [19].

Rõ ràng là việc bổ sung VTM B6 vào thức ăn, sẽ giúp cho cá sinh trưởng tốt hơn, sử dụng hiệu quả thức ăn hơn. Mức bổ sung khác nhau trong các nghiên cứu trên là do nhu cầu của các loài cá khác nhau thì khác nhau.

3.3.3-Ảnh hưởng của VTM B6 lên tỷ lệ sống của cá giò giống

Tỷ lệ sống của cá sau thời gian thí nghiệm rất cao (≥ 94%) (Bảng 3.9). Trong quá trình nuôi, cá ở tất cả các nghiệm thức đều khỏe, không nghiệm thức nào có cá chết. Nguyên nhân tỷ lệ sống thực tế ở NT3, 4, 5 và đối chứng bị giảm đi là do một số cá nhảy ra ngoài và bị chết. Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ sống của cá giò không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P > 0,05). Điều đó chứng tỏ các hàm lượng VTM B6 nghiên cứu đảm bảo duy trì tỷ lệ sống cao của cá giò giai đoạn giống.

Bảng 3.9: Tỷ lệ sống của cá giò trong điều kiện bổ sung hàm lượng VTM B6 khác nhau

Chỉ tiêu NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5 Đối chứng

SR (%) 100a 100a 97a2,8 97a2,8 97a2,8 94a5,6

(Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P < 0,05)

Từ những nghiên cứu trên cho thấy khi ương nuôi cá giò có thể bổ sung 5mg VTM B6 vào 1kg nguyên liệu để chế biến thức ăn nhằm đảm bảo tỷ lệ sống, nâng cao tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cho cá.

3.4-Ảnh hưởng của Zn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống

3.4.1-Ảnh hưởng của Zn lên sinh trưởng

3.4.1.1-Ảnh hưởng lên sinh trưởng chiều dài

Sinh trưởng chiều dài của cá giò giống ở các NT bổ sung các hàm lượng Zn khác nhau trên Bảng 3.10.

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của Zn đến các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài của cá giò giống

Chỉ tiêu NT 1 (17mg/kg) NT 2 (20mg/kg) NT 3 (23mg/kg) NT 4 (26mg/kg) NT 5 (29mg/kg) Đối chứng L1 (cm) 12,18 ± 0,49 12,18 ± 0,49 12,18 ± 0,49 12,18 ± 0,49 12,18 ± 0,49 12,18 ± 0,49 L2 (cm) 21,01±0,06b 21,59±0,11c 21,01±0,08b 20,89±0,22b 20,89±0,24b 20,37±0,03a SGRL (%/ngày) 1,83±0,01 b 1,91±0,02c 1,82±0,01b 1,80±0,03b 1,80±0,04b 1,72±0,01a DLG (cm/ngày) 0,30±0,00 b 0,31±0,00bc 0,29±0,00b 0,29±0,01b 0,29±0,01b 0,27±0,00a WL(%) 73,04±0,51b 77,30±0,93c 72,57±0,65b 71,59±1,78b 71,63±1,94b 67,32±0,28a

Từ kết quả Bảng 3.10 cho thấy: sau 4 tuần nuôi, chiều dài đều tăng lên và dao động từ 20,89 - 21,59cm (trong đó NT2 tương đương 20mg/kg có sự tăng trưởng về chiều dài đạt cao nhất là 21,59cm) cao hơn so với NT đối chứng (không bổ sung Zn) chỉ đạt 20,37cm.

Phân tích thống kê kết quả trên thấy rằng các NT 1, 3, 4 và 5 không có sự sai khác nhau, nhưng sai khác có ý nghĩa với NT2 và với đối chứng ( P < 0,05). Nhận xét này được thể hiện trên Hình 3.11.

Hình 3.11- Sinh trưởng chiều dài của cá giò giống trong thí nghiệm với các hàm lượng Zn khác nhau.

Các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá ở các NT có bổ sung Zn như: tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGRL) dao động từ 1,80-1,91%/ngày; tốc độ sinh trưởng hàng ngày (DLG) dao động từ 0,29- 0,31cm/ngày và tốc độ sinh trưởng tương đối (WL) dao động từ 71,59- 77,30%. Trong đó SGRL , DLG và WL của cá ở NT2 đạt cao nhất và lần lượt là 1,91%/ngày; 0,31cm/ngày và 77,30%., Các NT trên đều cao hơn khi so sánh với NT đối chứng (các chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng của đối chứng lần lượt là 1,72%/ngày; 0,27cm/ngày và 67,32%)(Bảng 3.10).

Phân tích thống kê cho thấy: không có sự sai khác về các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng) của cá ở NT1, 3, 4 và 5, nhưng có sự sai khác có ý nghĩa giữa các NT trên với NT2 và với NT đối chứng (P < 0,05) (Hình 3.12).

Hình 3.12 Tốc độ tăng trưởng tương đối của cá với các hàm lượng Zn khác nhau

3.4.1.2- Ảnh hưởng lên sinh trưởng khối lượng

Số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng (Bảng 3.11) thể hiện khối lượng cá tăng lên ở các NT có bổ sung Zn và dao động từ 46,3- 51,63g. Trong đó NT2 có sự tăng trưởng về khối lượng đạt cao nhất (51,63g) và cao hơn cả NT đối chứng (chỉ đạt 45,90g)

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của Zn đến sinh trưởng về khối lượng của cá

Chỉ tiêu NT 1 (17mg/kg) NT 2 (20mg/kg) NT 3 (23mg/kg) NT 4 (26mg/kg) NT 5 (29mg/kg) Đối chứng W1(g) 8,08 ± 0,34 8,08 ± 0,34 8,08 ± 0,34 8,08 ± 0,34 8,08 ± 0,34 8,08 ± 0,34 W2(g) 49,0±0,55b 51,63±0,81c 49,0±0,46b 47,2±0,99ab 46,3±1,1a 46,0±1,11a SGRW (%/ngày) 6,01±0,04 bc 6,18±0,05c 6,01±0,03bc 5,88±0,07ab 5,82±0,09a 5,79±0,01a DWG (g/ngày) 1,36±0,02 b 1,45±0,03c 1,36±0,06b 1,30±0,33ab 1,27±0,05a 1,26±0,03a WG(%) 506,2±6,75b 538,68±9,98c 506,06±5,65b 483,50±12,35ab 472,93±15,99a 467,84±1,37a

(Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P < 0,05)

Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các NT1và 3; NT5 và đối chứng (P>0,05), nhưng chúng sai khác có ý nghĩa với NT2, 4 (P< 0,05) (Hình 3.13).

Hình 3.13- Sinh trưởng khối lượng của cá trong TN với các hàm lượng Zn khác nhau

Kết quả Bảng 3.11 về các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá về: tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGRw) dao động từ 5,88-6,18%/ngày; tốc độ sinh trưởng hàng ngày (DWG) dao động từ 1,27- 1,45 g/ngày và tốc độ sinh trưởng tương đối (WG) dao động từ 472,93 - 538,68%. Trong đó SGRw , DWG và WG của cá ở NT2 đạt cao nhất và lần lượt là 6,18%/ ngày; 1,45g/ngày và 538,68%., NT đối chứng đạt thấp nhất so với các NT thí nghiệm và lần lượt là 5,79%/ngày; 1,26g/ngày và 467,84%.

Các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của cá ở NT1 với NT3, NT5 với DC không có sự sai khác, nhưng có sự sai khác có ý nghĩa giữa các cặp NT này với NT2 (P < 0,05) (Hình 3.14 ).

So sánh với TN1 (ảnh hưởng của VTM D3), TN2 (ảnh hưởng của VTM B6), thấy chiều dài và khối lượng của cá giò giống nuôi ban đầu là 10,53cm và 4,4g, thấp hơn (thậm chí khối lượng nhỏ chỉ gần bằng 1/2 ) so với cá giống nuôi ở TN này (với chiều dài và khối lượng ban đầu đạt 12,18cm và 8,08g). Nhưng sau 4 tuần nuôi cá TN1,2 đạt 22,21cm và 48,9g, trong khi đó cá trong TN này cũng sau 4 tuần nuôi chỉ đạt 21,59cm và 51,63g. Điều đó có thể giải thích (ngoại trừ các nguyên nhân như tình trạng và chất lượng con giống…) nhìn chung cá giò giống trong các TN cũng tuân theo qui luật chung của sinh vật là: Trong giai đoạn đầu của đời sống cá thể, cá cần sinh trưởng nhanh (nhất là về chiều dài) để vượt qua cỡ mồi của sinh vật ăn thịt. Khi đã đạt được kích cỡ nhất định, sinh trưởng của sinh vật có xu hướng giảm dần. Và khi đó sinh trưởng về kích thước tăng chậm hơn và sinh trưởng về khối lượng tăng nhanh hơn so với giai đoạn đầu.

Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra nhận xét: khi bổ sung hàm lượng Zn là 20mg/kg thức ăn, đã có tác dụng thúc đẩy cá giò giai đoạn giống, tăng trưởng cao hơn so với các hàm lượng khác và so với đối chứng (không bổ sung Zn).

Bergot và Robert Métailler (1999) trong những nghiên cứu của mình đã cho biết: cá nước ngọt có nhu cầu về hàm lượng Zn bổ sung từ 15-30mg/kg và cá da trơn cần 20 mg/thức ăn [25]. Nhận xét về nhu cầu Zn tối thiểu của cá hồi cần từ 15- 30mg/kg thức ăn và kết luận về tốc độ tăng trưởng của cá chép giống sau 12 tuần nuôi khi bổ sung 1mg/kg thức ăn, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 509%, nhưng bổ sung 30mg/kg thì tăng lên và đạt 1020% [5] đã giúp củng cố cho những nhận xét ở trên của chúng tôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin (D3, B6) và chất khoáng (kẽm, Selen) lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)