Ảnh hưởng của Se lên sinh trưởng
3.5.1.1-Ảnh hưởng lên sinh trưởng chiều dài
Kết quả sinh trưởng chiều dài của cá giò giống ở các NT có bổ sung Se vào thức ăn trên bảng 3.13:
Bảng 3.13- Ảnh hưởng của Se đến các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài của cá giò giống
Chỉ tiêu NT 1 (0,09mg/kg) NT 2 (0,22mg/kg) NT 3 (0,32mg/kg) NT 4 (0,4mg/kg) NT 5 (0,5mg/kg) Đối chứng L1 (cm) 12,18 ± 0,49 12,18 ± 0,49 12,18 ± 0,49 12,18 ± 0,49 12,18 ± 0,49 12,18 ± 0,49 L2 (cm) 20,84±0,34ab 21,72±0,35c 20,97±0,21b 21,24±0,12bc 21,22±0,11bc 20,31±0,09a SGRL (%/ngày) 1,79±0,055 ab 1,93±0,006c 1,81±0,035b 1,86±0,019bc 1,85±0,017bc 1,70±0,015a DLG (cm/ngày) 0,29±0,01 b 0,32±0,00c 0,29±0,01b 0,30±0,01bc 0,30±0,01bc 0,27±0,00a WL(%) 71,17±2,78b 78,39±0,29c 72,20±1,76b 74,47±1,02bc 74,30±0,87bc 66,74±0,73a
(Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P < 0,05)
Sau thời gian nuôi, chiều dài của cá đều tăng lên ở tất cả các nghiệm thức và dao động từ 20,84- 21,72cm. Trong đó NT2 (tương ứng với mức bổ sung 0,22mg/kg) có sự tăng trưởng về chiều dài đạt cao nhất (21,72cm) so với các NT khác. NT đối chứng (không bổ sung Se) sinh trưởng chiều dài thấp nhất (20,31cm).
Hình 3.16 cho thấy không có sự sai khác nhau giữa các cặp NT1 với 3 và NT4 với 5, song các NT này có sự khác biệt có ý nghĩa với NT2 và với đối chứng (P < 0,05).
Các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá giò giống ở các NT có bổ sung Se như tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGRL) dao động từ 1,79- 1,93%/ngày; tốc độ sinh trưởng hàng ngày (DLG) dao động từ 0,29- 0,32 cm/ngày và tốc độ sinh trưởng tương đối (WL) dao động từ 71,17-78,39%. Trong đó SGRL , DLG và WL của cá ở NT2 cũng đạt cao nhất và lần lượt là 1,93%/ngày; 0,32cm/ngày và 78,39%. NT đối chứng là thấp nhất và lần lượt là 1,70%/ngày, 0,27cm/ngày và 66,74%. Kết quả phân tích thống kê cũng thấy NT2 (với mức bổ sung Se là 0,22 mg/kg thức ăn) có sự sai khác có ý nghĩa với các NT 1, 3, 4, 5 và đối chứng (P < 0,05) (Bảng 3.13 và Hình 3.17 ).
Hình 3.17-Ảnh hưởng của Se đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng của cá
3.5.1.2- Ảnh hưởng lên sinh trưởng khối lượng
Kết quả về các chỉ tiêu khối lượng của cá được nuôi trong điều kiện bổ sung các hàm lượng Se khác nhau có sự tăng trưởng về khối lượng khác nhau (Bảng 3.14). Sự tăng trưởng về khối lượng của cá dao động từ 46,07- 52,79g. Trong đó NT2 tăng trưởng về khối lượng cao nhất (52,79g) và các NT thí nghiêm đều cao hơn so với NT đối chứng ( chỉ đạt 42,85g).
Không có sự sai khác giữa NT4 với 5 (P>0,05), nhưng có sự khác nhau giữa 2 NT trên với các nghiệm thức còn lại. Nhận xét này được thể hiện trên Hình 3.18
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của Se đến các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của cá giò giống
Chỉ tiêu NT 1 (0,09mg/kg) NT 2 (0,22mg/kg) NT 3 (0,32mg/kg) NT 4 (0,4mg/kg) NT 5 (0,5mg/kg) Đối chứng W1(g) 8,08 ± 0,34 8,08 ± 0,34 8,08 ± 0,34 8,08 ± 0,34 8,08 ± 0,34 8,08 ± 0,34 W2(g) 46,07±2,03ab 52,79±0,02d 47,47±1,26bc 50,07±0,58cd 50,95±0,42cd 42,85±1,00a SGRW (%/ngày) 5,79±0,15 ab 6,26±0,00d 5,90±0,09bc 6,08±0,04cd 6,14±0,03cd 5,56±0,08a DWG (g/ngày) 1,27±0,07 ab 1,49±0,00d 1,31±0,04bc 1,40±0,02cd 1,43±0,01cd 1,16±0,03a WG(%) 469,88±25,14ab 553,08±0,26d 487,31±15,55bc 519,40±7,13cd 530,37±5,15cd 430,09±12,31a
(Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P < 0,05)
Hình 3.18- Sinh trưởng khối lượng của cá ở các NT thí nghiệm Se khác nhau
Các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá giò giống ở các NTcó bổ sung Se khác nhau cũng khác nhau (Bảng 3.14): tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGRW) dao động từ 5,79-6,26%/ngày; tốc độ sinh trưởng hàng ngày (DWG) dao động từ 1,27- 1,49g/ngày và tốc độ sinh trưởng tương đối (WG) dao động từ 469,88- 553,08 %. Trong đó SGRW , DWG và WG của cá ở NT2 cũng đạt cao nhất và lần lượt là 6,26%/ngày; 1,49g/ngày và 553,08%. NT đối chứng là thấp nhất so với tất cả các NT thí nghiệm và lần lượt là 5,56%/ngày, 1,16 g/ngày và 430,09%. Phân tích thống kê cũng cho thấy NT2 có sự sai khác có ý nghĩa với các NT 1, 3, 4, 5 và đối chứng (P < 0,05) (Bảng 3.14 và Hình 3.19 ).
Hình 3. 19-Ảnh hưởng của Se lên tốc độ tăng trưởng tương đối của cá giò giống.
Kết quả trên bảng 3.13 và 3.14 đã chứng tỏ việc bổ sung hàm lượng 0,22mg Se vào thức ăn cho cá, đã giúp chúng sinh trưởng tốt hơn so với các hàm lượng khác và so với NT đối chứng (không bổ sung Se).
Trong cơ thể, Se cùng với VTM E tham gia vào quá trình trao đổi mỡ ở gan và Se còn có vai trò làm giảm khả năng gây độc của Hg đối với cá. Se cũng được xem là một yếu tố quan trọng có khả năng bảo vệ sức khỏe và do đó tối đa hóa năng xuất vật nuôi.Tuy nhiên nếu hàm lượng Se quá cao trong thức ăn cũng gây độc cho cá và nó sẽ được tích tụ trong thận, gan và cơ cá. Vì vậy để bảo vệ động vật và sức khỏe của con người, Ủy ban châu Âu (EC) đã khuyến cáo giới hạn nồng độ Se trong thức ăn tối đa là 0,5mg/kg [15].
Từ những ý nghĩa đó nhiều tác giả đã nghiên cứu nhu cầu về Se trong thức ăn phù hợp cho cá. Theo đó Hilton và CS (1980) cho biết nhu cầu của cá mú là 0,38mg/kg; Gatlin và Wilson (1984) kết luận nhu cầu của cá da trơn là 0,25mg Se/kg [Trích 47]. Bergot và Robert Métailler (1999) trong những nghiên cứu của mình lại cho biết hàm lượng Se bổ sung trong 1kg thức ăn cho cá nên từ 0,15- 0,4 mg và hàm lượng gây độc cho cá là 10 mg/kg [25].
Như vậy so với các nghiên cứu trên, các hàm lượng Se bổ sung trong thức ăn cho cá giò giống của chúng tôi là phù hợp với nhu cầu của cá và khi bổ sung hàm lượng 0,22mg Se/kg, cá đã sinh trưởng cao hơn so với các hàm lượng khác và so với NT đối chứng. Điều này cũng trùng hợp với nhận xét: Đối với nhiều
loài cá, tốc độ tăng trưởng tốt nhất có thể đạt được với thức ăn có hàm lượng Se 0,15mg/kg. Kết quả nghiên cứu trên cá da trơn cũng cho thấy: khi không bổ sung Se, tốc độ tăng trưởng của cá sau 19 tuần nuôi đạt 852% và sau 26 tuần là -19%. Trong khi bổ sung 0,2mg/kg kết quả thu được tương ứng là 1.211% và 37% [5].
3.5.2- Ảnh hưởng của Se lên hệ số thức ăn
Hệ số thức ăn của cá giò giống đã chịu ảnh hưởng bởi hàm lượng Se khác nhau bổ sung vào thức ăn và dao động từ 1,92-2,27(Bảng 3.15). Trong đó NT2 có hệ số thức ăn thấp nhất (1,92) và NT đối chứng cao nhất (2,47) so với tất cả các NT của thí nghiệm.
Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 Đối chứng
FCR 2,27±0,13cd 1,92±0,00a 2,18±0,07bc 2,04±0,03ab 2,00±0,02ab 2,47±0,07d
SR (%) 100 100 100 100 100 100
Bảng 3.15- Ảnh hưởng của Se lên hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của cá giò giống Khi so sánh thống kê cho thấy NT4 và NT5 không có sự sai khác, nhưng có sự khác biệt giữa NT2 với các nghiệm thức còn lại (P < 0,05) (Hình 3.20). Điều đó chứng tỏ khi bổ sung hàm lượng 0,22mg Se vào 1kg thức ăn đã giúp cá sử dụng thức ăn hiệu quả hơn so với NT đối chứng không được bổ sung Se.
Hình 3.20- Hệ số thức ăn của cá giò giống trong TN với các hàm lượng Se Kết quả nghiên cứu trên cá chép cũng có nhận xét tương tự: khi được bổ sung muối Se (Na2SeO3) với hàm lượng 0,05 - 0,1mg/kg cùng với photpholipit sẽ cho tốc độ tăng trưởng của cá nhanh và hiệu quả sử dụng thức ăn cao [5].
3.5.3- Ảnh hưởng của Se lên tỷ lệ sống của cá giò giống.
Tỷ lệ sống của cá giống là một trong những chỉ tiêu kinh tế nhằm đánh giá sức khỏe của đàn cá và đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất. Trong thí nghiệm bổ sung các hàm lượng Se vào thức ăn cho cá, cho thấy tất cả các nghiệm thức (kể cả NT đối chứng) cá đều khỏe mạnh, phát triển bình thường, phản xạ nhanh và bắt mồi tốt. Không có cá bị chết trong thời gian thí nghiệm và tỷ lệ sống ở tất cả các NT đều đạt 100%. Điều đó chứng tỏ cá ở NT đối chứng chưa thấy có biểu hiện thiếu Se trong chế độ ăn, song việc bổ sung các hàm lượng khác nhau (nhất là hàm lượng 0,22mg Se/kg) đã có tác dụng rất rõ ràng trong việc nâng cao sức khỏe, giúp cá bắt mồi tích cực và vì thế cá có tốc độ tăng trưởng cao hơn, sử dụng hiệu quả thức ăn tốt hơn và tỷ lệ sống được đảm bảo.
Nghiên cứu trên cá da trơn cũng cho kết quả: khi không bổ sung Se, tỷ lệ sống của cá sau 19 tuần nuôi đạt 81% và sau 26 tuần còn 74%. Trong khi bổ sung 0,2mg/kg tỷ lệ sống đạt 100% ở 19 và 26 tuần nuôi [5].
Từ đó có thể rút ra kết luận: trong quá trình ương nuôi, nên bổ sung 0,22 mg Se/kg thức ăn để nâng cao sức khỏe, tăng tốc độ sinh trưởng, giảm hệ số thức ăn và đảm bảo tỷ lệ sống cho cá giò giống.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
4.1- Kết luận.
1- Các yếu tố môi trường của các thí nghiệm, trong suốt quá trình nuôi có sự biến động không lớn (với các giá trị TB là nhiệt độ: 30,20C; S: 33,4‰; PH: 7,6; NH3/NH4: 0,037mg/L; N02: 0,72mg/L; D0: 5,85mg/L) và phù hợp cho sinh trưởng bình thường của cá giò giống.
2- Việc bổ sung các hàm lượng phù hợp của VTM (D3, B6) và chất khoáng (Zn, Se) vào thức ăn cho cá, là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống:
* Vitamin D3: với hàm lượng bổ sung 112mg/kg (tương ứng NT3) có sinh trưởng cao nhất, thấp nhất là đối chứng (không bổ sung vitamine D3). Hệ số thức ăn của NT3 thấp nhất (1,28), NT đối chứng cao nhất (1,43) và tỷ lệ sống NT3 đạt 95%, đối chứng đạt 94%.
* Vitamin B6: với hàm lượng bổ sung 5 mg/kg (tương ứng với NT3) có sinh trưởng cao nhất, NT đối chứng (không bổ sung vitamin B6) thấp nhất. Hệ số thức ăn NT3 thấp nhất (1,24), đối chứng cao nhất (1,43) và tỷ lệ sống NT3 đạt 97%, đối chứng đạt 94%
* Zn với hàm lượng bổ sung 20mg/kg (tương đương với NT2) có sinh trưởng cao nhất, NT đối chứng (không bổ sung Zn) thấp nhất. Hệ số thức ăn NT2 thấp nhất(1,97), đối chứng cao nhất ( 2,27) và tỷ lệ sống đạt 100% ở tất cả các NT.
* Se với hàm lượng 0,22mg/kg (tương đương với NT2) có sinh trưởng cao nhất, NT đối chứng (không bổ sung Se) thấp nhất. Hệ số thức ăn NT2 thấp nhất: 1,92, đối chứng cao nhất :2,97 và tỷ lệ sống đạt 100% ở tất cả các NT.
4.2- Đề xuất:
1- Cần có những nghiên cứu tiếp theo với sự kết hợp giữa tỷ lệ của vitamin D3 với Ca và Se với VTM E vì mối quan hệ trong tác động của chúng đối với cá.
2- Trước khi bổ sung các nguyên tố vi lượng vào thức ăn cho cá, cần kiểm tra hàm lượng các chất này trong môi trường nước nuôi, để có thể bổ sung hàm lượng cho chính xác (do cá có khả năng hấp thụ qua mang và da...).
3- Những nghiên cứu tiếp theo cần quan tâm về lượng và loại thức ăn để có FCR phù hợp, góp phần giảm chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế cho quá trình ương nuôi cá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Vũ Duy Giảng (2006), Dinh dưỡng và Thức ăn thủy sản, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Huy (2002), Tình hình sinh sản và nuôi cá giò (Rachycentron canadum). Tạp chí thủy sản số 7/2002. Trang 14-16.
3. Nguyễn Quang Huy, Như Văn Cẩn, Đỗ Văn Minh và ctv (2003), Phát triển kỹ thuật sản xuất giống cá Giò (Rachycentron canadum). Tuyển tập báo cáo khoa học của hội thảo toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, tháng 11 – 2003.
4. Bùi Thị Ngọc Hoa (2005), “ Nghiên cứu tính độc cấp của N-NH4+, N- NO2-, N-NO3- đối với ấu trùng cá Giò (Rachycentron canadum) giai đoạn trước và sau biến thái”, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
5. Lại Văn Hùng (2004), Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, NXB Nông Nghiệp Tp HCM.
6. Thân Trọng Ngọc Lan (2005). Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến quá trình phát triển phôi của cá giò (Rachycentron canadum). Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
7. Nguyễn Đình Mão, Lê Anh Tuấn. Tình hình nuôi cá giò (Rachycentron canadum) ở Việt Nam. Tạp chí thủy sản số 3/2007.
8. Nguyễn Đình Mão (2008), Nghiên cứu cải tiến thức ăn cho cá Giò (Rachycentron canadum) giai đoạn giống (50 – 100 g) trong điều kiện thí nghiệm, Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ.
9. Đỗ Văn Minh (2003), Kết quả thực nghiệm sản xuất giống và nuôi thịt cá Giò (Rachycentron canadum) năm 2001-2003. Báo cáo tổng kết cá giò, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.
10. Đỗ Văn Minh, Vũ Hồng Sơn, Bùi Thị Ngọc Hoa (2003), “Quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi cá Giò”, Tài liệu tập huấn kỹ thuật, Dự án SUMA, 23 trang.
11. Lê Đức Ngoan, Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, trang 64 12. Lê Anh Tuấn (2006), Dinh dưỡng cá trong nuôi trồng thủy sản, NXB Nông Nghiệp Tp HCM.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
13. Andrews, W.J, T. Murai, and Page, J.W (1980), Effects of dietary cholecalciferol and ergocalciferol on catfish, Aquaculture volume 19, pp 49-54.
14. Andrews, W.J (2006), Pyridoxine Requirements of Channel Catfish, The Journal of Nutrition, volume 109, pp 533- 537.
15. A.C. Elia et al. (2010), Effects of selenium diets on growth, accumulation and antioxidant response in juvenile carp, Ecotoxicology and Environmental Safety, pp. 1-8.
16. Arnold, R.L., Kaiser, J.B, Holt, G.J (2002), Spawning of Cobia (Rachycentron canadum) in Captivity, Journal of the world aquaculture (2002).
17. Brian J. Barnett (1982), “Relative Biopotency of Dietary Ergocalciferol and Cholecalciferol and The Role of and Requirement for Vitamin D in Rainbow Trout (Salmo gairdneri)”,The Journal of Nutrition,112(11), pp 2011- 2019.
18. Chesapeake Sci. 6(2):96-108. 1967 Age, growth and fecundity of the
cobia, Rachycentron canadum, from Chesapeake Bay and adjacent mid-Atlantic
waters. Trans. Am.Fish. Soc. 96(3):343-350.1977
19. Chhorn Lima (1995), Pyridoxine Requirement of Fingerling Red Hybrid Tilapia Grown in Seawater, Journal of Applied Aquaculture, Volume 5, Issue 2 , pp. 49 – 60.
20. Christensen, R.F. 1965. An ichthyological survey of Jupiter Inlet and Loxahatchee River, Florida. M.S. Thesis, Fla. State Univ., Tallahassee, FL 32306, 318 p
21. Dawson, C.E. 1971. Occurrence and description of prejuvenile and early juvenile Gulf of Mexico cobia Rachycentron canadum. Cobia 1971:65-71.
22. Franks, J.S., J.R. Warren and M.V. Buchanan. 1999. Age and Growth of cobia, Rachycentron canadum, from the northeastern Gulf of Mexico. Fish. Bull. 97:459-471.
23. Hassler, W.W., and Rainville, R.P.1975. Techniques for hatching and rearing cobia, (Rachycentron canadum), through larval and juvenile stages. Publ. UNC-SG-75-30, Univ. N.C. Sea Grant ColI. Prog., Raleigh, NC 27650- 8605, 26p.
24. Huang, J.W (2005), Pyridoxine deficiency of grouper, Epinephelus coioides: physiological and biochemical alteration, Fish Physiology and Biochemistry, Volume 31, Number 4.
25. Jean G and Robert Métailler et al (1999), Nutrition and feeding of fish and Crustaceans. Published in association with Praxis Publishing Chichester, UK.
26. Kaiser, J. B. and G. J. Holt. 2004. Cobia: A new species for aquaculture in the U.S. World Aquaculture Magazine, 35(2):12-14.
27. Kaiser, J.B. and G.J. Holt. 2005. Species Profile Cobia. Southern Regional Aquaculture Center Publication No. 7202. 6 pp.
28. Leith, D, Effects of vitamin nutrition on the immune response of hatchery reared salmonids.
29. Liao, I.C., 2003. Candidate species for open ocean aquaculture: the
successful case of cobia Rachycentron canadum in Taiwan. In: Bridger, C.J., Costa-Pierce, B.A. (Eds.), Open Ocean Aquaculture: From Research to Commercial Reality. World Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, USA, pp. 205–213.
30. Liao, I.C., Huang, T.S., Tsai, W.S., et al., 2004. Cobia culture in Taiwan: current status and problems. Aquaculture, 237, 155–165.
31. Matthew J Resley et al (2006). Growth and survival of juvenile cobia, Rachycentron canadum, at diffirent salinities in a recirculating aquaculture system. Aquaculture 253, 398-407.
32. Meyer, G. H., and J. S. Franks., 1996. Food of cobia, Rachycentron canadum,from the northcentral Gulf of Mexico. Gulf Res. Rep. 9(3):161–167.
33. Miles, D.W.1949. A study of the food habits of the fishes of the Aransas Bay area. M.S. thesis, Univ. Houston, TX, 70 p.
34. Milstein, C.B., and D.L Thomas. 1976. Fishes new or uncommon to the New Jersey coast.Chesapeake Sci. 17(3):198-204. M.S. Thesis, Univ. Houston, Houston, TX 77004, 70 p.
35. Mohamed, J.S (2001), Dietary pyridoxine requirement of the Indian catfish (Heteropneustes fossilis), Aquaculture,Volume 194, Issues 3-4, pp 327- 335.
36. Oliveira, A. M (2004), Effect of vitamin D supplementation on haematological parameters and weight gain of tambaqui (Colossoma macropomum), International Congress on the Biology of Fish, 5 - 2004.
37. Randall, J.E. 1983 Caribbean reef fishes, rev. ed. TFH Publ., Neptune City, NJ,350 p.
38. Rasmussen, R.S., Ostenfeld, T.H., Ronsholdt, B. andMcLean, E. 2000.