Các số liệu về môi trường trong thời gian thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin (D3, B6) và chất khoáng (kẽm, Selen) lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) (Trang 35)

Chất lượng nước đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của động vật ở nước phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường. Các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ (0C), độ mặn (S ‰), pH, NH3/NH4 (mg/L), NO2 (mg/L), Oxy hòa tan (mg/L) là những thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước trong thủy vực có phù hợp hay không, để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Qua thời gian ương cá giò giống trong hệ thống bể thí nghiệm, kết quả về các yếu tố môi trường được chúng tôi theo dõi hàng ngày và thể hiện trên Bảng 3.1

Bảng 3.1: Diễn biến các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm Các yếu tố môi trường

Nhiệt độ (0C) Độ mặn (S ‰) pH NH3/NH4 (mg/L) NO2 (mg/L)

Oxy hòa tan (mg/L) 29 -32 30,2±0,14 33 -34 33,4±0,70 7,4-7,9 7,6±0,12 < 1mg/L 0,037±0,02 < 1mg/L 0,72±0,85 > 5mg/L 5,85± 0,60

Cá giò là loài phân bố trong vùng nước tự nhiên có nhiệt độ 16,8- 320C, độ mặn từ 22,5- 44,5 ppt [42]. Môi trường nuôi cá giò có độ mặn biến động trong khoảng 27-32 ppt, nhiệt độ dao động từ 27,5- 30 0C, pH : 7,5-7,9. Oxy hoà tan đạt trên 5 mg/L [3]. Nồng độ không gây tác động có hại trong 96h cho giai đoạn sau biến thái của cá giò đối với từng yếu tố là: N-NH4+: 20 mg/L, N-NO2-: 10 mg/L, N-NO3-: 800 mg/L [4].

Như vậy qua Bảng 3.1 cho thấy: Trong suốt thời gian thí nghiệm, các yếu tố môi trường nước như: nhiệt độ dao động từ 29-320C (TB 30,2 0C), độ mặn dao động từ 33-34‰ (TB 33,4 ‰), pH từ 7,4-7,9 (TB 7,6), oxy hòa tan TB 5,85mg/L (do có sục khí nên nước trong các nghiệm thức thí nghiệm luôn đạt > 5mg/L), NO2- TB 0,72mg/L và NH3/NH4 TB 0,037mg/L, của tất cả các bể thí nghiệm đều có sự biến động song không lớn và phù hợp cho sinh trưởng và phát triển bình thường của cá giò giai đoạn giống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin (D3, B6) và chất khoáng (kẽm, Selen) lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) (Trang 35)