Quy trình chế biến và bảo quản thức ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin (D3, B6) và chất khoáng (kẽm, Selen) lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) (Trang 32)

Nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm gồm bột cá, bột mực, bột rong biển, bột đậu nành, dầu mực, dầu đậu nành, vitamin premix, khoáng và một số các chất bổ sung khác. Vitamin (D3, B6) và chất khoáng (Zn, Se) phối trộn vào thức ăn sau đó được chế biến dưới dạng viên khô.

Cách chế biến thức ăn: Căn cứ vào nhu cầu Protein, Lipid của cá giò giai

đoạn giống đã được nghiên cứu (đề tài SRV 2701) và dựa trên thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu, chúng tôi tiến hành tính toán công thức thức ăn cho cá giò giống. Thức ăn được sản xuất theo quy trình trên Hình 2.4.

Các nguyên liệu được cân theo tỷ lệ nhất định. Sau đó phối trộn các nhân tố vi lượng với nhau trước (trong quá trình phối trộn thức ăn cần lưu ý hòa tan vitamin B, Zn và Se vào nước, hòa tan vitamin D trong dầu đậu nành), tiếp đến phối trộn các nhân tố đa lượng, sau cùng trộn hai hỗn hợp này với nhau cho thật đều, bổ sung nước vừa đủ để tạo thành một hỗn hợp dẻo. Hỗn hợp dẻo này được ép sợi qua máy LEPRATIQUE với các kích cỡ sợi thức ăn khác nhau cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn sau khi ép sợi được rải đều ra các khay, sau đó đưa vào tủ hấp cách thủy trong vòng 5

phút trước khi cho vào tủ sấy. Thức ăn được làm khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ 400C trong vòng 10 tiếng, sau đó tiến hành tạo viên cho phù hợp với kích cỡ miệng của cá. Thức ăn được bảo quản trong các túi nilon ở nhiệt độ - 200C.

Hình 2.5: Hình ảnh một số bước chế biến và chuẩn bị thức ăn cho cá giò giống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin (D3, B6) và chất khoáng (kẽm, Selen) lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) (Trang 32)