Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của công ty TNHH Huy Nam sang thị trường Châu Âu (Trang 27 - 32)

I. Khái quát về công ty TNHH HuyNam

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.

- Giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về mọi lĩnh vực quản lý và điều hành bộ máy họat động của công ty, quản lý sử dụng nguồn vốn của công ty vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tổ chức quản lý bảo vệ vốn sử dụng hợp lý để duy trì và phát triển mở rộng ngành nghề kinh doanh. Hội đồng thành viên Giám đốc P.Giám đốc Sản xuất P.Giám đốc Kinh doanh P.Giám đốc kỹ thuật Phòng KCS Phòng QLCL Phòng HAACP Xưởng CƠ ĐIỆN Xưởng BAO BÌ P. Tổ chức HC - LĐTL P.Kết toán Tài Chính Phòng XNK P. KD nội địa NHÀ MÁY SẢN XUẤT Chủ tịch HĐQT

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm theo dõi quản lý tình hình hoạt động của công ty, giám sát toàn bộ những công việc liên quan đến các hoạt động của công ty, lập kế họach sản xuất kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm thị trường tiêu thụ mặt khác còn phải dự đoán nhu cầu của thị trường từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất.…

- Phó giám đốc phụ trách SX (Phòng điều hành): Điều hành mọi hoạt động trong quá trình sản xuất và quản lý quy trình công nghệ của công ty đi vào họat động có hiệu quả, đi theo một trật tự nhất định điều hành, giám sát chất lượng sản phẩm và theo dõi kế họach sản xuất kinh doanh.

- Kế toán trưởng :Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý tài chính hàng tháng, tham vấn với ban Giám đốc về kế hoạch phát triển công ty, các khoản mục đầu tư. Quản lý và điều hành bộ phận nghiệp vụ tài chính, quản lý sử dụng vốn đúng chế độ quy định của nhà nước, sử dụng vốn có hiệu quả, theo dõi và lập báo cáo tài chính và chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực và chính xác với cơ quan quản lý nhà nước.

- Bộ phận kế hoạch kỹ thụât: Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm về vệ sinh công nghiệp , đăng ký kiểm mẫu hàng, lập hồ sơ kiểm hàng theo đúng quy định của nhà nước, ngoài ra còn đề ra những kế hoạch cụ thể về sản xuất theo từng lọai hàng, số lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ …

- Phòng bảo vệ: Bảo vệ tất cả mọi họat động liên quan đến công ty, phòng bảo vệ được công ty xây dựng trước cổng ra vào, nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ phải thường xuyên đi kiểm tra xung quang công ty để xem xét có vấn đề gì xảy ra hay không, nếu có vấn đề gì xảy ra thì báo phải xử lý ngay nếu vượt phạm vi quản lý thì phải báo cáo ngay cho Lãnh đạo công ty biết để giải quyết tình hình.

- Bộ phận nghiệp vụ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài sản của công ty, lên kế hoạch tiếp nhận các nguồn vốn được cung cấp hoặc bổ sung, kiểm tra đối chiếu số liệu tiếp nhận nguyên liệu, lập kế hoạch thu chi, quyết toán ngân sách, lập chứng từ hồ sơ phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu để phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính của công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: Là những người có kinh nghiệm về công tác nhân sự giúp cho Ban Giám đốc quản lý con người theo đúng trình độ khả năng của từng người để phát huy vai trò làm chủ của cán bộ công nhân viên mà đơn vị quản lý.

- Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện công tác quản lý tài chính của công ty, hạch toán số liệu, mở sổ sách theo dõi toàn bộ họat động về tài chính, điều hành việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

- Tổ chức bộ máy kế toán: Chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ, nhân viên kế toán, mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán.

Sơ đồ phòng kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán nguyên liệu vật tư SX Kế toán

Tiền lương Công nợKế toán Xuất khẩuKế toán Thủ quỹ Kế toán trưởng

*. Nhiệm vụ cụ thể:

- Kế toán trưởng:

+ Tính giá thành sản phẩm, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo các công tác kế toán nghiệp vụ chuyên môn của công ty, có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán viên .

+ Phân tích và kiểm tra các nghiệp vụ kế toán, thu nhập và xử lý thông tin để cung cấp cho ban giám đốc chính xác kịp thời. Giúp cho Lãnh đạo có kế hoạch chỉ đạo điều hành kịp thời có hiệu quả .

+ Kiểm tra báo cáo tài chính. - Kế toán tổng hợp:

+ Tổng hợp các số liệu, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày.

+ Kiểm tra xem xét các báo cáo tài chính trước khi đưa cho kế toán trưởng.

+ Tính toán lương phải trả cho công nhân viên.

+ Tính trích khấu hao TSCĐ và phân bổ Công cụ dụng cụ .

+ Giúp kế toán trưởng kiểm tra, giúp đỡ các kế toán viên khác làm tốt phần việc của mình .

- Kế toán nguyên liệu + Vật tư SX:

+ Kiểm tra đối chiếu số liệu thu mua nguyên liệu.

+ Hạch toán chi phí thu mua nguyên vật liệu, kiểm tra chứng từ chi trả. + Lập phiếu Thu chi, theo dõi các khoản nợ phải trả người bán hàng.

+ Theo dõi, giao dịch với Ngân hàng, lập các thủ tục thanh toán .

+ Ghi sổ chi tiết, bảo quản chứng từ gốc thu chi, đối chiếu, lập báo cáo quỹ hàng ngày.

- Kế toán tiền lương:

+ Hạch toán các khoản chi phí phát sinh của công nhân viên trong tháng và xác định vào bảng thanh toán lương trên cơ sở sản lượng và đơn giá được duyệt để trả lương cho công nhân viên và trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định.

- Kế toán công nợ:

Theo dõi và ghi chép tình hình xuất nhập tồn kho vật tư thành phẩm và các khoản công nợ với khách hàng.

- Kế toán xuất khẩu:

+ Nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ các sản phẩm ở nước ngoài.

+ Lập thủ tục xuất khẩu, theo dõi hồ sơ xuất khẩu và quản lý theo dõi hàng đang đi trên đường.

- Thủ quỹ:

+ Ghi chép trình tự mọi khoản thu chi vào sổ quỹ, Cuối mỗi ngày cân đối quỹ và đối chiếu với bộ phận kế toán .

+ Hàng ngày báo cáo với kế toán trưởng về tình hình tiền mặt hiện có. + Hàng ngày thực hiện kiểm kê quỹ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của công ty TNHH Huy Nam sang thị trường Châu Âu (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w