1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đại học ngoại thương Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ syntek

111 2,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 167,04 KB

Nội dung

Từ đó chỉ ra được sự cần thiết và tác động tích cực của việc áp dụngcác chuẩn quản lý chất lượng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpphần mềm.“Nghiên cứu đề xuất các biện pháp t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Nguyễn Thanh Tùng

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh

tại công ty Cổ phần Công nghệ Syntek

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS VŨ THỊ KIM OANH

Hà Nội - 2012

Trang 2

Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướngdẫn và giúp đỡ tận tình của PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh, Ban lãnh đạo Công ty Cổphần công nghệ Syntek cùng các đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh, giảng viên trường Đạihọc Ngoại thương đã hướng dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành luận văn này

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần công nghệSyntek và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hỗ trợ tôi làm luận vănnày

Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô thuộc Khoa Sau Đại họcnói riêng và các thầy cô của Trường Đại học ngoại thương nói chung đã tận tìnhtruyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại đây

Do vẫn còn hạn chế về lý luận, kinh nghiệm nghiên cứu thực tế và thời gian đểthực hiện nên luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy,tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để nghiên cứucủa tôi được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 09 năm 2012

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 6

1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh 6

1.1.1 Một số khái niệm 6

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh 6

1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm 8

1.2.1 Một số khái niệm trong ngành công nghiệp phần mềm 8

1.2.2 Các đặc điểm của ngành công nghiệp phần mềm 9

1.2.3 Nội dung hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phần mềm 11

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm 14

1.3.1 Các yếu tố bên trong 14

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài 19

1.3.3 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 25

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SYNTEK 37

2.1 Khái quát về công ty cổ phần Công nghệ Syntek 37

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 38

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 38

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh 40

2.2 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 41

2.2.1 Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ của Công ty 41

2.2.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ 43

Trang 4

2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 46

2.3.2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần công nghệ Syntek 49

2.3.3 Đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ Syntek 53

2.3.4 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 60

2.4 Dự báo về xu hướng phát triển và môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực CNTT 63

2.4.1 Dự báo về xu hướng phát triển Công nghệ thông tin tại Việt Nam 63

2.4.2 Dự báo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành công nghiệp phần mềm 67

2.5 Kinh nghiệm đào tạo nhân lực tại công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT 68

2.5.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT 68

2.5.2 Mô hình đào tạo tại Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT 70

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SYNTEK 74

3.1 Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ Syntek 74

3.1.1 Giải pháp về nguồn nhân lực 74

3.1.2 Giải pháp phát triển kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phần mềm 81

3.1.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 82

3.1.4 Một số kiến nghị đối với ngành và cơ quan quản lý Nhà nước 93

KẾT LUẬN… 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 – Chỉ tiêu về doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh 47 Bảng 2 - Thống kê chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần công nghệ Syntek 48 Bảng 3 – Nhu cầu nhân lực năm 2012 của công ty cổ phần công nghệ Syntek… 50 Bảng 4 – Chỉ tiêu phát triển công nghệ thông tin Việt nam đến năm 2015 tầm nhìn 2020 66 Bảng5 – Mối liên hệ giữa các hoạt động, yếu tố với các pha phát triển 90

Trang 6

CNTT Công nghệ thông tin

CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông

BCVT Bưu chính viễn thông

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

NGN Next Generation Network (Mạng thông tin thế

hệ sau) ASEAN Association of South-East Asian Nations (Hiệp

hội các nước Đông Nam Á)

CNpCNTT Công nghiệp Công nghệ thông tin

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận văn

Trong những năm 2010 đến 2012, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiềuthách thức do đà tăng trưởng tiếp tục chậm lại nhưng lạm phát lại tăng cao, thâmhụt thương mại và ngân sách lớn, nợ công có xu hướng tăng Việc sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình lạm phát, sức tiêu thụhàng hóa giảm, lại suất tiền vay ngân hàng cùng nhiều chi phí đầu vào tăng cao vàdoanh nghiệp khó tiếp cận vốn, trong khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng gaygắt Trong năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còntiếp diễn những khó khăn do kinh tế toàn cầu và trong nước vẫn trong đà suy giảm

và lạm phát còn cao Ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần phải thực hiện cácbiện pháp nhằm chủ động ứng biến

Nhà nước đang nỗ lực tập trung thực hiện nhiều biện pháp nhằm ổn định kinh

tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời quan tâm hỗ trợ và giúp các doanh nghiệptrong nước tháo gỡ khó khăn thông qua các chính sách về thuế, tín dụng v.v…Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn do còn chịu tác độngcủa tình hình suy thoái kinh tế thế giới, cũng như các cuộc khủng hoảng nănglượng, tài chính, môi trường Do vậy, doanh nghiệp không thể ngồi chờ Nhà nướctái cơ cấu mà phải tự mình chủ động làm trước Bản thân các doanh nghiệp phải

tự tái cơ cấu, điều chỉnh chiến lược cạnh tranh, tự vượt khó để tồn tại và thích ứngvới bối cảnh mới và những đòi hỏi mới để phát triển

Nằm trong bối cảnh kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn như vậy, hầu hết cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin cũng bị ảnh hưởng.Công ty cổ phần công nghệ Syntek cũng không là ngoại lệ Trong hoàn cảnh đó,việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty có ý nghĩa hết sức quan trọnggiúp Công ty vượt qua khó khăn để tồn tại và phát triển

2 Mục đích nghiên cứu

1

Trang 8

Luận văn nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanhtại công ty cổ phần công nghệ Syntek nhằm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí,nâng cao kết quả kinh doanh qua đó giúp cho Công ty cổ phần công nghệ Syntektồn tại và phát triển.

3 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanhtại Công ty cổ phần công nghệ Syntek trong giai đoạn từ năm 2009đến năm 2012

Về không gian, địa điểm: luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động kinh doanh tạicông ty cổ phần công nghệ Syntek

Về thời gian và nội dung: trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty cổphần công nghệ Syntek, luận văn chỉ nghiên cứu về công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực của công ty Các số liệu khảo sát được thu thập trong khoảng thờigian từ năm 2009 đến 2012

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tronghoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp Công nghệ thông tin

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần côngnghệ Syntek

- Đề xuất giải pháp về nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanhtại công ty cổ phần Công nghệ Syntek

5 Phương pháp nghiên cứu

a Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: được sử dụng để nghiên cứu

cơ sở lý luận của hoạt động kinh doanh

b Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: được sử dụng trong việc tìmhiểu, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh

- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: đánh giá hiệu quả của hoạtđộng kinh doanh

Trang 9

c Nhóm các phương pháp xử lý số liệu: phương pháp thống kê toán học được

sử dụng trong báo cáo về hoạt động kinh doanh

6 Tình hình nghiên cứu

Xuất phát từ nhu cầu đẩy mạnh lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam,nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã quan tâm nghiên cứu Các công trình này đãđóng góp lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn Khái quát một số công trìnhnghiên cứu có liên quan đến luận văn như sau:

“Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2015” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Vụ Công nghệ thông

tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Đề tài có ý nghĩa đánh giá và định hướngtrong việc nâng cao hiệu quả đầu tư CNpCNTT theo hướng phù họp với điều kiện

và hoàn cảnh của các các doanh nghiệp CNNT tại Việt Nam Đề tài định hướngcho các doanh nghiệp CNTT tập trung nguồn lực trong nước, kết hợp với thu hútđầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số

và dịch vụ CNTT; đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài một cách có chọn lọc theohướng có giá trị gia tăng cao để phát triển công nghiệp phần cứng, điện tử và côngnghiệp hỗ trợ; ưu tiên thu hút đầu tư cho nghiên cứu phát triển và chuyển giaocông nghệ Xác định quan điểm doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực trong phát triểnCNpCNTT, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ thông qua các cơ chế,chính sách ưu đãi và một số dự án trọng điểm được coi là hướng đi chủ yếu trongphát triển CNpCNTT giai đoạn tới Đầu tư cho phát triển nguồn lực cho ngànhCNpCNTT được coi là hướng đi hiệu quả Chính sách thu hút và sử dụng nguồnnhân lực ở trình độ cao, nếu thành công, có thể giúp Việt Nam rút ngắn khoảngcách với nền CNTT thế giới

“Nghiên cứu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin” của tác giả Trần Hoài

Nam, Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Đề tài nghiên cứumột số tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp phần mềm hiện tạiđang được áp dụng tại Việt Nam như CMMI và ISO 9001, ISO 270001, đưa rađược cấu trúc và các cấp độ áp dụng của các tiêu chuẩn vào quy trình sản xuất

3

Trang 10

phần mềm Từ đó chỉ ra được sự cần thiết và tác động tích cực của việc áp dụngcác chuẩn quản lý chất lượng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpphần mềm.

“Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn đến 2015” của tác giả Trần Quý Nam, Vụ Công nghệ

thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Công trình nghiên cứu của tác giả TrầnQuý Nam đã đề xuất được một số chính sách phát triển công nghiệp phần mềm

Việt Nam, cụ thể như sau: Nhóm các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phần mềm: gồm có phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực; đào tạo một số

chuyên gia tư vấn đánh giá trong việc áp dụng quy trình sản xuât theo chuẩnCMMi; tăng cường đào tạo tiếng Anh; tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn theonhu cầu thực tế của các doanh nghiệp phần mềm nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuấttheo quy mô công nghiệp; ban hành các tiêu chuẩn đánh giá và công nhận chấtlượng nguồn nhân lực phần mềm; xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn quốc gia

và Hệ thống chứng chỉ về kỹ năng CNTT Nhóm các giải pháp phát triển , mở rộng thị trường: tăng cường xúc tiến thương mại cho công nghiệp phần mềm Việt

nam; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về công nghiệp phần mềmViệt Nam trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế; hỗ trợ doanhnghiệp phần mềm Việt Nam nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, tiếp thị và quảng bácác sản phẩm, dịch vụ CNTT của Việt Nam tại các thị trường trong và ngoài

nước Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp phần mềm Việt Nam: Nhà nước nên hỗ trợ các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh

nghiệp phần mềm để hình thành doanh nghiệp lớn hơn; hỗ trợ doanh nghiệp muathương hiệu có uy tín của nước ngoài; tăng cường hợp tác với các công ty, tậpđoàn CNTT lớn trên thế giới có thế mạnh về phần mềm để tổ chức các khóa đàotạo về các công nghệ mới, về quy trình sản xuất phần mềm và quy trình quản lýchất lượng phần mềm cho các doanh nghiệp phần mềm

Ngoài ra cũng còn nhiều đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực CNTT Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệthống cả về hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏhoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin Luận văn sẽ tập trung làm rõ cả hai

Trang 11

khía cạnh sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt độngtrong lĩnh vực CNTT cụ thể

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục bảng,chữ viết tắt, nội dung chính của luận văn gồm các chương như sau:

- Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Công nghệ thông tin.

- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ Syntek.

- Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty

cổ phần công nghệ Syntek.

5

Trang 12

Hoạt động kinh doanh được hiểu là một quá trình liên tục từ nghiên cứu thịtrường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc thỏa mãn nhu cầu người tiêudùng để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

“Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụthể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tếnhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường” (Nguyễn Thị HồngThủy, Nguyễn Thị Ngọc Huyên 1998, tr 5)

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, hệ thốngchính sách và luật pháp của nhà nước cũng như các yếu tố môi trường kinh doanhkhác

Phải nghiên cứu phân tích để xác định được nhu cầu của thị trường

Xây dựng được chiến lược kinh doanh trên cơ sở huy động và sử dụng hợp lýnguồn lực của doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh có các đặc điểm:

+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh cóthể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp

Trang 13

+ Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệmật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào,với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước Các mối quan hệ này giúpcho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp củamình ngày càng phát triển.

+ Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: vốn là yếu tố quan trọng chocông việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh Chủthể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động…+ Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận

Ngày nay, nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt Chính vì điều đó

mà các doanh nghiệp cần phải hoạch định chiến lược cho đúng đắn Điều quantrọng là phải chiếm lĩnh được thị trường và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.Mục đích chính của công việc kinh doanh là lợi nhuận nhưng không phải lúc nàomục đích này cũng được thực hiện nên doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn mụctiêu Doanh nghiệp cần phải xác định được đâu là mục tiêu quan trọng nhất, có khảnăng thực hiện lớn nhất và sẽ được doanh nghiệp thực hiện trước nhất để đặt đó làmục tiêu hàng đầu Việc lựa chọn mục tiêu có thể biểu diễn thông qua mô hình thápmục tiêu Trong mô hình này, các mục tiêu quan trọng và dễ thực hiện được đặt trênnhất và tuần tự là các mục tiêu lâu dài hơn Nhìn chung, các doanh nghiệp thươngmại hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá thường có ba mục tiêu cơ bản là:lợi nhuận, an toàn và vị thế của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp mới bắtđầu bước vào kinh doanh thì yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu và chỉ khi nàomục tiêu an toàn được thực hiện thì các mục tiêu tiếp theo là vị thế và lợi nhuận củadoanh nghiệp mới đựoc thực hiện:

Mục đích lợi nhuận: lợi nhuận là mục đích trước mắt, lâu dài và thường xuyên

của hoạt động kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của kinh doanh Muốn cólợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn hớn hơn chi phí kinh doanh.Muốn có doanh thu bán hàng và dịch vụ lớn thì phải có được nhiều khách hàng,giảm các chi phí kinh doanh

7

Trang 14

An toàn: kinh doanh chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, rủi

ro trong kinh doanh là thường xuyên, do vậy an toàn là mục tiêu thứ hai của các nhàkinh doanh Trong thị trường cạnh tranh đầy biến động, có nhiều rủi ro, vấn đề bảotoàn vốn và phát triển vốn để kinh doanh liên tục phát triển đòi hỏi phải đặt ra mụctiêu an toàn trong kinh doanh Với mục đích an toàn, doanh nghiệp phải đa dạnghóa sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, phải có chi phí bảo hiểm kinh doanh Mặc dùtrong kinh doanh đòi hỏi các quyết định đưa ra phải rất nhanh, nhạy để nắm bắt các

cơ hội nhưng vẫn cần phải cân nhắc mặt lợi, mặt hại, có tầm nhìn để tránh rủi rothiệt hại có thể xảy ra

Vị thế: với ngành nào, lĩnh vực nào cũng vậy không phải chỉ mình doanh

nghiệp kinh doanh mà còn nhiều doanh nghiệp khác cũng tham gia kinh doanh Đểđảm bảo doanh nghiệp tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải duy trì và nângcao vị thế của mình trên thị trường Vị thế là mục tiêu phát triển cả về quy mô kinhdoanh cũng như cả về thị phần trên thị trường Mục tiêu vị thế thay đổi từ nhỏ đếnlớn, từ mục tiêu chen chân vào được thị trường tiến tới chiến lĩnh và làm chủ thịtrường

1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm 1.2.1 Một số khái niệm trong ngành công nghiệp phần mềm

Phần mềm: phầm mềm là một tập hợp các chuỗi lệnh máy và các dữ liệu cần

thiết (số liệu, âm thanh, hình ảnh…) để điều khiển phần thiết bì và/hoặc hệ thốngthực hiện các chức năng nhất định

Công nghiệp phần mềm: là một ngành kinh tế nhằm phát triển, sản xuất, phân

phối các sản phẩm phần mềm và cung cấp các dịch vụ phần mềm như đào tạo, huấnluyện, tư vấn, cung cấp giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật bảo trì cho người dùng

Sản phẩm phần mềm được phân thành nhiều loại bao gồm phần mềm đóng gói,phần mềm sản xuất theo hợp đồng và các dịch vụ phần mềm:

Phần mềm đóng gói: là những sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, có thể sử dụng

được ngay sau khi được cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống, được nhà sản xuất

Trang 15

đăng ký thương hiệu và sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường Phần mềm đóng góiđược chia thành phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống và phần mềm phát triển:

+ Phần mềm ứng dụng: là phần mềm được phát triển nhằm giúp giải quyếtcác công việc hàng ngày cũng như các hoạt động nghiệp vụ như soạn thảo vănbản, quản lý học sinh, quản lý kết quả học tập, quản lý thư viện, phần mềm kếtoán, phần mềm quản trị doanh nghiệp v.v

+ Phần mềm phát triển (còn gọi là phần mềm công cụ): là các phần mềmđược dùng làm công cụ để cho các lập trình viên, những người phát triển phầnmềm sử dụng nó để phát triển các phần mềm ứng dụng Các phần mềm dịch tựđộng các giải thuật viết trong một hệ thống quy ước nào đó thành các chươngtrình trên mã máy và máy tính có thể thi hành được, các phần mềm hỗ trợ tổchức dữ liệu, những phần mềm phát hiện lỗi lập trình và sửa lỗi … đều thuộcphần mềm phát triển

+ Phần mềm hệ thống: là các phần mềm tạo môi trường cho các phần mềmkhác làm việc Những phần mềm này phải thường trực vì nó phải cung cấp cácdịch vụ theo yêu cầu của các phần mềm khác mà không biết trước yêu cầu đóxuất hiện khi nào Hệ điều hành, phần mềm gõ bàn phím, hệ quản trị cơ sở dữliệu hoạt động theo kiểu khách-chủ… thuộc phần mềm hệ thống

Phần mềm sản xuất theo hợp đồng là những sản phẩm phần mềm được sản

xuất đơn lẻ hoặc được phát triển từ những phần mềm sẵn có theo các đơn đặt hànghay theo hợp đồng giữa người sửa dụng với nhà sản xuất phần mềm Phần mềm sảnxuất theo hợp đồng có thể là một sản phẩm hoàn chính, phột phần mềm gia cônghoặc một phần mềm nhúng:

+ Phần mềm gia công: là một hay nhiều phần của một sản phẩm phần mềmnào đó được một công ty thuê lại một công ty phần mềm khác thực hiện

+ Phần mềm nhúng: là phần mềm được nhà sản xuất thiết bị cài sẵn vàothiết bị và chúng được sử dụng ngay cùng với thiết bị mà không cần có sự cáiđặt của người sử dụng hay người thứ ba

9

Trang 16

Dịch vụ phần mềm: là các dịch vụ liên quan đến phần mềm như dịch vụ bảo

hành bảo trì, dịch vụ đào tạo, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ dự án, dịch vụ hỗ trợtriển khai, cấp phép sử dụng bản quyền phần mềm, v.v

1.2.2 Các đặc điểm của ngành công nghiệp phần mềm

Công nghiệp phần mềm có một số đặc điểm sau:

Là một ngành công nghiệp sạch, đem lại lợi nhuận cao

Khác với những ngành kinh tế khác đòi hỏi đến nguyên, nhiên, vật liệu, côngnghiệp phần mềm chủ yếu dựa vào trí tuệ Vì vậy, đây là một ngành công nghiệpsiêu sạch, không ảnh hưởng đến môi trường

Chi phí đầu tư cho phát triển phần mềm chủ yếu là chi phí từ hoạt động trí tuệ,tiếp thị Chính vì vậy, lợi nhuận từ ngành công nghiệp này rất lớn Trong nhữngnăm gần đây, công nghiệp phần mềm đã tạo ra nhiều tập đoàn đa quốc gia hàng đầuthế giơi, và rất nhiều doanh nhân, chuyên gia đã nhanh chóng trở thành triệu phú, tỷphú nhờ ngành công nghiệp mới mẻ này

Là ngành công nghiệp mới

Công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp mới mẻ Phần lới các doanhnghiệp phần mềm mới bắt đầu hoạt động trong vòng 20 năm trở lại đây Đặc điểmnổi bật của ngành công nghiệp này là không đòi hỏi phải đầu tư nhiều về trang thiết

bị, nguyên, nhiên, vật liệu, mà chủ yếu là đầu tư cho đào tạo nhân lực, nâng cao kỹnăng, trí tuệ Do vậy, có những công ty xuất phát rất nhỏ, nhưng biết sử dụng nhântài và có chiến lược phát triển đúng đắn, sau 5-10 năm thành lập đã có thể có ảnhhưởng lớn tới sự phát triển của toành ngành trên phạm vi toàn cầu

Thị trường phần mềm toàn cầu và trong mỗi quốc gia nói riêng đều tăng trưởngkhá nhanh Nhu cầu về phần mềm, dịch vụ và nhân lực CNTT ngày càng tăng Cácnước có mức độ phát triển càng cao thì nhu cầu về phần mềm và dịch vụ càng lớn,vượt xa so với khả năng cung cấp và nguồn nhân lực của chính họ, điều này làmcho sự thiếu hụt về nhân lực phần mềm ngày càng nhiều và giá nhân công ngàycàng cao ở các nước đó Điều này dẫn đến một nhu cầu tự nhiên là cần tìm kiếm cácnhà cung cấp và nguồn nhân lực giá rẻ từ các nước kém phát triển hơn Đây là cơ

Trang 17

hội lớn cho các nước đang phát triển biết nắm bắt đúng thời cơ, có những biện phápmạnh và đúng đắn để có thể vượt lên.

Vừa có xu hướng tiếp tục phát triển tập trung ở một số quốc gia nhưng cũng lại phân tán sang các nước khác

Công nghiệp phần mềm tập trung phát triển chủ yếu ở Mỹ và có xu hướng nàytiếp tục tăng Đến nay, ngành công nghiệp này phần lớn do các công ty Mỹ thống trịvới các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh và có chi nhánh hoạt động trên toàn cầu.Ngoài Mỹ, Nhật Bản và các nước EU cũng là những khu vực có ngành côngnghiệp phần mềm phát triển mạnh mẽ Ở những khu vực này, các phần mềm đượcphát triển chủ yếu là những phần mềm đáp ứng nhu cầu nội địa và các thiết bị chocác hãng của nước này sản xuất

Bên cạnh xu hướng tập trung như đã nêu trên, một xu hướng khác cũng đangphát triển mạnh mẽ, đó là xu hướng phân tán Ngày nay sự chuyển dịch dòng người,dòng tiền, dòng hàng hóa và thông tin đã vượt khỏi biên giới các quốc gia Điều đótạo nên sự phân tán trong phát triển phần mềm Cùng với sự phát triển mạnh mẽ củaInternet và thương mại điện tử, sự chuyển dịch này ngày càng lớn

Việc hợp tác sản xuất và gia công, xử lý số liệu thông qua mạng đã và đang trởnên phổ biến, tận dụng được sự chênh lệch thời gian giữa các quốc gia Xuất hiệnviệc sử dụng nhân công thấp ở các nước đang phát triển để gia công phần mềm và

xử lý số liệu cho các hãng và các công ty ở những nước phát triển Nhiều công typhần mềm đã và đang có xu hướng xây dựng các cơ sở sản xuất phần mềm và giacông phần mềm tại nhiều nước khác nhau để tận dụng lợi thế so sánh về nguồn nhânlực

1.2.3 Nội dung hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phần mềm

Nghiên cứu thị trường sản phẩm, dịch vụ phần mềm

Bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành nghiên cứu thị trường Nghiêncứu thị trường là việc cần thiết và đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầukinh doanh Vì thị trường không phải là bất biến mà luôn biến động, thay đổi khôngngừng Mục đích nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp phần mềm là xác định

11

Trang 18

nhu cầu của thị trường, của các nhóm khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ phầnmềm, trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thỏa mãn khách hàng.

Đối với doanh nghiệp phần mềm, trước khi đưa ra các sản phẩm, dịch vụ, doanhnghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để xác định những yêu cầu, những tính năng

mà khách hàng mong muốn, sản phẩm, dịch vụ đó giành cho nhóm khách hàng nào,đặc điểm của khách hàng, khả năng tiêu thụ sản phẩm… để có thể đưa ra các chiếnlược kinh doanh phù hợp

Thông qua nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phần mềm có thể làm chủđồng vốn để kinh doanh có lãi Nội dụng của nghiên cứu thị trường là nghiên cứucác yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp, bao gồm: cung, cầu, giá cả và

sự cạnh tranh Để nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành theo trình tựsau:

- Xác định mục tiêu nghiên cứu

- Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập thông tin

- Chọn mẫu để nghiên cứu

- Tiến hành thu thập dữ liệu

- Xử lý dữ liệu

- Rút ra kết luận và lập báo cáo

Doanh nghiệp có thể sử dụng hai phương pháp, nghiên cứu tại bàn và nghiêncứu tại hiện trường, để nghiên cứu thị trường:

Phương pháp nghiên cứu tại bàn là cách nghiên cứu thu thập các thông tin quacác tài liệu như sách báo, tạp chí, niên giám thống kê và các tài liệu có liên quanđến sản phẩm, dịch vụ phần mềm doanh nghiệp đang kinh doanh

Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường là phương pháp cử trực tiếp cán bộ đếntận nơi để nghiên cứu Cán bộ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, thu thậpcác thông tin và số liệu ở các đơn vị tiêu dùng lớn bằng cách điều tra trọng điểm,điều tra chọn mẫu, điều tra toàn bộ hay tham quan, phỏng vấn các đối tượng, gửiphiếu điều tra, cũng như có thể thông qua các hội nghị khách hàng hay hội trợ triểnlãm

Trang 19

Để việc nghiên cứu thị trường mang lại hiệu quả, các doanh nghiệp phần mềmcần tiến hành cả hai phương pháp trên.

Huy động các nguồn lực kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phần mềm

Nguồn lực của doanh nghiệp phần mềm bao gồm: nguồn lực hữu hình và nguồnlực vô hình Nguồn lực hữu hình là toàn bộ những yếu tố vận hành sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất kỹthuật… Sản phẩm phần mềm là sản phẩm của lao động trí óc của con người, vì vậychất lượng nguồn lao động có thể nói là yếu tố rất quan trọng trong nguồn nhân lực

về nhân sự của mỗi doanh nghiệp phần mềm Nguồn lực vô hình là lòng tin củakhách hàng đối với doanh nghiệp, thương hiệu của doanh nghiệp, văn hóa doanhnghiệp hay kỹ năng quản trị của người lãnh đạo

Nguồn lực bao giờ cũng có hạn và nếu doanh nghiệp không biết cách huy độngkết hợp thì nguồn lực sẽ bị mai một dần Mặt khác, để tạo ra các sản phẩm, dịch vụphần mềm đáp ứng được như cầu của khách hàng thì doanh nghiệp phải huy độngtối đa và kết hợp các nguồn lực của mình Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngàycàng cao Khách hàng không còn chỉ dừng lại ở nhu cầu được cung cấp sản phẩmphần mềm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng mà khách hàng còn mong muốn ởdoanh nghiệp những dịch vụ sau bán hàng, những dịch vụ bổ trợ, ví dụ như dịch vụquản trị phần mềm, dịch vụ bảo trì hệ thống, dịch vụ đào tạo hướng dẫn sử dụngphần mềm, dịch vụ triển khai… Khi doanh nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầucủa khách hàng thì sẽ mất khả hăng cạnh tranh trên thị trường Khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực và cách huy động, kết hợpcác nguồn lực với nhau

Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện kinh doanh

Chiến lược kinh doanh có thể hiểu là định hướng hoạt động kinh doanh trongthời gian dài cùng với các biện pháp, cách thức phân bổ các nguồn lực để đạt đượcmục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng

Việc xây dựng và thực hiện chiến dịch kinh doanh đối với doanh nghiệp phầnmềm ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết Vì môi trường kinh doanh ngày nay

đã thay đổi cơ bản so với trước đây đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới tổ chức quản

13

Trang 20

lý về cả nội dung lẫn hình thức Chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp phầnmềm thấy rõ được mục đích và hướng đi của doanh nghiệp trong hoạt động kinhdoanh Từ đó doanh nghiệp sẽ biết cần phải làm gì để gặt hái thành công trong kinhdoanh và biết được khi nào doanh nghiệp đạt tới mục tiêu đã định Xác định đúngmục đích và hướng đi sẽ giúp doanh nghiệp vừa thực hiện được mục tiêu vừa tiếtkiệm được nguồn lực và thời gian Nếu xác đinh sai sẽ dẫn đến chệch hướng kinhdoanh, lãng phí thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp.

Trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng tạo ra muôn vàn

cơ hội kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời cũng không ít cạm bẫy rủi ro.Chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp phần mềm chủ động tận dụng tối đanhững cơ hội kinh doanh khi chúng vừa xuất hiện và giảm bớt những rủi ro trênthương trường

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở lập và thực hiệnchiến lược kinh doanh mà còn đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh.Đây là nội dung cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng lànội dung rất quan trọng Bất cứ một hoạt động nào sau khi thực hiện đều cần phảiđánh giá kết quả thực hiện Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp biết được doanhnghiệp đã thực hiện được mục tiêu đề ra hay chưa, rút kinh nghiệm trong quá trìnhsản xuất kinh doanh lần sau Đối với mỗi doanh nghiệp việc đánh giá hiệu quả sảnxuất kinh doanh cần thực hiện thường xuyên sau mỗi kì kinh doanh Doanh nghiệp

có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đểđánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm: doanh thu, lợi nhuận

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

phần mềm

1.3.1 Các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp chính là những điểm mạnh, điểm yếu củadoanh nghiệp Quá trình phát triển của doanh nghiệp gắn liền với việc tìm ra và pháttriển các lợi thế cạnh trạnh, khắc phục những nhược điểm của doanh nghiệp Những

Trang 21

yếu tố điển hình có tác động nhiều nhất tới doanh nghiệp bao gồm: nguồn nhân lực,công tác sản xuất-tác nghiệp, công tác marketing, tài chính – kế toán, nghiên cứu vàphát triển, công tác quản trị.

1.3.1.1 Nguồn nhân lực

Chất lượng của nguồn nhân lực (năng lưc của cán bộ công nhân viên) tác độngtrực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khác vớicác doanh nghiệp sản xuất nói chung thường nguồn lao động chính dựa vào laođộng phổ thông, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệthông tin lại đòi hỏi một lượng lớn nguồn lao động chất lượng cao được đào tạo bàibản và có kinh nghiệm

Trong bối cảnh việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Namcòn bộc lộ nhiều điểm tồn tại, bất cập như: phần lớn lao động được đào tạo đềuthiếu hoặc yếu những kỹ năng cần thiết của người làm phần mềm, nhất là các kỹnăng thực tế, trình độ ngoại ngữ Cùng với nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệpphần mềm hiện nay rất lớn và cấp bách, vượt quá khả năng đáp ứng về số lượng đạtmức chất lượng nhất định, thì việc sở hữu một đội ngũ nhân lực chất lượng cao sẽđem lại thế mạnh cho doanh nghiệp để có thể cạnh tranh, phát triển và chiếm lĩnhthị trường

1.3.1.2 Sản xuất – tác nghiệp

Công tác sản xuất- tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến cácyếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm biến đổi chúng thành các sảnphẩm vật chất hoặc dịch vụ đầu ra mong muốn bằng công nghệ và các kỹ thuật phùhợp Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chứcnăng cơ bản: marketing, sản xuất, tài chính Do đó có thể nói rằng công tác sản xuất

và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp Nếuthực hiện tốt thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp Ngược lại nếu thựchiện kém sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản

Với đặc thù sản phẩm công nghệ thông tin là sản phẩm chứa hàm lượng chấtxám cao do đó việc kiểm soát công tác sản xuất-tác nghiệp thường khó khăn hơn so

15

Trang 22

với các ngành sản xuất vật chất khác Kết quả, chất lượng của các sản phẩm côngnghệ thông tin phụ thuộc rất nhiều vào quy trình sản xuất, nhất là đối với sản phầmphần mềm Nếu quy trình và kiểm soát quy trình không tốt sẽ dẫn đến chất lượngsản phẩm không đạt yêu cầu, sản phẩm có nhiều lỗi, thời gian hoàn thành sản phẩm

bị kéo dài, chi phí sản xuất tăng cao

1.3.1.3 Công tác marketing

Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu, mongmuốn của con người Từ góc độ doanh nghiệp thì marketing là một dạng hoạt độngchức năng của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu thông qua trao đổi hànghóa trên thị trường và trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhu cầu, mong muốn của kháchhàng mục tiêu

Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải hiểu biết cặn kẽ

về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng

xử trong kinh doanh Ngày nay, các doanh nghiệp công nghệ thông tin phải hoạtđộng trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng

về khoa học, công nghệ, những quy định, chính sách quản lý thương mại mới Nhucầu của khách hàng đối với các sản phẩm công nghệ thông tin không ngừng thayđổi Vì vậy, marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp công nghệ thông tin kết nối đượcvới thị trường, qua đó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướngtheo thị trường

1.3.1.4 Tài chính - kế toán

Công tác tài chính kế toán giúp cho doanh nghiệp theo dõi được thường xuyêntình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ quá trình sản xuất, theo dõi thịtrường, cho đến bán hàng, sau bán hàng Công tác tài chính kế toán còn cung cấp tàiliệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giaiđoạn, từng thời kì, nhờ đó doanh nghiệp có thể tính được hiệu quả công việc, vạch

ra hướng hoạt động cho tương lai của doanh nghiệp Thông qua công tác tài chính,doanh nghiệp có thể tự đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và năng lực tài chínhcủa doanh nghiệp Từ đó điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp sao cho phù hợp

và an toàn cho doanh nghiệp Ngoài ra, công tác tài chính còn giúp đưa ra các quyết

Trang 23

định chiến lược sát với thực tế tình hình tài chính của doanh nghiệp Và quan trọngnhất, công tác tài chính làm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, công tác tài chính kế toán có vaitrò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp Đặc thù sản phẩm là các sảnphẩm có hàm lượng chất xám cao Do đó để hoàn thành được sản phẩm đáp ứngđược yêu cầu của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhất định vào sảnphẩm, và thường thì sự đầu tư này khá cao so với các sản phẩm của các doanhnghiệp sản xuất khác Bên cạnh đó, đặc điểm sản xuất một lần bán nhiều lần của cácsản phẩm công nghệ thông tin khiến cho công tác tài chính-kế toán càng trở nênquan trọng Công tác tài chính sẽ cho doanh nghiệp một cái nhìn chính xác nhất vềhiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết địnhchính xác để đưa doanh nghiệp đi lên

1.3.1.5 Nghiên cứu và phát triển

Công tác này sẽ thực hiện việc nghiên cứu và đề xuất các ý tưởng về sản phẩm

và các yếu tố liên quan đến sản phẩm, nghiên cứu công nghệ mới, nghiên cứu cảitạo hoặc ứng dụng mới Đây là việc nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới, đáp ứngvới nhu cầu khách hàng, đồng thời tạo ra nhu cầu mới cho khách hàng Việc nghiêncứu cải tiến cũng như ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cũng làm tăng năngsuất lao động, giảm chi phí, rút ngắn thời gian quay vòng Tất cả các điều đó nhằmduy trì vị thế chắc chắn cho doanh nghiệp trong hiện tại, đồng thời nó giúp doanhnghiệp vươn tới các vị trí cao hơn trong ngành

Trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ phát triển mạnh, đồngthời sẽ đặt ra hàng loạt thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Vì thế, doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cần phải gấp rút giải quyếtđược các vấn đề như liên quan đến nhân sự chất lượng cao, chiến lược phát triển thịtrường hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh mà một trong những vấn đề mấuchốt chính là tập trung cho nghiên cứu và phát triển, nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh và góp phần khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường công nghệthông tin Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ làm tăng giá trị chocác sản phẩm phần công nghệ thông tin

17

Trang 25

1.3.1.6 Công tác quản trị

Công tác quản trị giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động của doanh nghiệp.Đây là hoạt động đem lại sự phát triển trong dài hạn và thu lại sự phát triển thực sự

về chất cho doanh nghiệp Công tác quản trị bao gồm:

Lập kế hoạch: đây là chức năng khởi đầu và trọng yếu với công tác quản trị Nó

nó dự báo, phân tích chiến lược, đề ra chính sách, thiết lập các mục tiêu Như vậy

nó quyết định đến hướng đi cho doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến tương laicủa doanh nghiệp

Tổ chức: cơ cấu tổ chức là các bộ phận có mối quan hệ với nhau, được chuyênmôn hóa và phân chia trách nhiệm quyền hạn theo cấp bậc, nhằm hoạt động đạt tớimục tiêu của doanh nghiệp Như vậy nó ảnh hưởng tới việc phối hợp sức mạnh giữacác phòng ban với nhau, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và quản lý chung củadoanh nghiệp

Lãnh đạo: bằng việc hiểu rõ con người trong hệ thống, từ đó đưa ra các quyếtđịnh lãnh đạo thích hợp, xây dựng nhóm làm việc, khuyến khích và thúc đầy nhânviên làm việc Nó ảnh hưởng tới ý thức làm việc, năng suất lao động, giữ đúnghướng đi theo mục tiêu đã định Như vậy nó tập hợp nhân tài vât lực để biến viễncảnh thành hiện thực

Kiểm tra: đây là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong quản trịdoanh nghiệp Nó ảnh hưởng tới hiệu quả hoàn thành công việc, tới quyền lực quản

lý của nhà lãnh đạo Nó đối phó với sự thay đổi của môi trường, và nó chính là tiền

đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và hệ thống thông tin quản lý: văn hóa doanhnghiệp có thể coi như một phức hợp của những giá trị, những niềm tin, những giảđịnh, và những biểu tượng mà xác định cách thức doanh nghiệp tiến hành các loạihoạt động sản xuất kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng quan trọng tới cácmục tiêu chiến lược, các chính sách, nó cũng tạo ra hoặc ngăn cản việc thực hiệnmột chiến lược được chọn Nó góp phần tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp Hệthống thông tin là tổng hợp con người, công nghệ thông tin và các thủ tục được tổ

19

Trang 26

chức lại để cung cấp thông tin cho người sử dụng Hệ thống thông tin ảnh hưởng tớiviệc tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài

Trên thực tế, các ngành và doanh nghiệp được đặt trong một môi trường vĩ môrộng lớn và môi trường ngành Những thay đổi trong môi trường vĩ mô có thể có tácđộng trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào đó trong ngành, do đó, làm biến đổi sứcmạnh tương đối đến các lực lượng khác và với chính nó, cuối cùng là làm thay đổitính hấp dẫn của một ngành

1.3.2.1 Môi trường chính trị - pháp luật

“Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹthuật sản xuất… Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đều tác độngtrực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” (Ngô Đình Giao 1997,tr.422)

Luật gồm có luật trong nước và luật quốc tế, các văn bản dưới luật cũng vậy, cónhững quy định do Chính phủ Việt Nam ban hành, có những quy định do các tổchức quốc tế (WTO, AFTA, ASEAN) ban hành mà các doanh nghiệp Việt Nam khitham gia vào hội nhập và toàn cầu hoá phải tuân theo Mọi quy định và luật lệ tronghợp tác kinh doanh quốc tế đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh, nó tác động trực tiếp đến mọi phương diện như tín dụng, thuế, chống độcquyền, bảo hộ, ưu đãi, bảo vệ môi trường… những chính sách này khi tác động lênnền kinh tế sẽ ra cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng đồng thời cũng sẽ tăng nguy

cơ cho doanh nghiệp khác

Sự ổn định của môi trường pháp lý cũng như sự ổn định chính trị sẽ là một nhân

tố thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp đồng thời góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia.Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối diện với nhữngthay đổi liên tục của pháp luật, dẫn đến suy yếu năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp

Trang 27

Những năm gần đây được coi là giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin với rấtnhiều dòng sản phẩm và xu thế công nghệ mới, hiện đại ra đời Việc ứng dụng côngnghệ thông tin vào mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống như kinh tế - chính trị - xãhội đã trở thành một xu thế chung Đi cùng với sự phát triển vượt bậc đó thì vai tròcủa những người lãnh đạo công nghệ thông tin, cũng được chú ý và nhìn nhận đúngđắn trên thế giới Chức danh, cũng như vai trò lãnh đạo của các lãnh đạo công nghệthông tin ở Việt Nam đã được nhìn nhận và đánh giá cao từ phía các nhà lãnh đạo,chuyên gia và cộng đồng công nghệ thông tin.

Cuối tháng 7/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định thành lậpHội đồng Giám đốc công nghệ thông tin của cơ quan Nhà nước (gọi tắt là Hội đồngCIO) Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự quan tâm của Nhà nước ta dành chonhững nhà lãnh đạo công nghệ thông tin

Trong khi đó, Chính phủ đang dành nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hànhlang pháp lý nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, hướng đến chính phủđiện tử với sự ra đời của Luật công nghệ thông tin và Luật giao dịch điện tử Nhậnthức được vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong thờiđại mới, thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năm 2010, Thủtướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh vềcông nghệ thông tin –truyền thông” và “Chương trình quốc gia về ứng dụng côngnghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”.Những cơ sở pháp lý này đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển

Tuy nhiên, hành lang pháp lý về công nghệ thông tin của Việt Nam vẫn đangtrong giai đoạn hoàn thiện, do đó vẫn còn những thiếu sót Những sơ hở thiếu sótnày có thể dẫn đến những thiệt hại cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựccông nghệ thông tin

1.3.2.2 Môi trường văn hóa – xã hội

Phân đoạn văn hóa xã hội liên quan đến các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa.Bởi vì các giá trị văn hóa và thái độ xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, nên nó

21

Trang 28

thường dẫn dắt các thay đổi và các điều kiện công nghệ, chính trị-luật pháp, kinh tế

và nhân khẩu

Giống như những thay đổi công nghệ các thay đổi xã hội cũng tạo ra các cơ hội

và đe dọa Đối với ngành công nghệ thông tin, việc tăng nhận thức của khách hàng

về tầm quan trọng của nền tảng công nghệ thông tin đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực côngnghệ thông tin

1.3.2.3 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh

tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm củanền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại luôn là các nhân tố tácđộng trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả

va hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp Là tiền đề đểNhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, cácchính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanhnghiệp

Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh tranhcũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình Mộtmôi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển,cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Tạo điều kiện đểcác cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn cáchoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay đổi khả năngtạo giá trị và thu nhập của nó Bốn nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ

mô đó là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái, và tỷ lệ lạmphát

Trang 29

Tăng trưởng kinh tế dẫn đến một sự bùng nổ về chi tiêu của khách hàng, vì thế

có thể đem lại khuynh hướng thoải mái hơn về sức ép cạnh tranh trong một ngành.Điều này có thể cống hiến cho các công ty cơ hội để bành trướng hoạt động và thuđược lợi nhuận cao hơn Ngược lại, suy giảm kinh tế sẽ dẫn đến sự giảm chi tiêucủa người tiêu dùng, và do đó làm tăng sức ép cạnh tranh Nền kinh tế suy giảmthường gây ra các cuộc chiến tranh giá trong các ngành bão hòa Điều này được thểhiện khá rõ đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.Trong giai đoạn khó khăn về kinh tế, khách hàng sẽ có xu hướng giảm bớt chi tiêu,chỉ chấp nhận những chi phí cho các nhu cầu thiết yếu Những khoản chi tiêu choviệc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin thường có mức độ ưu tiên thấp nhất.Điều này sẽ làm giảm doanh thu, hoạt động kinh doanh gặp nhiều bất lợi đối với cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Mức lãi suất có thể tác động đến nhu cầu về sản phẩm của công ty Lãi suất làmột nhân tố quan trọng khi khách hàng phải vay mượn để tài trợ cho hoạt động muasắm của họ về các hàng hóa này

Tỷ giá hối đoái xác định giá trị đồng tiền các quốc gia với nhau Sự dịch chuyểncủa tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp lên tính cạnh tranh của các công ty trong thịtrường toàn cầu

Lạm phát có thể làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế tăngtrưởng chậm hơn, lãi suất cao hơn, các dịch chuyển hối đoái không ổn định Nếulạm phát tăng, việc lập kế hoạch đầu tư trở nên mạo hiểm Đặc tính then chốt củalạm phát là nó gây ra khó khăn cho các dự kiến về tương lai Trong một môi trườnglạm phát, khó có thể dự kiến một cách chính xác giá trị thực của thu nhập nhậnđược từ các dự án Sự không chắc chắn như vậy làm cho công ty không dám đầu tư.Tình trạng đầu tư cầm cự của các công ty trong trường hợp lạm phát tăng sẽ làmgiảm các hoạt động kinh tế, cuối cùng đẩy nền kinh tế đến chỗ đình trệ Như vậy,lạm phát cao là một đe dọa đối với công ty

1.3.2.4 Môi trường công nghệ

Trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, các thay đổi côngnghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội Các tác động này chủ yếu thông qua

23

Trang 30

các sản phẩm, quá trình công nghệ, và vật liệu mới Phân đoạn công nghệ bao gồmcác thể chế, các hoạt động liên quan đến việc sáng tạo ra các kiến thức mới, chuyểndịch các kiến thức đó đến các đầu ra, các sản phẩm, các quá trình và các vật liệumới.

Thay đổi công nghệ có thể làm cho cácsản phẩm hiện có bị lạc hậu chỉ sau mộtđêm, đồng thời nó có thể tạo ra hàng loạt khả năng về sản phẩm mới Như vậy, sựthay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt- cả cơ hội và đe dọa

Một trong những tác động quan trọng nhất của sự thay đổi công nghệ đó là nó

có thể tác động lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngànhtận gốc rễ Trên thực tế, Internet biểu hiện một thay đổi công nghệ chủ yếu, và nóxuất hiện để mở đường cho quá trình hủy diệt sáng tạo trải rộng trong nhiều ngành.Bán lẻ trực tuyến xuất hiện, việc bán mọi thứ từ sách và đĩa CD đến quần áo chỉ rarằng Internet cũng đã hạ thấp rào cản nhập cuộc trong ngành bán lẻ Khả năng mua

vé máy bay sách hướng dẫn du lịch trực tuyến là một đe dọa đối với các đại diện dulịch hiện hành, ngược lại nó lại cung cấp một cơ hội cho các khởi sự trên cơ sởInternet muốn gia nhập vào ngành du lịch Sư phát triển của Internet cũng hạ thấprào nhập cuộc đối với ngành tin tức Ví dụ, những người cung cấp tin tức tài chínhhiện nay phải cạnh tranh vì giá trị quảng cáo và sự thu hút khách hàng với các tổchức truyền thông trên cơ sở Internet đã xuất hiện trong những năm gần đây

Rõ ràng, với công nghệ Internet, công nghệ không dây, công nghệ sinh học vàhàng loạt các phát minh mới đang hàng ngày, hàng giờ ra đời định hình lại cấu trúccạnh tranh ở hầu hết các ngành và các quốc gia, nếu không muốn nói đến tất cả Cáckiến thức công nghệ là đặc biệt quan trọng Chắc chắn trên một không gian toàncầu, các cơ hội và đe dọa về công nghệ trong môi trường vĩ mô có một tác động lêncác doanh nghiệp kể cả bằng việc mua từ bên ngoài hay tự sáng tạo ra công nghệmới Sự phát triển của công nghiệp CNTT chịu sử chi phối về mặt công nghệ củacác hãng, tập đoàn lớn Việc nắm bắt được các xu thế phát triển công nghệ và sảnphầm là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công Chính điều này đòihỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải luôn cốgắng bắt nhịp thậm chí là phải đi trước các xu thế công nghệ

Trang 32

1.3.2.5 Môi trường nhân khẩu học

Phân đoạn nhân khẩu học của môi trường vĩ mô liên quan đến dân số, cấu trúctuổi, phân bố địa lý, cộng đồng các dân tộc, và phân phối thu nhập Phân đoạn nhânkhẩu học cần được phân tích trên nền tảng toàn cầu bởi vì các tác động tiềm ẩn của

nó còn vượt qua cả biên giới quốc gia và bởi vì có nhiều doanh nghiệp cạnh tranhtrong điều kiện toàn cầu

Phân bố dân cư về mặt địa lý có thể gây ra những lợi thế cho công nghệ viễnthông Bằng máy tính con người có thể ở nhà và thực hiện các trao đổi với ngườikhác qua mạng viễn thông Cấu trúc tuổi già đi ở các nước phát triển do tỷ lệ sinhthấp, và tuổi thọ có khuynh hướng tăng Cho thấy các cơ hội của các dịch vụ chămsóc người già, các dịch vụ bảo hiểm Nhưng cũng tiềm ẩn một đe dọa với các doanhnghiệp về vấn đề nguồn lao động Đối với những nước đang phát triển cơ cấu dân

số trẻ, là cơ hội để các doanh nghiệp dịch chuyển đến tìm nguồn lao động trẻ Song

sự tăng dân số nhanh chóng đang làm sói mòn khả năng phát triển bền vững ở cácquốc gia này

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cơ cấu dân số trẻ ảnh hưởng rất nhiều đếncác doanh nghiệp Cơ cấu dân số trẻ giúp doanh nghiệp tìm được nhiều khách hàngmong muốn có những sản phẩm công nghệ phục vụ cho công việc, cuộc sống Mặtkhác, doanh nghiệp đó cũng sẽ dễ dàng tìm được nguồn lao động trẻ, phù hợp vớingành công nghệ thông tin

1.3.2.6 Môi trường toàn cầu

Phân đoạn toàn cầu bao gồm các thị trường toàn cầu có liên quan, các thị trườnghiện tại đang thay đổi, các sự kiện chính trị quốc tế quan trọng, các đặc tính thể chế

và văn hóa cơ bản trên các thị trường toàn cầu Toàn cầu hóa các thị trường kinhdoanh tạo ra cả cơ hội lẫn đe dọa Các doanh nghiệp có thể nhận diện và thâm nhậpvào các thị trường toàn cầu mới đáng giá Dịch chuyển vào thị trường quốc tế mở ramột tiềm năng và tầm với cho các doanh nghiệp công nghệ thong tin Các doanhnghiệp có thể tăng cơ hội để bán các cải tiến của họ bằng việc thâm nhập vào thịtrường quốc tế mới Thị trường càng lớn càng làm tăng khả năng có được thu nhập

Trang 33

tốt cho các cải tiến của nó Chắc chắn, doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới

có thể khuếch tán những kiến thức mới mà họ đã sáng tạo ra cũng như học hỏinhiều hơn từ thị trường mới

1.3.2.7 Môi trường ngành

Một ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thểthay thế chặt chẽ với nhau Trong quá trình cạnh tranh các công ty này có ảnhhưởng đến các công ty khác Nói chung, các ngành bao gồm một hỗn hợp và đadạng các chiến lược cạnh tranh mà các công ty theo đuổi để có được mức thu nhậpcao hơn trung bình

Các ngành rất khác nhau về các đặc tính kinh tế, các tình thế cạnh tranh, và triểnvọng thu lợi nhuận trong tương lai Các đặc tính kinh tế của ngành biến đổi bởi một

số các nhân tố như: qui mô và tốc độ tăng trưởng thị trường, tốc độ thay đổi côngnghệ, ranh giới địa lý của thị trường (địa phương hay toàn cầu), số lượng, qui môcủa những người mua và bán, mức độ tác động của tính kinh tế về qui mô đến sảnphẩm của người bán, các kiểu kênh phân phối…Các lực lượng cạnh tranh có thểvừa phải, dữ dội, thậm chí là tàn khốc trong các ngành khác nhau Hơn nữa, cácngành cũng khác nhau rất lớn về các tiêu điểm cạnh tranh, có thể là giá, là chấtlượng, cải tiến hay rất nhiều các đặc tính hiệu năng khác Sự khác biệt về các điềukiện ngành và cạnh tranh có thể khiến các công ty trong ngành không hấp dẫn rấtkhó có thể tìm ra lợi nhuận trong khi các công ty yếu ở trong các ngành hấp dẫn vẫn

dễ dàng thể hiện một hiệu năng tốt

Đối với ngành công nghệ thông tin, đây là một ngành có sự cạnh tranh gay gắtgiữa các doanh nghiệp Giá trị của các sản phẩm công nghệ thông tin nằm tronghàm lượng chất xám có trong sản phẩm Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhaubằng các sản phẩm, dịch vụ Tuy nhiên yếu tố chất xám ở đây rất khó xác định vìcòn có yếu tố bản quyền Bản quyền sáng chế có thể được sử dụng làm công cụ đểchống lại sự phát triển của doanh nghiệp khác

1.3.3 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

27

Trang 34

1.3.3.1 Mục đính và ý nghĩa của đào tạo và phát triên nguồn nhân lực trong

doanh nghiệp

Mục đích của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bao gồm: giúpdoanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có; giúp doanh nghiệp

có thể chủ động đáp ứng nhu cầu nhân lực cho chiến lược phát triển dài hạn trên cơ

sở yêu cầu của doanh nghiệp; nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việcgiúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệpcủa mình; nâng cao khả năng thích ứng của nhân viên với các công việc trong tươnglai; nâng cao khả năng thích ứng của tổ chức với sự thay đổi của môi trường; chuẩn

bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận; đào tạo và phát triển giúp cho nhânviên có những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán

bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết; thỏa mãn nhu cầu phát triển của nhân viên.Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng

do các nguyên nhân:

+ Việc áp dụng các trang bị công nghệ, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuấtlàm cho lao động thủ công dần được thay thế bằng lao động máy móc Người côngnhân cần phải có kiến thức kỹ thuật mới có thể điều khiển, sử dụng tối đa công suấtmáy móc, thiết bị, đưa ra các kiến nghị cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất laođộng

+ Việc áp dụng máy móc kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất khiến cho tỷtrọng thời gian máy làm việc tăng lên trong quỹ thời gian ca Điều này dẫn đến khảnăng mở rộng phạm vi và các chức năng hoạt động của nhân viên, vì vậy nhân việnphải được đào tạo ở diện rộng, có thể thực hiện nhiều nghề, nhiều chức năng khácnhau trong quá trình sản xuất

+ Sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính chất phức tạp của sản xuất ngàycàng tăng, nhiều mặt hàng , sản phẩm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu thị hiếu củakhách hàng cũng làm tăng nhu cầu đào tạo

Trang 35

+ Trong quá trình lao động, nhân viên sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việcnhưng quá trình tự đào tạo này diễn ra lâu với lượng ít Đào tạo sẽ nhanh chóngcung cấp một lượng công nhân viên kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò, ý nghĩa đối với nềnkinh tế xã hội nói chung và đối v ới các doanh nghiệp, tổ chức và người lao độngnói riêng:

+ Đối với doanh nghiệp, đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứngcác mục tiêu, chiến lược của tổ chức Chất lượng nguồn nhân lực trở thành lợi thếcạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp giải quyếtđược các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cạn vàgiúp cho doanh nghiệp thichs ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội Quá trình đàotạo và phát triển nguồn nhân lưjcthanhf công sẽ mang lại những lợi ích sau: cải tiến

về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc; giảm bớt được sự giám sát vì khingười lao động được đào tạo, trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp

vụ cần thiết, họ có thể tự giám sát được công việc; tọa thái độ hợp tác trong laođộng; đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực; giảm bớt đượctai nạn lao động; sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, đảm bảo giữ vữnghiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do cónguồn nhân lực đã được đào tạo để thay thế

+ Đối với người lao động, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khôngchỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà còn giúp cho người lao động cập nhật cáckiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật.Nhờ có đào tạo mà người lao động tránh được sự đào thải trong quá trình phát triểncủa tổ chức Đồng thời, nó cũng góp phần làm thỏa mãn nhu cầu được phát triểncho người lao động

1.3.3.2 Nội dung của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo được hiểu là sự thiếu hụt khả năng thực hiện công việc củangười lao động so với yêu cầu của công việc về một lĩnh vực nào đó Do đó việc

29

Trang 36

xác định nhu cầu đào tạo là một bước rất quan trọng đối với công tác đào tạo vàphát triển của doanh nghiệp Vì dựa vào nó mà doanh nghiệp mới có thể đưa rađược kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng khoá cũng như kinh phí bỏ ra để tổ chức đàotạo.

Để đưa ra được nhu cầu đào tạo một cách chính xác và phù hợp với chiến lược,mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải căn cứ vào bản phântích công việc, đánh giá thực hiện công việc, quy hoạch sử dụng và thăng tiến cán

bộ Các doanh nghiệp muốn xác định nhu cầu đào tạo thì cần tiến hành phân tíchdoanh nghiệp, phân tích công việc, và phân tích người lao động

Phân tích doanh nghiệp là việc xác định những mục tiêu, kết qủa kinh doanh cầnđạt được trong một năm hay một thời kỳ nhất định, những chính sách về sử dụng vàthăng tiến cán bộ Từ đó đưa ra được những biện pháp nhằm đạt được mục tiêu đótrong đó có biện pháp về nguồn nhân lực Và đó là cơ sở để doanh nghiệp xác địnhđược hướng đào tạo tổng thể cho đơn vị mình để có được nguồn lực đáp ứng đượcyêu cầu về cả số lượng và chất lượng

Phân tích công việc là việc xem xét những yêu cầu về các kiến thức, kỹ năng màngười lao động cần phải có để thực hiện một công việc cụ thể Đồng thời dựa vàođánh giá khả năng thực hiện công việc của người lao động mà doanh nghiệp sẽ xácđịnh những kiến thức, kỹ năng mà người lao động còn thiếu, cần phải được bổ sung

để đạt hiệu quả công việc tốt nhất Trong bước phân tích này thì doanh nghiệp sẽxác định được cụ thể những kỹ năng nào cần được đào tạo và ai cần được đào tạo.Phân tích người lao động là dựa vào những đặc điểm về trình độ, khả năng nghềnghiệp hay nguyện vọng, mong muốn của người lao động để làm cơ sở xác địnhnhu cầu đào tạo

Với cách xác định nhu cầu dào tạo như vậy sẽ đảm bảo được tính chính xác vàthực sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp Đồng thời cũng tạo độnglực cho người lao động tham gia đào tạo khi việc đào tạo thực sự phù hợp với tâm

tư, nguyện vọng của họ

Thực tế có hai loại lao động phổ biến là công nhân, nhân viên kỹ thuật và laođộng quản lý Các doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh và đối

Trang 37

tượng lao động mà họ nắm giữ có thể có các phương pháp xác định nhu cầu đào tạovới hai loại lao động này như sau:

- Với công nhân kỹ thuật:

+ Phương pháp tính toán căn cứ tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật cầnthiết cho từng loại sản phẩm và quỹ thời gian lao động của loại nhân viên kỹ thuậttương ứng

+ Phương pháp tính toán căn cứ vào số lượng máy móc, thiết bị kỹ thuật cầnthiết cho quá trình sản xuất, mức đảm nhiệm của một nhân viên kỹ thuật và hệ số calàm việc của máy móc thiết bị

+ Phương pháp chỉ số: dự đoán nhu cầu công nhân viên kỹ thuật căn cứ vào chỉ

số tăng của sản phẩm, chỉ số tăng của công nhân viên kỹ thuật trên tổng số côngnhân viên và chỉ số tăng năng lao động ở kỳ kế hoạch

- Với lao động quản lý

Với loại lao động này thì không thể áp dụng các phương pháp như xác định nhucầu đào tạo của công nhân kỹ thuật do đặc điểm, tính chất nghề nghiệp là khácnhau Hiệu quả lao động quản lý không thể định lượng một cách cụ thể và rõ ràngnhư lao động của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm, mà nó chỉ được phản ánhthông qua kết quả chung của doanh nghiệp Do đó việc xác định nhu cầu đào tạonày phần lớn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi người và con mắt đánh giá củangười lao động quản lý cấp cao hơn

Xác định mục tiêu đào tạo

Việc xác định mục tiêu đào tạo chính là xác định kết quả cần đạt được củachương trình đào tạo Doanh nghiệp xác định đúng được mục tiêu đào tạo sẽ nângcao đựơc hiệu quả cần đạt được của chương trình đào tạo đó Tuỳ vào mỗi doanhnghiệp mà mục tiêu đào tạo ở đây có thể là mục tiêu chung của toàn bộ công tác đàotạo trong năm hoặc một thời kỳ hoặc là mục tiêu của một chương trình đào tạo cụthể Tuy nhiên việc xác định mục tiêu đào tạo càng cụ thể bao nhiêu thì việc địnhhướng cho công tác đào tạo càng chính xác bấy nhiêu Nhưng cuối cùng dù mụctiêu đào tạo có cụ thể hay khái quát thì vẫn phải đảm bảo mục tiêu phát triển chung

31

Trang 38

của toàn doanh nghiệp vì thực chất đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằmhoàn thành được mục tiêu của doanh nghiệp.

Mục tiêu đào tạo mà doanh nghiệp cần xác định trước mỗi khoá hay thời kỳ đàotạo phải gồm những nội dung sau:

- Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ, kỹ năng có được sau đàotạo là những gì

- Số lượng bao nhiêu và cơ cấu học viên như thế nào.- Thời gian đào tạo vào khinào với thời lượng là bao nhiêu

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Lựa chọn đối tượng đào tạo là việc chọn ai để đào tạo Cơ sở để lựa chọn đốitượng đào tạo là:

- Nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp

- Nguyện vọng được đào tạo của bản thân người lao động

- Khả năng của người lao động

- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo là bước khá quan trọng trong cả tiến trình đàotạo Vì nếu lựa chọn đối tượng đào tạo có chính xác thì hiệu quả đào tạo mới có thểcao Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo tình hình thực tế mà lựa chọn đối tượng đào tạothích hợp Ngoài những cơ sở trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn đối tượng đào tạobằng cách tham khảo ý kiến của người lãnh đạo cấp cao hơn hoặc tổ chức phỏngvấn trực tiếp người lao động

Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

Chương trình đào tạo là một hệ thống những môn học, bài học được giảng dậy

để cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng nào trong thời gian là bao lâu.Trên cơ sở đó chúng ta đưa ra phương pháp đào tạo thích hợp

Việc xây dựng phương pháp đào tạo cần căn cứ vào nhu cầu đào tạo, mục tiêuđào tạo và đối tượng đào tạo đã xác định ở trên để đưa ra được phương pháp hợp lý

Ví dụ như nếu một doanh nghiệp mà đối tượng đào tạo là lao động quản lý thì có

Trang 39

thể áp dụng một số phương pháp như luân chuyển và thuyên chuyển công việc, đàotạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ, kèm cặp và chỉ bảo còn nếu đối tượng là côngnhân kỹ thuật thì có thể sử dụng các phương pháp như đào tạo theo kiểu chỉ dẫncông việc, đào tạo theo kiểu học nghề, tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp

Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Việc lựa chọn giáo viên có thể lấy từ hai nguồn chính sau:

- Những người giỏi trong doanh nghiệp: đây thường là những người có thâmniên công tác lâu năm trong doanh nghiệp và là người có trình độ chuyên môn , kỹthuật cao Khi lựa chọn những người này thì có lợi thế là học nắm rõ tình hình củadoanh nghiệp và biết được những loại kiến thức, kỹ năng mà người lao động cònthiếu Từ đó có thể dễ dàng đưa ra chương trình đào tạo phù hợp cho doanh nghiệp.Tuy nhiên cũng có những bất lợi là sẽ ảnh hưởng đến công việc của những ngườinày và việc trang bị những kiến thức về lý thuyết cho người học sẽ bị hạn chế

- Những giáo viên ở các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và ở cáctrung tâm đào tạo: khi lựa chọn giáo viên là những người này thì có ưu điểm là việchọc viên tiếp cận lý thuyết sẽ bài bản và có hệ thống hơn Đồng thời họ cũng cóphương pháp giảng dạy và kỹ năng truyền đạt kiến thức dễ hiểu hơn Nhưng cónhược điểm là đôi khi họ không gắn việc học tập với thực tế doanh nghiệp và tốnnhiều chi phí cho việc thuê giáo viên hơn

Do đó để thiết kế một chương trình đào tạo hợp lý thì doanh nghiệp nên kết hợp

cả thuê giáo viên ngoài và sử dụng những người có kinh nghiệm lâu năm trongdoanh nghiệp Như vậy sẽ cho phép doanh nghiệp vừa tiếp cận được với các kiếnthức mới vừa đảm bảo không xa rời thực tiễn tại doanh nghiệp

Sau khi đã lựa chọn được giáo viên thích hợp, các giáo viên cần được tập huấn

để nắm vững mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo, và phải trao đổi vớinhững người lãnh đạo hay những người phụ trách công tác đào tạo của doanhnghiệp về giáo án sẽ giảng dạy để đạt đến thoả thuận giữa hai bên sao cho phù hợpnhất

Dự tính kinh phí đào tạo

33

Trang 40

Trước khi tiến hành chương trình đào tạo thì doanh nghiệp cần phải dự tính kinhphí đào tạo để xem xét khả năng doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính để đầu tưhay không Một chương trình đào tạo dù có hoàn hảo đến đâu nhưng nó vẫn khôngthể thực hiện được nếu như vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Chi phí đào tạo bao gồm :

- Chi phí cho việc học gồm mua sắm trang thiết bị giảng dạy và học tập, tài liệugiáo trình, thuê địa điểm giảng dạy,…

- Chi phí cho việc thuê giáo viên

- Chi phí cơ hội: chi phí trả tiền lương cho học viên trong quá trình học tập, chiphí cho việc khắc phục sản phẩm hỏng cho học viên, giá trị doanh nghiệp có thể đạtđược nếu như họ không tham gia khoá đào tạo…

Với các doanh nghiệp hiện nay thì thường xây dựng quỹ đào tạo phát triển đểphục vụ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Quỹ đào tạo này đượctrích từ lợi nhuận của công ty hay từ một nguồn hỗ trợ khinh phí nào đó như là củacác công ty mẹ hay tổng công ty Tuỳ vào quy mô và tình trạng hoạt động củadaonh nghiệp mà quỹ này có tỷ trọng lớn hay nhỏ Vì kinh phí cho đầu tư phát triển

là một loại chi phí nên phải được dự tính hợp lý mà doanh nghiệp có thể chi trảđược Kinh phí đào tạo được dự tính tuỳ thuộc vào nhu cầu đào tạo, mục tiêu đàotạo, đối tượng, phương pháp đào tạo và nó cũng quyết định phần nào đến hiệu quảđào tạo Do đó kinh phí đào tạo cũng phải ở mức hợp lý để không làm ảnh hưởngđến hiệu qủa đào tạo

Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo

Công tác đánh giá chương trình và kết quả đào tạo đóng vai trò hết sức quantrọng trong tiến trình đào tạo Thông qua đó, doanh nghiệp mới xác định được hiệuquả của công tác đào tạo đối với việc thực hiện công việc, xem xét chi phí bỏ ra đàotạo có hợp lý và chính đáng không, đồng thời là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạocho những kỳ tiếp theo

Việc đánh giá chương trình đào tạo có thể dựa váo các tiêu thức sau:

- Mục tiêu đào tạo có đạt được không

Ngày đăng: 27/04/2015, 12:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Thông tin và truyền thông, Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách trắng Công nghệ thông tin và truyềnthông Việt Nam
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
2. Bùi Mạnh Cương, Trần Thị Ngọc Quyên, Những cuộc chiến marketing – kinh nghiệm và thực tiễn dành cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB Thống kê, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cuộc chiến marketing – kinhnghiệm và thực tiễn dành cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổimới
Nhà XB: NXB Thống kê
3. Colrey Ladas, Scrumban – Essays on Kanban Systems for Lean Software Development, NXB Modus Cooperandi Press, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scrumban – Essays on Kanban Systems for Lean SoftwareDevelopment
Nhà XB: NXB Modus Cooperandi Press
4. David Anderson, Lessons In Agile Management: On the Road to Kanban, NXB Blue Hole Press, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lessons In Agile Management: On the Road to Kanban
Nhà XB: NXB Blue Hole Press
5. TS Đặng Minh Trang, Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Thống kê, 2005 6. TS. Lê Văn Phùng, Kỹ nghệ phần mềm, NXB Thông tin và truyền thông,2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị sản xuất và tác nghiệp," NXB Thống kê, 20056. TS. Lê Văn Phùng, "Kỹ nghệ phần mềm
Nhà XB: NXB Thống kê
7. TS Lưu Thanh Đức Hải, Marketing ứng dụng – trong sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ, NXB Thống kê, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing ứng dụng – trong sản xuất kinh doanhthương mại và dịch vụ
Nhà XB: NXB Thống kê

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w