- Phiếu câu hỏi đóng dành cho HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình gồm 3 phần (Phụ lục 2)
PHẦN II I: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
1.Kết luận
Qua quá trình so sánh một số đặc điểm giao tiếp giữa thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình, người nghiên cứu rút ra một số kết luận sau :
1.1.Thực trạng một số đặc điểm giao tiếp của HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình
- Nhu cầu giao tiếp của HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình đều ở mức trung bình trở lên.
- Những đối tượng HSTN mong muốn giao tiếp nhiều nhất là những người trong gia đình : ông bà, cha mẹ; bạn bè ở trường đối với HSTN sống tại gia đình; các trẻ trong Mái ấm đối với HSTN sống tại Mái ấm
- Thứ bậc về mức độ giao tiếp với các đối tượng khác nhau của HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình phụ thuộc vào địa điểm sống của thiếu niên. Đối tượng các em tiếp xúc nhiều nhất là bạn thân.
- Cả HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình đều đánh giá cao phẩm chất đạo đức cá nhân của bạn và năng lực giáo dục của thầy cô Giáo dục viên và thầy cô ở trường khi giao tiếp.
- Nội dung giao tiếp của HSTN sống tại Mái ấm và gia đình rất phong phú, gồm nhiều lĩnh vực khác nhau Thứ bậc nội dung giao tiếp phân hóa cao thấp theo từng đối tượng và địa điểm sống của các em
1.2. So sánh một số đặc điểm giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình tại gia đình
- Không có sự khác biệt về nhu cầu giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình. Nhưng mức độ mong muốn giao tiếp với các đối tượng khác nhau có sự khác biệt theo giới tính và địa điểm sống của thiếu niên ở một số đối tượng như : bạn bè ở trường, các em nhỏ tuổi hơn sống trong khu phố, cha mẹ, ông bà.
- Có sự khác biệt về mức độ giao tiếp với các đối tượng trong gia đình như cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình
- Có sự khác biệt về mức độ giao tiếp với bạn :cùng lớp, khác lớp, bạn thân giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình.
- Có sự khác biệt ở hai đặc điểm tâm lý của bạn mà thiếu niên mong muốn giao tiếp : hiểu biết rộng về cuộc sống, biết ứng xử trong nhiều tình huống giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình
- Về đặc điểm tâm lý của thầy cô Giáo dục viên, thầy cô ở trường thiếu niên mong muốn giao tiếp có sự khác biệt ở một số đặc điểm. HSTN sống tại Mái ấm đánh giá cao “Phẩm chất đạo đức của cá nhân thầy cô” hơn các em sống tại gia đình.
-Nhiều nội dung, nhóm nội dung giao tiếp với các đối tượng : cha mẹ, người thân; bạn bè, thầy cô Giáo dục viên, thầy cô ở trường có sự khác biệt giữa : nam – nữ sống tại gia đình; nam – nữ sống tại Mái ấm; nam MA – nam GĐ, nữ MA – nữ GĐ; thiếu niên sống tại MA – thiếu niên sống tại GĐ.
1.3.Nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình chủ yếu do sự khác nhau về địa điểm sống, và những đặc điểm riêng của giới tính
1.4.Dựa vào kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu đề xuất một số biện pháp giáo dục, chủ yếu là tổ chức các hoạt động giao lưu với nhiều đối tượng khác nhau để HSTN sống tại MA có điều kiện phát triển nhân cách tốt hơn và bù đắp sự thiếu thốn tình cảm của các em.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài đã chứng minh 3 giả thuyết người nghiên cứu đặt ra là đúng và giải quyết được 5 nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
2.Kiến nghị
* Để những biện pháp giáo dục trên đây có điều kiện thuận lợi để tiến hành người nghiên cứu có những kiến nghị sau:
- Đối với các cơ quan quản lý GDV:
+ Các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn đến đời sống của GDV. Đây là công việc khá nặng nhọc, yêu cầu các GDV phải có mặt thường trực ở Mái ấm để chăm sóc các em. Đối với những Mái ấm có nhiều GDV công việc được chia sẻ bớt, còn những Mái ấm ít GDV thì công việc khá nhiều. Trong khi đó, đồng lương của họ còn rất ít ỏi để đảm bảo cuộc sống. Đây cũng là một khó khăn khiến các thầy cô GDV không thể đầu tư nhiều vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở Mái ấm.
+ Hiện nay, số lượng GDV được đào tạo chuyên môn về Xã hội để làm việc với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt còn rất ít. Vì vậy, cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho GDV để họ có thể tổ chức tốt các biện pháp giáo dục tại Mái ấm
* Để giảm bớt sự khác biệt về đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp giữa HSTN sống tại MA và sống tại GĐ, đối với nhà trường và Mái ấm người nghiên cứu có kiến nghị sau :
- Đối với Mái ấm :
+ Các GDV cần tìm hiểu và tổ chức nhiều hoạt động giao lưu ngoài Mái ấm để các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Qua đó, các em có thể học tập được nhiều điều hay từ các đối tượng mà các em gặp gỡ, đồng thời tăng thêm hiểu biết của các em về cuộc sống.
+ GDV cần hướng dẫn và tạo điều kiện phát triển các hoạt động vui chơi, giải trí, sở thích lành mạnh ở các em. Nhờ đó, tạo được sự phong phú và cân bằng trong đời sống tinh thần của HSTN sống tại MA.
+ Ban giám hiệu nhà trường cần xem xét hoàn cảnh đặc biệt của HSTN sống tại MA và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em được học tập tốt.
+ Giáo viên chủ nhiệm các lớp có HSTN sống tại MA đang học cần xây dựng mối quan hệ bạn bè bình đẳng giữa các em sống tại MA và các bạn khác, giúp các em quên đi mặc cảm về hoàn cảnh của bản thân với bạn bè.
* Mô hình nhà mở, Mái ấm được thành lập để giải quyết tình trạng trẻ em lang thang tại các đô thị lớn tăng nhanh. Do đó, các biện pháp giáo dục để cải thiện hoạt động của Mái ấm chưa phải là cách giải quyết căn cơ của vấn đề trẻ em lang thang. Để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành để hạn chế những nguyên nhân trẻ em bỏ nhà đi lang thang.
- Đối với các cơ quan chức năng khác và xã hội:
+ Giáo dục các bậc phụ huynh về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái; hỗ trợ kinh tế cho các hộ gia đình nghèo; quản lý chặt chẽ hộ khẩu, nhân khẩu; tăng cường các chính sách cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
+ Đối với những trẻ đã bỏ nhà đi lang thang, các cơ quan chức năng sẽ đưa trẻ về địa phương nơi người có người thân của trẻ sinh sống. Chính quyền địa phương sẽ có những biện pháp, chính sách để hỗ trợ người thân nuôi trẻ. Làm như vậy, trẻ được sống cùng với gia đình mình và buộc gia đình của trẻ không phó thác nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cho xã hội được.