Đối tượng giao tiếp

Một phần của tài liệu So sánh một số đặc điểm giao tiếp giữa học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình ở TP.HCM (Trang 61)

- Phiếu câu hỏi đóng dành cho HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình gồm 3 phần (Phụ lục 2)

3.2.2.Đối tượng giao tiếp

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2.Đối tượng giao tiếp

3.2.2.1.Mức độ giao tiếp với các đối tượng khác nhau

Về mức độ giao tiếp với các đối tượng khác nhau, giữa nam và nữ sống tại Mái ấm; nam và nữ sống tại gia đình không có sự khác biệt do các em có cùng địa điểm sống. Các cặp so sánh khác theo giới tính giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình đều có sự khác biệt.

Bảng 3.12 : So sánh mức độ giao tiếp với các đối tượng khác nhau HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình

Đối tượng N Điểm TB SD T P

Ông bà Nam MA 31 1.97 0.752 -2.924 0.005 Nam GĐ 31 2.52 0.724 Nữ MA 24 1.88 0.612 -2.750 0.008 Nữ GĐ 24 2.38 0.674 MA 55 1.93 0.690 -4.010 0.000 GĐ 55 2.45 0.689 Cha mẹ Nam MA 31 2.03 0.795 -5.705 0.000 Nam GĐ 31 2.90 0.301 Nữ MA 24 2.13 0.850 -3.195 0.003 Nữ GĐ 24 2.75 0.442 MA 55 2.07 0.813 -6.329 0.000 GĐ 55 2.84 0.373

Anh chị em ruột Nam MA 31 2.16 0.735 -3.058 0.003

Nam GĐ 31 2.65 0.486 Nữ MA 24 2.17 0.816 -2.155 0.036 Nữ GĐ 24 2.63 0.647 MA 55 2.16 0.764 -3.709 0.000 GĐ 55 2.64 0.557 Các em nhỏ tuổi hơn sống trong khu phố Nam MA 31 2.35 0.709 2.094 0.041 Nam GĐ 31 2.03 0.482 MA 55 2.31 0.717 2.051 0.043 GĐ 55 2.07 0.466

Đúng với thực tế không được sống gần với những người trong gia đình : ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột nên HSTN sống tại Mái ấm có khác biệt ở những đối tượng này so với thiếu niên sống tại gia đình. Điểm trung bình ở các đối tượng này của HSTN sống tại Mái ấm đều thấp hơn HSTN sống tại gia đình.

Sự khác biệt về đối tượng “Các em nhỏ tuổi hơn sống trong khu phố” giữa thiếu niên sống tại Mái ấm và thiếu niên sống tại gia đình do nam MA khác nam GĐ mang lại. Ở đối tượng này các em nam MA (ĐTB : 2.35) tiếp xúc nhiều hơn so với các em nam GĐ (ĐTB : 2.03). Nguyên nhân của sự khác biệt này cũng giống như ở phần trên : sự khác biệt về mức độ mong muốn giao tiếp với các em nhỏ tuổi

hơn giữa nữ MA và nữ GĐ. Theo nhận xét của một thầy L – MA Q.8, hiện tại mối quan hệ giữa mái ấm và láng giềng xung quanh rất tốt. Mọi người rất quan tâm và thân thiện với các em ở Mái ấm. Ngược lại, theo quan sát và kết quả phỏng vấn của người nghiên cứu, các em ở gia đình ít khi tiếp xúc với hàng xóm của mình với lý do bố mẹ không cho phép hoặc các em không có thời gian, đặc biệt là những em học bán trú ở trường.

Như vậy, sự khác biệt về đối tượng giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình là người thân của các em : bố mẹ, ông bà, anh chị em. Kết quả này khẳng định giả thuyết 5.2 đặt ra ở phần I : “Có sự khác biệt về đối tượng giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình” là đúng.

3.2.2.2. Mức độ giao tiếp với bạn

Do có sự khác biệt về mức độ mong muốn giao tiếp với bạn giữa nam MA và nam GĐ, nam và nữ sống tại Mái ấm như đã trình bày ở phần 3.2.1.2, dẫn đến có sự khác biệt về mức độ giao tiếp ở một số cặp so sánh. Riêng mức độ giao tiếp với bạn giữa nam và nữ sống tại Mái ấm thì không có sự khác biệt

Bảng 3.13 : So sánh mức độ giao tiếp với bạn theo địa điểm sống và giới tính của HSTN

Đối tượng N Điểm TB SD t P

Bạn khác giới Nam GĐ 140 2.14 0.595 4.081 0.000 Nữ GĐ 104 1.84 0.559 Bạn cùng sống trong khu phố Nam GĐ 140 2.04 0.781 2.838 0.005 Nữ GĐ 104 1.75 0.773 Bạn cùng lớp Nam MA 31 2.45 0.723 -2.524 0.015 Nam GĐ 31 2.84 0.454 MA 55 2.56 0.660 -2.389 0.019 GĐ 55 2.82 0.434 Bạn khác lớp Nữ MA 24 1.54 0.588 -3.021 0.004 Nữ GĐ 24 2.13 0.741 MA 55 1.65 0.645 -2.474 0.015 GĐ 55 1.96 0.666 Bạn thân Nam MA 31 2.71 0.529 -3.057 0.005 Nam GĐ 31 3.00 0.000

MA 55 2.78 0.459

GĐ 55 3.00 0.000

Có sự khác biệt giữa nam và nữ sống tại gia đình về mức độ giao tiếp với “bạn khác giới” và “bạn cùng ở trong khu phố”. Các em nam (điểm trung bình : 2.14; 2.04) có mức độ giao tiếp nhiều hơn các em nữ (điểm trung bình : 1.84; 1.75). Khi được hỏi “Tại sao em lại không thích nói chuyện với các bạn nam?”, một em nữ lớp 7 trường Trần Danh Ninh đã trả lời : “Các bạn nam quậy quá, lại hay chọc ghẹo các bạn gái nên em không thích nói chuyện với mấy bạn đó!”. Trong thực tế người nghiên cứu quan sát thấy các em nam dễ dàng kết thân với các bạn trai trong khu phố của mình hơn là em nữ. Nếu có chung sở thích là chơi game điện tử hay cùng thích đọc một loại truyện tranh nào đó, các em nam nhanh chóng kết thân với nhau để trao đổi truyện và trò chơi điện tử mới. Các em nữ thì không dễ dàng bạn như nam, các em đòi hỏi bạn phải hiểu mình, trung thực và chân thành mới làm thân được. Vì thế bạn của nữ nếu ở trong khu phố thì phải chơi với nhau từ rất lâu.

Còn sự khác biệt về “bạn cùng lớp” và “bạn thân” giữa nam MA và nam GĐ kéo theo sự khác biệt các đối tượng này giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình là sự phản ánh thực tế của mức độ mong muốn giao tiếp với bạn của HSTN sống tại MA như đã trình bày ở trên.

Giữa nữ MA và nữ GĐ có sự khác biệt về mức độ giao tiếp với “bạn khác lớp” và nó cũng dẫn đến sự khác biệt chung giữa HSTN sống tại Mái ấm và HSTN sống tại gia đình. Người nghiên cứu hỏi về mối quan hệ bạn bè của các em nữ ở MA, cô H. – MA Hướng Dương có nhận xét mối quan hệ bạn bè của các em không được thoải mái như các em nữ ở GĐ. Các em không thể tự do đi chơi với các bạn trong lớp của mình như các bạn ở GĐ vì ở MA các em sống tập thể. Em này đi được thì em khác cũng sẽ đi, như vậy các thầy cô rất khó quản lý các em. Chính vì thế, các em thường kết thân với bạn trong Mái ấm hơn là những bạn bên ngoài.

Tóm lại, HSTN sống tại Mái ấm có giao tiếp với bạn nhưng mức độ giao tiếp không nhiều bằng HSTN sống tại gia đình. Do đó tạo ra sự khác biệt về mức độ giao tiếp với những người bạn như : bạn cùng lớp, bạn khác lớp, bạn thân.

3.2.2.3. Đặc điểm tâm lý của bạn thiếu niên mong muốn giao tiếp

Về đặc điểm tâm lý của bạn thiếu niên mong muốn giao tiếp giữa nam và nữ sống tại gia đình không có sự khác biệt. Ngược lại, các cặp so sánh giữa nam và nữ sống tại Mái ấm; giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình đều có sự khác biệt.

Về nhóm “Phẩm chất đạo đức cá nhân của bạn” và “Năng lực của bạn”đều không có sự khác biệt giữa tất cả các các cặp so sánh theo địa điểm sống và giới tính của HSTN. Căn cứ vào điểm trung bình và thứ bậc của hai nhóm trong phần thực trạng ở trên (Năng lực: MA – 2.62, GĐ – 2.58; Phẩm chất đạo đức cá nhân : MA – 2.70, GĐ – 2.70.) thì kết quả so sánh như vậy là hợp lý.

Bảng 3.14 : So sánh đặc điểm tâm lý của bạn thiếu niên mong muốn giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình

Đặc điểm tâm lý N Điểm TB SD t P

Biết ứng xử trong nhiều tình huống khác nhau

Nam MA 31 2.39 0.667 -3.124 0.003

Nữ MA 24 2.83 0.381

Nam MA 31 2.39 0.667 -2.214 0.031 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam GĐ 31 2.71 0.461

Hiểu biết rộng về cuộc sống

Nữ MA 24 2.79 0.415 2.954 0.005

Nữ GĐ 24 2.33 0.637

MA 55 2.69 0.540 2.107 0.038

GĐ 55 2.45 0.633

Hai đặc điểm tâm lý tạo ra sự khác biệt giữa các cặp so sánh đều thuộc về nhóm “Năng lực của bạn”. Tuy nhiên ở mỗi đặc điểm sự khác biệt lại thể hiện khác nhau. Ví dụ đặc điểm “Biết ứng xử trong nhiều tình huống khác nhau” thì nam ở MA đều có mong muốn thấp hơn so với nữ ở MA và nam ở GĐ. Các em nam ở

MA cho rằng những bạn biết ứng xử thường rất khéo léo và dễ dàng tìm cách nói dối thầy cô nên em không thích. Nhưng các em nam ở GĐ lại cho rằng những bạn biết ứng xử có thể giúp mình giải quyết nhiều chuyện hơn.

Còn đặc điểm “Hiểu biết rộng về cuộc sống” được các em nữ ở MA và thiếu niên ở MA nói chung đánh giá cao hơn so với các em ở GĐ. Các em ở GĐ phát biểu :”Những bạn hiểu biết rộng thường học giỏi và là cán bộ lớp nên hay “chảnh”, khinh thường các bạn học yếu hơn, chê mấy bạn đó là học dở nên không chơi”. Với HSTN sống tại Mái ấm, các thầy cô GDV có nhận xét đặc điểm này không thể hiện rõ lắm trên thực tế nhưng thích noi theo những anh chị hoặc bạn thành công trong cuộc sống và học tập. Những anh chị đó như tấm gương các em phấn đấu theo để thay đổi hoàn cảnh khó khăn của em hiện tại. Song cũng có cách giải thích khác là tính tích cực nhận thức của các em ở Mái ấm rất hạn chế, có nghĩa là các em ít khi tự mình tìm hiểu, khám phá một vấn đề nào đó. Nhưng các em lại thích nghe mọi người kể về những điều hay, điều lạ trong cuộc sống. Qua quá trình dạy văn hoá và sinh hoạt với các em ở Mái ấm Aùnh sáng Q.3, người nghiên cứu nhận thấy điều này là chính xác. Thật khó để tự các em đọc hết một cuốn sách, một tác phẩm văn học, nhưng các em rất thích và ngồi nghe một cách chăm chú người ta kể các câu chuyện trong cuốn sách. Có lẽ vì thế mà các em ở Mái ấm thích kết bạn với những bạn có hiểu biết rộng.

Chúng ta thấy rằng, những đặc điểm về năng lực của bạn được các em nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau. Do đó, những em học giỏi, hiểu biết chưa hẳn được các bạn khác yêu mến. Sự khác biệt này càng chứng minh những lý luận về tâm lý học lứa tuổi thiếu niên là hợp lý : “Người bạn “lý tưởng” của các em không phải là những học sinh chỉ biết học giỏi, ngoan ngoãn, vâng lời người lớn” [7,57].

3.2.2.4. Đặc điểm của thầy cô Giáo dục viên, thầy cô ở trường thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình mong muốn giao tiếp

Giữa nam và nữ sống tại gia đình không có sự khác biệt về các đặc điểm và nhóm đặc điểm tâm lý của thầy cô ở trường. Trong khi đó, các đặc điểm và nhóm đặc điểm tâm lý của thầy cô GDV và thầy cô ở trường có sự khác biệt giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình.

Bảng 3.15: So sánh đặc điểm tâm lý của thầy cô GDV, thầy cô ở trường thiếu niên mong muốn giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình

Đặc điểm tâm lý N Điểm TB SD t P

Luôn lắng nghe những tâm sự của em

Nam MA 31 2.65 0.661 -2.058 0.046

Nữ MA 24 2.92 0.282

Luôn quan tâm và trò chuyện với em Nữ MA 24 2.83 0.381 2.326 0.025 Nữ GĐ 24 2.50 0.590 MA 55 2.75 0.480 2.525 0.013 GĐ 55 2.49 0.573 Nghiêm khắc Nam MA 31 2.32 0.832 3.449 0.001 Nam GĐ 31 1.65 0.709 MA 55 2.27 0.827 3.893 0.000 GĐ 55 1.71 0.685 Tôn trọng những sở thích, suy nghĩ riêng của

Nam MA 31 2.58 0.620 -3.175 0.003 Nữ MA 24 2.96 0.204 Nữ MA 24 2.96 0.204 2.380 0.024 Nữ GĐ 24 2.67 0.565 Có lòng vị tha Nam MA 31 2.35 0.661 -3.373 0.001 Nữ MA 24 2.83 0.381 Nam MA 31 2.35 0.661 -2.207 0.032 Nam GĐ 31 2.68 0.475 Nữ MA 24 2.83 0.381 2.039 0.048 Nữ GĐ 24 2.54 0.588 Nhóm phẩm chất đạo đức cá nhân của thầy cô

MA 55 2.5782 0.341 2.073 0.041

GĐ 55 2.4436 0.339

Có sự khác biệt ở 4 đặc điểm tâm lý của thầy cô GDV, thầy cô ở trường. Nhưng sự khác biệt ở 4 đặc điểm này diễn theo những hướng khác nhau.

Đầu tiên, sự khác biệt về đặc điểm “Luôn lắng nghe những tâm sự của em” giữa nam và nữ sống tại Mái ấm, thì các em nữ lại mong muốn các thầy cô GDV có đặc điểm này cao hơn các em nam. Điều này có thể do nữ sống tình cảm hơn nam

nên cần sự chia sẻ của các cô, còn nam thì không như vậy. Phỏng vấn một số em nam ở Mái ấm cho thấy những em nam lớn trong Mái ấm – 15 tuổi thường muốn tách khỏi sự quan tâm của các thầy, trong khi các em nhỏ hơn 12, 13 tuổi lại muốn các thầy cô quan tâm đến mình. Đây kết quả tất yếu của sự phát triển tự ý thức của các em cuối lứa tuổi thiếu niên.

Theo hướng ngược lại, các em nữ ở MA lại thích được các thầy cô “Luôn quan tâm và trò chuyện với các em” hơn, dẫn đến đặc điểm này có sự khác biệt với các em nữ ở GĐ. Khác biệt này cũng là khác biệt chung giữa HSTN sống tại MA và sống tại GĐ. Tuy nhiên, cô K – MA Aùnh sáng nữ Q.10 nhận xét : trên thực tế các em ở MA không thể hiện như vậy. Khi các thầy cô quan tâm đến các em, đôi lúc các em không cởi mở lắm, tưởng chừng các thầy cô đang muốn khai thác thông tin của mình. Có thể các em có mong muốn được các thầy cô quan tâm thực sự nhưng do chưa biết cách thể hiện suy nghĩ của mình để thầy cô hiểu được các em. Theo thầy L.- MA Q.8 gọi là các em thiếu “kỹ năng sống”. Tương tự như vậy, các thầy cô thấy được các em nhớ cha mẹ của mình nhưng đến khi gặp trực tiếp họ các em không thể hiện được nỗi nhớ đó ra ngoài để mọi người có thể nhìn thấy. Thay vào đó là một thái độ bình thường, có vẻ phớt lờ.

Với đặc điểm “Nghiêm khắc”, sự khác biệt thể hiện theo hướng nam MA có mức độ mong muốn cao hơn nam GĐ. Hầu hết các em ở gia đình đều mong muốn các thầy cô hiền, dịu dàng, không muốn các thầy cô nghiêm khắc với mình. Ngược lại, các em ở Mái ấm sống theo tập thể nên phải tuân theo các qui định của Mái ấm. Có thể vì vậy các em thấy thầy cô cần nghiêm khắc để công bằng với các trẻ khác. Một số em cũng cho rằng : các thầy cô nghiêm khắc để em ngoan hơn. Song các thầy cô GDV cho biết đây là vấn đề khá linh hoạt, tùy vào trường hợp mà xử lý, nghiêm khắc quá làm cho các em sợ và xa lánh thầy cô.

Đặc điểm “Tôn trọng những sở thích, suy nghĩ riêng của em” thì các em nữ MA có mong muốn cao hơn nam MA và nữ GĐ. Theo người nghiên cứu, đây cũng là một cách thể hiện sự tự ý thức của lứa tuổi thiếu niên.

Riêng đặc điểm “Có lòng vị tha” chia thành hai sự khác biệt. Nữ MA khác biệt với nam MA, nữ GĐ trong đó nữ MA có mức độ mong muốn cao hơn. Cô K.chủ nhiệm MA Aùnh sáng nữ Q.10 giải thích đây là đặc tính riêng của nữ. Các bạn nữ thường giận hờn rất lâu, trong khi đó các em sống trong môi trường tập thể nên dễ gây ra xích mích. Từ những mong muốn của bản thân mà các em cũng có mong muốn như vậy đối với các cô GDV (MA nữ chủ yếu là các cô GDV). Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa các em nữ ở gia đình với thầy cô trên trường không nhiều bằng ở Mái ấm nên các em nữ GĐ nhận thấy đặc điểm này không quan trọng lắm.

Một phần của tài liệu So sánh một số đặc điểm giao tiếp giữa học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình ở TP.HCM (Trang 61)