- Phiếu câu hỏi đóng dành cho HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình gồm 3 phần (Phụ lục 2)
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Một số biện pháp giáo dục nhằm mở rộng các mối quan hệ giao tiếp của thiếu niên sống tại Mái ấm
của thiếu niên sống tại Mái ấm
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các thầy cô GDV, và được sự ủng hộ của các thầy cô chúng tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục giúp HSTN sống tại Mái ấm có điều kiện mở rộng các mối quan hệ giao tiếp của các em vốn bị thiếu thốn tình cảm do hoàn cảnh đặc biệt của mình.
- Tổ chức câu lạc bộ “Ông bà và cháu” cùng tham gia vào các hoạt động chung được thiết kế bằng các trò chơi nhỏ : thi đóng hoạt cảnh chuyện cổ tích giữa các nhóm gồm có trẻ và ông bà; thi giải quyết các tình huống ứng xử trong gia đình cũng dựa trên các nhóm gồm có cả trẻ và ông bà…Hoạt động này đã được tổ chức ở Mái ấm Hướng Dương Q.6, nhưng chỉ tổ chức dưới dạng chuyên đề nói chuyện giữa ông bà và cháu. Do đó, người nghiên cứu muốn thay đổi nội dung câu lạc bộ này sinh động hơn theo hướng như trên. Biện pháp trên xuất phát từ sự khác biệt về mức độ giao tiếp, mong muốn giao tiếp với “ông bà” giữa HSTN sống tại MA và sống tại GĐ.
- Tương tự như vậy, có thể tổ chức cho các em ở Mái ấm đến vui chơi, chăm sóc các cụ già trong viện dưỡng lão; các trung tâm chăm sóc người già neo đơn,
không nơi nương tựa. Hoạt động này cũng dựa trên sự khác biệt về mức độ giao tiếp và mong muốn giao tiếp với những người thân trong gia đình giữa HSTN sống tại MA và sống tại GĐ.
- Tổ chức cho các em ở Mái ấm đi tham quan hoặc cùng sinh hoạt chung với các em nhỏ trong trại trẻ mồ côi, trung tâm nuôi dưỡng trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ em khuyết tật…Biện pháp này nhằm thỏa mãn mong muốn giao tiếp với các em nhỏ trong khu phố của nữ ở MA. Cô H. – MA Hướng Dương cho biết nếu có đơn vị nào đứng ra tổ chức hoạt động này thì cô rất ủng hộ cho trẻ ở MA tham gia khi các em nghỉ hè.
- Nếu ban chủ nhiệm Mái ấm có thể liên lạc được với người thân, người đỡ đầu của các em thì hằng năm có thể tổ chức các buổi sinh hoạt chung giữa Mái ấm và người thân của các em để giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và Mái ấm. Sự phối hợp tốt giữa gia đình và Mái ấm sẽ giúp các em phát triển tốt hơn về mọi mặt. Hoạt động này dựa vào sự khác biệt về mức độ giao tiếp, mong muốn giao tiếp với “Cha mẹ” giữa HSTN sống tại MA và sống tại GĐ.
Mục đích của những hoạt động trên nhằm giúp các em có những môi trường để chia sẻ tình cảm với những có hoàn cảnh khó khăn như các em ở mọi lứa tuổi. Mặc khác, chúng giúp các em nhận thức được rằng còn nhiều người trong xã hội có cuộc sống còn khó khăn hơn hoàn cảnh của các em. Để từ đó các em tự tin hơn ở mình và phấn đấu để trở thành những công dân tốt và có ích cho xã hội.
Cô K – MA Aùnh sáng nữ Q.10 nhận xét : Các em sống tại MA đều được sự quan tâm và giúp đỡ rất nhiều người, nhiều đơn vị xã hội. Đôi khi như vậy cũng không phải thực sự là tốt cho các em. Bởi các em chỉ quen nhận tình cảm của người khác mà không biết cách thể hiện tình cảm của mình. Vì vậy,cần tổ chức các hoạt động cho các em giao lưu với những người có cùng hoàn cảnh với các em, hoặc có hoàn cảnh khó khăn hơn để các em học cách quan tâm đến mọi người.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho chúng ta thấy : - Nhu cầu giao tiếp của các em đều ở mức trung bình. Những người trong gia đình là đối tượng các em mong muốn giao tiếp nhiều nhất; - Đối tượng giao tiếp của các em khá phong phú ở nhiều địa điểm sống. Đối tượng các em hướng tới đầu tiên vẫn là bạn bè, sau đó là các đối tượng cùng chung sống với các em; - Nội dung giao tiếp của các em trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Tùy vào đối tượng mà có sự phân hóa nội dung trao đổi thường xuyên.
Với thực trạng như vậy, kết quả so sánh cho thấy đối tượng giao tiếp, mong muốn giao tiếp; nội dung giao tiếp với các đối tượng giữa HSTN sống tại MA và sống tại GĐ đều có sự khác biệt. Riêng nhu cầu giao tiếp là không có sự khác biệt giữa HSTN sống tại MA và sống tại GĐ. Nguyên nhân của sự khác biệt này do sự khác nhau về địa điểm sống và các đặc điểm riêng của giới tính.
Do vậy, để giảm bớt sự khác biệt về đối tượng giao tiếp và nội dung giao tiếp, người nghiên cứu đề xuất một số hoạt động giao lưu với các đối tượng khác nhau để các em ở MA có điều kiện bù đắp sự thiếu thốn tình cảm gia đình của mình.