Đặc điểm giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm

Một phần của tài liệu So sánh một số đặc điểm giao tiếp giữa học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình ở TP.HCM (Trang 33)

Cùng độ tuổi là thiếu niên nên HSTN sống tại Mái ấm cũng có những đặc điểm giao tiếp đặc trưng của lứa tuổi này như HSTN sống tại gia đình. Tuy nhiên, HSTN sống tại Mái ấm có hoàn cảnh đặc biệt hơn nên có những đặc điểm giao tiếp riêng.

Thiếu niên sống ở Mái ấm cũng có nhu cầu giao tiếp rất lớn do các em thiếu thốn tình cảm gia đình. Cho nên các em rất mong muốn được mọi người quan tâm, chia sẻ, đặc biệt là những người người bạn cùng cảnh ngộ với mình.

Về đối tượng giao tiếp thì thiếu niên cũng có những đối tượng giao tiếp trong gia đình giống như thiếu niên ở gia đình, nhưng mức độ tiếp xúc không được thường xuyên do sinh hoạt của các em ở Mái ấm như trình bày ở trên. Ngoài ra các em còn giao tiếp với bạn bè, thầy cô ở trường các em đi học, những người trong khu phố mà Mái ấm đang toạ lạc. Khác với thiếu niên ở gia đình, thiếu niên ở Mái ấm có thêm một môi trường sống nữa là Mái ấm, trong đó có các trẻ cùng sống chung, các thầy cô GDV – những đối tượng các em tiếp xúc thường xuyên nhất.

Sinh hoạt của các em trong Mái ấm cũng gần giống như ở gia đình : có học tập, ăn uống, vệ sinh, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí; chỉ khác là các em ở Mái ấm sống trong môi trường tập thể có những quy định chặt chẽ hơn. Vì thế nội dung giao tiếp của các em với mọi người cũng có những điểm tương đồng như trẻ ở gia đình. Tuy nhiên các em ở Mái ấm có hoàn cảnh sống khó khăn hơn nên những giá trị “tồn tại” có ý nghĩa thực tế chi phối hành vi và suy nghĩ của các em nhiều hơn [32,29]. Do đó, việc trao đổi với bạn bè, người thân, thầy cô GDV …về ước mơ làm một nghề kiếm được nhiều tiền cho bản thân và gia đình là điều dễ hiểu.

Tựu trung lại, học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm có nhiều đặc điểm giao tiếp giống học sinh thiếu niên sống tại gia đình về nhu cầu giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp do tâm lý lứa tuổi chi phối. Song do hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau nên giữa hai khách thể này vẫn có sự khác nhau về một số đặc điểm giao tiếp.

Như vậy, trên cở sở kế thừa và hệ thống hoá các vấn đề lý luận của những người nghiên cứu trước, luận văn đã làm rõ nội hàm khái niệm “Giao tiếp”, và các đặc điểm giao tiếp : “Nhu cầu giao tiếp”, “Nội dung giao tiếp”, “Đối tượng giao tiếp”, phân tích vai trò và chức năng của giao tiếp đối với sự phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách của con người. Từ đó, nêu được ba đặc điểm giao tiếp của HSTN sống tại gia đình và sống tại Mái ấm. Dựa trên cơ sở lý luận đó, người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu thực trạng và so sánh ba đặc điểm giao tiếp trên giữa HSTN thiếu niên sống tại MA và sống tại GĐ. (Phương pháp và kết quả nghiên cứu sẽ trình bày rõ ở chương 2, 3).

* Các khái niệm công cụ nghiên cứu chính của đề tài nghiên cứu :

- Giao tiếp : là mối quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người tri giác lẫn nhau, trao đổi thông tin, thể hiện thái độ, cảm xúc, ảnh hưởng tác động qua lại, phối hợp với nhau trong hoạt động chung.

- Nhu cầu giao tiếp : là những đòi hỏi tất yếu của con người được tiếp xúc với người khác nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người.

- Nội dung giao tiếp : là những chủ đề, những thông tin mà con người trao đổi, bàn bạc hay tranh luận với nhau trong cuộc sống hằng ngày

- Đối tượng giao tiếp : là những con người chủ thể tiếp xúc, trao đổi, trò chuyện, tâm sự với nhau trong cuộc sống hằng ngày

Một phần của tài liệu So sánh một số đặc điểm giao tiếp giữa học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình ở TP.HCM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w