1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Hình học 7 từ t47-t62

37 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân Ngày soạn: 28.02.2015 Ngày dạy: 03.03.2015 Tiết 47 §1. QUAN HỆ GIỮA GÓC VÀ CẠNH ĐỐI DIỆN TRONG TAM GIÁC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. HS biết được quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác. Biết được trong một tam giác vuông (tam giác tù), cạnh lớn nhất là cạnh huyền (hoặc cạnh đối diện với góc tù). 2. Kỹ năng. So sánh được các cạnh của một tam giác khi biết quan hệ giữa các góc đối diện. So sánh được các góc của một tam giác khi biết quan hệ giữa các cạnh đối diện. 3. Tư duy thái độ. Thái độ nghiêm túc học bài, cẩn thận, chính xác. 4. Định hướng phát triển năng lực. Tính toán, so sánh các canh; các góc trong một tam giác. II. CHUẨN BỊ GV: Thước kẻ, phấn màu, tam giác ABC bằng bìa (AB < AC). Giáo án điện tử, máy chiếu. HS: Thước kẻ, com pa, thước đo góc. Tam giác ABC bằng giấy có AB < AC Ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác, tính chất góc ngoài của tam giác, xem lại định lí thuận và định lí đảo. III. PHƯƠNG PHÁP. Phương pháp vấn đáp. Luyện tập và thực hành. Phát hiện và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ. Phát biểu định nghĩa, tính chất tam giác cân? GV giới thiệu cạnh đối diện góc, góc đối diện cạnh… Hình vẽ cho biết gì? + Em hãy so sánh 2 cạnh đối diện với 2 góc C và góc B? - Vậy trong một tam giác đối diện với hai cạnh bằng nhau là hai góc bằng nhau và ngược lại. (∆ABC, AB = AC  µ B = µ C ) 2. Đặt vấn đề. - GV đặt vấn đề: Bây giờ ta xét trường hợp một tam giác có hai cạnh không bằng nhau thì các góc đối diện với chúng như thế nào? GVgiới thiệu Chương III có các nội dung 3. Bài mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 1. Góc đối diện với cạnh lớn hơn ?1 (Gọi vài HS phát biểu) ⇒ dự đoán µ B > µ C HS làm ?2 để kiểm tra dự đoán ⇒ Kết quả gấp hình khớp với dự đoán ⇒ Đó chính là nội dung của định lí 1 nói đến quan hệ về góc đối diện với cạnh lớn hơn. HS đọc, nêu GT, KL của định lí theo hình vẽ. - Dựa vào hoạt động gấp hình em hãy nêu phương hướng chứng minh định lí? - Trong quá trình hỏi, HS trả lời GV ghi thành sơ đồ chứng minh. Yêu cầu HS về nhà tự trình bày chứng minh. Năm học 2014 – 2015 - 93 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân - Cho hình vẽ (bảng phụ), biết NP > MP > MN theo định lí 1 ta có điều gì? ( µ M > µ N > $ P ) Định lí 1: (Sgk –tr 54) GT ABC, AC>AB KL µ B > µ C - Bài tập 1/SGK-tr 55: - HS đọc đề bài ⇒ Xác định GT, KL? Bài tập (bảng phụ) - Gv chốt: định lí 1 chỉ áp dụng trong một ∆ GV: ĐVĐ ngược lại để chuyển tiếp sang phần 2 Bài 1/ SGK-tr55: Xét ABC có: AC > BC > AB (vì 5 > 4 >2) ⇒ µ B > µ A > µ C (định lí 1) Hoạt động 2 2. Cạnh đối diện với góc lớn hơn: ?2 (Gọi vài HS phát biểu) ⇒ dự đoán AC > AB - GV: người ta đã chứng minh được trong một tam giác cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn. Và đó cũng là nội dung định lí 2 ⇒ HS phát biểu định lí 2. - Em hãy nêu GT, KL của định lí theo hình vẽ ? Định lí 2: (SGK tr55) GT ABC ; AC > AB KL µ B > µ C Ví dụ (bảng phụ) - Bài số 2/ SGK-tr 55: - HS đọc đề bài ⇒ Xác định GT, KL? - Gọi HS lên bảng trình bày lời giải - Yêu cầu HS nhận xét, sửa sai (nếu có) - Quan sát GT, KL của 2 đ.lí em có nhận xét gì? (định lí 2 là định lí đảo của định lí 1.) - Vậy trong ABC : AC > AB ⇔ µ B > µ C - Trong ABC khi nào AC < AB ? AC = AB ? - Quan sát hình vẽ (bảng phụ) và tìm cạnh lớn nhất trong mỗi tam giác sau ⇒ Nêu nhận xét Bài số 2/ SGK-tr 55: Xét ABC có: µ A + µ B + µ C = 180 0 Hay 80 0 + 45 0 + µ C = 180 0 ⇒ µ C = 180 0 – (80 0 + 45 0 ) ⇒ µ C = 55 0 ⇒ µ A > µ C > µ B (vì 80 0 >55 0 >45 0 ) ⇒ BC > AB > AC (định lí 2) * Nhận xét: 1) Trong ABC: + AC > AB ⇔ µ B > µ C 2) Trong tam giác vuông (hoặc tam giác tù) cạnh huyền (hoặc cạnh đối diện với góc tù) là cạnh lớn nhất. 4. Củng cố . - Phát biểu dịnh lí 1 và 2 liên hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác? - Nêu mối quan hệ giữa hai định lí đó. - Bài số 5/ SGK-tr 56(bảng phụ) 5. Hướng dẫn. - Học hai định lí, chứng minh định lí 1 - Bài tập về nhà số 3 , 4, 6, 7 (tr.56 SGK). Trong đó bài 7 SGK là một cách chứng minh khác của định lí 1 (đưa hình vẽ lên màn hình) Có AB’ = AB <AC ⇒ B’ nằm giữa A và C ⇒ tia BB’ nằm giữa tia BA và BC V. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… Năm học 2014 – 2015 - 94 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân ……………………………………………………………………………………………………………………………………… Năm học 2014 – 2015 - 95 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân Ngày soạn: 28.02.2015 Ngày dạy: 06.03.2015 Tiết 48 §. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Củng cố các định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác. 2. Kỹ năng. Rèn kĩ năng vận dụng các định lí đó để so sánh các đoạn thẳng, các góc trong tam giác. Rèn kĩ năng vẽ hình đúng theo yêu cầu bài toán, biết ghi giả thiết, kết luận, bước đầu biết phân tích để tìm hướng chứng minh, trình bày bài suy luận có căn cứ. 3. Tư duy thái độ. Thái độ nghiêm túc học bài, cẩn thận, chính xác. 4. Định hướng phát triển năng lực. Tính toán, so sánh các canh; các góc trong một tam giác. II. CHUẨN BỊ GV: Thước thẳng . Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập. HS: Thước kẻ, com pa, thước đo góc. III. PHƯƠNG PHÁP. Phương pháp vấn đáp. Luyện tập và thực hành. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ. - Phát biểu các định lí về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác. - Chữa bài tập 3 (tr.56 SGK) a) Trong tam giác ABC µ A + µ B + µ C = 180 O (định lí tổng ba góc của một tam giác) 100 O + 40 O + µ C = 180 O ⇒ µ C = 40 O Vậy µ A > B và µ C ⇒ cạnh BC đối diện với µ A là cạnh lớn nhất (quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác). b) Có µ B = µ C = 40 O ⇒ ∆ABC là ∆ cân. 2. Đặt vấn đề. 3. Bài mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Bài 1. Bài 1. Cho ∆ABC có AB=3cm, AC=4cm, BC=5cm. a) So sánh các góc của tam giác. b) ∆ABC là tam giác gì? Vì sao? HS: So sánh các cạnh của tam giác từ đó ⇒ so sánh được các góc của tam giác đó GV: Hãy nêu cách kiểm tra xem 3 số có là bộ ba số Pytago hay không? ⇒ 5 2 = 3 2 + 4 2 GT ∆ABC: AB=3cm, AC=4cm, BC=5cm. KL a) So sánh các góc của∆ABC b) ∆ABC là ∆ gì? Vì sao? Chứng minh a) Xét ∆ABC có AB<AC<BC (3<4<5) ⇒ µ C < µ B < µ A b) Xét ∆ABC có 5 2 = 3 2 + 4 2 hay BC 2 = AB 2 + AC 2 ⇒ ∆ABC vuông tại A Năm học 2014 – 2015 - 96 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân Bài 2. Cho ∆ABC có µ A =70 0 , µ B =55 0 . a) ∆ABC là tam giác gì? Vì sao? b) So sánh các cạnh của tam giác. GV: Tam giác ABC biết được mấy góc rồi? Áp dụng ĐL nào để tính được góc còn lại…? ⇒ ∆ABC là tam giác gì? Sau khi biết được các góc của tam giác hãy so sánh các cạnh của tam giác Bài 2. GT ∆ABC: µ A =70 0 , µ B =55 0 . KL a) ∆ABC là ∆ gì? Vì sao? b) So sánh các cạnh của ∆ Chứng minh a) Xét ∆ABC có µ A + µ B + µ C = 180 O ⇒ µ C = 180 O -( µ A + µ B ) = 55 0 . Vậy µ B = µ C ⇒ ∆ABC cân tại A b) Vì có µ B = µ C < µ A ⇒ AB = AC < BC Bài 3. Cho ∆ABC có µ B >90 0 . Điểm D nằm giữa B và C. Chứng minh AB < AD < AC GV để so sánh AB và AD; AD và AC ta cần so sánh các cặp góc nào với nhau? HS: So sánh µ B và ¶ 1 D của ∆ABD So sánh ¶ 2 D > µ C của ∆ACD Bài 3. GT ∆ABC: µ B >90 0 D nằm giữa B và C KL AB < AD < AC Chứng minh Trong ∆ABD có µ B > 90 0 (gt) ⇒ ¶ 1 D < 90 0 ⇒ µ B > ¶ 1 D (vì ¶ 1 D < 90 0 ) ⇒ AD > AB (quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác) Có ¶ 2 D kề bù với ¶ 1 D mà ¶ 1 D <90 0 ⇒ ¶ 2 D >90 0 ⇒ ¶ 2 D > µ C ⇒ AC >AD (quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác). 4. Củng cố . - Định lí 1; định lí 2. 5. Hướng dẫn. - Học thuộc hai định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác. - Bài tập về nhà số 5,6,8 tr.24,25 SBT - Xem trước bài quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu, ôn lại định lí Pitago và cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm vuông góc với một đường thẳng đã cho. Chứng minh Định lý: Nếu một tam giác vuông có một góc nhọn bằng 30 O thì cạnh góc vuông đối diện với nó bằng nửa cạnh huyền (Đưa đề bài và hình vẽ lên màn hình). Gợi ý: Trên cạnh CB lấy CD = CA, xét ∆ACD, ∆ADB để đi tới kết luận. V. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 05.03.2015 Ngày dạy: 10.03.2015 Năm học 2014 – 2015 - 97 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân Tiết 49 §2. QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN, ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS nắm được khái niệm đường vuông góc, đường xiên kẻ từ một điểm đến nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó; khái niệm hình chiếu vuông góc của điểm, của đường xiên. HS nắm vững định lí 1 và cách chứng minh. 2. Kỹ năng. HS xác định được đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu trên hình vẽ cụ thể; biết vận dụng định lí 1 vào bài tập. 3. Tư duy thái độ. Cẩn thận, chính xác 4. Định hướng phát triển năng lực. So sánh độ dài các đoạn thẳng có liên quan giữa đường xiên và hình chiếu. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ (Trình chiếu) ghi bài tập ?1, ?2, ?3, định lí 1, bài tập trắc nghiệm. HS: Thước kẻ, com pa, thước đo góc. III. PHƯƠNG PHÁP. Phương pháp vấn đáp. Luyện tập và thực hành. Phát hiện và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ. 1. Phát biểu 2 định lí về quan hệ giữa góc và cạnh trong một tam giác? 2. Trong bể bơi, Hạnh & Bình cùng xuất phát từ A bơi tới H và B như hình vẽ. Ai bơi xa hơn? Vì sao? ĐVĐ: Trên hình vẽ trên + AH được gọi là đường vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng d. + AB được gội là đường xiên. + HB được gọi là hình chiếu của đường xiên AB trên đường thẳng d. Giữa chúng có quan hệ gì?Bài hôm nay Bình bơi xa hơn vì ABH có µ H = 1v ⇒ µ H > µ B ⇒ AB > AH 2. Đặt vấn đề. 3. Bài mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 1. K/n đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên: - Theo em đường vg từ 1 điểm nằm ngoài đt đến đt đó được xác định như thế nào? - Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình và xác định đường vuông góc. ⇒ HS khác nhắc lại khái niệm. - GV đưa ra k/n hình chiếu của A trên d - Trên d lấy điểm B≠H ⇒ Kẻ AB ta được đường xiên AB. - Khi đó HB là hình chiếu của AB trên đường thẳng d. - Yêu cầu 1 HS khác lên bảng vẽ thêm đường xiên và đường vuông góc khác trên cùng hình vẽ trên? ?1 A∉d , AH ⊥d (H∈d), B ≠H Năm học 2014 – 2015 - 98 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân - Như vậy từ điểm A nằm ngoài đường thẳng d có thể vẽ được bao nhiêu đường vuông góc, bao nhiêu đườg xiên đến d? - Để xác định hình chiếu của một điểm trên một đường thẳng ta làm ntn? - Để xác định hình chiếu của một đườg xiên trên một đường thẳng ta làm ntn? AH: đường vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng d H (chân đường vuông góc): là hình chiếu của A trên d AB: đường xiên. HB: Hình chiếu của AB trên d. ?2. Chỉ có 1 đường vuông góc, vô số đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d. Bài tập (bảng phụ) Hoạt động 2 Em hãy so sánh AH với AB và AC? Giải thích? ⇒ định lí 1 > chiếu lên màn hình > HS đọc. - Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình ghi GT, KL. - GV chiếu ?3 lên màn hình -> yêu cầu HS đọc. - Em hãy áp dụng định lí Py ta go vào ABC viết hệ thức? - Qua hệ thức em hãy so sánh AB 2 và AH 2 ? Vì sao? - Từ đó em hãy so sánh AB và AH. - GV giới thiệu chú ý > HS nhắc lại. 2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Định lí 1:(sgk tr 58) GT A ∉ d; AB là đường xiên AH là dường vuông góc KL AH < AB C/m : ∆AHB có µ H =90 0 ⇒ µ H lớn nhất ⇒ Cạnh AB lớn nhất ⇒ AB > AH ?3. Xét ∆AHB có H=90 0 ⇒ AB 2 =AH 2 +HB 2 (đlí Pitago) ⇒ AB 2 > AH 2 ⇒ AB > AH Chú ý: Độ dài đường vuông góc AH gọi là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d. 4. Củng cố . - Khái niệm đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên - Từ 1 điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường vuông góc ngắn hơn mọi đường xiên. Bài tập (bảng phụ). 5. Hướng dẫn. Bài tập : Cho hình vẽ. a) Xác định đường vuông góc, các đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d và hình chiếu tương ứng của các đường xiên trên đường thẳng d. b) Hãy sử dụng định lí Pitago để suy ra rằng: +) Nếu HB = HC thì AB = AC +) Nếu AB = AC thì HB = HC +) Nếu HB > HC thì AB > AC +) Nếu AB > AC thì HB > HC V. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… Năm học 2014 – 2015 - 99 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân Ngày soạn: 05.03.2015 Ngày dạy: 13.03.2015 Tiết 50 §2. QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN, ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp củng cố khái niệm đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên, nắm vững định lí 2 và cách chứng minh. 2. Kỹ năng. HS xác định được đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu trên hình vẽ cụ thể; biết vận dụng định lí 2 vào bài tập. 3. Tư duy thái độ. Cẩn thận, chính xác 4. Định hướng phát triển năng lực. So sánh độ dài các đoạn thẳng có liên quan giữa đường xiên và hình chiếu. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ trình chiếu ghi bài tập ?4, định lí 2, bài tập trắc nghiệm. HS: Thước kẻ, com pa, thước đo góc. III. PHƯƠNG PHÁP. Phương pháp vấn đáp. Luyện tập và thực hành. Phát hiện và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ. Bài tập giao về nhà tiết trước: a) Từ điểm A không thuộc đường thẳng d: AH : đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d AC, AB: đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d HC, HB lần lượt là hình chiếu của đường xiên AC, AB trên đường thẳng d b) Hãy sử dụng định lí Pitago để suy ra rằng: Xét tam giác vuông AHB có: AB 2 = AH 2 + HB 2 (đ/l Pytago). Xét tam giác vuông AHC có: AB 2 = AH 2 + HC 2 (đ/l Pytago). +) HB = HC (gt) ⇒ HB 2 = HC 2 ⇒ AH 2 + HB 2 = AH 2 + HC 2 ⇒ AB 2 = AC 2 ⇒ AB = AC +) AB = AC (gt) ⇒ AB 2 = AC 2 ⇒ AH 2 + HB 2 = AH 2 + HC 2 ⇒ HB 2 = HC 2 ⇒ HB = HC +) Có HB >HC (gt) ⇒ HB 2 > HC 2 ⇒ AH 2 + HB 2 > AH 2 + HC 2 ⇒ AB 2 > AC 2 ⇒ AB > AC +) Có AB > AC ⇒ AB 2 > AC 2 ⇒ AH 2 + HB 2 > AH 2 + HC 2 ⇒ HB 2 > HC 2 ⇒ HB > HC 2. Đặt vấn đề. ⇒ Qua bài tập trên em có nhận xét gì về quan hệ giữa 2 các đường xiên khi 2 hình chiếu tương ứng của chúng bằng nhau(không bằng nhau) và ngược lại. 3. Bài mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 3. Các đường xiên và hình chiếu của chúng - Nhận xét trên chính là nội dung của định lí 2 > HS phát biểu nội dung định lí - áp dụng vào hình vẽ em hãy ghi GT, KL của định lí? - Gv : Lời giải bài tập trên là chứng minh của định lí. Định lí : (sgk tr 59) Năm học 2014 – 2015 - 100 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân GT A ∉ d; AB, AC là đường xiên HB, HC là hình chiếu KL a) Nếu HB > HC thì AB > AC b) Nếu AB > AC thì HB > HC c) Nếu HB = HC thì AB = AC d) Nếu AB = AC thì HB = HC Hoạt động 2 Luyện tập - HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì ? - Hình vẽ còn cho biết gì? - So sánh HB và HC tức là so sánh yếu tố nào? Sử dụng kiến thức nào? - GV đưa ra bài tập 11 (tr.60 SGK) Dùng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác để chứng minh rằng: Nếu BC < BD thì AC < AD Bài số 8 (sgk - tr 59) : Vì AB < AC (gt) => HB < HC (định lí về quan hệ đx - hc) Bài số 11 (sgk - tr 60) : Có BC< BD ⇒ C nằm giữa B và D. Xét tam giác vuông ABC có B = 1v ⇒ ACB nhọn Mà ACB và ACD là hai góc kề bù ⇒ ACB tù. Xét tam giác ACD có ACD tù ⇒ ADC nhọn ⇒ ACD > ADC ⇒ AD > AC (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác). 4. Củng cố . - Khái niệm đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên - ĐL1, ĐL2. 5. Hướng dẫn. Bài tập 10, 12, 13, 14 (sgk - tr 59, 60) Hướng dẫn bài 10: - Gọi M là một điểm bất kì trên cạnh đáy BC của ∆ABC cân tại A => Điểm M có thể có những vị trí nào? - Vậy phải xét trong 3 trường hợp: + M ≡ B (hoặc M ≡ C) + M ≡ H (H∈BC, AH ⊥ BC ) + M nằm giữa B và H ( M nằm giữa C và H) V. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… Năm học 2014 – 2015 - 101 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân Ngày soạn: 15.03.2015 Ngày dạy: 17.03.2015 Tiết 51 §. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Củng cố các định lí quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng. 2. Kỹ năng. Rèn kĩ năng vẽ hình theo yêu cầu đề bài, tập phân tích để chứng minh bài toán, biết chỉ ra căn cứ của các bước chứng minh. 3. Tư duy thái độ. Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức toán vào thực tiễn. 4. Định hướng phát triển năng lực. So sánh độ dài các đoạn thẳng có liên quan giữa đường xiên và hình chiếu. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ ghi bài tập? HS: Thước kẻ, com pa, thước đo góc. III. PHƯƠNG PHÁP. Phương pháp vấn đáp. Luyện tập và thực hành. Phát hiện và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Đặt vấn đề. 3. Bài mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Luyện tập Bài 10 (tr.59 SGK) - GV đưa ra bài tập số 10 (tr.59 SGK) - HS đọc đề bài => xác định gt, kl - GV hướng dẫn HS vẽ hình - M là một điểm bất kỳ của cạnh BC, vậy M có thể ở những vị trí nào? - GV chiếu hình vẽ và cho hiệu ứng điểm M chạy trên cạnh BC => HS nêu các vị trí của điểm M. Từ A hạ AH ⊥ BC. AH là khoảng cách từ A tới BC. +TH1: M≡B (hoặc M≡C) thì AM=AB (1) +TH2: M không trùng với B và C: Nếu M ≡ H thì AM = AH Mà AH < AB (q hệ đường vg - đx) => AM < AB (2) Năm học 2014 – 2015 - 102 - HS1: + Phát biểu đlí 1,2 về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng. + Cho hình vẽ. Hãy điền vào chỗ ( ) a) AB = b) AD = c) AB < ; AB < HS1: Định lí 1: … Định lí 2: … Với các kí hiệu trên hình 14 ta có: a) AB = AC b) AD = AE c) AB < AD ; AB < AE B M H C A [...]... - Vy trong 2 cnh di 3,9 cm v 7, 9 cm cnh 7, 9 - 3,9 < x < 7, 9 +3,9 no s l cnh th ba? Hay cnh no s l cnh 4 < x < 11,8 bờn ca tam giỏc cõn? x = 7, 9 (cm) Hóy tớnh chu vi tam giỏc cõn Vy chu vi tam giỏc cõn l: 7, 9 + 7, 9 + 3,9 = 19 ,7 (cm) Hot ng 2 Bi 21- SGK Nm hc 2014 2015 Dng bi ỏp dng bt tam giỏc xỏc nh v trớ im tho món iu kin cho trc Bi 21/ tr 63 - SGK: - 106 - Hỡnh hc 7 Nguyn Lng Bng Trng THCS Li Xuõn... GN GP = = = = AM BN GC HS2: Cha bi tp 25 tr. 67 SGK ( bi a lờn mn hỡnh) AM = 2 ; 3 GN 1 = ; BN 3 = GP 1 = GC 2 Bi 25 (sgk - tr 67) AG = 2 2 5 5 AM = = (cm) 3 3 2 3 2 t vn 3 Bi mi Hot ng ca GV- HS Hot ng 1 A Bi 27 (tr. 67 SGK) Hóy chng minh nh lớ o ca nh lớ trờn: Nu tam giỏc cú hai trung tuyn bng nhau E F thỡ tam giỏc ú cõn G Ni dung cn t Bi 27 (tr. 67 SGK) ABC: AF = FB GT AE = EC BE = CF KL ABC... 5 Hng dn - Hng dn bi 26: Chng minh ABE = ACF (c.g.c) - Hc thuc nh lý ba ng trung tuyn ca tam giỏc - Bi tp v nh: s 25, 26, 17 trang 67 SGK s 31,33 tr. 27 SBT V RT KINH NGHIM Nm hc 2014 2015 - 110 - Hỡnh hc 7 Nguyn Lng Bng Trng THCS Li Xuõn Nm hc 2014 2015 - 111 - Hỡnh hc 7 Nguyn Lng Bng Ngy son: 25.03.2015 Trng THCS Li Xuõn Ngy dy: 31.03.2015 Tit 55 Đ LUYN TP I MC TIấU 1 Kin thc Cng c nh lớ v... di cũn li - Bi 16(sgk- tr 63): Cú AC-BC . NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… Năm học 2014 – 2015 - 94 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân ……………………………………………………………………………………………………………………………………… Năm học 2014 – 2015 - 95 - Hình học 7 Nguyễn Lương. vuông tại A Năm học 2014 – 2015 - 96 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân Bài 2. Cho ∆ABC có µ A =70 0 , µ B =55 0 . a) ∆ABC là tam giác gì? Vì sao? b) So sánh các cạnh của. Ngày dạy: 10.03.2015 Năm học 2014 – 2015 - 97 - Hình học 7 Nguyễn Lương Bằng Trường THCS Lại Xuân Tiết 49 §2. QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN, ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU I. MỤC TIÊU 1.

Ngày đăng: 26/04/2015, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w