1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

86 2K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 858,5 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, mật độ ngân hàng tăng ngày càng mạnh, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Các Ngân hàng thương mại đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hoá ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc phát triển dịch vụ ngân hàng. Một trong những mảng dịch vụ ngân hàng đó là dịch vụ chuyển tiền kiều hối, mảng dịch vụ không chỉ đem lại phí dịch vụ cho ngân hàng mà còn là nguồn ngoại tệ đáng kể, nguồn tiền gửi ổn định. Chỉ tính từ năm 1991 đến nay, có thể thấy lượng kiều hối do kiều bào và người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài gửi về (tính bằng USD) liên tục tăng cao: Năm 1991 đạt 135 triệu; năm 1995 là 285 triệu; năm 2000 ở mức 1,757 tỷ; năm 2005 đạt 3,8 tỷ; năm 2008 là 7,2 tỷ; năm 2009 có giảm chút ít do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu, đạt 6,238 tỷ và năm 2010 đạt mức hơn 8 tỷ USD. Bình quân chung từ 1991 đến nay, tỷ lệ giữa lượng kiều hối/GDP đạt 5,85%, trong đó từ năm 2006 đến nay đạt 7,62%, riêng của năm 2010, tuy chưa đạt mức cao nhất, nhưng cũng là 1 trong 2 năm có tỷ lệ đứng đầu trong 20 năm qua. Lượng kiều hối là một trong những nguồn ngoại tệ vào Việt Nam lớn nhất (tương đương với lượng ngoại tệ thực vào từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, cao gấp 2,5 lần nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA giải ngân, cao gần gấp 2 lần lượng ngoại tệ từ nguồn chi của khách quốc tế đến Việt Nam, gấp hàng chục lần nguồn đầu tư gián tiếp FII,…). Đây là nguồn trong nước được hưởng hoàn toàn (ngoại tệ ròng). Chính vì thế, Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam với mục tiêu hoạt động kinh doanh đa năng, cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế đã thấy được tiềm năng và tầm quan trọng của hoạt động kiều hối, tăng cường hợp tác và ký kết quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng và các Công ty chuyển tiền trên thế giới để tạo lập các kênh chuyển tiền an toàn và hiệu quả. Với mục tiêu đến năm 2012 giành được ít nhất 20% thị phần kiều hối về Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy, đề tài “ Phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu.

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 4

1.2 Dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng thương mại 7

1.2.1 Khái niệm về Kiều hối 7

1.2.2 Đặc điểm của kiều hối 8

1.2.3 Ý nghĩa của kiều hối đối với nền kinh tế 9

1.2.4 Các hình thức giao dịch kiều hối 12

1.2.5 Tổng quan kiều hối của các Ngân hàng thương mại 13

1.2.6 Phát triển dịch vụ kiều hối 19

1.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển kiều hối 23

1.4 Điều kiện phát triển dịch vụ kiều hối của Ngân hàng thương mại 24

1.4.1 Nhân tố chủ quan 24

1.4.2 Nhân tố khách quan 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 29

2.1 Khái quát về dịch vụ chuyển tiền kiều hối Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 29

2.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 29

2.1.2 Khái quát dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt nam 30

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 32

Trang 2

2.2.2 Đối tác chuyển tiền kiều hối Ngân hàng thương mại Cổ phần Công

thương Việt Nam 35

2.2.3 Các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại ngân hàng Công thương Việt Nam 37

2.2.4 Thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 47

2.3 Đánh giá thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 58

2.3.1 Thành công 58

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 67

3.1 Định hướng phát triển Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 67

3.1.1 Định hướng chung 67

3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ kiều hối 68

3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 70

3.2.1 Phát triển đa dạng sản phẩm kiều hối 70

3.2.2 Tăng cường thêm hoạt động khảo sát nghiên cứu thị trường 70

3.2.3 Mở rộng hợp tác với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài và thiết lập thêm nhiều kênh chuyển tiền 71

3.2.4 Mở rộng mạng lưới chi trả 72

3.2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ 72

3.2.6 Nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho hệ thống chuyển tiền 73

3.2.7 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng cáo 74

3.3 Kiến nghị 75

3.3.1 Kiến nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam 75

3.3.2 Kiến nghị chính phủ 76

KẾT LUẬN 80

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CMND : Chứng minh nhân dân

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

NHTM : Ngân hàng thương mại

NVNONN : Người Việt nam ở nước ngoài

ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

SONA : Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại – Bộ LĐ-TB-XHTCTD : Tổ chức tín dụng

Trang 4

Biểu 1.1: Tình hình chuyển tiền kiều hối thế giới năm 2000-2008 14

Biểu 1.2: Doanh số chuyển tiền kiều hối về Việt Nam năm 2001-2009 20

Biểu 1.3: Dự báo lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2010-2015 22

Biểu 2.1: Phân bổ kiều bào Việt Nam trên thế giới năm 2009 32

Biểu 2.2: Cơ cấu Việt Kiều năm 2009 33

Biểu 2.3: Số lượng lao động xuất khẩu 34

Biểu 2.4: Cơ cấu người lao động ở nước ngoài 34

Biểu 2.5: Doanh số kiều hối qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 2003-2009 53

Biểu 2.6 : Thị phần kiều hối Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại Việt Nam năm 2009 58

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, mật độ ngân hàng tăng ngày càng mạnh, cạnhtranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt Các Ngân hàng thương mại đã bắt đầuquan tâm đẩy mạnh hiện đại hoá ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việcphát triển dịch vụ ngân hàng Một trong những mảng dịch vụ ngân hàng đó là dịch

vụ chuyển tiền kiều hối, mảng dịch vụ không chỉ đem lại phí dịch vụ cho ngân hàng

mà còn là nguồn ngoại tệ đáng kể, nguồn tiền gửi ổn định

Chỉ tính từ năm 1991 đến nay, có thể thấy lượng kiều hối do kiều bào và ngườilao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài gửi về (tính bằng USD) liên tục tăngcao: Năm 1991 đạt 135 triệu; năm 1995 là 285 triệu; năm 2000 ở mức 1,757 tỷ; năm

2005 đạt 3,8 tỷ; năm 2008 là 7,2 tỷ; năm 2009 có giảm chút ít do ảnh hưởng suythoái toàn cầu, đạt 6,238 tỷ và năm 2010 đạt mức hơn 8 tỷ USD Bình quân chung

từ 1991 đến nay, tỷ lệ giữa lượng kiều hối/GDP đạt 5,85%, trong đó từ năm 2006đến nay đạt 7,62%, riêng của năm 2010, tuy chưa đạt mức cao nhất, nhưng cũng là

1 trong 2 năm có tỷ lệ đứng đầu trong 20 năm qua Lượng kiều hối là một trongnhững nguồn ngoại tệ vào Việt Nam lớn nhất (tương đương với lượng ngoại tệ thựcvào từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, cao gấp 2,5 lần nguồn vốn hỗ trợphát triển chính thức ODA giải ngân, cao gần gấp 2 lần lượng ngoại tệ từ nguồn chicủa khách quốc tế đến Việt Nam, gấp hàng chục lần nguồn đầu tư gián tiếp FII,…).Đây là nguồn trong nước được hưởng hoàn toàn (ngoại tệ ròng) Chính vì thế, Ngânhàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam với mục tiêu hoạt động kinhdoanh đa năng, cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế đã thấy đượctiềm năng và tầm quan trọng của hoạt động kiều hối, tăng cường hợp tác và ký kếtquan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng và các Công ty chuyển tiền trên thế giới đểtạo lập các kênh chuyển tiền an toàn và hiệu quả

Với mục tiêu đến năm 2012 giành được ít nhất 20% thị phần kiều hối về ViệtNam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm

Trang 6

giải pháp để đạt được kết quả mong muốn Vì vậy, đề tài “ Phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”

đã được lựa chọn nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đưa ra cơ sở lý luận phát triển dịch vụchuyển tiền kiều hối của Ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng dịch vụchuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Namtrong giai đoạn 2005 đến 2009, từ đó đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiềnkiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đạt được 20%thị phần kiều hối năm 2012 tại Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu Dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng thươngmại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong thời gian

từ năm 2005 đến năm 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứu khoa họcnói chung và kinh tế nói riêng như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháplogic, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: phươngpháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh…

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được cấu trúc thành 3chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối của

Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ: Ngânhàng thương mại hiểu là Công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tàichính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính Đạo luật ngân hàngcủa Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệphay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hìnhthức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họtrong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”

Ở Việt Nam, theo điều 4.1, 4.2 và 4.3 luật số 47/2010/QH12 luật các tổ chức

tín dụng : Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các

hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi

ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân; Ngân hàng là loại

hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quyđịnh của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng

bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã; Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêulợi nhuận

Từ những khái niệm trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tàichính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản

là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụcủa xã hội

Trang 8

1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc

một số các hoạt động sau đây:

- Tái chiết khấu

- Môi giới tiền tệ

- Sản phẩm phái sinh

- Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

- Dịch vụ ngoại hối

- Dịch vụ khác

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền

gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiềngửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàntrả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận Các NHTM đã có nhiềuhình thức huy động vốn đa dạng và phong phú, với nhiều tiện ích như: Gửi 1 nơi rútnhiều nơi, lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, chuyển khoản dễ dàng, thủ tục nhanh gọn,thuận tiện,… thu hút ngày càng khách hàng và người dân đến gửi tiền

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền

hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằngnghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngânhàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Các NHTM, tổ chức tín dụng (TCTD)ngày càng phát triển với nhiều hình thức tín dụng như: tín dụng kích cầu, tín dụngtiêu dùng, tín dụng phục vụ phát triển nông thôn; đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư với

Trang 9

nhiều hình thức đầu tư như: cho vay trực tiếp, tài trợ dự án, góp vốn, đầu tư các loạigiấy tờ có giá,…

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện

thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủynhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho kháchhàng thông qua tài khoản của khách hàng Việc ứng dụng công nghệ hiện đại tronghoạt động thanh toán đã tạo ra khả năng thanh toán nhanh, chính xác, an toàn và bảomật và thu hút nhiều tổ chức kinh tế, khách hàng quan hệ giao dịch và thanh toánvới ngân hàng Tốc độ mở rộng và phát triển tài khoản cá nhân trên địa bàn ngàycàng tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngânhàng phát triển

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao

cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thờigian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua

hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc cáckhoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợpđồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam

kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chínhthay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủnghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theothỏa thuận

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các

công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạnthanh toán

Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá

khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán

Trang 10

Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện

các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tíndụng, tổ chức tài chính khác

Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở

tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng

Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến

về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tàisản tài chính khác

Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng góp vốn

cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác,bao gồm cả việc cấp vốn, góp vốn vào Công ty con, Công ty liên kết của tổ chức tíndụng; góp vốn vào quỹ đầu tư và ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổphần theo các hình thức nêu trên

Dịch vụ ngoại hối: Các ngân hàng thương mại được phép cung ứng các dịch

vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế: cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế; thực hiệncác giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài;tham gia cácthị trường tiền tệ, thị trường phái sinh ở nước ngoài; cung cấp các dịch vụ quản lýtài sản tài chính của khách hàng ở nước ngoài; cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu

tư (tư vấn tài chính, mua, bán, sát nhập, bảo lãnh, đồng tài trợ ) trên thị trườngquốc tế

Dịch vụ khác: Dịch vụ ngân hàng điện tử (home banking, internet banking,

ebanking,…), thẻ ngân hàng (ATM),… Sự phát triển các loại hình dịch vụ này sẽtạo nhiều thuận lợi, tiện ích và an toàn cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi thúcđẩy các hoạt động dịch vụ khác trong nền kinh tế phát triển như: hoạt động thươngmại điện tử, kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch dịch vụ,…

Theo các chuyên gia, kiều hối đang thực sự là dịch vụ hấp dẫn đối với cácCông ty và tổ chức tín dụng Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanhdịch vụ kiều hối, cùng với những chính sách thuận lợi của Chính phủ đang góp phần

mở rộng cửa đón những đồng ngoại tệ quý giá về nước

Trang 11

1.2 Dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về Kiều hối.

Một cách đơn giản, theo Puri & Ritzema (1999) “Kiều hối (international

remittances) có thể được định nghĩa là “phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài gửi về nước” Một cách chi tiết hơn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) định nghĩa kiều hối của người lao động “là hàng hoá và các công cụ tài chính do người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất nước họ” (dẫn lại từ Addy et al 2003)

Chuyển tiền kiều hối về bản chất chính là chuyển tiền của Việt kiều ở nướcngoài, bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam laođộng ở nước ngoài Ngân hàng Thế giới đã phân loại gửi tiền của tư nhân qua biêngiới gồm có:

-Chuyển tiền của người lao động (workers' remittances): tiền gửi của nhữngngười lao động làm việc ở nước ngoài trên 1 năm

-Trợ cấp cho người làm công (compensation of employees) : Tiền gửi từnhững người lao động làm việc không thường xuyên ở nước ngoài dưới 1 năm-Chuyển tiền của người di cư (migrants' transfers): Tài sản tài chính và tài sảntính bằng tiền theo người chuyển sang định cư ở nơi khác

Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày19/08/1999 có giải thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các loại ngoại tệ tự dochuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau:

- Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;

- Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưuchính quốc tế;

- Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam Cá nhân ở nước ngoài khinhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nướcngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi vềcho Người thụ hưởng ở trong nước.”

Trang 12

Còn theo ý kiến của một số lãnh đạo các Ngân hàng thương mại cổ phần trongnước, điển hình là ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB phát biểu vào

cuối năm 2007 trích trong bài báo “Kiều hối lũ lượt đổ về” đăng trên báo Tuổi trẻ

ngày 15/12/2007 về kiều hối : " - Trước đây, chúng ta hiểu kiều hối là tiền kiều bàogửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng Nhưng nay trong số này còn có tiềnngười lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách dulịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du học sinhngười nước ngoài du học tại Việt Nam Chúng tôi gọi chung nhóm này là chuyểntiền bank-to-bank”

1.2.2 Đặc điểm của kiều hối

Kiều hối là bao gồm toàn bộ tiền kiều bào ở nước ngoài gửi tiền cho thân nhânvới ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng, tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi vềđầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở ViệtNam, người thân của du học sinh người nước ngoài du học tại Việt Nam và phảithông qua con đường chính thức như: thông qua các tổ chức tín dụng được phép;thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; cá nhânmang ngoại tệ theo người vào Việt Nam có khai báo với Hải quan cửa khẩu Nhưvậy, kiều hối có đặc điểm:

Không gắn với lưu thông tiền tệ:Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệtrong nền kinh tế, phục vụ cho các quan hệ về thương mại hàng hoá, phân phối thunhập, hình thành các nguồn vốn và thực hiện phúc lợi công cộng Theo K.Maxr:Khối lượng tiền cần cho lưu thông trong một thời gian nhất định phụ thuộc vào tổnggiá cả của hàng hoá được sản xuất và đưa vào lưu thông và tốc độ lưu thông tiền tệtrong thời gian đó được ngân hàng qui định Tiền kiều hối nằm ngoài quy luật này,đây là giao dịch Chuyển tiền một chiều, chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Namhay từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua bưu điện mang tính chất tài trợ,viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liênquan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ

Trang 13

Gắn với cá nhân: chuyển tiền kiều hối là chuyển tiền giữa cá nhân với cá nhân

với mục đích tài trợ ,viện trợ, không lien quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, dovậy tiền kiều hối gắn với cá nhân

Chuyển dịch tài sản giữa các quốc gia: Tiền kiều hối là tiền do kiều bào sinh

sống ở nước ngoài làm ăn và tiền do lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về chongười thân Như vậy có sự di chuyển tiền tệ từ quốc gia này sang quốc gia khác.Hay nói cách khác, chuyển tiền kiều hối là chuyển dịch tài sản giữa các quốc gia

1.2.3 Ý nghĩa của kiều hối đối với nền kinh tế

Kiều hối là một nguồn lực quý giá góp phần bù đắp thâm hụt của cán cânthương mại, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời góp phần quan trọngtăng cung cầu ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng Kiều hối là một kênh mang lạingoại tệ mạnh cho đất nước với hiệu quả rất lớn mà chi phí đầu tư không nhiều,theo đó cũng góp phần cải thiện đời sống, phục vụ tiêu dùng, là nguồn vốn đẩu tưkinh doanh sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

- Kiều hối là một trong các nguồn thu ngoại tệ, có tốc độ tăng trưởng cao

Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lạingoại tê mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả.Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chiphí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuếnhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị quảng cáo Kiều hối gần như tăng liên tục trong thời gian qua (năm 1991 có 35 triệu USD,năm 1994 có 249,5 triệu, năm 1995 có 285 triệu, năm 1996 có 669 triệu, năm 1999

có 1.200 triệu, năm 2000 có 1.757 triệu, năm 2004 vượt 3.000 triệu USD, gấp 85,7lần năm 1991, tăng tới 40,8%/năm - một tốc độ tăng gần như không có chỉ tiêu nàođạt được trong thời gian tương ứng) Tổng cộng trong 14 năm qua đã có 15 tỉ 243triệu USD, bằng 59% tổng vốn FDI thực hiện và lớn hơn cả tổng số vốn ODA giảingân từ 1993 đến nay Số kiều hối thu được năm 2004 đã lớn hơn tổng kim ngạchODA được cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam năm 2004 Điều đángchú ý là số thu kiều hối 3,8 tỷ USD năm 2004 lớn hơn kim ngạch XK của thủy sản

Trang 14

hay dệt may Trong khi đó số vốn phải đầu tư cho ngành thuỷ hải sản và may mặc

XK tiêu tốn nhiều trăm triệu USD, mà đầu tư cho việc thu kiều hối có thể nói làkhông đáng kể

- Kiều hối là nguồn thu ngoại tệ không phải hoàn trả

Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ta được lợi về thuế, giải quyết đượccông ăn việc làm, tiếp thu công nghệ tiên tiến, học được kinh nghiệm quản lý nhưng vốn là của nhà tư bản nước ngoài, lãi họ hưởng, nếu họ không xuất khẩu thìcòn cạnh tranh với hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước Nếu trong trường hợpnhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu sản phẩm của họ thì số ngoại tệ thu được từ họatđộng đó cũng sẽ không ở lại Việt Nam mà sẽ được chuyển về cho quốc gia của nhàđầu tư đó

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng rất quý, nhưng hơn 90%

là vốn vay, dù được vay trong thời gian dài, lãi suất thấp, lại có thời gian ân hạn,nhưng việc giải ngân không đơn giản, hơn nữa nếu sử dụng không hiệu quả thì vaymới sẽ cũng chỉ để trả nợ cũ và không chỉ để lại gánh nặng nợ nần cho con cháu màngay từ bây giờ đã phải trả những khoản lãi của những khoản nợ đầu tiên Như vậyhai nguồn thu ngoại tệ từ FDI và ODA đều không hiệu quả bằng ngoại tệ thu được

từ kiều hối, và 2 nguồn thu này đều phải hoàn trả lại cho nhà đầu tư người nướcngoài hay quốc gia cho vay vốn

- Kiều hối góp phần nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân.

Nguồn lực từ kiều hối là một nguồn lực rất dồi dào, góp phần rất lớn vào côngcuộc phát triển kinh tế của Việt Nam Đầu tư của Việt kiều về Việt Nam ngày càngtăng, thông qua nhân thân người nhà của họ, làm cho các thành phần kinh tế ngàycàng đa dạng đặc biệt là trong khu vực dịch vụ và sản xuất quy mô nhỏ Nền kinh tếđược mở rộng kéo theo nạn thất nghiệp sẽ giảm, tạo nhiều công ăn việc làm chonhân dân lao động, tăng thu nhập cũng như mức sống của người dân Ngoài ra kiềuhối được chuyển về từ những người đi xuất khẩu lao động cũng ngày càng gia tăng

do số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng Chất lượng lao độngngày càng tăng, thị trường lao động ngày càng được mở rộng, điều này giúp cho

Trang 15

tiền công của người lao động tăng cao Số tiền họ chuyển về cho người thân ngàycàng lớn, giúp cho nhiều gia đình thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn về việc làm vàkinh tế, và đến khi về Việt Nam họ cũng sẽ có một khoản vốn để có thể làm ăn kinhdoanh cải thiện đời sống.

- Kiều hối là cầu nối, liên kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với đất nước Nguồn kiều hối chính là tình cảm sâu nặng của bà con Việt kiều đang làm

ăn sinh sống ở nước ngoài đối với nhân thân và quê hương Nhận thức được tầm quantrọng của nguồn lực kiều hối đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà Nước luôn có chínhsách cởi mở thông thoáng khuyến khích và tạo điều kiện cho kiều bào ở nước ngoàigửi tiền về giúp gia đình, tạo điều kiện đảm bảo an toàn cho món tiền chuyển về ViệtNam và người thân của kiều bào cũng sẽ được nhận tiền bằng ngoại tệ…

- Kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ thâm hụt cán cân

vãng lai của Việt Nam Trong bốn năm gần đây, đặc biệt trong 2005 và 2006, lượng

kiều hối lớn hơn gấp hai lần vốn đầu tư nước ngoài thực tế vào Việt Nam Đây lànguồn vốn tăng tương đối ổn định và không tạo gánh nặng nợ nước ngoài cho nềnkinh tế

- Kiều hối góp phần thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, là động lực đẩy mạnh

tăng trưởng kinh tế Việt Nam là một nước có nguồn thu ngoại tệ đáng kể từ xuấtkhẩu dầu thô, đồng thời lại nhận được nguồn kiều hối tương đối lớn Do đó, ViệtNam là một trường hợp điển hình để so sánh lợi ích của kiều hối và thu nhập từnguồn tài nguyên thiên nhiên Trong khi thu nhập từ dầu thô trên 7,4 tỷ USD trongnăm 2005 và hoàn toàn do nhà nước quản lý Ngược lại, kiều hối là một lượng tiềnnhỏ hơn, được phân phối rộng rãi không qua nhà nước Trên phương diện thực tế,kiều hối góp phần giúp nhiều gia đình nghèo có phương tiện sinh sống và vốn làm

ăn, góp phần giảm mức nghèo đói ở Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn vì phầnđông công nhân lao động xuất phát từ đây

Với vai trò tích cực của kiều hối đối với sự phát triển kinh tế của đất nước,việc nghiên cứu các chính sách nhằm tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh nhằmkhuyến khích các luồng tiền kiều hối trong giai đoạn này là việc làm hết sức cần

Trang 16

thiết đối với các nhà hoạch định chính sách Bên cạnh đó, việc nghiên cứu phân tích

sự tác động giữa kiều hối với các biến số vĩ mô khác như giá dầu lửa thế giới, haytốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam cũng là yêu cầu đặt ra tại thời điểmnày Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu áp dụng chính sách để khai thácnguồn kiều hối này Trước hết, bằng cách cải thiện hệ thống thu thập số liệu về kiềuhối, đồng thời phát triển chương trình di dân và cải tổ chương trình xuất khẩu laođộng để có những chính sách bảo vệ quyền lợi của công nhân lao động ở nướcngoài Hy vọng, kiều hối sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới nhờ xuất khẩu laođộng phát triển và do Việt kiều gửi về

1.2.4 Các hình thức giao dịch kiều hối

1.2.4.1.Kiều hối chuyển theo kênh chính thức:

Chuyển tiền kiều hối theo kênh chính thức là hình thức chuyển tiền qua các tổchức tín dụng được Ngân hàng Nhà Nước cho phép làm dịch vụ nhận và chi trảngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc chitrả ngoại tệ, các tổ chức tín dụng làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép, cácdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế và các cá nhân mangtheo ngoại tệ hộ cho kiều bào ở nước ngoài, có khai báo với Hải Quan cửa khẩu sốngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi cho người thụ hưởng ở trong nước Hiện nayphương thức chuyển tiền thông qua con đường chính thức đã phổ biến rộng rãi vì sựnhanh chóng và an toàn Tuy nhiên cũng rất nhiều kiều bào e ngại vì phải chứngminh tính pháp lý của món tiền, đồng thời phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao

- Đặc điểm của phương thức này là:

 Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu (trong trường hợp khách hàng

sử dụng dịch vụ chuyển tiền ngay của các Tổ chức chuyển tiền nhanh cócác đại lý đặt tại Ngân hàng, Công ty kiều hối)

 An toàn

- Khuyết điểm của phương thức này:

 Giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cao hơn (mua vào thấp hơn) thị trường

tự do

 Phải xuất trình nhiều giấy tờ

Trang 17

1.2.4.2 Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức:

Là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vàoquốc gia đó mà không khai báo tại Hải Quan cửa khẩu hoặc qua đường dây ngầmcủa dịch vụ chuyển tiền tư nhân không qua hệ thống ngân hàng và các Công ty kiềuhối được cấp giấy phép nhận và chi trả ngoại tệ Loại hình này được thực hiện dựatrên cơ sở quen biết và tin tưởng lẫn nhau Phương thức chuyển tiền này đơn giản.Chỉ cần điện 2 lần điện thoại: một cho cá nhân làm dịch vụ chuyển tiền và một cuộcđiện thoại cho thân nhân ở Việt Nam đến địa điểm chi trả hoặc đường dây chi trả sẽđến tận nhà của kiều quyến để thực hiện chi trả

- Đặc điểm của phương thức này là:

1 Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu

 Giá ngoại tệ bán ra thấp hơn (mua vào cao hơn) tỷ giá bán ra và mua vào củacác ngân hàng thương mại

 Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ

- Khuyết điểm của phương thức này:

 Không an toàn

Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, quy mô của thị truờng kiều hốiđược chuyển qua kênh phi chính thức xấp xỉ ngang bằng với thị trường kiều hốiđược chuyển qua kênh chính thức (nguồn www.vnmedia.vn)

1.2.5 Tổng quan kiều hối của các Ngân hàng thương mại

1.2.5.1 Kiều hối thế giới

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo về di trú và kiều hốinăm 2010 Theo World Bank, kiều hối vào nhóm nước phát triển đóng vai trò quantrọng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian gần đây Lượng tiềnvào nhóm nước đang phát triển tính đến cuối năm 2010 dự kiến đạt 325 tỷ USD,cao hơn so với con số 307 tỷ USD của năm 2009 Trên khắp thế giới, kiều hối năm

2010 dự kiến đạt 440 tỷ USD Ngân hàng Thế giới dự báo rằng sau khi hồi phục từcuối năm 2010, lượng kiều hối vào nhóm nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng mạnhtrong năm 2011 và năm 2012, lượng kiều hối mỗi năm có thể hơn 370 tỷ USD

Trang 18

World Bank dự báo kiều hối chuyển về các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng lêntrong vài năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 6,2%

và 8,1% Nhóm nước cung cấp kiều hối lớn nhất thế giới năm 2009 bao gồm Mỹ,Arập Saudi, Thụy Điển, Nga, và Đức

Trên khắp thế giới, nhóm nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2010 baogồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Philippin và Pháp Tại khu vực Đông Á - TháiBình Dương, kiều hối chảy vào đây ước tính tăng khoảng 6,4% khi đạt 91 tỷ USDtrong năm 2010 Khi nhu cầu thế giới hồi phục, dự kiến lượng kiều hối chảy vàokhu vực tăng trưởng 7,2% trong năm 2011, trong năm 2012 tăng trưởng 8,5% lênmức 106 tỷ USD

Theo thống kê của ngân hàng thế giới, số lượng người di cư toàn cầu trên thếgiới tăng nhanh dần qua các năm, cụ thể năm 1965, số lượng người di cư toàn cầu là

75 triệu người, năm 1975 là 84 triệu người, năm 1985 là 105 triệu người, năm 2000

là 175 triệu người, ước tính đến năm 2050, số người di cư toàn thế giới lên đến 230triệu người Với lượng người di cư toàn cầu tăng lên hằng năm, lượng kiều hối cũngdần tăng theo:

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Biểu 1.1: Tình hình chuyển tiền kiều hối thế giới năm 2000-2008

Trang 19

1.2.5.2 Kiều hối của các ngân hàng thương mại

Dòng tiền kiều hối chảy về các nền kinh tế đang phát triển tăng mạnh trongnhững năm gần đây, đáng kể là trong lượng kiều hối này có khoản đóng góp mỗinăm mỗi lớn hơn của người lao động ở nước ngoài

Báo cáo của ngân hàng thế giới công bố cho biết dòng kiều hối đổ về các nềnkinh tế đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng cao trong thời gian

từ năm 2000 đến năm 2009 Việt Nam là một trong số 192 nước và vùng lãnh thổtrên thế giới này đang mỗi năm nhận được lượng kiều hối tăng cao hơn

Còn theo báo cáo an ninh lương thực ở các quốc gia đang phát triển trong thờigian từ năm 2007 đến 2017, thực hiện bởi một bộ phận nghiên cứu thuộc hạ viện

Mỹ mới được công bố hồi cuối tháng 8/2008 cho biết nguồn kiều hối mà người laođộng xuất khẩu gửi về cho người thân đang là “lá chắn” góp phần giảm thiểu đáng

kể khó khăn về nhu cầu lương thực, thực phẩm khi lạm phát tăng cao ở các quốc giađang phát triển

Như thực tế ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, kiều hối gửi về Việt Namđược ưu tiên dùng cho các nhu cầu về lương thực, thực phẩm; áo quần; giáo dục; y

tế Đáng kể là nguồn tiền này ngày càng được sử dụng nhiều hơn vào việc mở cơ sởsản xuất kinh doanh nhỏ, xây nhà ở mới

Hiện nay, các ngân hàng đang tìm mọi biện pháp để thu hút nguồn tiền kiềuhối này Các ngân hàng có thị phần lớn về kiều hối, cũng như sản phẩm kiều hối đadạng, phong phú phải kể đến:

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) :

- VCB là ngân hàng hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thanh toán xuất nhậpkhẩu, chuyển tiền ngoại tệ, dịch vụ kiều hối

- Có uy tín và thương hiệu mạnh trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu,chuyển tiền ngoại tệ và dịch vụ kiều hối trong nước và quốc tế

- Hầu hết các NHTM ở VN, kể các NHTM trong nước, chi nhánh NH nướcngoài mở tài khoản ngoại tệ và thanh toán qua VCB

Trang 20

- Có nguồn ngoại tệ tiền mặt lớn và là đầu mối cung ứng các loại ngoại tệ tiềnmặt cho các ngân hàng thương mại khác (các NHTM cổ phần, NHTM nước ngoài

và cả một số NHTM nhà nước)

- Với khả năng đáp ứng tiền mặt ngoại tệ tốt, nhiều Công ty kiều hối và cánhân có tiền kiều hối chuyển về với số tiền lớn đều mở tài khoản và quan hệ giaodịch với VietcomBank

- VCB có hệ thống công nghệ hiện đại, việc xử lý giao dịch kiều hối được tậptrung tại Trung tâm thanh toán, việc chi trả được thực hiện tại tất cả các chi nhánh

và phòng giao dịch của VietcomBank trên toàn quốc Khách hàng có thể lĩnh tiềnkiều hối tại bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch nào của VietcomBank

- Trình độ cán bộ (chuyên môn, ngoại ngữ) và tinh thần, thái độ phục vụ kháchhàng tốt

- Màng lưới : VCB có 60 chi nhánh và 100 phòng giao dịch, đồng thời VCB

có một số các văn phòng đại diện ở nước ngoài như Singapore, HongKong, Nga,

- Sản phẩm dịch vụ và doanh số dịch vụ kiều hối : Chuyển tiền qua mạngSWIFT là kênh chuyển tiền chính của Vietcom Bank, ngoài ra VBC triển khai dịch

vụ chuyển tiền nhanh Money Gram, tuy nhiên doanh số chi trả đối với sản phẩmnày không nhiều

- Doanh số dịch vụ kiều hối của VCB năm 2009 là 1,4 tỷ USD chiếm thị phần 18%

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn :

- Là NHTM có lợi thế rất lớn về mạng lưới ( trên 2.500 chi nhánh), chi nhánhcủa NH nông nghiệp có mặt không chỉ ở tại tất cả các huyện, thị trấn mà còn xuốngtận các xã Những địa bàn có nhiều lao động xuất khẩu đều có chi nhánh của NHnông nghiệp

- NH nông nghiệp là Ngân hàng có sản phẩm cho vay xuất khẩu lao độngđược triển khai mạnh mẽ từ nhiều năm, với số lượng vốn và khách hàng vay lớn

- Ngân hàng Nông nghiệp rất chú trọng phát triển dịch vụ chuyển tiền nhanh

Trang 21

Western Union (là Đại lý chính thức của Western Union từ năm 2004), đã triểnkhai hệ thống Host To Host với Western Union, là đại lý có doanh số chi trảWestern Union lớn nhất Việt Nam (500 triệu USD)

- Tuy nhiên NH nông nghiệp có nhiều hạn chế trong việc phát triển dịch vụkiều hối, cụ thể :

 Công nghệ : NH nông nghiệp đã triển khai dự án hiện đại hóa, tuy nhiênchưa triển khai được trong toàn hệ thống, hệ thống chưa được tập trunghóa, thời gian chuyển tiền kiều hối chậm hơn nhiều so với các ngân hàngkhác

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

- Mạng lưới : 103 chi nhánh và trên 100 phòng giao dịch

- Đã thiết lập được nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp từ nước ngoài về ViệtNam, cụ thể Hợp tác với Metropolitant Bank chuyển tiền từ Đài loan về Việt Nam,với Public Berhad Malaysia chuyển tiền từ Malaysia về Việt Nam , đặc BIDV hợptác với Hana Bank – Korea, nhà cung cấp giải pháp Pay One và Trung tâm xuấtkhẩu lao động ngoài nước triển khai sản phẩm Pay Easy - chuyển tiền từ Hàn Quốc

về Việt Nam cho người lao động Việt Nam rất hiệu quả

- BIDV là đại lý chính thức của Western Union từ năm 2005 Đã triển khaidịch vụ Western Union đến tất cả các điểm giao dịch của BIDV, đồng thời chútrọng phát triển mạng lưới đại lý phụ

- Là Ngân hàng có công nghệ và chất lượng dịch vụ khá tốt

Trang 22

- Doanh số dịch vụ kiều hối của BIDV năm 2009 là 650 triệu USD (thị phần 8%)

Ngân hàng TMCP Đông Á

- Ngân hàng TMCP Đông Á có màng lưới trên 150 chi nhánh và phòng giao dịch

- Là NHTM cổ phần rất chú trọng đến hoạt động chi trả kiều hối, đã thành lậpCông ty Kiều hối Đông Á (năm 2001)

- Việc phát triển và triển khai thực hiện dịch vụ kiều hối chủ yếu do Công tykiều hối Đông Á thực hiện Công ty kiều hối Đông Á thành lập nhiều chi nhánh (vớiđội ngũ trên 300 người) và triển khai mạng lưới chi trả tại nhiều tỉnh thành phố

- Công ty Kiều hối Đông Á chủ yếu triển khai dịch vụ chi trả kiều hối tại nhà(phối hợp với một số Công ty Kiều hối khác triển khai giao tiền tại nhà cho kháchhàng tại 57 tỉnh thành với cam kết chi trả trong vòng 12 tiếng đối với khách hàng ởnội thành và 24 – 36 tiếng đối với vùng sâu vùng xa)

- Công ty kiều hối Đông Á hợp tác với nhiều Công ty Kiều hối trên toàn cầu,đồng thời có đại diện tại một số quốc gia có nhiều người Việt Nam sinh sống

- Công ty Kiều hối Đông Á làm đại lý chi trả kiều hối cho Money Gram,Xpress Money, Instance Cash, tuy nhiên doanh số của các sản phẩm dịch vụ nàykhông nhiều

- Doanh số chi trả kiều hối của Ngân hàng Đông Á (bao gồm cả Công ty kiềuhối Đông Á )năm 2009 là: 1,1 tỷ USD, chiếm 15% thị phần

Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín (Sacombank)

- Mạng lưới 66 chi nhánh, 204 phòng giao dịch và điểm giao dịch SacomBank thành lập chi nhánh tại nước ngoài Lào và Campuchia

- Để phát triển dịch vụ kiều hối, SacomBank thành lập Công ty kiều hối(Saccomrex) vào năm 2006

- Sacom Bank triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union với tư cách

là đại lý phụ của Công ty WESTERN UNION, ngoài ra Công ty kiều hối SacomRextriển khai hợp tác với một số Công ty chuyển tiền nhanh khác như IME

- SacomRex phối hợp với các Công ty kiều hối khác cung cấp dịch vụ chi trả

Trang 23

kiều hối tại nhà với cam kết thời gian chi trả tại nội thành là 06 tiếng và 24 tiếngđối với ngoại thành

- Doanh số kiều hối của SacomBank năm 2008 khoảng 700 triệu USD (thịphần 9%) Trước đây Sacomrex chủ yếu nhắm đến thị trường Hoa Kỳ, châu Âu,năm nay Sacomrex đẩy mạnh khai thác thị trường châu Á, nhất là các nước có nhiềungười Việt Nam sang lao động

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Là NHTM cổ phần có mạng lưới giao dịch 56 chi nhánh và 150 phòng giao dịch

- Là đại lý chính thức của Western Union từ nhiều năm, để phát triển dịch vụkiều hối ACB thành lập Trung tâm chuyển tiền quốc tế ACB – Western Union

- Ngoài việc triển triển khai dịch vụ kiều hối đến tất cả chi nhánh, phòng giaodịch, ACB còn phát triển mạnh mẽ mạng lưới đại lý phụ là các NHTM CP khác

- Doanh số chi trả kiều hối của ACB năm 2009: 700 triệu USD, thị phần 8%

1.2.6 Phát triển dịch vụ kiều hối

Tiềm năng của dịch vụ kiều hối ở Việt Nam rất lớn, không chỉ đối với quốcgia mà còn với các ngân hàng thương mại (NH) Nâng cao chất lượng dịch vụ kiềuhối đang giúp các NH tăng phí dịch vụ và nguồn vốn ngoại tệ giá rẻ Kiều hối đóngmột vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai và lànguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia Nguồn ngoại tệ này gần nhưkhông phải hoàn lại nên ổn định hơn ngoại tệ vay, viện trợ, giúp Việt Nam giảmthiểu nhiều rủi ro huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.Kiều hối là một dạng viện trợ của tư nhân cho tư nhân nên việc sử dụng rất tiết kiệm

và thiết thực

Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước, lượng kiều hối chính thức chuyển vềViệt Nam lần lượt từ 2002 qua các năm đến 2009 là: 2,1 tỉ USD; 2,6 tỉ USD; 3,2 tỉUSD; 4,0 tỉ USD ; 4,2 tỉ USD; 6 tỉ USD tỉ USD; 7,2 tỉ USD; 6,8 tỉ USD Năm 2010,

dự kiến lượng kiều hối chuyển về Việt Nam sẽ tăng khá hơn nhờ sự hồi phục của

Trang 24

kinh tế thế giới kéo theo thu nhập của kiều bào và LĐXK

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Biểu 1.2: Doanh số chuyển tiền kiều hối về Việt Nam năm 2001-2009

TPHCM và Hà Nội là hai địa phương chiếm lượng kiều hối lớn nhất Riêngnăm 2009, kiều hối chuyển về Việt Nam thông qua các NH trên địa bàn TPHCM đạtkhoảng 4 tỉ USD Trên thực tế có lẽ số kiều hối vào Việt Nam cao hơn mức được các

cơ quan chức năng công bố bởi lẽ chỉ tiêu báo cáo lượng kiều hối của các đơn vị chưađầy đủ, thống nhất Mặt khác chưa ai có thể tính được số kiều hối chuyển về qua kênhphi chính thức Thực trạng này cũng giống như nhiều nước trên thế giới, có quốc giaquy mô của thị truờng kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức xấp xỉ ngangbằng với thị trường kiều hối được chuyển qua kênh chính thức

Để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triểnmạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức, Chính phủ Việt Nam

đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều quy định về thuế và khônggiới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về Việt Nam đối với người nhận và ngườigửi Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước

Trang 25

ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho NH như trước đây, quyền lợicủa người nhận và người gửi được đảm bảo, đồng thời các hình thức chuyển tiềnđược mở rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về VN.

Với các tổ chức kinh tế, dịch vụ kiều hối rất quan trọng vì là một kênh huyđộng ngoại tệ đặc biệt mà không cần phải trả nhiều chi phí Hiện nay ở VN, ngoàicác NH còn có hàng chục Công ty kiều hối cung ứng dịch vụ chuyển tiền từ nướcngoài về Đây là dịch vụ không chỉ đem lại nguồn thu phí mà còn giúp NH muađược ngoại tệ, tăng nguồn tiền gửi và bán chéo được các sản phẩm khác cho ngườinhận tiền kiều hối, đồng thời nâng cao được uy tín và thương hiệu của NH vớikhách hàng

Hiện nay, ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam, ngân hàng Đầu tư, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Á Châu, Sacombank,Đông Á là những ngân hàng có nhiều thế mạnh cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiềuhối vì mạng lưới rộng, quan hệ đại lý nhiều

Để giúp khách hàng chuyển, nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam được nhanhchóng, an toàn và chi phí thấp các ngân hàng đã thiết lập nhiều kênh chuyển tiềntrực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào vàlao động xuất khẩu Các ngân hàng đã phối hợp với nhiều đối tác nước ngoài triểnkhai nhiều sản phẩm kiều hối mang lại tiện ích tối đa cho khách hàng như dịch vụchuyển tiền nhanh Western Union, Moneygram, dịch vụ chuyển tiền trong ngày từ

Mỹ về Việt Nam Wells Fargo ExpressSend, dịch vụ chuyển tiền kiều hối online,dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại di động mobile phone Hầu như NH nào cũngtriển khai công nghệ kiều hối hiện đại cho phép xử lý giao dịch kiều hối tập trung vớimức độ tự động cao Hệ thống cho phép người nhận tiền có thể lĩnh tiền tại bất cứđiểm giao dịch nào của NH trên toàn quốc Những NH chưa có điều kiện về côngnghệ và đối tác để mở rộng dịch vụ kiều hối thì làm các đại lý phụ cho các NH lớn.Các NH và Công ty chuyển tiền đối tác cung cấp một danh mục đa dạng cácdịch vụ chuyển tiền kiều hối: Chi trả tại quầy, chi trả vào tài khoản và chi trả tạinhà Hiện nay, khách hàng có thể nhận tiền chuyển về tại bất cứ chi nhánh hoặc

Trang 26

phòng giao dịch nào của các NH làm kiều hối hoặc sử dụng dịch vụ chi trả tại nhàngười thụ hưởng nếu ở các TP như: Tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM với thời gian nhận kiều hối rấtnhanh trong vòng từ 10 phút đến 3 ngày làm việc kể từ khi món tiền được chuyển.

Để tăng thêm lợi nhuận từ dịch vụ kiều hối, các NH tiếp tục tăng cường hợptác với các Công ty xuất khẩu lao động cung ứng gói sản phẩm trọn gói cho ngườilao động như: Cho vay vốn, mở tài khoản, quản lý tiền ký quỹ, chuyển thu nhập vềnước, gửi tiết kiệm kiều hối

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Tổ chức di trú Liên hợp quốc

Biểu 1.3: Dự báo lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2010-2015

Hiện nay, tham gia cung cấp dịch vụ kiều hối tại Việt Nam có 5 ngân hàngthương mại nhà nước, 38 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, 6 ngân hàng Liêndoanh và 44 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Bên cạnh các ngânhàng thương mại còn có trên 50 Công ty kiều hối tư nhân Ngoài ra các Công tychuyển tiền nhanh nước ngoài cũng có mặt và hợp tác với các Ngân hàng thương

Trang 27

mại tại Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiều hối như Western Union,Money Gram, Xpress Money, Các ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ kiềuhối thông qua các đối tác của mình là các Ngân hàng đại lý, các Công ty chuyển tiềnnhanh và thực hiện chi trả thông qua mạng lưới chi nhánh của mình

1.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển kiều hối.

Để đánh giá dịch vụ kiều hối của một ngân hàng, cần xem xét các yếu tố:

Thứ nhất, đối tác chuyển tiền của ngân hàng Một ngân hàng có quan hệ đại lý

với nhiều ngân hàng, Công ty chuyển tiền trên thế giới, đặc biệt là những thị trường

có nhiều Việt kiều, lao động xuất khẩu thì lượng kiều hối chuyển về qua ngân hàng

sẽ nhiều

Thứ hai, về sản phẩm dịch vụ: Với nhiều sản phẩm chuyển tiền, gói sản phẩm

dịch vụ, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn để chọn ra hình thức chuyển tiền tối ưunhất Nếu ngân hàng có nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ được kháchhàng lựa chọn

Thứ ba, doanh số và thị phần: Doanh số kiều hối là tổng số tiền kiều hối mà

ngân hàng thực hiện chi trả thông qua mạng lưới chi trả của mình Từ doanh số chitrả kiều hối của ngân hàng mà ta xác định được thị phần kiều hối của ngân hàng đó

Thứ tư, mạng lưới ngân hàng: Ngân hàng có mạng lưới rộng khắp tới những

vùng nông thôn sẽ có điều kiện chi trả tiền cho khách hàng có người nhà xuất khẩulao động hơn Bởi những người đi xuất khẩu lao động thường là những người ởvùng nông thôn, xa thành thị, trong khi các phòng giao dịch, trụ sở chi nhánh ngânhàng thường đặt ở những nơi đông dân cư, kinh tế phát triển

Thứ năm, công nghệ ngân hàng: Công nghệ ngân hàng là yếu tố cạnh tranh

của các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng Đối với khách hàng giao dịchkiều hối, ngoài yếu tố uy tín, họ còn cần món tiền chuyển về nhanh chóng, khôngphải chờ đợi lâu

Thứ sáu, chiến lược Marketing của ngân hàng: Với chiến lược marketing tốt,

ngân hàng không những thu hút được khách hàng nhận tiền và chuyển tiền kiều hốiqua kênh chuyền tiền của ngân hàng mình mà còn thu hút được những đối tác là các

Trang 28

Công ty chuyển tiền và các ngân hàng nơi có nhiều việt kiều sinh sống và lao độngxuất khẩu.

1.4 Điều kiện phát triển dịch vụ kiều hối của Ngân hàng thương mại

1.4.1 Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, Uy tín của ngân hàng Ngân hàng có uy tín, có thương hiệu mạnhtrong lĩnh vực thanh toán sẽ có khả năng thu hút nguồn tiền kiều hối hơn nhữngngân hàng khác trên cùng địa bàn Uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước

và thị trường quốc tế là tiêu chí tổng hợp từ rất nhiều yếu tố: chất lượng dịch vụ, kỹthuật xử lý nghiệp vụ, khả năng thanh toán,… Một ngân hàng có uy tín là điều kiệnđầu tiên để khách hàng (hoặc bên đối tác của họ) lựa chọn giao dịch Nhờ đó uy tíncủa bản thân khách hàng cũng được đảm bảo và nâng lên, độ rủi ro giảm đi vàkhách hàng giảm được chi phí mua hàng và không phải trả thêm các phí phát sinh từviệc ngân hàng giao dịch có uy tín không cao Đây là điều kiện quan trọng để ngânhàng thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thu, mở rộng thị phần kiều hối Tuynhiên uy tín của một ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào trụ sở chính của nó quyếtđịnh mà còn phụ thuộc phần lớn vào uy tín của mỗi chi nhánh thành viên

Thứ hai, khả năng đáp ứng tiền mặt ngoại tệ tốt, luôn sẵn sàng đáp ứng nhucầu chi trả của khách hàng, khách hàng không mất nhiều thời gian chờ đợi Điềunày tạo cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, phát triển tốt dịch vụ chi trả.Thứ ba, về công nghệ ngân hàng, ngân hàng cần phải có công nghệ hiện đại,việc xử lý giao dịch kiều hối được nhanh chóng, chính xác kịp thời Công nghệngân hàng tiên tiến hiện đại sẽ góp phần phát triển thêm các dịch vụ mới; nâng caochất lượng dịch vụ, đẩy nhanh quá trình thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi tronggiao dịch với khách hàng Bởi thanh toán quốc tế thường liên quan tới khoảng cáchkhông gian và thời gian nên khi công nghệ phát triển thì sẽ tiết kiệm được chi phínâng cao hiệu quả và uy tín

Trong tương lai gần, khi thương mại điện tử chính thức thực được hiện tại ViệtNam, ngân hàng sẽ phải từng bước phát triển cơ sở hệ thống công nghệ thông tin đủkhả năng đáp ứng yêu cầu của nghiệp vụ chuyển tiền kiều hối

Thứ tư, mạng lưới chi nhánh Đây là thế mạnh rất lớn nếu mạng lưới chi nhánh

Trang 29

rộng khắp, ngân hàng sẽ phục vụ được nhiều khách hàng, sẽ đẽ dàng phát triển dịch

vụ kiều hối Như ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn, với hơn 2500 chinhánh, có mặt không chỉ ở huyện mà còn có ở tận các xã nên có doanh số chi trảWestern Union lớn nhất Việt Nam

Thứ năm, về trình độ cán bộ, cán bộ cần được đào tạo chuyên môn tốt, amhiểu về các sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình, niềm nở

1.4.2 Nhân tố khách quan

Thứ nhất, Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.

Các chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi một nước được đưa nhằm mục đích điềutiết, định hướng phát triển nền kinh tế của nước đó Trong các chính sách này cómột số chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ngoại thương và ảnh hưởnggián tiếp đền sự phát triển của nghiệp vụ chuyển kiều hối trong hoạt động thanhtoán quốc tế như: chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu,chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối

Đối với chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu nếuchính sách đưa ra không hợp lý sẽ dẫn đến hạn chế xuất khẩu hoặc thu hẹp nhập khẩuhoặc hạn chế cả hai xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới kim ngạch xuất nhập khẩu.Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhưthanh toán quốc tế là rất cần thiết bởi những hoạt động này mang tính rủi ro cao.Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng

có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phát triển hoạt động thanh toán quốc tế Kinh

tế đối ngoại là một lĩnh vực rất rộng bao gồm các hoạt động ngoại thương, đầu tư tàichính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh tế khác,trong đó hoạt động ngoại thương là một hoạt động trọng tâm và chính sách kinh tếđối ngoại chính là cơ sở nền tảng và có tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toánquốc tế

Chính sách ngoại hối là những quy định liên quan tới pháp lý, những thể lệ củangân hàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc đá quý vànhững giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ; cũng như việc trao đổi, sử dụng mua bán

Trang 30

ngoại tệ trên thị trường và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài…vớichức năng là trung gian thanh toán, khi thực hiện thanh toán quốc tế, hệ thống ngânhàng thương mại đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ra vào của một đất nước Vì vậy,các ngân hàng thương mại được phép tham gia hoạt động thanh toán quốc tế phảituân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối do ngânhàng nhà nước ban hành Ngược lại, nếu chính sách ngoại hối của nhà nước đưa rakhông đúng đắn sẽ tác động xấu đến cán cân thanh toán từ đó ảnh hưởng trực tiếptới khả năng cân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của ngân hàng.Trong hoạt động thanh toán quốc tế, thông thường ngoại tệ mạnh tự do chuyểnđổi sẽ được sử dụng trong các giao dịch Để xác định giá trị quy đổi của đồng tiềnnước này sang đồng tiền nước khác, các nước dùng tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái

là một nhân tố nhạy cảm được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trườngtiền tệ Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, biến động của tỷ giácòn ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Việc cân nhắc mua bánngoại tệ trở nên rất khó khăn khi tỷ giá thay đổi liên tục, bất thường và hậu quả lànguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán bị ảnh hưởng Từ đó các ngân hàng buộc phảilựa chọn: hoặc chấp nhận co hẹp hoạt động thanh toán quốc tế, hạn chế đối tượngkhách hàng hoặc phải chịu lỗ về kinh doanh ngoại tệ, bù lại ngân hàng sẽ giữ đượckhách hàng Nếu biết chọn thời điểm và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ cânnhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt động thanh toán quốc tế đem lạinhư nguồn tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, dịch vụ phí…có thể sẽ trở thành cơ hội chongân hàng thu hút thêm một lượng khách hàng mới

Để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triểnmạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức, Chính phủ Việt Nam

đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều quy định về thuế và khônggiới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về Việt Nam đối với người nhận và ngườigửi Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nướcngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho NH như trước đây, quyền lợicủa người nhận và người gửi được đảm bảo, đồng thời các hình thức chuyển tiền

Trang 31

được mở rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về VN.

Thứ hai, chính sách xuất khẩu lao động của nhà nước

Trích đăng lời của ông Daniel Mont, chuyên gia cao cấp của WB tại ViệtNam: "Chúng tôi hy vọng khi kinh tế thế giới hồi phục và Chính phủ Việt Nam chútrọng chính sách lao động ở nước ngoài thì lượng kiều hối sẽ tăng."

Xuất khẩu lao động đóng vai trò nhất định trong sự phát triển của một đấtnước ở chỗ cung cấp kiều hối, giảm sức ép việc làm, mang lại thêm thu nhập chogia đình Nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào lao động di cư cũng mang lại rủi rocho các bên Nếu đưa lao động ra ngoài quá nhiều thì công việc của chính phủ trởnên dễ dàng “Tôi chỉ cần đưa người ra nước ngoài, khỏi phải mất công đầu tư, đàotạo, cải thiện môi trường kinh doanh hay bảo trợ xã hội mà lại thu được kiều hối”.Nhưng tôi nghĩ có những rủi ro sau: nếu quá phụ thuộc vào lao động di cư, nó sẽgiảm sức ép đối với chính phủ và doanh nghiệp trong việc cải thiện nền kinh tếquốc doanh, tăng năng suất, sức sáng tạo, đổi mới

Mặt khác, các tài năng của đất nước sẽ đổ ra ngoài Cho dù thu được kiều hốinhưng sẽ không có lợi về năng suất, sức sáng tạo Chúng ta thường gọi tình trạngnày là chảy máu chất xám

Thứ ba chính sách của nhà nước với người Việt Nam ở nước ngoài

Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận góp phần đáng kể vào khối lượngkiều hối chuyển về nước Nếu chính sách của nhà nước đáp ứng tốt hơn những lợiích thiết thân của người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện để bà con gắn bó hơnvới quê hương, thể hiện được tinh thần “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phậnkhông tách rời” của cộng đồng dân tộc Việt Nam Cách đây sáu năm, nghị quyết

36 NQ/TW của Bộ Chính trị về người Việt Nam ở nước ngoài đã được triển khaithực hiện Nghị quyết đã được Quốc hội thể chế hoá trong nhiều văn bản phápluật liên quan, được Chính phủ và các bộ, ngành cụ thể hoá bằng việc rà soát, sửađổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những văn bản pháp quy quan trọng liên quan đếnNgười Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) như: luật về quốc tịch, đất đai, nhà ở,đầu tư, doanh nghiệp, pháp lệnh về ngoại hối, các quy định về miễn thị thực nhập

Trang 32

xuất cảnh cho người Việt nam ở nước ngoài về cư trú, hồi hương,… theo hướngngày thuận lợi cho kiều bào và đang tích cực thúc đẩy việc ban hành “Chính sách,biện pháp thu hút chuyên gia, trí thức người Việt nam ở nước ngoài xây dựng đấtnước” nhằm tạo bước chuyển mới trong việc thu hút “chất xám” của các chuyêngia, trí thức kiều bào

Thứ tư, tình hình kinh tế thế giới

Tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng khá lớn đến lượng kiều hối chuyển vềnước Nếu nền kinh tế thế giới ít biến động, lượng kiêu hối chuyển về sẽ ổn định.Nếu nền kinh tế khủng hoảng, nạn thất nghiệp xảy ra, thu nhập của nhà kinh doanh,người lao động giảm, công ăn việc làm khó khăn, lượng kiều hối chuyển về giảm Như vậy, chương 1 đã khái quát dịch vụ chuyển tiền kiều hối của ngân hàngthương mại, ý nghĩa nguồn tiền kiều hối, các tiêu thức phản ánh mực độ phát triểncũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối

Từ đó chúng ta có cái nhìn khái quát được dịch vụ chuyển tiền kiều hối để đánh giáđược thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam

2 CHƯƠNG 2

Trang 33

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Khái quát về dịch vụ chuyển tiền kiều hối Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào tháng 7 năm

1998 có trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Là Ngân hàng thương mạilớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam

Mục tiêu mà Ngân hàng Công thương Việt Nam đặt ra trong thời gian tới làtrở thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng vững mạnh hàng đầu củaViệt Nam và khu vực

Ngân hàng Công thương Việt Nam có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốcvới Sở Giao dịch, 150 chi nhánh và trên 900 điểm/phòng giao dịch

Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công tyTNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHHBảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâmThẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàngChâu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chứcPhát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, là liêndoanh doanh ngân hàng Cathay United của Đài Loan và Ngân hàng Công thươngViệt Nam Ngoài ra, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam) và Standard Chartered hợp tác phát triển dịch vụ thanh toán, cácsản phẩm đầu tư, thị trường vốn, kinh doanh ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh,… với

Trang 34

quy mô hợp tác trước mắt khoảng 600 triệu USD; Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam kết hợp với Ngân hàng Công thương Trung Quốc cung cấp dịch vụ thanhtoán biên mậu qua Internet, triển khai dịch vụ kiều hối với sự hợp tác của Wells-Fargo (Mỹ), Cathay United Bank (Đài Loan), Kookmin Bank (Hàn Quốc),… Cáctập đoàn thẻ tín dụng quốc tế như Master Card, Visa, America Express, mở rộngđại lý phát hành và thanh toán thẻ với hàng loạt ngân hàng thương mại tại ViệtNam Hợp tác với nhiều Công ty chuyển tiền, đặc biệt là Western Union của Mỹ đểlàm đại lý chi trả kiều hối và chuyển tiền.

Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Namđược cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụngcông nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, không ngừng nghiên cứu,cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đápứng cao nhất nhu cầu của khách hàng

Sau dự án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Ngân hàng nhà nước, phòng Dịch

vụ kiều hối của Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời ngày 1/3/2006 để hỗ trợcác Chi nhánh trong việc phát triển, chăm sóc khách hàng và mở rộng thị trườngcòn việc thực hiện chi trả kiều hối chỉ diễn ra tại các điểm giao dịch, phòng giaodịch và quỹ tiết kiệm của các chi nhánh

2.1.2 Khái quát dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt nam

Với lợi thế là một Ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam, có quan hệ với trên

1000 đối tác là ngân hàng đại lý và Công ty chuyển tiền nhanh trên toàn cầu; hệthống công nghệ hiện đại, mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn quốc với 150 chinhánh, 900 phòng giao dịch; Ngân hàng Công thương Việt Nam cam kết cung cấpdịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam:

Nhanh chóng – Thuận tiện – An toàn – Phí dịch vụ thấp.

Nhanh chóng:

Trang 35

 Với hệ thống công nghệ hiện đại, giao dịch chuyển tiền kiều hối được xử lý

tự động, nhanh chóng, chính xác

 Tài khoản của người nhận được ghi có ngay khi Ngân hàng Công thươngViệt Nam nhận được điện chuyển tiền từ nước ngoài và được hưởng lãi suấthấp dẫn

 Người nhận có thể nhận được tiền ngay trong ngày nếu chuyển tiền qua đườngNgân hàng, trong vòng 10 phút nếu sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh

Thuận tiện:

 Mạng lưới chi trả tiền kiều hối rộng khắp: Ngân hàng Công thương Việt Nam

có mạng lưới trên 150 chi nhánh và 900 phòng giao dịch trên toàn quốc

 Người nhận tiền chỉ cần đem giấy chứng minh nhân dân đến bất cứ chinhánh, phòng giao dịch thuận tiện nhất của Ngân hàng Công thương ViệtNam để lĩnh tiền

 Trường hợp chuyển tiền về tài khoản thẻ ATM, người nhận tiền có thể lĩnhtiền tại bất cứ máy ATM nào của Ngân hàng Công thương Việt Nam, vàobất cứ thời gian nào

An toàn:

 Là một Ngân hàng lớn, uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong dịch vụ chuyểntiền từ nước ngoài về Việt Nam, với hệ thống công nghệ hiện đại, xử lý tựđộng và bảo mật cao, Ngân hàng Công thương Việt nam cam kết món tiền sẽđược chuyển đến tay người nhận an toàn, chính xác, bảo mật cao

Phí dịch vụ thấp:

 Với việc thiết lập nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp, việc chuyển tiền từ nướcngoài về Việt Nam qua Ngân hàng Công thương Việt Nam không phải quacác Ngân hàng trung gian vì vậy tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng rất chú trọng pháttriển dịch vụ kiều hối, phòng dịch vụ kiều hối được thành lập năm 2006 tại trụ sởchính với nhiệm vụ phát triển và triển khai dịch vụ kiều hối trong toàn hệ thống

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng

Trang 36

thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

2.2.1 Nguồn tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công

thương Việt Nam

Với lượng Việt kiều đông (trên 3.000.000 người) và tập trung nhiều ở cácnước phát triển như Mỹ (1,5 triệu người), Pháp (300.000 người), Canada (200.000người), Australia (250.000 người) là các quốc gia có thu nhập bình quân cao,đồng thời với chính sách khuyến khích kiều bào về đầu tư, mua nhà cửa ở ViệtNam, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng tăng

Đơn vị: nghìn người

(Nguồn: Uỷ ban người Việt ở nước ngoài)

Biểu 2.1 : Phân bổ kiều bào Việt Nam trên thế giới năm 2009

Đơn vị: phần trăm

Trang 37

Nguồn: Uỷ ban người Việt ở nước ngoài

Biểu 2.2: Cơ cấu Việt Kiều năm 2009

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có lượng lao động xuất khẩu lớn (trên500.000 người) tập trung nhiều ở các quốc gia như Đài loan, Hàn Quốc, Malaysia,Nhật Bản và các nước Trung đông như Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE),Qua Tar, Riêng trong 7 tháng đầu năm 2008 có 50,980 lao động và chuyên giaViệt Nam ra nước ngoài làm việc, đạt 60% kế hoạch cả năm Trong số này, có hơn

2500 lao động đến những thị trường mới như Bồ Đào Nha, Australia, Macau,Singapore, Cộng hoà Séc, Slovakia, Mỹ, Nga … Số đông còn lại đến các thị trườnglao truyền thống gồm Malaysia, đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, các nước Trung đông.Với chính sách khuyến khích đẩy mạnh lao động xuất khẩu để giải quyết lao độngtại các vùng nông thôn và các tỉnh còn nhiều khó khăn của chính phủ, dự kiến lượnglao động xuất khẩu lao động sẽ tăng trên 1,5 triệu vào năm 2015

Nét mới trên thị trường kiều hối hiện nay là số tiền do người Việt Nam định cư

ở nước ngoài gửi về đang có xu hướng giảm, trong khi đó người đi xuất khẩu laođộng gửi về lại tăng lên

Đơn vị: người

Trang 38

(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ lao động – thương binh xã hội)

Biểu 2.3: Số lượng lao động xuất khẩu

Đơn vị: phần trăm

(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ lao động – thương binh xã hội)

Biểu 2.4: cơ cấu người lao động ở nước ngoài

2.2.2 Đối tác chuyển tiền kiều hối Ngân hàng thương mại Cổ phần Công

Trang 39

thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có quan hệ đại lý khoảng 1000 ngân hàng và có thể gửi điện trực tiếp qua mạng SWIFT với khoảng 18,377 ngân hàng và các chi nhánh của họ trên toàn thế giới đồng thời cung cấp dịch

vụ chuyển tiền nhanh cho các đối tác lớn như: Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, Wells Fargo Express send Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tạo lập được các kênh chuyển tiền an toàn, hiệu quả, chi phí thấp từ khắp các nước trên thế giới về Việt Nam Sản phẩm chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đa dạng, phong phú và tiện ích cho người sử dụng

tiền Mã SWIFT

USA

Bank of New York , New York USD IRVTUS3NBank of America , New York USD BOFAUS3N

HSBC Bank USA , New York USD MRMD US33

JP Morgan Chase, New York USD CHASUS33

NYCABN Amro Bank NV, New York USD ABNAUS33Standard Chartered Bank, New York USD SCBLUS33Deutsche Bank Trust Company

AUSTRALIA

Commonwealth Bank of Australia,

AUSTRIA RZB Oesterreich AG Vienna EUR RZBAATWWCANADA Bank of Nova Scotia, Toronto CAD NOSCCATTCYPRUS Laiki (Cyprus Popular Bank) EUR LIKICY2N

ENGLAND Standard Chartered Bank, London GBP SCBLGB2LFRANCE Natexis Banque Populaires, ParisCredit Agricole SA, Paris EUR CCBPFRPPPAREUR AGRIFRPP

Deutsche Bank, Frankfurt EUR DEUTDEFFDresdner Bank, Frankfurt EUR DRESDEFF

Trang 40

Nước Tên ngân hàng Loại

tiền Mã SWIFT

Commerzbank AG, Frankfurt EUR COBADEFFStandard Chartered Bank, Frankfurt EUR SCBLDEFXBayerische Hypo Und Vereinsbank AG EUR HYVEDEMMHONG KONG HSBC Bank, Hong KongHSBC Bank, Hong Kong HKDUSD HSBCHKHHHSBCHKHHJAPAN Bank of Tokyo Mitsubishi, TokyoSumitomo Mitsui Banking Corporation JPYJPY SMBCJPJTBOTKJPJTKOREA

NETHERLANDSABN Amro Bank, Amsterdam EUR ABNANL2ANEW ZEALANDBank of New Zealand, Wellington NZD BKNZNZ22NORWAY Nordea Bank Norge ASA, Oslo NOK NDEANOKKRUSSIA

Bank for Foreign Trade of Russia

SINGAPORE United Overseas Bank, Singapore USD UOVBSGSG

TAIWAN Cathay United Bank, Taipei USD UWCBTWTP

2.2.3 Các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại ngân hàng Công

thương Việt Nam

Mô hình chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng Công thương Việt Nam

Ngày đăng: 25/04/2015, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w