1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp về đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai

120 377 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

Định Quán là một huyện thuộc khu vực miền núi, nằm phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, phía Bắc và Đông giáp huyện Tân Phú; phía Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía nam giáp các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất, phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu. Diện tích tự nhiên là 97.123,7 ha chiếm 16,50% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, với dân số 194.476 người, mật độ 228 người/km2. Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 13 xã và 1 thị trấn. Với số lượng lao động trên địa bàn huyện gần 130.000 người, tuy nhiên qua điều tra thì số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cho thấy chất lượng lao động của huyện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn và cả trong việc cung ứng thị trường lao động. Phần lớn lao động của huyện chưa qua đào tạo là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tìm được việc làm nhưng thu nhập thấp (chỉ thực hiện được công việc giản đơn), điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho bản thân người lao động, gia đình và xã hội. Xác định công tác đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm, thu nhập đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện đã được cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm và tổ chức thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình đào tạo nghề của Trung ương, của tỉnh cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn những bất cập và hạn chế đó là: tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp so với yêu cầu của huyện; chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao; đào tạo chưa gắn liền với giải quyết việc làm, nhất là trong việc chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, giải toả, tái định cư để thực hiện quy hoạch và các dự án đầu tư trên địa bàn huyện; cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; việc huy động nguồn lực xã hội cho công tác đào tạo nghề chưa nhiều... Trước tình hình đó, để đạt được mục tiếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện và HĐND huyện đã đề ra, đáp ứng nhu cầu phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của huyện là việc làm cần thiết và cấp bách.

Trang 1

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Thành

Trang 2

Để hoàn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế ngành quản lý kinh tế và chính sách Tôi xin chân thành và trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau đại học, qúy thầy cô Trường Đại học kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong thời gian học tập Tôi bày tỏ lòng biết ơn và xin ghi nhận sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của PGS, TS Trần Thọ Đạt - Trường Đại học kinh tế quốc dân

Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy Định Quán, cơ quan Ủy ban Kiểm tra huyện ủy, các cơ quan: Phòng Lao động- Thương binh - Xã hội huyện, Phòng Thống kê huyện, Trung tâm dạy nghề huyện, Phòng Giáo dục & đào tạo huyện, các Trường PTTH trên địa bàn huyện Định Quán đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong công tác và thu thập số liệu để hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng xin cảm ơn những người thân yêu, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, dành nhiều tình cảm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp./.

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 5

1.1 Đào tạo nghề: 5

1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề: 5

1.1.2 Vai trò của đào tạo nghề trong phát triển kinh tế- xã hội: 8

1.1.3 Nội dung và hình thức đào tạo nghề: 13

1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế : 15

1.2.1 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế : 15

1.2.2 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phát triển kinh tế- xã hội: .16

1.2.3 Phân loại cơ cấu kinh tế : 17

1.2.4 Nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế : 21

1.3 Mối quan hệ giữa đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 22

1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động 22

1.3.2 Đào tạo nghề tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế : 25

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN 27

2.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai 27

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 27

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội: 28

2.2 Thực trạng về đào tạo nghề : 43

2.2.1 Thực trạng về dân số, lao động- việc làm: 43

2.2.2 Thực trạng đào tạo nghề của Tỉnh Đồng Nai và Huyện Định Quán 50

2.3 Đánh giá về tình hình đào tạo nghề làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện: 58

2.3.1 Những thành tựu đạt được: 58

2.3.2 Những tồn tại : 59

Trang 4

HUYỆN ĐỊNH QUÁN 62

3.1 Quan điểm định hướng về đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 và những năm tiếp theo: 62

3.1.1 Quan điểm: 62

3.1.2 Mục tiêu phát triển: 63

3.1.3 Phương hướng và nhiệm vụ đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 64

3.2 Dự báo về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 65

3.2.1 Phương hướng phát triển các ngành kinh tế của huyện đến năm 2015: 65

3.2.2 Chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2010 - 2015: 67

3.3 Dự báo nguồn và nhu cầu lao động qua đào tạo nghề: 68

3.3.1 Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đến năm 2015: 68

3.3.2 Dự báo nguồn lao động đào tạo nghề đến năm 2015: 74

3.3.3 Cân đối giữa nguồn và nhu cầu lao động qua đào tạo nghề: 79

3.3.4 Dự toán nguồn kinh phí cho đào tạo: 80

3.4 Một số giải pháp thực hiện: 81

3.4.1 Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế: 81

3.4.2 Quy hoạch mạng lưới dạy nghề trên địa bàn huyện: 82

3.4.3 Giải pháp về nâng cao trình độ học vấn dân cư: 87

3.4.4 Nâng cao chất lượng hoạt động định hướng nghề nghiệp 90

3.4.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo nghề: 94

3.4.6 Nâng cao năng lực trung tâm giới thiệu việc làm: 97

3.4.7 Xây dựng và thực hiện đào tạo nghề cho lao động chưa có nghề ở nông thôn: .100

3.4.8 Giải pháp nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và xã hội: 103

3.4.9 Giải pháp tăng cường phối hợp trong đào tạo nghề: 103

3.4.10 Giải pháp về cơ chế, chính sách: 105

3.5 Một số kiến nghị 107

3.5.1 Đối với trung ương: 107

3.5.2 Đối với địa phương: 108

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 5

CNH : Công nghiệp hoá

Trang 6

Bảng 2.1: Tình hình thu-chi ngân sách của Huyện giai đoạn 2005-2010 42

Bảng 2.2: Tình hình dân số huyện Định Quán giai đoạn 2005-2010 43

Bảng 2.3: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi 44

Bảng 2.4: Tình trạng sức khoẻ của dân cư huyện Định Quán 45

Bảng 2.5.: Cơ cấu dân số huyện Định Quán năm 2010 45

Bảng 2.6: Trình độ chuyên môn, nghề của lao động huyện Định Quán năm 2010 .47

Bảng 2.7: Tình trạng việc làm của dân số từ 15 tuổi trở lên của huyện Định Quán năm 2010 48

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu chủ yếu mức sống dân cư của huyện giai đoạn 2005-2010 50

Bảng 2.9: Qui mô năng lực đào tạo nghề 56

Bảng 2.10: Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy 58

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội của huyện đến năm 2015 68

Bảng: 3.2: Cơ cấu lao động qua đào tạo huyện Định Quán năm 2010 phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 69

Bảng 3.3: Kết quả dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo của huyện 70

Bảng 3.4: Kết quả dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo của huyện Định Quán theo khu vực kinh tế cơ bản 71

Bảng 3.5: Nhu cầu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 72

Bảng 3.6: Nhu cầu lao động qua đào tạo huyện Định Quán đến năm 2015 theo trình độ 72

Bảng 3.7: Nhu cầu lao động qua đào tạo hàng năm 73

Bảng 3.8: Nhu cầu lao động qua đào tạo của huyện Định Quán đến năm 2015 theo khu vực kinh tế cơ bản 73

Bảng 3.9: Nhu cầu lao động qua đào tạo của huyện Định Quán đến năm 2015 theo thời gian đào tạo 74

Trang 7

Bảng 3.12: Khả năng đào tạo nghề huyện Định Quán đến năm 2015 theo khu

vực kinh tế cơ bản 76

Bảng 3.13: Khả năng đào tạo nghề đến 2015 phân theo hệ thống trường, cơ sở đào tạo 77

Bảng 3.14: Khả năng đào tạo nghề hàng năm theo bằng cấp 78

Bảng 3.15: Khả năng đào tạo nghề phân theo thời gian đào tạo 78

Bảng 3.16: Cân đối nhu cầu và khả năng đào tạo nghề 79

Bảng 3.17: Cân đối nhu cầu và khả năng đào tạo nghề theo khu vực kinh tế cơ bản 80

Bảng 3.18: Dự kiến chỉ tiêu đào tạo từ ngân sách 81

Bảng 3.19: Kế hoạch đào tạo học viên giai đoạn 2010 2015 86

Bảng 3.20: Qui mô đội ngũ giáo viên thời kỳ 2010-2015 87

Bảng 3.21: Đào tạo lại đội ngũ giáo viên thời kỳ 2010-2015 87

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2005 - 2010 32

Biểu đồ 2.2: Tốc độ phát triển các ngành (theo giá cố định năm 1994) 32

Biểu đồ 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Quán giai đoạn 2005-2010 .36

Biểu đồ 2.4: Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại huyện Định Quán giai đoạn 2005-2010 40

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế 46

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐỊNH QUÁN - TỈNH ĐỒNG NAI 118

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài:

Định Quán là một huyện thuộc khu vực miền núi, nằm phía Đông Nam tỉnhĐồng Nai, phía Bắc và Đông giáp huyện Tân Phú; phía Đông Nam giáp tỉnh BìnhThuận; phía nam giáp các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất, phía Tâygiáp huyện Vĩnh Cửu Diện tích tự nhiên là 97.123,7 ha chiếm 16,50% diện tích tựnhiên của toàn tỉnh, với dân số 194.476 người, mật độ 228 người/km2 Huyện có 14đơn vị hành chính gồm 13 xã và 1 thị trấn

Với số lượng lao động trên địa bàn huyện gần 130.000 người, tuy nhiên quađiều tra thì số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cho thấy chấtlượng lao động của huyện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trênđịa bàn và cả trong việc cung ứng thị trường lao động Phần lớn lao động củahuyện chưa qua đào tạo là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tìnhtrạng tìm được việc làm nhưng thu nhập thấp (chỉ thực hiện được công việc giảnđơn), điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho bản thân người lao động, giađình và xã hội

Xác định công tác đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo cơhội việc làm, thu nhập đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện đãđược cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm và tổ chứcthực hiện hiệu quả các đề án, chương trình đào tạo nghề của Trung ương, của tỉnhcho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh cáckết quả đạt được vẫn còn những bất cập và hạn chế đó là: tỷ lệ lao động qua đào tạothấp so với yêu cầu của huyện; chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao; đào tạochưa gắn liền với giải quyết việc làm, nhất là trong việc chuyển đổi nghề nghiệp khiNhà nước thu hồi đất, giải toả, tái định cư để thực hiện quy hoạch và các dự án đầu

tư trên địa bàn huyện; cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn, nhu

Trang 9

cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; việc huy động nguồn lực xã hội chocông tác đào tạo nghề chưa nhiều

Trước tình hình đó, để đạt được mục tiếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyệntheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện vàHĐND huyện đã đề ra, đáp ứng nhu cầu phát triển các khu vực sản xuất côngnghiệp, dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ laođộng của huyện là việc làm cần thiết và cấp bách

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, bản thân tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Một

số giải pháp về đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai” nhằm góp phần vào việc phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới

2 Mục đích nghiên cứu:

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:

- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về các lĩnh vực đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấukinh tế

- Phân tích, đánh giá thực trạng lao động, đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấukinh tế trên địa bàn huyện Định Quán thời gian qua

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề đáp ứng yêu cầuchuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề đào tạo nghề nhằm để thực hiện cácmục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Về thời gian: luận văn nghiên cứu giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, từ đó

có các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo

4 Tình hình nghiên cứu:

Vấn đề đào tạo nghề ở nước ta nói chung và ở các tỉnh nói riêng đã đượcquan tâm nghiên cứu, phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau và đã trở thành chủtrương của đảng trong đường lối, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong côngcuộc đổi mới

Trang 10

Đến nay đã có nhiều công trình được công bố trên sách, tạp chí, luận văn thạc

sỹ, luận án tiến sỹ, kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học công bố Trong đó có một sốnghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài như:

- Đề tài nghiên cứu về “giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề dài hạn chongười lao động ở Hà Tây”;

- Đề tài nghiên cứu về “Đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề,thực trạng và giải pháp”;

- Đề tài nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp nhằm tạo việc làm cho ngườilao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”

Nhìn chung, các công trình nói trên đã tập trung phân tích các vấn đề liên quanđến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và có đánh giá thực trạng công tácđào tạo nghề ở từng địa phương Đồng thời, đã đề ra nhiều giải pháp về đào tạonghề để phục vụ vấn đề phát triển kinh tế- xã hội nói chung ở từng địa phương Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu tìm hiểu về “đào tạo nghềnhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, nhất là ở khu vực nôngnghiệp, nông thôn như ở huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

+ Ý nghĩa khoa học: Làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo nghề và chuyển dịch cơcấu kinh tế

- Góp phần nâng cao chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lựctrong và ngoài huyện

Trang 11

- Gắn đào tạo nghề với mục tiêu, chương trình phát triển tổng thể kinh tế- xãhội của huyện và của tỉnh gắn với nhu cầu thị trường sức lao động trong và ngoàihuyện Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp

tự đào tạo nghề cho người lao động Gắn đào tạo nghề với chương trình hướngnghiệp trong giáo dục phổ thông, đổi mới nội dung, chương trình và phương phápđào tạo nghề gắn với yêu cầu của thị trường lao động

6 Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích, phương pháp khảo sátthực tế, ý kiến chuyên gia và các phương pháp cụ thể khác để thực hiện

7 Kết cấu luận văn:

Tên luận văn: “Một số giải pháp về đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai”.

Kết cấu luận văn: Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, bảng biểu,kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chương 2: Thực trạng về đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của huyện Định Quán thời gian qua Chương 3: Một số giải pháp phát triển đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu

cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ

VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1 Đào tạo nghề:

1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề:

* Nghề:

Theo giáo trình Kinh tế lao động của trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội,Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xãhội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao động cần có đểthực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định Quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định về khái niệm nghề.Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau + Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa: " Là một loại hoạt động lao độngđòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn"

+ Khái niệm nghề ở Pháp: " Là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹxảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống"

+ Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: "Là công việc chuyên môn đòi hỏimột sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật"

+ Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa: "Là hoạt động cần thiết cho xã hội ởmột lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó"

Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với

sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, và văn minh nhân loại Bởi vậyđược nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau

+ Ở Việt nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thốngnhất, chẳng hạn có định nghĩa được nêu: Nghề là một tập hợp lao động do sựphân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được Nghề mangtính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất vànhu cầu xã hội

Trang 13

Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta

có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau:

- Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại

- Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội

- Là phương tiện để sinh sống

- Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòihỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định

Hiện nay xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác động khoahọc- kỹ thuật và văn minh nhân loại nói chung và về chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của mỗi quốc gia nói riêng Bởi vậy, phạm trù "Nghề" biến đổi mạnh mẽ vàgắn chặt với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Như vậy, đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyềnđạt các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực đểthực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội cần thiết Nói cáchkhác, đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cánhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất Đào tạođược thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi vàthái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn vàhiệu quả của công việc chuyên môn

Trang 14

* Đào tạo nghề:

Luật dạy nghề ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 định nghĩa: “Dạy nghề làhoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cầnthiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khihoàn thành khoá học” [15, tr 73]

Theo giáo trình Kinh tế lao động của trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nộithì: Đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực, là quá trình trang bị kiến thức nhất định

về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một sốcông việc nhất định

Theo tài liệu của bộ LĐTB và XH xuất bản năm 2002, đào tạo nghề là hoạtđộng nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ laođộng cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học hành được một nghềtrong xã hội

Như vậy, các khái niệm trên đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến thức,

kỹ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản Điều này thể hiện tínhnhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa, đề cao người lao động ngay trong quan niệm

về lao động chứ không chỉ coi lao động là một nguồn vốn nhân lực, coi công nhânnhư cái máy sản xuất với công nghệ và kỹ thuật tiến tiến hiện nay

Thực tế, trong các văn bản pháp quy chính thức, cũng như trong đời sống xãhội, các thuật ngữ “dạy nghề” hoặc “đào tạo nghề” được dùng khá phổ biến, cònthuật ngữ “đào tạo lao động kỹ thuật” chỉ mới xuất hiện gần đây Đây cũng chính làbước phát triển mới về tư duy nhằm làm rõ hơn và nâng lên tầm cao mới hệ thốnggiáo dục nghề nghiệp so với quan niệm truyền thống trước đây coi đào tạo nghề chỉ

là đào tạo lực lượng lao động chân tay, mang tính cơ bắp, trong quá trình lao độngchủ yếu sử dụng lao động cơ bắp của con người Quan niệm này về dạy nghề khôngcòn phù hợp với nền sản xuất hiện đại Khái niệm dạy nghề theo quan niệm mớiphải phù hợp với điều kiện kỹ thuật- công nghệ phát triển, sử dụng trong sản xuấtngày càng phổ biến hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, tự động hoá Bới vậy, thựcchất hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo định hướng mới là hệ thống đào tạo lao

Trang 15

động kỹ thuật trong thời kỳ mới Hệ thống này có nhiệm vụ đào tạo người lao động

về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề, nhân cách ở các cấp trình độ, có đủ khả năngtìm việc làm và năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanhchóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làmtrong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác Và như vậy, khái niệm dạynghề hoặc đào tạo nghề là những khái niệm được sử dụng theo quan niệm truyềnthống và có ý nghĩa hạn hẹp, không hàm chứa được bản chất và các nội dung mớicủa đào tạo nghề nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH và Hội nhập của pháttriển nền kinh tế tri thức Hiện nay chúng ta phải thống nhất dùng khái niệm “đàotạo lao động kỹ thuật” thay thế cho khái niệm “dạy nghề” hoặc “đào tạo nghề” trongcác văn bản pháp qui và trong đời sống xã hội Trong trường hợp còn sử dụng thuậtngữ “dạy nghề” hoặc “đào tạo nghề” thì phải hiểu với nội dung mới, đó là “đào tạolao động kỹ thuật” trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành

Như vậy, đào tạo nghề chính là đào tạo lao động kỹ thuật, là quá trình hoạt động đào tạo có mục đích, có tổ chức và có kế hoạch trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nhằm hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho mỗi

cá nhân người lao động ở các cấp trình độ để có thể hành nghề, làm công việc phức tạp với năng suất và hiệu quả cao, đồng thời có năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong thực tế

1.1.2 Vai trò của đào tạo nghề trong phát triển kinh tế- xã hội:

Trong thế giới hiện đại, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò quyếtđịnh của nguồn lực con người trong phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực chấtlương cao Các lý thuyết phát triển gần đây đã chỉ ra rằng, một quốc gia muốn phát

triển nhanh và bền vững phải dựa trên ít nhất 3 trụ cột cơ bản là: áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ cao, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao Trong đó, yếu tố quyết định nhất và cũng là động lực to lớn thúc

đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội chính là con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chấtlượng cao Bởi vì, con người là yếu tố năng động nhất, cách mạng nhất của lựclượng sản xuất, chỉ có con người, nguồn nhân lực chất lượng cao mới có khả năng

Trang 16

lĩnh hội, tiếp thu và áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, sử dụng hiệuquả các nguồn lực vật chất khác, kể cả hạ tầng cơ sở hiện đại

Thực tiễn, ở nước ta cho thấy không phải là vốn quyết định tất cả, mặc dù dùvốn là điều kiện vật chất rất quan trọng; vấn đề quan trọng hơn là biết phát huy trítuệ, tay nghề, sự thông minh và sáng tạo không có giới hạn của con người ViệtNam Đó là yếu tố quyết định của sự thành công của sự nghiệp cách mạng, sựnghiệp đổi mới Chính vì vậy, ngay từ Đại hội VII Đảng ta đã xác định “con ngườivừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển” Nghị quyết Đại hội VIII cũngnhấn mạnh “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự pháttriển nhanh và bền vững” Đại hội toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định: “pháttriển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững” [19, tr 108, 109] Trong quá trình đó, đào tạonguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo ra lợi thế cạnh tranh

về nguồn nhân lực sẽ là nguồn nội lực, là yếu tố nội sinh và động lực to lớn để pháttriển đất nước Rõ ràng khi chuyển sang nền kinh tế hiện đại, lao động kỹ thuật là bộphận quan trọng của nguồn nhân lực trực tiếp lĩnh hội và áp dụng tiến bộ khoa học

kỹ thật, công nghệ mới, sử dụng các nguồn lực khác trong sản xuất xã hội, trở thànhlực lượng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập

Từ đó, đào tạo nghề hay phát triển lao động kỹ thuật là giải pháp đột phá nhằmthực hiện thắng lợi chiến lược CNH, HĐH rút ngắn, chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội và tạo ra bước phát triển thần kỳ của Việt Nam trong những thập kỷ đầu củathế kỷ XXI Vị trí, vai trò đặc biệt của lao động kỹ thuật được thể hiện trên nhiềumặt và trong nhiều mối quan hệ, nhất là trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế,với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế…

- Đối với tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, đồng thời cũng là chỉ tiêu chủ yếu đánh giátrình độ phát triển của quốc gia đó Để tăng trưởng kinh tế phải phát huy tối đa các

Trang 17

nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực Các nguồn lựccho tăng trưởng kinh tế thông thường bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguồntài chính (vốn); nguồn lực khoa học và công nghệ; nguồn nhân lực chất lượng cao;trình độ quản lý…

Lý thuyết tăng trưởng theo quan niệm truyền thống chủ yếu dựa vào nguồn tàinguyên thiên nhiên, vốn Nhưng theo lý thuyết mới về tăng trưởng nguồn lực quantrọng nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là khi chuyển sang phát triển nềnkinh tế tri thức và hội nhập Chính vì vậy, nhiều nước phát triển trong khu vực vàcác nước ASEAN đã và đang điều chỉnh chiến lược tăng trưởng hướng vào khaithác tối đa nguồn lực con người và coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầunhằm phát triển nguồn nhân lực, cải thiện các chỉ số phát triển con người (HDI).Tức là đầu tư vào “vốn con người”, phát triển nguồn “vốn con người”- vừa là nguồnnội lực to lớn nhất, vừa là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh cao của quá trình phát triển ởmỗi quốc gia Như vậy, nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượngcao là nguồn lực quan trọng nhất, là yếu tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất,của nền kinh tế - xã hội và sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vàoquá trình sản xuất và do đó là một trong những yếu tố quyết định nhất của tăngtrưởng kinh tế nhanh và bề vững

- Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đào tạo nghề giữ vị trí và vai trò rất quantrọng, nó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mở ra hướng hành động mới, cũngnhư giải pháp chủ động có tính đột phá để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế

Thực tế Việt Nam là nước đang trong quá trình chuyển dịch từ nền kinh tếtruyền thống sang nền kinh tế hiện đại Mâu thuẫn lớn nhất của chúng ta bắt gặp làgiữa yêu cầu phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu sang cơ cấu kinh tếmới, tiến bộ hơn theo hướng CNH, HĐH, trong khi đó lại phải đối mặt cơ cấu laođộng quá lạc hậu, chuyển dịch chậm so với cơ cấu kinh tế, trở thành lực cản không

Trang 18

nhỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hiện nay, chúng ta đang vấp phải mộtthực trạng hết sức khó khăn là mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu lao động kỹ thuậttrong các ngành kinh tế, các khu vực, các vùng, trong khi lao động phổ thông dưthừa rất lớn, lại thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật, nhất là lao động kỹ thuật trình độcao cho một số ngành chế tác, tin học, viễn thông, công nghiệp chế biến nông, lâm,thuỷ sản…, lao động kỹ thuật cho xuất khẩu…

Nguyên nhân chủ yếu là do sự lạc hậu và bất cập của hệ thống đào tạo nghềcủa nước ta, dẫn đến chưa có sự chuẩn bị trước đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụkịp thời cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Như vậy, với đặc điểm và thựctrạng lao động kỹ thuật như hiện nay ở Việt Nam, vấn đề đặt ra là phải xúc tiếnmạnh, nhanh đào tạo lao động kỹ thuật để tạo điều kiện và là tiền đề cho chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong tiến trình CNH, HĐH Đào tạo lao động kỹ thuật một mặtphải tạo điều kiện để khắc phục dần mất cân đối về cơ cấu lao động trong mối quan

hệ phù hợp với cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi theo hướng CNH, HĐH, mặt khácphải chuẩn bị một đội ngũ lao động kỹ thuật đủ để cung cấp kịp thời nhu cầu chocác ngành, các vùng đang phát triển và chuẩn bị lực lượng lao động kỹ thuật trình

độ cao để đi ngay vào kinh tế tri thức

- Đối với nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế:

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tếthì vấn đề sống còn là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cả 3 cấpđộ: sản phẩm và dịch vụ; doanh nghiệp và cấp quốc gia

Để nâng cao khả năng cạnh tranh ở cấp quốc gia, trước hết phải cải thiệnkhung khổ thể chế vĩ mô, đồng thời phải tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh ởcấp doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ

Từ nhận thức “vốn con người” là yếu tố quyết định của sự phát triển, để nângcao năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, cũng như cấp doanh nghiệp và sản phẩm,dịch vụ, phải ưu tiên đầu tư vào khâu có tính chất đột phá, then chốt nhất là nângcao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực thông qua đào tạo, giáo dục, nhất là đào

Trang 19

tạo lao động kỹ thuật, tiếp tục giải phóng sức sản xuất của lao động.

Khả năng cạnh tranh tăng lên phụ thuộc vào hai yếu tố giảm chi phí và tăng mức thoả mãn nhu cầu Cả hai yếu tố này đều liên quan đến lao động (số lượng và

chất lượng), đến năng suất lao động, tức là liên quan đến khả năng cạnh tranh củalao động Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh khả năng cạnh tranh

của nguồn nhân lực, của lao động là chi phí lao động trong một đơn vị sản phẩm hoặc tỷ trọng chi phí lao động trong giá trị gia tăng Năng suất lao động càng cao,

chất lượng sản phẩm, dịch vụ càng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế (ISO), chi phí laođộng càng thấp càng có khả năng cạnh tranh về giá cả trên thị trường trong nước vàquốc tế Theo quan niệm truyền thống, người ta thường chú ý đến giá nhân công rẻ,tuy nhiên, quan niệm hiện đại nghiêng về ưu thế chất lượng lao động cao, khả năngsẵn sàng đáp ứng của lao động trình độ cao, khả năng phản ứng, thích nghi của laođộng trên thị trường lao động… Để có đội ngũ lao động chất lượng cao, phải dựatrên cơ sở nâng cao trình độ dân trí, đồng thời phải phát triển giáo dục nghề nghiệp,giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học Ở nước ta, vấn đề nâng cao dân trí đã đạtđược tỷ lệ khá cao so với thế giới, song tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, đặc biệt

là lao động kỹ thuật So sánh với quốc tế, mặc dù Việt Nam vẫn còn lợi thế về giálao động thấp, song lợi thế này sẽ mất dần Về lâu dài, muốn chiếm ưu thế cạnhtranh, không còn con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,đặc biệt là tập trung đào tạo một đội ngũ lao động kỹ thuật trình độ cao có đủ khảnăng cạnh tranh với khu vực và quốc tế Hơn nữa, để đi ngay vào nền kinh tế trithức, chúng ta phải quan tâm đến hai chỉ tiêu quan trọng của phát triển nền kinh tếtri thức Đó là tỷ lệ phần trăm công nhân tri thức trong tổng lực lượng lao động và tỷ

lệ phần trăm GDP từ các ngành kinh tế tri thức Điều đó có nghĩa là chúng ta phảitập trung nguồn lực để đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cao cho các ngành kinh tếquốc dân mũi nhọn, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao… nhất là công nghệthông tin, công nghệ sinh học, tự động hoá và công nghệ vật liệu mới

1.1.3 Nội dung và hình thức đào tạo nghề:

Trang 20

1.1.3.1 Nội dung đào tạo nghề:

Theo Các-Mác công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần như sau: Một

là giáo dục trí tuệ Hai là Giáo dục thể lực như trong các trường Thể dục- Thể thaohoặc bằng cách huấn luyện quân sự Ba là dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắmđược vững những nguyên lý cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời biết

sử dụng các công cụ sản xuất đơn giản nhất [4, tr 198]

Đối với Việt Nam, do đặc điểm tình hình phát triển kinh tế nên mô hình dạynghề được đa dạng hoá, năng động, linh hoạt, gắn đào tạo với sử dụng lao động, cụthể: dạy nghề tại doanh nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề cho họcsinh dân tộc thiểu số, cho bộ đội xuất ngũ

Theo Luật Dạy nghề được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 đã quy địnhrõ: công tác dạy nghề theo 3 trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp Tuy nhiên đểđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, mục tiêu của chương trình dạy nghề đếnnăm 2010 cũng được Đảng và Nhà nước ta xác định là chuyển mạnh dạy nghề theonhu cầu thị trường lao động, tập trung đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầucho các ngành kinh tế và hội nhập

Nội dung đào tạo nghề là trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bảnnhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sản xuất, của thị trường lao động trongtừng thời kỳ phát triển Những kiến thức cơ bản đó là:

- Kiến thức chung bao gồm: giáo dục chính trị- xã hội, giáo dục công dân, giáodục quốc phòng và thể chất

- Kiến thức văn hoá - khoa học: bao gồm kiến thức các môn văn hoá phổthông, ngoại ngữ, tin học…

- Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: Bao gồm kiến thức kỹ thuật cơ sở, kỹ thuậtchuyên môn, kỹ năng cơ bản, và thực tập chuyên sâu

Các nội dung kiến thức trên được sắp xếp thành một hệ thống các môn học vàhợp thành một tổng thể thống nhất trong quá trình đào tạo

1.1.3.2 Các hình thức đào tạo nghề:

Trang 21

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch đào tạo là xác định cáchình thức đào tạo thích hợp Hình thức đào tạo là cơ sở để xây dựng kế hoạch đàotạo, đồng thời cũng là cơ sở để tính toán hiệu quả kinh tế của đào tạo Tuỳ theo yêucầu và điều kiện thực tế có thể áp dụng hình thức đào tạo này hay hình thức đào tạokhác Những hình thức đào tạo nghề đang được áp dụng chủ yếu hiện nay là:

- Kèm cặp trong sản xuất: Là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, chủyếu là thực hành ngay trong quá trình sản xuất do xí nghiệp tổ chức Kèm cặp trongsản xuất được tiến hành dưới hai hình thức: kèm cặp theo cá nhân và kèm cặp theo

tổ chức, đội sản xuất Với kèm cặp theo cá nhân, mỗi thợ học nghề được một côngnhân có trình độ tay nghề cao hướng dẫn Người hướng dẫn vừa sản xuất vừa tiếnhành dạy nghề theo kế hoạch Với hình thức kèm cặp theo tổ, đội sản xuất, thợ họcnghề được tổ chức thành từng tổ và phân công cho những công nhân dạy nghề thoát

ly sản xuất chuyên trách trình độ nghề nghiệp và phương pháp sư phạm nhất định.Quá trình đào tạo được tiến hành qua các bước:

Bước 1: Phân công những công nhân có tay nghề cao vừa sản xuất vừa hướngdẫn thợ học nghề Trong bước này, người hướng dẫn vừa sản xuất vừa phải giảngcho người học về cấu tạo máy móc thiết bị, nguyên tắc vận hành, qui trình côngnghệ, phương pháp làm việc Người học theo dõi những thao tác, phương pháp làmviệc của người hướng dẫn Đồng thời doanh nghiệp hoặc phân xưởng tổ chức dạy lýthuyết cho người học do kỹ sư hay kỹ thuật viên đảm nhận

Bước 2: Giao việc làm thử, người học bắt tay vào làm thử dưới sự kiểm tra uốnnắn của người hướng dẫn

Bước 3: Giao việc hoàn toàn cho người học nghề khi người học nghề có thểtiến hành công việc độc lập được, những người hướng dẫn vẫn thường xuyên theodõi giúp đỡ

- Các lớp cạnh doanh nghiệp: Là các lớp do doanh nghiệp tổ chức nhằm đàotạo riêng cho mình hoặc cho các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực Chủ yếuđào tạo nghề cho công nhân mới được tuyển dụng, đào tạo lại nghề, nâng cao taynghề, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới Hình thức đào tạo này không đòi hỏi có

Trang 22

đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật riêng, không cần bộ máy chuyên trách mà dựa vàocác điều kiện sẵn có của doanh nghiệp Chương trình đào tạo gồm hai phần: lýthuyết và thực hành sản xuất, phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán

bộ kỹ thuật phụ trách, phần thực hành được tiến hành ở các phân xưởng do các kỹ

sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn

- Các trường chính qui: Đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng phát triển trên cơ

sở kỹ thuật hiện đại, các Bộ hoặc Ngành thường tổ chức các trường dạy nghề tậptrung, qui mô lớn, đào tạo công nhân có trình độ cao, chủ yếu là đào tạo đội ngũcông nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên có trình độ cao Thời gian đào tạo từ hai đến bốnnăm tuỳ theo nghề đào tạo, ra trường được cấp bằng nghề Khi tổ chức các trườngdạy nghề cần phải có bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên chuyên trách và cơ sở vậtchất riêng cho đào tạo Để nâng cao chất lượng đào tạo các trường cần phải đảm bảocác điều kiện sau đây: Phải có đội ngũ giáo viên đủ khả năng chuyên môn và kinhnghiệm giảng dạy; phải được trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho giảng dạy vàhọc tập, các phòng thí nghiệm, xưởng trường Nhà trường cần tổ chức các phânxưởng sản xuất vừa phục vụ cho giảng dạy vừa sản xuất của cải vật chất cho xã hội.Nếu không có điều kiện tổ chức xưởng sản xuất thì nên để gần các doanh nghiệp lớncủa ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy và học Các tài liệu và sách giáo khoaphải được biên soạn thống nhất cho các nghề, các trường

- Các trung tâm dạy nghề: Đây là loại hình đào tạo ngắn hạn, thường dưới mộtnăm Chủ yếu là đào tạo phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động

1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :

1.2.1 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế :

Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộphận hợp thành nền kinh tế: các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng),các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải , y tế,giáo dục .), các thành phần kinh tế xã hội ( kinh tế nhà nước, tư nhân, cá thể tiểuchủ, nước ngoài ), các vùng kinh tế

Có thể hiểu, cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành một

Trang 23

tổng thể kinh tế, các bộ phận này có những mối liên hệ hữu cơ, những tác động qualại cả về số lượng và chất lượng, các quan hệ tỷ lệ được hình thành trong những điềukiện kinh tế- xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu

cụ thể

Cơ cấu kinh tế của hệ thống kinh tế quốc dân, một nội dung biểu hiện cấu trúc

và trình độ lực lượng sản xuất xã hội, luôn ở trạng thái vận động và phải bảo đảmnội dung biến động nhằm thoả mãn những nhu cầu không ngừng tăng lên của xãhội Sự biến đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo quy luật vận động kháchquan, phù hợp với cơ chế kinh tế với tính cách là cơ chế vận hành hệ thống

Không chỉ có các nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển mới có sự điều chỉnh cơcấu kinh tế Ngày nay, chính các nền kinh tế công nghiệp phát triển cũng phảithường xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tiếp tục phát triển

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các bộ phậnkinh tế, dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa chúng và làm thay đổi mối quan hệtương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó

1.2.2 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phát triển kinh

tế-xã hội:

Phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội là những vấn đề rất quan trọng của mỗi dântộc, mỗi quốc gia và ngày nay đang là vấn đề có tính toàn cầu Có nhiều yếu tố ảnhhưởng đến phát triển kinh tế- xã hội, những nhân tố cơ bản như : vốn ; con người ; kỹthuật và công nghệ ; cơ cấu kinh tế ; thể chế chính trị và quản lý nhà nước… Trong

đó, nhân tố cơ cấu kinh tế giữ vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội

Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại cho phép các yếu tố sản xuất, các thành phầnkinh tế, các lĩnh vực, các ngành liên kết thành một tổ chức chặt chẽ, có mối liên hệtất yếu nội tại, nhờ đó mà phát huy được lợi thế và sức mạnh tổng hợp để tăngtrưởng kinh tế nhanh và bề vững

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó quan trọng nhất là tỷ trọng của các ngànhdịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nôngnghiệp ngày một giảm xuống

Không chỉ có các nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển mới có sự điều chỉnh cơ

Trang 24

cấu kinh tế Ngày nay, chính các nền kinh tế công nghiệp phát triển cũng phảithường xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tiếp tục phát triển.

Sự thay đổi này là kết quả của quá trình:

* Xuất hiện thêm những yếu tố kinh tế mới hay mất đi một số yếu tố kinh tế đã

có, tức là có sự thay đổi về số lượng các bộ phận của nền kinh tế

* Tăng trưởng với nhịp độ khác nhau giữa các bộ phận trong nền kinh tế đãdẫn tới thay đổi cơ cấu Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế là kếtquả của sự phát triển không đồng đều giữa các bộ phận sau mỗi giai đoạn

* Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận Sự thay đổinày biểu hiện bằng số lượng các yếu tố kinh tế có liên quan và mức độ tác động qualại giữa chúng Và khi một yếu tố cấu thành nền kinh tế ra đời hay phát triển, do cómối quan hệ với các yếu tố khác còn lại, nó có thể tác động thúc đẩy hay kìm hãm

sự phát triển các yếu tố có liên quan với nó

Sự tăng trưởng của các bộ phận dẫn đến thay đổi cơ cấu trong mỗi nền kinh tế.Cho nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển

Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi nền kinh tế

1.2.3 Phân loại cơ cấu kinh tế :

Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành một tổng thểkinh tế, các bộ phận này có những mối liên hệ hữu cơ, những tác động qua lại cả về

số lượng và chất lượng, các quan hệ tỷ lệ được hình thành trong những điều kiệnkinh tế - xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụthể Dưới các giác độ khác nhau, cơ cấu kinh tế được phân thành nhiều loại:

- Cơ cấu ngành - xét dưới giác độ phân công sản xuất;

- Cơ cấu vùng – xét dưới giác độ hoạt động kinh tế - xã hội theo lãnh thổ;

- Cơ cấu thành phần kinh tế - xét hoạt động kinh tế theo quan quan hệ sở hữu;

- Cơ cấu đối ngoại – xét trình độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế;

- Cơ cấu tích luỹ – xét tiềm năng để phát triển kinh tế…

Những cơ cấu mang tính chất tổng hợp của nền kinh tế bao gồm:

- Cơ cấu ngành kinh tế:

Trang 25

Có nhiều cách khác nhau về phân loại ngành Để thống nhất, Liên Hiệp quốc

đã ban hành “Hướng dẫn phân loại ngành theo tiêu chuẩn quốc tế đối với toàn bộcác hoạt động kinh tế” theo tiêu chuẩn này có thể gộp các ngành phân loại thành bakhu vực: khu vực I là nông nghiệp, khu vực II là khu vực công nghiệp và khu vựcIII là dịch vụ

Trong quá trình hoạt động sản xuất, các ngành có mối quan hệ tác động qua lại,thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp là mốiquan hệ truyền thống, xuyên suốt mọi giai đoạn phát triển xã hội Nông nghiệp yêucầu cần có sự tác động của công nghiệp đối với tất cả các yếu tố đầu vào, cũng nhưtiêu thụ sản phẩm đầu ra Công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp phân bón hoá họcthuốc trừ sâu, các công cụ sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho việc cơ giới hoásản xuất Sản phẩm nông nghiệp qua chế biến sẽ được nâng cao chất lượng và hiệuquả: làm cho sản phẩm trở nên đa dạng về mẫu mã, phong phú về khẩu vị, vậnchuyển và dự trữ được thuận lợi Ngược lại, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu chocông nghiệp chế biến, thực phẩm cho công nhân lao động, cho mở rộng hoạt độngsản xuất công nghiệp và nó còn là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.Công nghiệp và nông nghiệp được gọi là các ngành sản xuất vật chất, thực hiệnchức năng sản xuất trong quá trình tái sản xuất Để những sản phẩm của hai ngànhnày đi vào tiêu dùng cho sản xuất hoặc tiêu dùng cho đời sống phải qua phân phối

và trao đổi Những chức năng này do hoạt động dịch vụ đảm nhận Các hoạt độngdịch vụ thương mại, vận tải, thông tin, ngân hàng, bảo hiểm đảm bảo quá trình táisản xuất được liên tục Không có sản phẩm hàng hoá thì không có cơ sở cho cáchoạt động dịch vụ tồn tại Sản xuất hàng hoá càng phát triển, đời sống nhân dâncàng nâng cao thì nhu cầu dịch vụ càng lớn Như vậy, sự tác động qua lại giữa cácngành tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế

Mối quan hệ giữa các ngành không chỉ biểu hiện về mặt định tính mà còn đượctính toán thông qua tỷ lệ giữa các ngành, thường được gọi là cơ cấu ngành Nhưvậy, cơ cấu ngành là mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế, mốiquan hệ này bao hàm cả về số lượng và chất lượng, chúng thường xuyên biến động

Trang 26

và hướng vào những mục tiêu nhất định Cơ cấu ngành là bộ phận rất quan trọngtrong cơ cấu kinh tế, sự biến động của nó có ý nghĩa quyết định đến sự biến độngcủa nền kinh tế.

- Cơ cấu lãnh thổ

Nếu cơ cấu ngành được hình thành từ chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu lãnhthổ là một bộ phận tổ hợp của nền kinh tế quốc dân, do đó, sự khác nhau về điềukiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động, kết cấu hạ tầng và các điều kiện xã hội kháctạo cho mỗi vùng có những đặc thù, những thế mạnh riêng Để tận dụng lợi thế cóđược, mỗi vùng lãnh thổ đều hướng tới những lĩnh vực chuyên môn hoá Do đó, cơcấu lãnh thổ phản ánh thế mạnh của từng vùng, đảm bảo sản xuất chuyên môn hoákết hợp với phát triển tổng hợp Đại hội VIII của Đảng xác định định hướng chuyểndịch cơ cấu lãnh thổ: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt

để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết, hỗ trợ nhau, làm cho tất cả cácvùng đều phát triển" [18, tr 89] Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ đảm bảo hìnhthành và phát triển có hiệu quả các ngành, các thành phần kinh tế phù hợp với đặcđiểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi vùng,nhằm khai thác có hiệu quả thế mạnh của từng vùng

Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế, phương hướng cơbản của nhà nước là phải tạo ra được sự thay đổi, đáng kể trong cơ cấu lãnh thổ.Một trong những hướng cơ bản là hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọngđiểm của đất nước Trong điều kiện khả năng tăng trưởng không đồng đều giữa cácvùng, trước mắt cần tập trung đầu tư để tăng nhanh nâng cao tốc độ tăng trưởng ởcác vùng có điều kiện thuận lợi hơn Ba vùng kinh tế được xác định là vùng kinh tếtrọng điểm của Việt Nam hiện nay là: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ bao gồm Hànội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc; vùngkinh tế trọng điểm miền Trung gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng (hạt nhân), QuảngNam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà; Vùng kinh tế trọng điểmphía Nam gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - VũngTàu, Bình Phước, Tây Ninh, Longh An và Tiền Giang Đây là những vùng có sẵn

Trang 27

ưu thế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn,

có các ngành công nghiệp dịch vụ phát triển, là vùng có khả năng thu hút vốn đầu tưnước ngoài Do đó, những vùng này sẽ tạo ra các vùng kinh tế năng động, thúc đẩy

và hỗ trợ các vùng khác phát triển

- Cơ cấu thành phần kinh tế:

Để giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh

tế và cải thiện đời sống nhân dân, chính sách của Đảng và Nhà nước chủ trươngkhuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh

Các thành phần kinh tế được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sảnxuất Cùng với quá trình phát triển của lịch sử, chế độ sở hữu cũng xuất hiện nhữnghình thức mới Trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ, khi tư liệu sản xuất còn đơn sơ.lao động thủ công theo kiểu hái lượm và đánh bắt thì mọi tài sản đều thuộc sở hữucông cộng Sau đó, cùng với sự phát triển sản xuất, chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản

về tư liệu sản xuất ra đời Hai chế độ sở hữu này cùng tồn tại và có lúc đan xen lẫnnhau tạo ra hình thức sở hữu mới Nhìn chung, chủ sở hữu là người có quyền quyếtđịnh đối với tài sản và hưởng các khoản thu nhập do tài sản đưa lại

Ở Việt Nam, sở hữu toàn dân bao gồm toàn bộ các nguồn tài nguyên thiênnhiên và các tài sản do nhà nước đầu tư Đại diện cho quyền sở hữu này là Nhànước Nhà nước có thể sử dụng hoặc trao quyền sử dụng cho các cá nhân hoặc tổchức dưới các hình thức khác nhau Sở hữu tư nhân đối với những tài sản hợp pháp

do cá nhân tạo ra, được thừa kế hoặc chuyển nhượng Ngoài ra, còn có sở hữu tậpthể do các cá nhân cùng góp phần tài sản để hoạt động sản xuất kinh doanh

Trên cơ sở chế độ sở hữu về mặt tư liệu sản xuất, các thành phần kinh tế cơbản ở nước ta hiện nay bao gồm: Kinh tế Nhà nước, là thành phần kinh tế nắm giữnhững ngành, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế như kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội, hệ thống tài chính - ngân hàng, những cơ sở sản xuất - dịch vụ quan trọng Kinh

tế tư nhân là thành phần kinh tế bao gồm những người sản xuất nhỏ ở nông thôn vàthành thị, trong đó kinh tế hộ nông dân chiếm đại bộ phận Sự phát triển của thànhphần này có ý nghĩa quan trọng với tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức mua và đời

Trang 28

sống của nhân dân Kinh tế hợp tác là hình thức liên kết tự nguyện của những cánhân thành một tập thể để tập trung nguồn lực nhằm giải quyết có hiệu quả hơnnhững vấn đề hoạt động sản xuất - kinh doanh Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sởgóp cổ phần và tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối thu nhập theo kếtquả lao động và theo cổ phần.

Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế phải dựa trên nguyên tắc: huy độngđược tối đa nguồn lực và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.Xác định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước không có nghĩa là thànhphần này phải chiếm tỉ trọng ngày càng lớn và phải hoạt động ở mọi lĩnh vực màtiêu chí cơ bản là nắm được các ngành then chốt và đạt được hiệu quả cao về kinh tế

xã hội

Cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế là ba bộ phận hợpthành cơ cấu của tổng thể nền kinh tế Trong đó, cơ cấu ngành có vai trò quan trọngnhất, nó trực tiếp giải quyết mối quan hệ cung - cầu trên thị trường, đảm bảo sự pháttriển cân đối của nền kinh tế

1.2.4 Nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế :

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đã được Đảng và Nhànước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạchậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại

Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theohướng CNH, HĐH là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành côngnghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại - dịch vụ (gọi chung làdịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngànhnông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp) Cùng với quátrình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xãhội theo hướng CNH, HĐH của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, cáclực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải thực hiện trong một thời gian dài, với địnhhướng cơ bản là:

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng

Trang 29

sản xuất hàng hoá nông sản có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh caotrên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệsinh học gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nângcao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, lao động và nguồn vốn), nâng cao thunhập trên một đơn vị (ha) đất canh tác, cải thiện đời sống của nông dân.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng côngnghiệp chế tác, nhất là các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụngcông nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học,công nghệ vật liệu mới ), công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu mà Việt Nam có ưuthế cạnh tranh và sử dụng nhiều lao động (dệt may, giầy da, chế biến thuỷ sản, hảisản, lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy ), công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp vàkinh tế nông thôn

- Chuyển dịch mạnh các ngành dịch vụ theo hướng tập trung đầu tư phát triểncác dịch vụ có khả năng thu hồi vốn nhanh, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước,

có khả năng cạnh tranh như du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải hàngkhông, dịch vụ bưu chính viễn thông

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng được thực hiện trên cơ sở chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong từng ngành, từng sản phẩm, từng lĩnh vực được thực hiện trênđịa bàn lãnh thổ gắn với thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng vùng,

để các vùng phân bố lại lực lượng sản xuất, nhất là lao động, phát huy lợi thế sosánh của từng vùng, đặc biệt là phát triển các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miềnTrung, đông Nam Bộ và Nam Bộ có vai trò động lực cho tăng trưởng kinh tế, đồngthời chú ý các vùng khó khăn, vùng nghèo

1.3 Mối quan hệ giữa đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến quá trình chuyển dịch

cơ cấu lao động.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có mối quan hệ biện chứng,khách quan, tác động qua lại lẫn nhau, không thể tách rời trong nền kinh tế quốc dânthống nhất Điều này xuất phát từ tình tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu

Trang 30

kinh tế theo hướng CNH - HĐH và hội nhập đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa cơcấu kinh tế và cơ cấu lao động; đồng thời trong chiến lược CNH - HĐH rút ngắn,phải chuẩn bị trước một đội ngũ lao động kỹ thuật để đi ngay vào nền kinh tế trithức.

Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trìnhchuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế hiện đại, thì chuyển dịch cơcấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH - HĐH là một tất yếu khách quan,không thể bỏ qua và là khâu đột phá để phát triển kinh tế nhanh, bền vững và cóhiệu quả Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH - HĐH thựcchất là một quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động gắn liền với áp dụngtiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là công nghệ cao, tạo nền tảngcho sự tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế Chính vìvậy, chiến lược 10 năm 2001 - 2010 phát triển kinh tế - xã hội đặt ra nhiệm vụ trọngtâm và có tính đột phá là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy lợithế, tăng sức cạnh tranh, tính hiệu quả của từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm vàtrong toàn bộ nền kinh tế; khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước, trước hết lànguồn lực con người để phát triển nhanh và bền vững; chủ động trong quá trình hộinhập kinh tế khu vực và thế giới; tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng caomức sống của các tầng lớp dân cư

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế yêu cầu phải có cơ cấu lao động phù hợp trongtừng thời kỳ phát triển Cơ cấu kinh tế luôn luôn ở trạng thái động và chuyển dịchkhách quan, theo hướng tích cực, nên cơ cấu lao động cũng phải luôn biến động vàchuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mối quan

hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động thể hiện rất rõ ở chỗ một mặtchuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra những yêu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấulao động, hay nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo và quyết địnhchuyển dịch cơ cấu lao động; mặt khác, chuyển dịch cơ cấu lao động lại tạo điềukiện, tiền đề để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả, yêu cầu đặt ra đối

Trang 31

với chuyển dịch cơ cấu lao động phải giải quyết các vấn đề sau:

- Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo vùng để

dự báo nhu cầu về lao động (số lượng, chất lượng và cơ cấu) phù hợp;

- Dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển các ngành, các vùng để xây dựng quyhoạch phát triển nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật (nhất là quy hoạch giáo dục, đàotạo nghề nghiệp, các sự nghiệp dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động );

- Đổi mới đào tạo lao động, nhất là lao động kỹ thuật và công tác kế hoạch hoálao động, việc làm theo định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động và định hướng cầulao động trên thị trường lao động;

- Hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơcấu lao động, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, theo kịp tốc độ chuyển dịch cơcấu kinh tế

- Hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơcấu lao động, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, theo kịp tốc độ chuyển dịch cơcấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế thường chuyển dịch với tốc độ nhanh hơn cơ cấu lao động do sựtác động mạnh của cơ cấu đầu tư và áp dụng công nghệ mới Cơ cấu lao độngthường lạc hậu hơn nhiều sơ với cơ cấu kinh tế và không theo kịp tốc độ chuyểndịch cơ cấu kinh tế Hiện tượng này khá phổ biến ở các nước kém phát triển và đangphát triển, bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo ra áp lực và động lực đểchuyển dịch nhanh cơ cấu lao động Tuy nhiên, khoảng cách quá lớn giữa cơ cấukinh tế và cơ cấu lao động sẽ làm cản trở không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

vì không đảm bảo được kịp thời và đầy đủ lao động có chất lượng và trình độ cao,nhất là lao động kỹ thuật cho nhu cầu các ngành, các vùng kinh tế Vì vậy, đẩynhanh chuyển dịch cơ cấu lao động để tạo ra cơ cấu lao động mới phù hợp với sựthay đổi của cơ cấu kinh tế sẽ tạo điều kiện và tiền đề để đẩy nhanh hơn nữa chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH Quá trình đó diễn ra liên tục làm cho

cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ngày càng phù hợp, sẽ là yếu tố tổng hợp thúc đẩytăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Có thể nói rằng, ở Việt Nam chuyển dịch

Trang 32

nhanh cơ cấu lao động, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn trở thành mắt xíchquan trọng, là nhiệm vụ trung tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.3.2 Đào tạo nghề tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế :

Đào tạo nghề là đào tạo lao động kỹ thuật nằm trong cơ cấu lao động và là lựclượng nòng cốt, đầu tầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH - HĐH trên nền tảng áp dụng khoa học,

kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ cao, đòi hỏi phải phát triển nhanhnguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo một lực lượng hùng hậu, không chỉ gồm cácnhà chuyên môn (lao động quản lý, nghiên cứu, các chuyên gia) mà còn gồm cácnhà công nghệ, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao, công nhân kỹ thuậtlành nghề (lao động kỹ thuật) Kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy,cản trở lớn nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá không phải là ở yếu tố thiếu kỹ thuật, công nghệ hiện đại, vì có thể

áp dụng kỹ thuật và công nghệ nhập khẩu, mà chính là thiếu lao động được đào tạo

ở trình độ phù hợp để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ nhập khẩu Khi chuyển sangnền kinh tế tri thức lại càng phải phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trình độcao Lúc này, trong điều kiện khoa học và công nghệ hiện đại, tương ứng với mỗi vịtrí làm việc và chức danh trong dây chuyền sản xuất có thể yêu cầu lao động kỹthuật ở nhiều trình độ khác nhau, kể cả ở trình độ cao đẳng, đại học thuộc hệ thốngđào tạo kỹ thuật thực hành Như vậy, chuẩn bị đội ngũ lao động kỹ thuật cho côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và đi vào kinh tế tri thức là khâu then chốt phải được quantâm hàng đầu và đi trước một bước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củamỗi quốc gia Tuy nhiên, các kế hoạch đào tạo lao động kỹ thuật phải bám sát chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Theo kinh nghiệm của các nước, đểchuẩn bị đội ngũ lao động kỹ thuật cho nền kinh tế dựa vào khoa học và công nghệhiện đại phải phát triển giáo dục để nâng cao dân trí, thể hiện ở tỷ lệ biết chữ trongtổng số dân phải trên 80% và phát triển giáo dục nghề nghiệp, giáo dục cao đẳng,đại học và sau đại học với tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng cao (15 - 50%) Đốivới nước ta, giáo dục nhằm mục tiêu nâng cao dân trí đã đạt được tỷ lệ biết chữ

Trang 33

trong tổng số dân khá cao (trên 90%), do đó, nhiệm vụ của giáo dục là duy trì kếtquả này, đồng thời ưu tiên đào tạo lao động trình độ cao, trong đó tập trung đào tạonhanh chóng đội ngũ lao động kỹ thuật, chú ý đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuậtviên, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao, cao đẳng và đại học kỹ thuật, công nghệ,nghiệp vụ thực hành phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH, HĐH, đi ngay vào kinh tế tri thức

Đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và cơ cấu lao động ở nước ta trong thời gian tới chủ yếu là đào tạo lao động kỹthuật trình độ cao, cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân mũi nhọn, các khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cho các vùng kinh tế trọng điểm ở cácmiền và cho xuất khẩu lao động; đồng thời đào tạo lao động kỹ thuật ở trình độ lànhnghề và bán lành nghề phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nôngnghiệp, nông thôn Đó chính là chiến lược đào tạo theo 2 tốc độ phù hợp với ápdụng công nghệ sử dụng nhiều vốn để tăng trưởng kinh tế cao và công nghệ sử dụngnhiều lao động để tạo nhiều việc làm cho người lao động

Tóm lại, đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằmđáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc vừa cơ bản vừa trước mắt, là chủtrương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước và hội nhập, là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN 2.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.

Huyện Định Quán được thành lập từ tháng 7 năm 1991, trên cơ sở chia từhuyện Tân Phú cũ, là huyện thuộc khu vực miền núi của tỉnh Đồng Nai với 14 đơn

vị hành chính gồm 1 thị trấn và 13 xã, có diện tích tự nhiên là 97.123,7 ha (chiếm16,50% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh), nằm dọc theo quốc lộ 20 từ km 86 đến km

123, diện tích nông nghiệp hiện nay là 39.145,7 ha, chiếm 40,3% diện tích tự nhiêncủa huyện Dân số đến năm 2010 có 194.476 người (chiếm 7,67% dân số của toàntỉnh) Số lao động trong độ tuổi năm 2010 là 124.040 người chiếm 63,78% dân số; sốlao động đang làm việc là 109.165 người, trong đó lao động nông lâm thuỷ chiếm73,15%, lao động công nghiệp chiếm 9,95%, lao động dịch vụ chiếm 16,90%

Địa giới hành chính của huyện Định Quán được xác định như sau:

+ Phía Bắc và Đông giáp huyện Tân Phú

+ Phía Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận

+ Phía Nam giáp huyện Thống Nhất, Long Khánh, Xuân Lộc

+ Phia Tây giáp huyện Vĩnh Cửu

Địa hình của huyện Định Quán thuộc dạng miền núi trung du, đất đai có cácnhóm đất chính như: đất xám bạc màu, đất đỏ, đất đen vv…

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên, huyện Định Quán có một sốthuận lợi về phát triển kinh tế như: Phát triển sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu làtrồng các loại cây lương thực (lúa, bắp), cây công nghiệp hàng năm, cây côngnghiệp lâu năm, cây ăn trái Về thuỷ sản khá thuận lợi với diện tích 17.000ha lòng

hồ Trị An cùng với 2 con sông chính là sông Đồng Nai và sông La Ngà vừa thuậnlợi cho phát triển thuỷ sản và cung cấp nước cho cây trồng Tài nguyên khoáng sảncủa huyện là đá xây dựng, cát có hầu hết trên diện tích của huyện với trữ lượng lớn

Trang 35

có thể phát triển ngành khai thác công nghiệp Ngoài ra, do địa hình của huyện trảidài trên quốc lộ 20 giữa tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt nên thị trấnĐịnh Quán đã định hình qua nhiều thập niên, là điểm dừng của khách du lịch vớicác điểm tham quan có thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như: Sông La Ngà, Đá BaChồng, Thác Ba Giọt, Thác Mai và Suối nước nóng Trung tâm thị trấn là khuvực có hoạt động dịch vụ-thương mại khá phát triển; các cơ sở sản xuất, hộ kinhdoanh cá thể đã tạo điều kiện lao động có việc làm trong lực lượng lao động phinông nghiệp.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội:

2.1.2.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện:

+ Giao thông:

Là một huyện thuộc khu vực miền núi, thời kỳ đầu mới chia tách huyện, cơ sở

hạ tầng rất yếu kém, nhờ có sự đầu tư của trung ương, của tỉnh và sự phấn đấu củađịa phương thông qua việc huy động các nguồn vốn, trong đó đáng kể là nguồn vốnphong trào xã hội hoá Do vậy đã tập trung đầu tư tạo ra bước chuyển biến khá về

cơ sở hạ tầng Đến nay, ngoài tuyến quốc lộ 20 là trục đường chính và là tuyếnđường giao thông huyết mạch của huyện, trên địa bàn đã hình thành tuyến đườnggiao thông nông thôn chính đã được nâng cấp và nhựa hoá nối liền các xã với nhau,tạo thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế, đặc biệt là nhu cầu vận chuyển cácloại nông sản và hàng hoá, phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu sinh hoạtcủa nhân dân

Mạng lưới đường bộ của huyện quản lý chủ yếu là mạng lưới đường xương cánối quốc lộ 20 vào các trung tâm xã, các vùng dân cư tập trung và các vùng sản xuấtvới tổng chiều dài 650,5 km, bao gồm: quốc lộ 37 km (trục đường giao thông chính,huyết mạch của huyện) và tỉnh lộ 10,5 km (nhựa 100%); đường huyện 261,3 km (tỷ

lệ nhựa hoá 27%), đường xã, thị trấn 368,1 km (tỷ lệ nhựa hoá 16%) Các tuyếnhuyện quản lý nối đến trung tâm xã đã được nhựa hoá, đồng thời 100% số ấp đã cócác tuyến chính nối với trung tâm xã, nên đã phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vậnchuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân Việc huy động người dân tham gia xây

Trang 36

dựng đường giao thông nông thôn trong những năm gần đây đã có những chuyểnbiến tích cực.

Mạng lưới giao thông đường thuỷ gồm hệ thống sông La Ngà và sông ĐồngNai với tổng chiều dài khoảng 80 km cùng với một phần khu vực lòng hồ thuỷ điệnTrị An đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông đường thuỷ trên địa bàn Huyện.Hiện nay, huyện có 5/7 bến phà có giấy phép hoạt động với 13 phương tiện Tuynhiên 80% bến bãi chưa được quy hoạch và xây dựng theo đúng quy định và khoảng60% phương tiện chưa đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn

+ Thuỷ lợi:

Hiện nay ngoại trừ 3 công trình thuỷ lợi lớn (xã Ngọc Định và Thanh Sơn) vớicông suất phục vụ gần 1000 ha, với số vốn gần 40 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sáchtrung ương Huyện đang triển khai dự án kiên cố hoá tuyến kênh xã Ngọc Định, đậpdâng ấp 5 xã Phú Tân, khảo sát ở các kênh nhánh từ kênh chính của trạm bơm Bazọttại cánh đồng Suối Son và xây dựng các tuyến kênh nội đồng tại trạm bơm ấp 2, ấp

8 xã Thanh Sơn, đập Cần Đu xã Phú Túc, khảo sát để xác định việc khoan giếngphục vụ cho vụ Đông xuân cánh đồng ấp 7 xã Phú Tân; ấp 6, ấp 8 xã Gia Canh.Hiện nay một bộ phận nông dân tự khoan giếng để bơm tưới cho rau, màu, cây côngnghiệp vào mùa khô một cách tự phát chưa được quản lý nên có nguy cơ ảnh hưởng đếnnguồn nước ngầm

+ Cung cấp điện:

Trên địa bàn huyện hiện nay, nguồn cung cấp điện từ lưới điện quốc gia thôngqua các trạm biến áp trung gian 110/22 KV-25MVA Định Quán, 110/22 KV-25MVA Phú Tân và Kiệm Tân Lưới điện trên địa bàn Huyện đã được nâng cấp lên 22

KV để khai thác, vận hành trạm biến áp Định Quán và Phú Tân Hiện 100 số xã đã

có đường điện trung thế về đến trung tâm, 110/112 số ấp có lưới điện hạ thế, tỷ lệ hộdùng điện hiện nay đạt 91%

+ Nước sinh hoạt:

Hiện nay, các hộ gia đình trên địa bàn Huyện chủ yếu sử dụng nguồn nướcngầm tầng mặt (giếng khoan, giếng đào) để phục vụ sinh hoạt và sản xuất Tỷ lệ hộ

Trang 37

sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97% Xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, trồngcây công nghiệp trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh Huyện cần có chính sách vềqui hoạch, quản lý và sử dụng nguồn nước ngầm một cách hợp lý để tránh cạn kiệttài nguyên nước.

+ Mạng lưới chợ:

Toàn Huyện có 17 chợ nông thôn Trong đó có 2 chợ loại II và 15 chợ loại III.Hai chợ loại 2 là chợ trung tâm thị trấn Định Quán và chợ Phú Lợi vừa được đầu tưxây dựng mới đã tạo điều kiện tốt cho việc mua bán, giao thương hàng hoá, tạo nềntảng cho việc hình thành các chợ đầu mối của huyện Tuy nhiên phần lớn các chợcòn lại có quy mô nhỏ và cơ sở vật chất còn yếu kém, các điều kiện đảm bảo an toàn

về cháy nổ và vệ sinh môi trường chưa tốt

+ Trường học:

Toàn huyện có 69 trường gồm 4 trường Trung học phổ thông, 13 trường trunghọc cơ sở, 28 trường tiểu học, 19 trường mẫu giáo mầm non và 01 Trung tâm giáodục thường xuyên Với số lượng trường hiện có, huyện đã chấm dứt được tình trạnghọc ca 3 và thoả mãn được nhu cầu học tập, phổ cập giáo dục theo chương trìnhquốc gia Số lượng trường của huyện so với nhiều địa phương trong cả nước vàoloại khá, tất cả các xã đều có các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, vàmầm non

+ Hệ thống thông tin liên lạc:

Đài truyền thanh của huyện đã được xây dựng mới với trang thiết bị đạt tiêuchuẩn quy định của ngành; chất lượng phục vụ công tác phát thanh, truyền thanh

Trang 38

được cải thiện một bước Hệ thống truyền thanh xã, thị trấn đã được đầu tư mở rộng.

Hệ thống loa đài đến hầu hết các ấp, đáp ứng nhu cầu thông tin tuyên truyền các chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước Hơn nữa, địa bàn huyện nằm trong vùngphủ sóng của các đài truyền thanh và truyền hình của Trung ương và của tỉnh ĐồngNai và các tỉnh lân cận nên nhu cầu thông tin, giải trí của người dân địa phươngđược đáp ứng khá tốt

Mạng lưới bưu chính- viễn thông được mở rộng và nâng cấp Toàn huyện hiện

có 4 bưu cục và 8 bưu điện văn hoá xã Số máy điện thoại đạt 29 máy/100 dân, phủsóng điện thoại di động tới 14/14 xã, thị trấn Số đại lý dịch vụ Intrenet hiện có 54đại lý Việc vận chuyển thư từ, báo chí từ huyện đến xã, thị trấn 01 lần/ngày Với cơ

sở vật chất của ngành thông tin liên lạc hiện có của huyện đã đáp ứng phần cơ bảnviệc thông tin liên lạc của dân cư và đảm bảo được thông tin liên lạc thông suốt.2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội:

- Tình hình tăng trưởng kinh tế và mức sống dân cư:

Số liệu thống kê cho thấy, GDP của huyện liên tục tăng với tốc độ khá cao.Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này chưa đạt mục tiêu của huyện đề ra là tăng 9-10%/năm và vẫn thấp hơn mức tăng trưởng GDP của tỉnh (trên 12%) Đặc biệt năm 2009,

do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và giá cả thị trường tốc độ tăngGDP của huyện chỉ đạt 5,82%, đây là mức rất thấp với vị trí là một huyện nghèo.Tuy nhiên trong năm 2010, tốc độ tăng GDP của huyện đạt 10,93% Đây là bước tạo

đà của huyện cho những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới

Thu nhập bình quân đầu người của huyện cũng được cải thiện rõ rệt trong giaiđoạn 2005-2010 (tăng từ 6.945.600 đồng/người/năm lên 15.018.300đồng/người/năm), tuy nhiên còn rất thấp so với thu nhập bình quân đầu người của cảnước (18.785.000 đồng/người/năm) và chỉ bằng 46,09% mức thu nhập bình quâncủa tỉnh (Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Đồng Nai năm 2010 khoảng32.580.000 đồng/người/năm) Có thể nói Định Quán là một huyện nghèo, thu nhậpbình quân đầu người rất thấp Đây là nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho các cấp các ngànhcủa huyện trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống dân cư trong huyệntrong thời gian tới

Trang 39

Biểu đồ 2.1: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2005 - 2010

Nguồn: Phòng thống kê huyện Định Quán, 2010

Năm

Biểu đồ 2.2: Tốc độ phát triển các ngành (theo giá cố định năm 1994)

Nguồn: Phòng thống kê huyện Định Quán, 2010

- Sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn

với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân Đã hoànthành việc cải tạo vườn tạp chuyển đổi cây hàng năm sang trồng cây lâu năm; hình

N¨m

Trang 40

thành một số vùng chuyên canh các loại nông sản phục vụ nguyên liệu chế biến vàhàng hoá xuất khẩu (điều, mía, xoài, quýt); gần 100% diện tích lúa, bắp, đậu cácloại, mía và một số loại cây lâu năm như: điều, chôm chôm, xoài, quýt, sầu riêng…

đã sử dụng giống mới có năng suất chất lượng cao; 90% các khâu làm đất, tưới tiêu,

sơ chế, vận chuyển nông sản đã được cơ giới hoá, đầu tư xây dựng các công trìnhthuỷ lợi, đưa điện lưới vào các vùng chuyên canh; doanh thu thực tế trên 1 ha đấtđạt 61,4 triệu đồng, tăng 2,06 lần so với năm 2005

Chăn nuôi, phát triển khá, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi

giống gia súc, gia cầm có tỷ lệ nạc cao, đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng,chống dịch bệnh, nên sản lượng so với năm 2005 tăng khá Tỷ trọng giá trị sản xuấtchăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp từ 18% năm 2005 tăng lên 20,6% năm 2010

Thuỷ sản: diện tích ao hồ năm 2005 có 445ha, đến năm 2010 tăng lên 570ha.

Do tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng thức ăn tổng hợp, nên nuôitrồng thuỷ sản trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản lượng năm 2010 tăng2,1 lần so với năm 2005 Giải quyết việc làm cho trên 1500 lao động, góp phần tăngthu nhập, nâng cao đời sống cho người dân

Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân ngày càng phát triển Đã hoàn thànhđầu tư hạ tầng nông thôn Chương trình 135 giai đoạn 2 cho các ấp đặc biệt khó khăn

và hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc thiểu số theoChương trình 134 của Chính phủ; hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạmđược đầu tư xây dựng, đã thúc đẩy kinh tế phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiềukhởi sắc Các ngành nghề nông thôn phát triển đã làm thay đổi cơ cấu lao động, laođộng phi nông nghiệp từ 21,35% năm 2005, tăng lên 27,44% năm 2010, lao độngnông nghiệp từ 78,65% năm 2005, giảm còn 71,55% năm 2010 Chất lượng cuộcsống của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ được sử dụng điện, sử dụng nước hợp vệsinh, vượt chỉ tiêu nghị quyết; số hộ có phương tiện nghe nhìn, xe máy, điện thoạităng cao so với năm 2005

Lâm nghiệp: tích cực trồng rừng theo Chương trình trồng 5 triệu ha rừng và

trồng cây phân tán trong nhân dân Tỷ lệ che phủ cây xanh trên diện tích đất tựnhiên là 52,7%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 75,2%

Ngày đăng: 25/04/2015, 23:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Quyết định về xây dựng, quản lý mục tiêu, kế hoạch đào tạo và chương trình môn học dùng cho trung học nghề, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định về xây dựng, quản lý mục tiêu, kế hoạch đào tạo và chương trình môn học dùng cho trung học nghề
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1997
2. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2004
4. Hội đồng Trung ương (2006), Các.Mác Ph.Ăng ghen, tuyển tập 16 xuất bản lần 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các.Mác Ph.Ăng ghen, tuyển tập 16 xuất bản lần 2
Tác giả: Hội đồng Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
5. Hội đồng Trung ương (2006), Giáo trình kinh tế chính trị học Mác – Lê Nin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chính trị học Mác – Lê Nin
Tác giả: Hội đồng Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
6. Huyện uỷ Định Quán (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Định Quán lần thứ XI nhiệm kỳ 2010- 2015, Xí nghiệp in, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Định Quán lần thứ XI nhiệm kỳ 2010- 2015
Tác giả: Huyện uỷ Định Quán
Năm: 2010
7. HĐND huyện Định Quán (2006), Nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 5 năm (2006-2010), Định Quán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 5 năm (2006-2010)
Tác giả: HĐND huyện Định Quán
Năm: 2006
8. Mai Quốc Chánh (1998), Giáo trình kinh tế Lao động, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế Lao động
Tác giả: Mai Quốc Chánh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
9. Mai Quốc Chánh (1999), Toàn cầu hoá - Cơ hội và thách thức đối với nền lao Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hoá - Cơ hội và thách thức đối với nền lao Việt Nam
Tác giả: Mai Quốc Chánh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1999
10. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Mai Quốc Chánh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1999
11. Ngô Thắng Lợi (2009), Giáo trình kế hoạch phát triển, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế hoạch phát triển
Tác giả: Ngô Thắng Lợi
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2009
12. Ngô Thắng Lợi, Phan Thị Nhiệm (2008), Kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển
Tác giả: Ngô Thắng Lợi, Phan Thị Nhiệm
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2008
13. Nguyễn Quang Dong (2008), Bài giảng kinh tế lượng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế lượng
Tác giả: Nguyễn Quang Dong
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2008
14. Quốc Cường, Thanh Thảo (2006), Bộ luật lao động, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các quy định về lao động – tiền lương và bảo hiểm xã hội 2007, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật lao động, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các quy định về lao động – tiền lương và bảo hiểm xã hội 2007
Tác giả: Quốc Cường, Thanh Thảo
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2006
16. Tổng cục dạy nghề (2007), Văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề (tập 1)
Tác giả: Tổng cục dạy nghề
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
18. Trung ương Đảng (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Trung ương Đảng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
19. Trung ương Đảng (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Trung ương Đảng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
20. Trung ương Đảng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Trung ương Đảng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
21. Tỉnh uỷ Đồng Nai (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII đảng bộ tỉnh Đồng Nai, Xí nghiệp in, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII đảng bộ tỉnh Đồng Nai
Tác giả: Tỉnh uỷ Đồng Nai
Năm: 2006
22. Tỉnh uỷ Đồng Nai (2010), Các văn kiện của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010- 2015, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn kiện của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010- 2015
Tác giả: Tỉnh uỷ Đồng Nai
Năm: 2010
23. Từ điển tếng Việt (1994), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tếng Việt
Tác giả: Từ điển tếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w