1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại Việt Nam hiện nay

25 3,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 242 KB

Nội dung

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 --o0o--I GIỚI THIỆU Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hànhnhằm cung cấp các hướng dẫn quản lý chất lượng và

Trang 1

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU ……… 2

II TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ISO 9001 : 2008……… 3

1 Giới thiệu……… 3

2 Nội dung……… 6

III HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GAS BÌNH MINH ……… 22

1 Việc áp dụng ISO 9000 tại Việt Nam ……… 22

2 Quá trình triển khai ISO tại công ty……… 22

3 Chính sách chất lượng ……… 23

4 Yêu cầu chung……….24

5 Yêu cầu về hệ thống tài liệu……… 24

6 Lợi ích và khó khăn khi áp dụng ISO 9001 : 2008……….41

7 Nhận xét và đánh giá ……… 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO………43

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh xu thế thời đại, để tăng cường sự hội nhập nền kinh tế nước tavới các nước trong khu vực và thế giơí, việc đổi mới nhận thức, cách tiếp cận và xâydựng mô hình quản trị chất lượng mới, phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam là mộtđòi hỏi cấp bách Các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước sự lựa chọn “Chấtlượng hay là chết” trong sân chơi và luật chơi quốc tế một cách bình đẳng, chấp nhận

sự cạnh tranh gay gắt, không khoan nhượng với mọi đối thủ cạnh tranh trên thươngtrường

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng và quản trị chất lượng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trên cơ sở vận dụng những bài học trên lớp và các tài liệu tham khảo, nhóm đã chọn để tài “Thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại Việt Nam hiện nay”

Trang 3

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000

o0o I GIỚI THIỆU

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hànhnhằm cung cấp các hướng dẫn quản lý chất lượng và xác định các yếu tố cần thiết củamột hệ thống chất lượng để đạt được sự đảm bào về chất lượng của sản phẩm hay dịch

vụ mà một tổ chức cung cấp

Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý

và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cungcấp (nhà sản xuất) Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xâydựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là phươngtiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổnđịnh của sản xuất và chất lượng trước khi ký hợp đồng ISO 9000 đưa ra các chuẩnmực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sảnxuất, kinh doanh và dịch vụ ISO 9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanhnghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của hệthống chất lượng theo mô hình đã chọn

Đối với nước ta hiện nay, ISO được coi như là một quy trình công nghệ quản lýmới, giúp cho mỗi tổ chức có khả năng tạo ra sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng thỏamãn lợi ích khách hàng và lợi ích của bản thân tổ chức ISO là cơ sở để tổ chức duy trì,cải tiến nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động Bộ ISO 9000 có thể được ápdụng vào bất kỳ loại hình tổ chức nào (doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, cơ quanhành chính…) Chính vì vậy, mỗi một nước, mỗi một ngành phải có sự vận dụng phùhợp tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng này và vận dụng một cách đúngđắn, không sai lệch, không cứng nhắc

I ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ISO9000

Trang 4

Tiêu chuẩn ISO áp dụng cho mọi loại hình tổ chức không phụ thuộc vào sảnphẩm dịch vụ mà nó cung cấp.

ISO có thể áp dụng cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm nhưnhà máy sản xuất, Công ty chế biến thực phẩm, hoặc công ty xây dựng

ISO cũng có thể áp dụng cho các đơn vị cung cấp dịch vụ mà không có sản phẩm

cụ thể ví dụ ngân hàng, công ty chuyển phát nhanh, tòa báo hoặc trường học

ISO cũng có thể áp dụng cho các tổ chức mà không có định hướng về lợi nhuậnnhư các tổ chức chính quyền, cơ quan hành chính

Nói tóm lại ISO là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng có thể áp dungtrong phạm vị áp rộng, cho mọi lại hình doanh nghiệp tổ chức miễn sau họ xác định

được " khách hàng" của mình là ai? Và "nhu cầu của khách hàng" là gì? Và có mong muốn nỗ lực nhằm “thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”.

II VAI TRÒ CÙA ISO 9000

ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) banhành với mục tiêu là thiết lập Hệ thống chất lượng hợp lý trên cơ sở đó tạo ra nhữnghàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, của nhândân Đối tượng áp dụng ISO 9000 không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh - dịch vụ thông thường mà còn bao gồm các lĩnh vực dịch vụ công cộng, dịch

vụ hành chính Nó cần thiết và có thể áp dụng cả trong hoạt động kinh tế - xã hội vàquản lý, trong đó dịch vụ hành chính được thực hiện qua hệ thống các tổ chức và cơquan nhà nước ngày càng trở thành quan trọng

Hệ thống chất lượng theo ISO 9000 được định nghĩa tại ISO 8402-94, gồm:

 Cơ cấu tổ chức;

 Các thủ tục;

 Các quá trình và các nguồn lực cần thiết;

 Thực hiện việc quản lý chất lượng

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là cơ sở để các doanh nghiệp và các tổ chức, cơ quan (ápdụng nó) lập kế hoạch; thực hiện và duy trì hệ thống chất lượng; là yêu cầu (có khi là

Trang 5

bắt buộc) để ký kết các hợp đồng (hay giao ước) trong quan hệ trao đổi hàng hóa - dịch

vụ - công việc; để đánh giá (đạt hay chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung, hoàn chỉnh nhữnggì) và chứng nhận (với những doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đăng ký xây dựng Hệthống chất lượng, đạt được các yêu cầu của ISO 9000)

Nhận thức chung của các nước về ISO 9000 gồm những điểm chính sau:

 Công nhận chất lượng là một mũi nhọn cạnh tranh quan trọng nhất trong kinhdoanh

 Có khả năng áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, trong các tổ chức và cơ quan

 ISO 9000 được thừa nhận phù hợp với tiêu chuẩn của các nước thành viên trong

EC và AFTA; được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia ở 90 nước (có ViệtNam); được tổ chức đăng ký, chứng nhận Hệ thống chất lượng ở 53 nước (ViệtNam mới làm ở bước đầu từ năm 1996)

 Đáp ứng các yêu cầu của ISO 9000 là một điều kiện tiên quyết để chứng nhận

sự phù hợp của hàng hóa - dịch vụ

 ISO 9000 đã trở thành luật chơi trong quan hệ thương mại và đầu tư và đang landần sang các lĩnh vực khác, trong đó có dịch vụ công cộng và dịch vụ hànhchính Theo luật chơi này, những doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan nào khôngphấn đấu được chứng nhận có hệ thống chất lượng theo ISO 9000 thì sẽ bị loại(hoặc không ưu tiên) khỏi các hợp đồng mua-bán hàng hóa và dịch vụ; khôngđược tham gia đấu thầu xây dựng các công trình hay tổ chức thực hiện các dự

án Với thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ thì luật chơi này đã được áp dụng rộngrãi và phần lớn mang tính bắt buộc (ngay hàng hóa của Nhật Bản có chất lượngcao mà vẫn bị nhiều nước từ chối nhập khẩu vì chưa được chứng nhận có hệthống chất lượng theo ISO 9000 Do đó những năm gần đây, các công ty, doanhnghiệp của Nhật Bản đẩy mạnh việc chứng nhận hệ thống chất lượng theo ISO 9000)

III CẤU TRÚC BỘ TIÊU CHUẢN ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn Trong đó tiêu chuẩnchính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu, nêu ra các yêu cầu đối với

Trang 6

hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng Ngoài ra còn các tiêuchuẩn hỗ trợ và Hướng dẫn thực hiện, bao gồm:

ISO 9001 là tiêu chuẩn chính nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng vàbao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng Doanh nghiệp khi xâydựng hệ thống theo tiêu chuẩn này cần xác định phạm vi áp dụng tuỳ theo hoạt độngthực tế của doanh nghiệp

ISO 9001: 2000 quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượngcho các tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm thoả mãncác yêu cầu của khách hàng Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã được sắp xếp lại dưới dạngtiện dụng cho người sử dụng với các từ vựng dễ hiểu đối với doanh nghiệp trong tất cảcác lĩnh vực Tiêu chuẩn này dùng cho việc chứng nhận và cho các mục đích cá biệtkhác khi tổ chức muốn hệ thống quản lý chất lượng của mình được thừa nhận

Tiêu chuẩn bao gồm 5 phần, quy định các hoạt động cần thiết phải xem xét trongkhi triển khai hệ thống chất lượng 5 phần trong ISO 9001: 2000 quy định những gìmột tổ chức phải làm một cách nhất quán để cung cấp các sản phẩm đáp ứng các yêucầu của khách hàng và yêu cầu pháp định, chế định được áp dụng Thêm vào đó, tổchức phải tìm cách nâng cao sự thoả mãn của khách hàng bằng cách cải tiến hệ thốngquản lý của mình

ISO 9004: 2000 được sử dụng nhằm mở rộng hơn những lợi ích đạt được từ ISO9001: 2000 không những đối với bản thân tổ chức mà còn đối với tất cả các bên liênquan đến hoạt động của tổ chức Các bên liên quan bao gồm nhân viên, chủ sở hữu,các người cung ứng của tổ chức, và rộng hơn là cả xã hội

ISO 9001: 2000 và ISO 9004: 2000 đã được xây dựng như là một cặp thống nhấtcủa bộ tiêu chuẩn để làm thuận tiện hơn trong việc sử dụng Sử dụng tiêu chuẩn theocách này sẽ làm chúng ta có thể liên kết nó với các hệ thống quản lý khác (ví dụ như

Hệ thống quản lý môi trường), hoặc những yêu cầu cụ thể trong một số lĩnh vực (ví dụnhư: ISO/TS/6949 trong ngành công nghiệp ô tô) và giúp cho việc đạt được sự côngnhận thông qua các chương trình chứng nhận quốc gia

Cả ISO 9004: 2000 và ISO 9001: 2000 thống nhất về bố cục và từ vựng nhằmgiúp tổ chức chuyển một cách thuận tiện từ ISO 9001: 2000 sang ISO 9004: 2000 và

Trang 7

ngược lại Cả hai tiêu chuẩn đều sử dụng phương pháp tiếp cận quá trình Các quátrình được xem như bao gồm một hay nhiều hoạt động có liên kết, có yêu cầu nguồnlực và phải được quản lý để đạt được đầu ra quy định trước Đầu ra của một quá trình

có thể trực tiếp tạo thành đầu vào của một quá trình tiếp theo và sản phẩm cuối cùngthường là kết quả của một mạng lưới hoặc một hệ thống các quá trình

ISO 9001: 2008: Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu, là phiên bản thứ 4của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trởthành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng vànâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-kháchhàng

ISO 9001:2008 không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã bịthay thế, mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001: 2000 dựa vào kinhnghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiệnnhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lýmôi trường

Để cho bộ ISO 9000 duy trì được tính hiệu lực, những tiêu chuẩn này được xemxét định kỳ (khoảng 5 năm một lần) nhằm cập nhật những phát triển mới nhất tronglĩnh vực quản lý chất lượng và thông tin phản hồi từ người sử dụng Ban kỹ thuật của

Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO/TC 176 bao gồm các chuyên gia từ các doanhnghiệp và tổ chức trên toàn thế giới theo dõi việc áp dụng các tiêu chuẩn để xác địnhnhững cải tiến cần thiết nhằm thoả mãn những đòi hỏi và mong muốn của người sửdụng và đưa vào phiên bản mới

ISO/TC176 sẽ tiếp tục kết hợp các yếu tố đảm bảo chất lượng, quản lý chấtlượng, những sáng kiến trong các ngành cụ thể và các chương trình chứng nhận chấtlượng khác nhau trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Cam kết của ISO với việc duy trì động lực ISO 9000 thông qua các xem xét, cảitiến và hợp lý hoá các tiêu chuẩn đảm bảo sự đầu tư của tổ chức vào ISO 9000 hômnay sẽ tiếp tục mang lại những hiệu quả trong tương lai

IV CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI VÀ ÁP DỤNG ISO 9000

Trang 8

Một tổ chức hỗ trợ chuyên nghiệp với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúpdoanh nghiệp rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp cácdoanh nghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hànhnhững hoạt động lãng phí, kém hiệu quả

Áp dụng ISO 9000 cho một tổ chức sẽ tiến hành theo 9 bước:

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng Lãnh đạo cần thấuhiểu ý nghĩa của ISO 9000 trong việc phát triển tổ chức, định hướng các hoạt động,xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể

Bước 2: Lập ban chỉ đạo dự án ISO 9000 Việc áp dụng ISO 9000 là một dự ánlớn, vì vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnhđạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 9000 Cần bổ nhiệm Đạidiện lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản

lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng

Bước 3: Ðánh giá thực trạng của doanh nghiệp so với các yêu cầu của tiêu chuẩn.Cần rà soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không ápdụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong doanh nghiệp Việc đánh giá

Trang 9

này làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung để từ đó xâydựng kế hoạch thực hiện chi tiết

Bước 4: Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống chất lượng Hệ thống tài liệuphải được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầuđiều hành của doanh nghiệp bao gồm:

 Sổ tay chất lượng

 Các qui trình và thủ tục liên quan

 Các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết

Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo các bước:

 Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng, đủ về ISO 9000

 Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây dựng

 Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui trình cụthể

Bước 6: Ðánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:

 Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống và tiếnhành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết

 Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chứcChứng nhận nào để đánh giá và cấp chứng chỉ vì mọi chứng chỉ ISO 9000 đều

có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp

 Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sẵn sàng của

hệ thống chất lượng cho đánh giá chứng nhận Hoạt động này thường do tổchức Chứng nhận thực hiện

Bước 7: Đánh giá chứng nhận do tổ chức Chứng nhận tiến hành để đánh giá tínhphù hợp của hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001 và cấp chứng chỉ phù hợp vớitiêu chuẩn

Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận Sau khi khắc phục cácvấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, doanh nghiệp cần tiếp tục duytrì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng cải

Trang 10

tiến hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nên sử dụng tiêu chuẩn ISO

9004 để cải tiến hệ thống chất lượng của mình

V THỜI ĐIỂM ÁP DỤNG ISO 9000

Không có qui định cụ thể về thời điểm áp dụng ISO và cũng không có bằngchứng nào về thời điểm áp dụng ISO khi nào là có lợi nhất, tuy nhiên theo kinhnghiệm thực tế có 4 thời điểm áp dung ISO là phù hợp nhất:

Tổ chức mới thành lập cần chuẩn hóa hoạt động :

Tổ chức mới được thành lập công việc rối bời, chồng chéo ban lãnh đạo có rấtnhiều việc phải làm như không biết bắt đầu từ đâu, giao việc gì, cho ai lúc đó ISO sẽphát huy tác dụng ISO 9001 sẽ giúp ban lãnh đạo xác định "các hoạt động ảnh hưởngđến chất lượng" trong doanh nghiệp trên cơ sở đó ban lãnh đọa có thể phân công,giao việc một cách mạch lạc Gắn rõ trách nhiệm cho từng phòng ban cá nhân màkhông lo về việc chồng chéo, bước đầu đưa ra các mục tiêu cho từng hoạt động nhằmkiếm soát kết quả thực hiện Ngoài ra thông qua công cụ ISO cũng tạo ra cách nhìnnhận khoa học cho ban lãnh đạo trong việc xác định sơ đồ tổ chức, cơ cấu phòng ban,phân công trách nhiệm quyền hạn…

Xây dựng nhà máy mới, tiếp nhận công nghệ mới:

Tổ chức mới thành lập, muốn áp dụng một hệ thống quản lý tiêu chuẩn từ công ty

mẹ, hoặc tổ chức tiếp nhận một công nghệ mới muốn chuẩn hóa phương pháp quản lýcho phù hợp Vấn đề khó khăn xẩy ra là bản thân hệ thống chuyển giao sang mặc dù

đã được áp dụng và chuẩn hóa từ công ty mẹ hoặc được đối tác chuyển giao công nghệhướng dẫn, nhưng việc áp dụng còn gặp rất nhiều khó khăn:

Qui trình công nghệ , trang thiết bị máy móc không giống hoàn toàn Không phảimọi trang thiết bị trong nhà máy mới đều giống công ty mẹ Đây chuyền mới đầu tư có

sự điều chỉnh thiết bị khác với dây chuyền mẫu Vậy hệ thống quản lý chất lượng cũngphải điều chỉnh phù hợp với những đặc thù mới

Sản phẩm làm ra, yêu cầu của khách hàng cũng thay đổi Khách hàng mới, nhàmáy mới, khách hàng mới khiến cho yêu cầu của khách hàng cũng có những thay đổi.Môi trường làm việc mới dẫn đến việc thay đổi trong việc nhập nguyên vật liệu, thủ

Trang 11

tục xuất hàng cần phải làm thủ tục hải quan, giá điện thay đổi dẫn đến phải điều chỉnh

ca sản xuất… rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động dẫn đến doanh nghiệp phải có việcthay đổi cách thức điều hành để phù hợp

Con người mới, kinh nghiệp làm việc trong hệ thống quản lý chưa nhiều, làm saohướng dẫn người lao động hiểu được yêu cầu và hòa nhập trong môi trường mới

Do đó để chuyển giao sang thì cần phải hướng dẫn ngươi lao động, việc hướngdẫn không chỉ là chỉ cho người lao động phải làm gì mà còn phải giải thích cho ngườilao động tại sao phải làm như vậy, để từ đó nếu người lao động có thể điều chỉnh thayđổi lại các qui định cho phù hợp với môi trường mới Công cụ ISO cũng có thể giúplãnh đạo công ty làm được điều này

Cần chứng minh năng lực với khách hang:

Doanh nghiệp mong muốn hướng tới khách hàng tiềm năng có yêu cầu cao vềchất lượng hoặc gia nhập vào chuối cung ứng của các thương hiệu nối tiếng

Để làm được điều này thì không chỉ tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của kháchhàng mà doanh nghiệp còn phải chứng tỏ với khách hàng khả năng cung cấp ổn địnhloại sản phẩm với chất lượng như vậy, đúng tiến độ cam kết một trong nhưng công

cụ có thể làm được điều này đã đươc nhiều doanh nghiệp sử dụng chính là xây dựng

hệ thống quản lý theo yêu câu tiêu chuẩn ISO 9001

Vậy nếu trong tương lai bạn muốn gia nhập chuối cung ứng cho các thương hiệunổi tiếng thì bây giờ bạn hay đầu tư bằng cách làm ISO

Nhu cầu bức thiết cần thay đổi cung cách quản lý:

Trường hợp cuối cùng xuất nhu cầu nội tại, doanh nghiệp đang rất thành công vàphát triển, khách hàng mỗi lúc mỗi đông, hợp đồng ký ngày càng nhiều Tuy nhiêngiám đốc ngày càng thấy căng thẳng, mệt mỏi Có quá nhiều đơn hàng phải giao gấp,

có quá nhiều phản hồ từ khách hàng, ai cũng tất bật mà kết quả công việc chẳng đượcđẩy nhanh lên là mấy

Đó chính là qui luật phát triển của rất nhiều doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ

mô hình công ty gia đình Khi qui mô doanh nghiệp còn nhỏ, dựa trên năng lực củagiám đốc và mối quan hệ thân hưu trong gia định việc quản lý điều hành doanh nghiệp

Trang 12

diễn ra trơn chu và hiệu quả.Doanh nghiệp tiếp tục lớn dần, vợt quá năng lực và “bộnhớ” của giám đốc Các mối quan hệ thân hữu gia đình trong ban điều hành doanhnghiệp bộc lộ mặt trái của nó Lúc đó nhu cầu điều hành và quản lý doanh nghiệp dựatrên “các qui định và điều luật” trở thành yêu cầu Tiêu chuẩn ISO sẽ trở thành bộkhung để dựa vào đó ban lãnh đạo xây dựng lên “bộ luật doanh nghiệp”

Tóm lại việc áp dụng ISO là cần thiết khi doanh nghiệp muốn:

Người lao động hiểu rõ phải làm gì? Làm như thế nào? Tại sao phải làm nhưvậy? Nếu làm sai thì ảnh hưởng gì đến việc đáp ứng nhu cầu cho khách hàng

Ban lãnh đạo muốn quản lý điều hành doanh nghiệp dựa trên các qui định cụ thểmang tính “ luật pháp” từ đó có thể ủy quyền, giao trách nhiệm cho người lao độngchủ động thực hiện

VI LỢI ÍCH TỪ VIỆC ÁP DỤNG ISO 9000

 Cải thiện tình trạng tài chính từ việc hoạch định và đạt được các kết quả thôngqua các quá trình có hiệu quả và hiệu lực,

 Cải thiện uy tín của Doanh nghiệp nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàngcủa Doanh nghiệp,

 Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhucầu của khách hàng của Doanh nghiệp,

 Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả,

 Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệulực và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống,

 Các nhân viên được đào tạo tốt hơn,

 Nâng cao tinh thân nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng,đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo,

 Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả nănglặp lại ít hơn,

 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

 Được sự đảm bảo của bên thứ ba,

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w