Những điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong công tác cho vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam _chi nhánh Hà Đông (Trang 28 - 34)

2.3.2.1 Điểm yếu

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua thì hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn tồn tại một số yếu kém :

Do nền kinh tế đang pháp triển và hội nhập, áp lực cạnh tranh buộc các ngân hàng phải ra quyết định cho vay trong thời gian sớm nhất vì vậy đôi khi ngân hàng cho vay chỉ dựa trên xác định giá trị tài sản đảm bảo của khách hành cho khoản vay mà không xem xét kĩ, quan tâm đến phương án sử dụng vốn vay.

Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng song chưa phù hợp với thực tế hoạt động và chưa có biện pháp phòng ngừa xử lý triệt để.

Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay vẫn chưa được chi nhánh coi trọng.

Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng đã được xây dựng và xác định rõ song còn rời rạc. Công cụ đánh giá rủi ro chủ yếu dựa trên yếu tố chủ quan của nhà quản lý. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro của chi nhánh còn đơn giản so với mức độ phức tạp của rủi ro trên thực tế.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chi nhánh còn nhiều mặt yếu kém có thể đó là những nguyên nhân chủ quan từ phía chi nhánh có thể là nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế, xã hội, từ khách hàng.

- Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao.

Chi nhánh chưa xây dựng được một chính sách tín dụng phù hợp cho từng thời kì phát triển. Chưa chú trọng đúng mức tới chất lượng tín dụng.

- Chi nhánh chưa đa dạng đối tượng khách hàng.

Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là đối tượng khách hàng mà lượng vốn vay thường nhỏ, hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn của tác động thị trường.

- Hệ thống thu thập thông tin của chi nhánh còn hạn chế.

Mặc dù hệ thống thông tin tín dụng CIC của ngân hàng Nhà Nước ra đời nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại song hệ thống này chưa thực sự hoạt động có hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu kinh nghiệm thực tế.

Đội ngũ cán bộ của chi nhánh phần lớn còn rất trẻ vì vậy kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế là một tình trạng chung giữa các ngân hàng.

- Trình độ khách hàng còn yếu kém. Khách hàng yếu kém cả về năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm .

- Báo cáo tài chính không minh bạch là nguyên nhân gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định tình hình tài chính của khách hàng.

Gần đây kinh tế Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Đôi khi sự phát triển của thị trường tài chính trong nước được các chuyên gia tài chính đánh giá là phát triển quá nóng. Sự không ổn định của thị trường tài chính kéo theo sự hoang mang trong nền kinh tế, lạm phát gia tăng, giá trị đồng nội tệ bị ảnh hưởng.

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC CHO VAY TẠI NHTMCP QUỐC TẾ_ CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG 3.1 Thay đổi cơ cấu danh mục cho vay

Hiện nay trong cơ cấu danh mục cho vay của VIB_Hà Đông có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn quá lớn, như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để phòng ngừa các loại nợ có rủi ro cao chi nhánh giảm bớt cho vay các khoản trung và dài hạn. Mở rộng, cho vay tiêu dùng với các khoản vay ngắn hạn vừa làm cho khả năng thu hồi vốn nhanh vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên tín dụng theo dõi giám sát.

3.2 Đa dạng hóa hoạt động cho vay

Một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro chính là đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng để phân tán rủi ro. Cùng với các dịch vụ cho vay truyền thống như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay VNĐ, cho vay ngoại tệ thì chi nhánh nên có nhiều hình thức cho vay khác nhằm khuyến khích mở rộng tín dụng như:

Cho vay với lãi suất tăng dần có quyền lựa chọn vốn hoá khoản vay trong DN: Sản phẩm cho vay này áp dụng đối với các doanh nghiệp thiếu vốn lưu động và chi nhánh dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp có xu hướng phát triển. Lãi suất của khoản vay tăng dần trong 3 năm từ khi cho vay và chi nhánh có quyền chuyển đổi khoản vay thành vốn góp hoặc trái phiếu chuyển đổi của chính doanh nghiệp vay vốn.

Cho vay theo mạng lưới: Trên cơ sở cam kết thanh toán chi nhánh sẽ cho một nhóm người hoặc tổng công ty vay và họ sẽ tự giám sát nhau trong quá trình sử dụng vốn và trả nợ.

Cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp bán hàng nhưng do người mua chưa kịp thanh toán, dẫn đến làm cho doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Trong trường hợp này, chi nhánh có thể giúp doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên

khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ mà được chi nhánh thẩm định một cách chặt chẽ.

3.3 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt

Chi nhánh nên kết hợp việc mở rộng tín dụng với hạn chế rủi ro tín dụng với việc linh hoạt lãi suất. Một chính sách lãi suất linh hoạt phải đảm bảo lãi cho vay đủ bù đắp chi phí biên của vốn, chi phí quản lý khoản vay, phần bù rủi ro và lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng. Bởi vì một trong những điều quan tâm của doanh nghiệp khi đến vay vốn chi nhánh là lãi suất bởi lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp. Do vậy, mức lãi suất phải hợp lý, hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, hài hoà lợi ích chi nhánh và doanh nghiệp.

Chi nhánh có thể quyết định cho vay với quy mô khoản vay phù hợp với nhu cầu vay vốn trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng về phương án/dự án sử dụng vốn vay cũng như các điều kiện về đảm bảo tiền vay.

3.4 Tiếp tục hoàn thiện khâu đánh giá rủi ro và xếp hạng khách hàng

Khâu đánh gía rủi ro được đánh giá là khâu quyết định trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Mỗi một ngân hàng có một quy trình chấm điểm và xếp hạng riêng, tuy nhiên mỗi quy trình đáng giá đề mang tính chủ quan và nhiều khi chưa bao hàm được nhiều trường hợp xảy ra trong thực tế.

Hiện tại, quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng hiện nay VIB đang sử dụng là quy trình khá chuẩn và được nhiều ngân hàng thương mại sử dụng. Thể hiện sự thành công ở những kết quả hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh. Hệ thống này cho phép nhân viên tín dụng đánh giá trên các tiêu chí về tài chính, pháp lý, quy mô họa động. Việc xếp hạng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và đánh giá tài sản đảm bảo. Hệ thống này đã và đang giúp ích rất nhiều cho hoạt động của chi nhánh cho nên tiếp tục duy trì và hoàn thiện quy trình này là điều rất cân thiết.

3.5 Hoàn thiện phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

Hiện nay ở VIB cán bộ quá chú trọng tới nguồn thu nợ thứ hai (từ tài sản bảo đảm) trong khi nguồn thu nợ thứ nhất (từ phương án, dự án kinh doanh) ít được đề cập tới. Trong khi đây là nguồn trả nợ chính của khách hàng. Cán bộ tín dụng nên tiến hành đối chiếu phân tích tình hình sử dụng vốn vay, tính toán xác định nguồn thu, đánh giá khả năng trả nợ trên cơ sở đó làm cam kết và lộ trình trả nợ cụ thể với khách hàng. Cán bộ tín dụng phải xác định nguồn thu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua thứ tự ưu tiên: Thu từ phương án, dự án kinh doanh (nguồn thu thứ nhất) tiếp đến thu từ phát mại tài sản bảo đảm (nguồn thu thứ 2 hay còn gọi là nguồn thu dự phòng) và cuối cùng là thu từ nguồn thu khác như: Từ sản xuất kinh doanh, từ nguồn tài trợ, vốn khác...

Nguồn thu thứ nhất, thu từ phướng án, dự án kinh doanh: Khi thẩm định cán bộ tín dụng đã cùng khách hàng tính toán xác định chu kỳ kinh doanh, dòng tiền của phương án, dự án hoặc nguồn trả nợ khác để thống nhất thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ. Từ cái gốc khi thẩm định chúng ta phải cùng khách hàng ngồi lại để làm rõ nguyên nhân tại đâu? Nếu do năng lực thẩm định của cán bộ yếu kém dẫn đến xác định thời hạn cho vay sai hoặc do nguyên nhân khách quan thì chi nhánh cùng Doanh nghiệp bàn bạc điều chỉnh hoặc gia hạn nợ cho phù hợp. Nếu không vì lý do trên, cán bộ tín dụng phải cùng đơn vị đối chiếu dòng tiền giải ngân để xác định cụ thể hình thái biểu hiện của tiền vay.

Đối với số nợ vay sử dụng sai thoả thuận, nợ thất thoát do kinh doanh thua lỗ, phải yêu cầu doanh nghiệp làm cam kết trả nợ trước hạn theo đúng quy định của quy chế bảo đảm nợ vay của Chính Phủ và khẩn trương nắm, bắt tài sản để xử lý thu hồi tránh khả năng mất vốn.

Thứ hai, thu từ tài sản bảo đảm: ngoài hướng giải quyết các đối tượng này để thu nợ có thể còn có nguồn thu dự phòng từ tài sản bảo đảm. Để đánh giá nguồn thu này, cán bộ phải cùng khách hàng rà soát lại tính pháp lý của tài sản, thực trạng tài sản, thủ tục và khả năng bán, chuyển nhượng... và tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng xử lý thu hồi nợ vì càng để lâu càng khó xử lý, tài sản càng xuống cấp mất giá trị.

Thứ ba, thu từ nguồn khác:

Thu từ sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp chỉ có thể lấy một phần lợi nhuận trả nợ còn vốn quay vòng tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường. Đối với doanh nghiệp còn quan hệ tín dụng thì dùng để trả nợ cũ vay mới, đối với doanh nghiệp đã cắt quan hệ tín dụng với chi nhánh thì bằng mọi cách họ không thể trả nợ. Tuy nhiên, cán bộ vẫn phải tính toán để biết được doanh nghiệp còn sản xuất hay không? và sản xuất có lãi hay lỗ? Để đánh giá chính xác doanh nghiệp sản xuất lỗ hay lãi và khẳng định có lợi nhuận để trả nợ hay không? cần lưu ý một số khoản chi phí mà doanh nghiệp hay trốn như khấu hao tài sản cố định, lãi vay ngân hàng... Đặc biệt chú ý phải hạch toán, phân bổ số phải trích, phải trả theo quy định chứ không phải hạch toán, phân bổ số đã trích, đã trả như rất nhiều doanh nghiệp hiện đang làm vì mục đích làm sai lệch kết quả kinh doanh. Hình thức tiếp tục cho vay nuôi nợ, phải được thẩm định rất thận trọng cho từng phương án và khi đã cho vay cần phải tăng cường công tác quản lý để đạt mục đích giảm nợ.

Thu từ nguồn khác (nếu có): Ngoài các khoản thu trên có thể doanh nghiệp còn một số khoản khác có thể thu được như các nguồn kinh phí hỗ trợ từ đơn vị chủ quản, các khoản đầu tư đến hạn, bán các tài sản khác, phát hành cổ phiếu... cần phải được thẩm định, đánh giá cụ thể cho từng trường hợp. Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bao gồm: Xác định đúng nguồn thu, phân tích đánh giá khả năng thu, thời điểm thu nợ và làm cam kết cùng khách hàng thực hiện là việc làm rất quan trọng đảm bảo thực hiện được những cam kết đối với Ban lãnh đạo VIB đồng thời là cơ sở để thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Sau khi cùng tháo gỡ khó khăn, nếu khách hàng vẫn không thực hiện được, thì việc chấm dứt cho vay vừa đảm bảo tính pháp lý vừa đảm bảo văn hoá kinh doanh VIB.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong công tác cho vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam _chi nhánh Hà Đông (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w