Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong công tác cho vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam _chi nhánh Hà Đông (Trang 34 - 40)

Để một khoản tín dụng có chất lượng tốt thì yếu tố đầu tiên thuộc về cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là người phân tích, thẩm định đề xuất giúp các nhà lãnh đạo ra quyết định có nên cho vay

hay không. Do đó trình độ cán bộ tín dụng có tính chất quyết định đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trực giác nhảy bén, sắc xảo, có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng góp phần đáng kể trong việc hạn chế rủi ro tín dụng cho chi nhánh. Nhận thức được tầm quan trọng chi nhánh ngân hàng Quốc Tế Hà Đông đã xây dựng một chiến lược quản lý và đào tạo nhân lực một cách hiệu quả và hợp lý

3.7 Một số giải pháp khác:

Ngoài các giải pháp trên VIB_Hà Đông nên tiếp tục hoàn thiện thêm những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà chi nhánh đã sử dụng để nâng cao hiệu quả:

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp. Việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng là việc rất quan trọng bởi vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp xử lý các khoản vay, cho nên an toàn các khoản vay phụ thuộc rất lớn vào cán bộ tín dụng. Để việc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi nâng cao trình độ nghiệp vụ định kỳ, tổ chức các cuộc trao đổi rút kinh nghiệm trong hoạt động…

- Tăng cường kiểm soát, quản lý hoạt động của các nhân viên tín dụng nhằm giúp đỡ các nhân viên tín dụng và hạn chế những hành vi trái với quy định của chi nhánh. Do nhân viên tín dụng là người nắm rõ nhất về các khoản vay nên việc quản lý nhân viên tín dụng là việc rất quan trọng. Để việc quản lý nhân viên tín dụng hiệu quả thì yêu cầu các nhân viên thường xuyên lập báo cáo về tình hình hoạt động của khách hàng, đối với các khoản vay phải có sự phân cấp quản lý về mức cho vay…

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng: hệ thống thông tin đầy đủ là một yếu tố không thể thiếu để có một quyết định tín dụng đúng đắn. Cho nên thông tin của ngân hàng phải đảm bảo đầy đủ và đồng bộ. Bao gồm thông tin về khách hàng cả trên hệ thống ngân hàng lẫn thông tin các bộ tìm hiểu ngoài thị trường. Do vậy các cấp quản lý phải đảm bảo thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động trong hệ thống ngân hàng và khuyến khích thúc đẩy các nhân viên tín dụng tìm kiếm các thông tin bên ngoài.

3.8 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tại VIB_Hà Đông:

3.8.1 Kiến nghị với ngân hàng Quốc Tế Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu hội nhập và tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác thì việc cải tiến và tự hoàn thiện cơ cấu, quy trình trong hoạt động của mình là một biện pháp cần thiết.

- Ngân hàng cần xây dựng hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kì, quy trình tín dụng nhanh gọn chặt chẽ, cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng phục vụ được đảm bảo.

- Tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng, nó khẳng định sức mạnh và quy mô hoạt động của ngân hàng, tăng vốn điều lệ của ngân hàng là tăng thêm uy tín giữa ngân hàng với khách hàng, tăng khả năng huy động vốn, tăng mục tiêu mở rộng tín dụng và tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Với nền kinh tế như Việt Nam như hiện nay việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng trong nước còn đóng vai trò quan trọng và cần thiết là cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, rút ngắn khoảng cách giữa khả năng tài chính của các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài.

- Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro cho vay

Trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng phải thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về khách hàng và những phân tích của mình một cách nhanh nhất, chính xác và kịp thời.

Ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất hơn trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng giữa các phòng ban, chi nhánh với hội sở.

Thiết lập và cung cấp cho toàn hệ thống một cơ sở dữ liệu về khách hàng, về ngành kinh tế, các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đặc thù để các chi nhánh có thể tiếp cận dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thẩm định trước khi cấp tín dụng.

- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra chéo giữa các chi nhánh để kiểm tra hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng nói riêng và học hỏi kinh nghiệm nói chung.

- Nâng cao hơn nữa đội ngũ cán bộ, thường xuyên mở lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và cán bộ kiểm soát nội bộ, đặc biệt về vốn kiến thức pháp luật và các chính sách mới.

3.8.2 Kiến nghị với ngân hàng trung ương:

Ngân hàng Nhà nước cần bổ sung, chỉnh sửa lại Quyết định 493/2005/QĐ- Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn cả về tính pháp lý, giải pháp kỹ thuật và chế tài để buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tư hơn nữa vào việc quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, đặc biệt là việc thực hiện hệ thống thông tin xếp hạng khách hàng theo Sổ tay tín dụng đã được ban hành.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Quốc Tế nói riêng đã có nhiều thành quả trong hoạt động đặc biệt trong việc thu hồi và xử lý nợ tồn đọng, hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn. Để có được thành quả như vừa qua, ngân hàng Quốc Tế đã đưa ra nhiều giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro đúng và phù hợp với từng giai đoạn. Nhưng bên cạnh đó rủi ro tín dụng vẫn xảy ra vì nó được coi là bạn đường của hoạt động ngân hàng. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng luôn là đề tài vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay thì vấn đề này càng được các ngân hàng quan tâm hơn.

Trong phạm vi bài nghiên cứu của mình em đã đề đạt một số kiến nghị đóng góp trong tổng thể các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Quốc Tế nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung. Hi vọng rằng trên cơ sơ những biện pháp đã thực hiện cùng những định hướng, giải pháp mới ngân hàng Quốc Tế sẽ có nhiều bước tiến tích cực trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng là một vấn đề phức tạp và đa dạng với trình độ nghiên cứu còn hạn chế không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em mong muốn được thầy cô và các anh chị cán bộ ngân hàng Quốc Tế đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Em xin cảm ơn cô giáo Th.s Phan Thị Mai Hương, quí thầy cô Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội, cùng các anh chị cán bộ viên chức trong phòng tín dụng VIB_Hà Đông. Kính chúc quý thầy cô và các anh chị dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công tác.

Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội chủ biên TS Nguyễn Võ Ngoạn

2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội

3. Các tài liệu do phòng tổng hợp và phòng kế toán VIB_Hà Đông cung cấp: cơ cấu tổ chức chi nhánh, một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh, các văn bản pháp luật.

4. Sổ tay tín dụng VIB_Hà Đông. 5. Tạp chí ngân hàng các số.

6. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ các số. 7. Nguồn Internet http://www.vib.com.vn/ http://www.vnexpress.net http://www.vneconomy.com.vn

http://www.mof.gov.vn/ http://www.sbv.gov.vn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày……tháng ………năm 2011

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong công tác cho vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam _chi nhánh Hà Đông (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w