Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
21,89 MB
Nội dung
Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A SP Mỹ thuật A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hình họa là cuốn sách cẩm nang cho người học mỹ thuật, nó đi theo và xuyên suốt trong suốt cuộc đời sáng tác của người họa sĩ, sẵn sàng cung cấp cho họ tất cả những bí quyết, từ những chi tiết nhỏ nhất đến tổng thể, một cách đầy đủ và khoa học, phục vụ cho công việc sáng tác đạt hệu quả, đồng thời tạo được phong cách trong sáng tác. Vai trò của hình họa trong sang tác từ lâu đã được các họa sĩ coi trọng và chú ý đến trong học tập và nghiên cứu. học hình họa nghiên cứu hình họa chính là đi tìm cho mình một phong cách, một hướng đi riêng trong sáng tác. Chính vì vậy, nếu như một người học mỹ thuật mà không được học qua hình học thì sẽ không làm được điều gì, bởi hình họa không chỉ là một môn riêng lẻ mà nó còn có sự ảnh hưởng lớn đến những môn học khác như: bố cục, trang trí, ký họa, điêu khắc… Đánh giá trình độ của một người họa sĩ chính là dựa vào những tác phẩm của họ, có tạo được phong cách riêng không? Hay những yếu tố tạo hình trong đó? Chúng nói lên những điều gì? cho dù ý tưởng thì lại rất sang tạo. Họa sĩ người Nga – Repin có nói: “ Ý tưởng anh đẹp đẽ ư, vâng nhưng anh vẽ tồi thì anh chỉ làm cho người ta ghê sợ, và coi rẻ ý tưởng của anh mà thôi”, cũng chính vì đièu đó mà ông nói rằng: “Tôi không bao giờ từ bỏ hình họa đen trắng”. Nghiên cứu hình họa sẽ giúp cho người vẽ sự vững vàng vè kỹ thuật dựng hình và tự tin trong các môn học khácngay cả khi thực hành trước thực tế thiên nhiên… giúp cho người vẽ định hình được bố cục một cáchnhanh chóng, phong cách thể hiện sâu sắc hơn, tinh tế hơn trong từng nét bút, vệt mầu… Đấy chính là nhờ sức mạnh của việc nghiên cứu hình họa phát huy tác dụng, nghệ thuật sáng tác sẽ qua bàn tay, khối óc của nghệ sĩ để biến những kĩ 1 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A SP Mỹ thuật thuật về hình, nét,… phóng khoáng, giản đơn, những vật vô tri vô giác trở nên có hồn trên mặt phẳng không gian hai chiều. Hình họa là môn học đi sâu nghiên cứu vẻ đẹp của đồ vật và vẻ đẹp của con người trong giới tự nhiên thong qua nhiều kỹ thuật và chất liệu vẽ khác nhau. Hình họa nghiên cứu các hình khối, mầu sắc, đậm nhạt cơ bản của sự vật hiện tượng giúp người học vẽ hiểu, biết về quy luật, cấu trúc, sự sắp xếp của các khối, mảng, các hệ thống nét… để vận dụng vào bài vẽ, cho tới kỹ năng thể hiện nhằm cải tạo không gian (của mẫu) dưới tác động của nguồn sáng chiếu vào. Hình họa tốt sẽ giúp cho người học có được cách ghi chép nhanh khi đứng trước mọi cảnh đẹp thiên nhiên trong cuộc sống sinh động. từ những ghi chép ngoài thực tế đó để làm tư liệu cho việc sáng tác tranh thêm phong phú. Lịch sử phát triển của mỹ thuật đã ghi nhận vai trò và vị trí của hình họa trong sáng tác tranh cả các họa sĩ qua các thời kỳ, giai đoạn. Bản thân là sinh viên mỹ thuật qua quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã thấy được vai trò của hình họa trong việc sáng tác tranh. Trong thiên nhiên mọi vật tồn tại đều có hình thể. Vẽ tức là ghi lại các hình thể đó trên mặt phẳng của không gian 2 chiều. Hình họa dạy cho người vẽ phương pháp dựng hình để mô tả đối tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, mảng, hình khối, sáng tối… Vẽ hình họa tốt tức là đã luyện cho bản thân một khả năng quan sát và bắt hình dáng tốt. Ngoài việc luyện mắt, luyện tay, quan sát và hình thành nhiều ý tưởng về sáng tác còn rèn luyện cách vẽ hình, vẽ nét nhanh chóng, mạch lạc, chính xác hơn đồng thời còn có sự chọn lọc có sáng tạo trong khi lên đậm nhạt, cách dựng hình… tạo thành nhiều phong cách sáng tác đầy sáng tạo thu hút. Học hình họa tốt giúp cho người học vẽ có thể lựa chọn nhiều nhiều thể loại sáng tác khác nhau, có thể dung nét, dùng đậm nhạt hay chỉ là những hình mảng đơi giản được sắp xếp trên mặt phẳng tranh 2 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A SP Mỹ thuật với nhiều ý đồ độc đáo. Tạo được phong cách riêng cho họa sĩ, mà trong hội họa thì phong cách là tất cả, tài năng của người nghệ sĩ được đánh giá qua giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà họ sáng tác. Mỗi tác phẩm sáng tác mang tính đặc thù của cá nhân người nghệ sĩ đó. Sự độc đáo này chủ yếu là ở cách thể hiện (nét vẽ, mầu sắc, hình dạng cách điệu hóa, nhịp điệu hoặc kí hiệu…) tức là ở hình thức của tác phẩm Một họa sĩ sáng tác giỏi bởi vì họ đã có một vốn hình họa vững vàng, nhờ những nghiên cứu hình họa họ đã tìm cho mình nhiều cách thể hiện cảm xúc khác nhau, mà lịch sử đã chứng minh cho ta thấy điều này như họa sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Pi-cát-xô…và từ lâu người học vẽ nói chung hay người vẽ nói riêng đã coi hình họa là mục tiêu, là đối tượng người học vẽ nghiên cứu, tìm hiểu và phát hiện để phục vụ cho việc sáng tác tranh 2. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm thấy được tầm quan trọng của môn hình họa trong sáng tác. - Tìm hiểu về vai trò của hình họa trong sáng tác tranh. - Giúp mọi người thấy và hiểu them về tầm quan trọng của nó trong sự nghiệp học tập và sáng tác. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu về hình họa và vai trò của nó trong sáng tác tranh. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Thu thập tài liệu - Nghiên cứu tài liệu - Thực tế học tập trên lớp - Phân tích, so sánh tổng hợp các bài hình họa của các họa sĩ trên thế giới. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài. - Đưa ra được các yếu tố hình họa ở trong tranh. 3 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A SP Mỹ thuật - Góp phần xây dựng tài liệu học tập cho sinh viên và người học mỹ thuật nói chung. 6. Bố cục tiểu luận A. Mở đầu. B. Nội dung. Chương 1: Một số nét chung về hình họa. 1.1: Khái niệm hình họa 1.2: Mục đích của vẽ hình họa 1.3: Hình họa cơ bản 1.4: Hình họa sáng tác Chương 2: Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh 2.1: Hình họa cơ bản với sáng tác tranh 2.2: Sử dụng hình họa trong sáng tác bố cục tranh 2.2.1: Hệ thống đường nét 2.2.2: Mảng, khối 2.2.3: Bút pháp 2.2.4: Không gian ánh sáng 2.2.5: Diễn chất 2.3: Yếu tố hình họa trong tranh của một số họa sĩ nước ngoài 2.4: Yếu tố hình họa trong tranh của một số họa sĩ Việt Nam 2.5: Nhận thức của bản thân về vai trò của hình họa trong học tập Cơ bản và sáng tác tranh. 2.6: Một số tác phẩm hình họa đặc sắc. C. Kết luận. 4 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A SP Mỹ thuật B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NÉT CHUNG VỀ HÌNH HỌA VÀ SÁNG TÁC 1.1. Khái niệm hình họa Hình họa là phương pháp dựng hình để mô tả đối tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng nét, mảng, hình khối sáng tối … Để tạo không gian trên mặt phẳng. Không gian trong hình họa có thể là một màu hoặc có thể là nhiều mầu. Có rất nhiều cách gọi khác nhau về hình họa, song trựu trung lại có những cách gọi chính là: hình họa, vẽ theo mẫu, vẽ tả thực, vẽ mẫu sống… Hình họa cực kì quan trọng cho bất kì một ai học mỹ thuật, hình họa nghiên cứu để tìm ra những cấu trúc đẹp của tất cả các sự vật trong thiên nhiên và cả con người hiện thực. Hình họa được xuất hiện từ thời xa xưa, từ khi con người còn chưa biết đọc biết viết thì nó đã xuất hiện qua những hình vẽ bên trên hang đá, hay những hiện còn lại nơi sinh sống của người nguyên thủy xưa với những hình ảnh của thú vật, các hình ảnh sinh hoạt của người xưa về hoạt động săn bắt, hái lượm… Ngày nay con người đã tìm được hàng trăm hang động có hình vẽ và kì diệu làm sao những bức vẽ ấy lại rất sống động, rất gần gũi với hiện thực, với đối tượng được miêu tả. Nhưng cũng qua những hình ảnh đó đã cho người sau biết và hiểu được về đời sống sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của người cổ xưa. Tất cả những tác phẩm phẩm hội họa đầu tiên trong buổi bình minh đều mang nặng dấu ấn của hình họa. Họ đã biết loại trừ đi những cái gì gọi là chi tiết, chắt lọc lại những điểm rất cơ bản và đặc trưng, tinh tế . Từ cái vỏ giống nhau được lặp đi lặp lại của sự việc họ đã đơn giản để diễn tả bản chất của đối tượng, bằng lối hình học hóa và đồ họa hóa. Cách thể hiện phong phú dù chỉ là những đường viền chu vi hay chi là những mảng mầu đậm đặc, hình ảnh được miêu tả chứng tỏ khả năng quan sát và rất thuộc mẫu của người vẽ. dù đơn giản hay tinh tế, vụng về hay trau 5 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A SP Mỹ thuật chuốt chất liệu thực vẫn là phẩm chất đầu tiên của bức vẽ và họ đã dùng để khắc lên trên hang động để rồi trở thành những tác phẩm đẹp của dấu ấn lịch sử. Những hình vẽ của người nguyên thủy không chỉ để trang trí mà còn là những kí hiệu có ý nghiã báo động hay thông tin cho cộng đồng, cũng chính điều này mà chữ viết đã xuất hiện. Ban đầu là là những bỉểu tượng rồi sau đó được chuyển hóa dần rồi đi đến đơn giản nhất. Điều này để chứng minh cho sự sáng tạo chắt lọc của hình họa. 1.2 Mục đích của hình họa Học hình họa tức là học nghiên cứu vẻ đẹp của đồ vật, hoa quả, vẻ đẹp con người, nghiên cứu về các loại tượng. Tượng chân dung, tượng bán thân, toàn thân với chất liệu thạch cao thông qua nhiều kĩ thuật và chất liệu vẽ. Nghiên cứu cụ thể về các khối cơ bản, dưới tác động của ánh sáng, và quy luật của mắt nhìn để tạo không gian trên mặt phẳng, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu, chọn lọc nhất về hình họa, về cấu trúc tỉ lệ, vai trò của các khối cơ bản, trong việc vẽ hình họa và sáng tác tranh. Vận dụng môn hình họa một cách khoa học vào các môn chuyên ngành khác. Giúp sinh viên có thể luyện tập thực hành với nhiều chất liệu vẽ khác nhau, vận dụng các kiến thức về cấu tạo hình khối, tương quan đậm nhạt thông qua mầu sắc. Biết tái tạo không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều trong cả học tập và sáng tạo hội họa. Sử dụng các thủ pháp diễn tả thông qua đường nét, hình mảng, đậm nhạt, mầu sắc Xuất phát từ chính vai trò của nó vì vậy mà mục đích của hình họa cũng không nằm ngoài những điều này, mục tiêu sâu xa của hình họa chính là hướng tới trình độ cao hơn để phục vụ cho sáng tác tranh. 1.3. Hình họa cơ bản Hình họa căn bản là một môn học cơ bản của hội họa, nó rất quan trọng đối với người làm nghệ thuật, đặc biệt là đối với sinh viên học mỹ thuật. Nghiên cứu hình họa căn bản thông thường đều phải tuân theo những bước vẽ 6 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A SP Mỹ thuật cụ thể, từ xác định mẫu vẽ, xác định bố cục, tìm tỉ lệ chung, tỉ lệ riêng từng phần cụ thể, dựng hình… cho đến bước cuối cùng là cấu tạo được không gian, bài vẽ sát mẫu thực được bầy ra trước mắt người vẽ, đối tượng được vẽ có thể là đồ vật, hoa lá, động vật, con người Bài vẽ hình họa cơ bản Hình họa căn bản là bước khởi đầu của người học vẽ và từ đấy làm tiền đề tác động lên các môn học khác của chuyên ngành. Hình họa, hình vẽ người hoặc vật tương đối kĩ và được thể hiện bằng nhiều kĩ thuật vẽ khác nhau như chì đen, than, sơn dầu, mầu bột… trong các trường nghệ thuật tạo hình, môn hình họa là môn vẽ nghiên cứu các đồ vật có hình khối cơ bản và mẫu người khỏa thân hoặc mẫu người mặc quần áo. Từ thời cổ đại người ta đã đề cao vẻ đẹp của con người. Trong các chuyện thần thoại mang đề tài tôn giáo, các thiên thần đều được diễn tả rất gần gũi và giống với con người thật.Các họa sĩ 7 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A SP Mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng ở Ý như Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ. Ti-xiêng, Ra-pha-en… đã vẽ những bức hình họa tuyệt vời. Trong lịch sử mỹ thuật, hầu hết các danh họa đều có trình độ rất cao về hình họa. Bước đầu khi học vẽ hình họa thường vẽ những hình khối cơ bản , sau đó là vẽ tượng chân dung, rồi đến vẽ người, con người được coi là sản phẩm hoàn mỹ nhất của tạo hóa. Nghệ thuật ở thời đại nào cũng phản ánh con người là chính. Con người có muôn vàn trạng thái vận động của cơ thể, của tâm tư trong mọi quan hệ với xã hội, thiên nhiên. Một bức hình họa đẹp phải là một tác phẩm có sự sàng lọc, có các yếu tố của ngôn ngữ tạo hình, bên cạnh đó phải có cách diễn đạt sinh động mang lại sức truyền cảm lớn. Nghiên cứu hình họa là một điều hết sức quan trọng đặc biệt là hình họa vẽ người. Tổng quan về lịch sử các nền mỹ thuật trên thế giới, thì việc dạy học nghệ thuật luôn coi hình tượng con người là đối tượng trọng điểm để nghiên cứu và học tập. Từ “Chủ nghĩa nhân văn” trong thời Phục hưng ở Italia cuối thế kỉ XV, đến “Chủ nghĩa hiện thực” sau thắng lợi của cuộc cách mạng giai cấp tư sản ở Hà Lan thế kỷ XVII, từ “Chủ nghĩa cổ điển” trong các trường mỹ thật Pháp thế kỷ XVIII đến “Chủ nghĩa ấn tượng” do cuộc cách mạng nghệ thuật không nằm ngoài chủ thể con người. Nghệ thuật từ sự sáng tạo trong ý nghĩ của con người, được bắt nguồn từ cuộc sống với biết bao điều thú vị trong đó đã được các họa sĩ cảm nhận và sáng tác thành những tác phẩm bất hủ. Việc học vẽ hình họa người là điểm nhập môn trong các bài vẽ và sáng tác đối với sinh viên mỹ thuật. Hình họa không chỉ có thể độc lập hoàn thành sáng tác nghệ thuật. Đồng thời, nó lại là hòn đá tảng vững chắc cho tất cả các bài luyện tập chuyên ngành. 1.4. Hình họa sáng tác Hình họa sáng tác khác với hình họa căn bản, hay nói cụ thể hơn là một tác phẩm hình họa sáng tác khác với một bài hình họa nghiên cứu thông thường. Trước hết điểm giống nhau đó cũng chính là về các yếu tố tạo hình 8 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A SP Mỹ thuật như đường nét tỉ lệ, hình khối, mảng, mầu sắc, không gian… và ngay cả bút pháp, phong cách thể hiện. Tuy nhiên một bức hình họa được gọi là sáng tác khi tác phẩm đó được nâng cao hơn về chất cảm, sáng tác không còn là những lý thuyết đơn thuần hay căn bản nữa, mà nó bước tới một bước cao hơn sáng tạo hơn thể hiện được ý đồ tác giả, người vẽ thể hiện cảm xúc sâu sắc, mãnh liệt có khi chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời họ sử dụng cách thể hiện đó, hay hình ảnh đó để nói lên điều gì đó trong hình họa. Các tác phẩm này có thể không còn là những bài nghiên cứu khô khan với những tiêu chuẩn về hình, về tỉ lệ nữa mà nó được chuyển sang nhiều dạng khác như sự biến dạng về hình, về tỉ lệ…(chèn tranh của Bacon) Sáng tác hình họa ngoài vẻ đẹp của sự tạo hình, tác phẩm đó còn phải có vẻ đẹp về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật trong đó. Đối tượng vẽ có thể là mẫu vẽ được bầy trực tiếp trước mắt nhưng có khi chỉ là những hình ảnh trong tưởng tựong cảm xúc, hay những kiến thức cơ bản của những người có khả năng sáng tạo cộng với kĩ thuật vẽ của người nghệ sĩ trong những lúc cảm xúc mạnh…, lúc này nghệ sĩ không còn là nhìn trực tiếp nữa mà là những kỹ năng sáng tạo, và sáng tác. Sáng tác là cả một quá trình sáng tạo lâu dài của người nghệ sĩ, trong quá trình sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật . Nghệ thuật chính là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. người nghệ sỹ sáng tác ra cái hay cái đẹp để cho người ta chiêm ngưỡng, chime nghiệm qua các giác quan, từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo, vượt lên trên mức thông thường phổ biến. Sáng tác thường là một tác phẩm nghệ thuật. 9 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh Nguyễn Thị Thúy - K55A SP Mỹ thuật Bài vẽ hình họa sáng tác Để giải thích cho sáng tác tranh, thì sáng tác một bức tranh hình họa đầu tiên cũng được hình thành từ sự xuất hiện ý tưởng, ý tưởng sáng tạo phát sinh từ tâm trí, cái cuối cùng là sẽ phát triển thành khái niệm của một tác phẩm nghệ thuật hoàn tất qua sự thể hiện thành tác phẩm cụ thể. Để bắt đầu sáng tác người nghệ sĩ phải làm việc với một ý tưởng hoặc hạt mầm, ý tưởng có thể là một bức vẽ nguệch ngoạc không mục đích, một ý nghĩ bất chợt bùng lên trong đầu nghệ sĩ hoặc một ý niệm đã phát triển nơi tâm trí người nghệ sĩ trong một thời gian dài. Nếu ý tưởng đó trở nên rõ nét, thì nó phải được triển khai trong môi trường được chọn bởi người nghệ sĩ ( sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, mầu nước, đất sét…) người nghệ sĩ không chỉ làm chủ môi trường, nhưng còn bị môi trường kìm chế. Qua môi trường ý tưởng dần dần hình thành phối hợp với các yếu tốt về kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức chuyên ngành…để sáng tác. Trong khi triển khai sáng tác tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ sẽ quan tâm đến tác phẩm hay cấu trúc chính thức khi tìm hướng trình bày ý tưởng một cách truyền đạt và hấp dẫn nhất. Trong tiến trình này, sự xuất hiện của trừu tượng hóa là điều không tránh khỏi, ngay cả khi tác phẩm mang tính hiện thực 10 [...]... ánh sáng mặt trời hoặc thời tiết sư ng mù tác động đến 34 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh SP Mỹ thuật Nguyễn Thị Thúy - K55A thiên nhiên khi họ vẽ trực tiếp ngoài trời Đây là ánh sáng thực tự nhiên chứ không phải ánh sáng ảo như trong tranh của thời kỳ Phục hưng Trong hình họa, việc học hình họa sáng tối là cơ sở cho nghệ thuật tạo hình, nó nhấn mạnh tính khoa học của tạo hình Vẽ hình họa sáng. .. chính là phong cách của riêng mỗi người Điều này nó ảnh hưởng trong cách vẽ hình họa và cả sáng tác tranh 30 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh SP Mỹ thuật Hình họa nghiên cứu của Klimt Nguyễn Thị Thúy - K55A Gustav tranh sáng tác của Klimt 2.2.4 Không gian, ánh sáng Không gian trong tranh là khoảng cách giữa các vật thể trong tranh theo chiều ngang, dọc và sâu Trên mặt phẳng của tranh, người xem... sáng tác Một tác phẩm hinh họa được sáng tác thường là những kiệt xuất của người họa sĩ Hình họa cơ bản nhưng sử dụng nó trong sáng tác đòi hỏi người họa sĩ phải giỏi về kiến thức chuyên môn Tuy nhiên không phải bất kì một họa sĩ nào giỏi về hình họa cũng sáng tác tranh hình họa, mà có người lại thích sáng tác tranh phong cảnh… vậy họ vận dụng được những gì trong việc họa hình họa để đi đến sáng tác. .. - K55A CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA HÌNH HỌA TRONG SÁNG TÁC TRANH 2.1 Hình họa cơ bản với sáng tác tranh Hình họa cơ bản trong sáng tác là điều rất qua trọng Để sáng tác được tranh trước hết phải có kiến thức cơ bản về mỹ thuật từng bước cơ bản rồi từ đơn giản đến phức tạp Học vẽ hình họa chính là việc sắp xếp một cách khoa học, đối với việc đào tạo nghệ thuật Cùng với việc luyện tập hình họa chính là luyện... đằng sau lưng của nàng “Mô-na-li-da” trong tranh L-ô-na đờ Vanh-xi Sáng tác sử dụng ánh sáng, đây là một nét độc đáo của một số họa sĩ nghiên cứu hình họa ánh sáng và vận dụng trong sáng tác tranh Nhưng để làm được điều này tức là người họa sĩ giỏ về sử dụng đậm nhạt với nhiều cung bậc khác nhau để gợi tả, tạo nên sự cuốn hút của tác phẩm nghệ thuật 33 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh SP Mỹ... thể hiện được chiều sâu độ nổi của các khối…ở trong không gian Hình họa tốt thì sẽ thể hiện không gian tốt, tuy nhiên có nhiều họa sĩ vẽ hình họa rất tốt nhưng trong sáng tác có người lại theo đuổi hay thiên về không gian của trang trí, điều mà họ học được khi sáng tác tranh đối 31 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh SP Mỹ thuật Nguyễn Thị Thúy - K55A với hình họa không gian không phải là vô... muốn muốn nói ở đây, học hình họa có phải chỉ để biết vẽ thông thường hay không, mà quan trọng là người học phải biết vận dụng nó trong mọi hoàn cảnh học tập, trong mọi tình huống khi vẽ Đó cũng chính là những cái hay cái quan trọng của môn học này vì thế mà các họa sĩ chuyên sang tác tranh phong cảnh đã vận dụng để sáng tác tranh rất hiệu quả 12 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh SP Mỹ thuật Nguyễn... hài hòa và đúng chỗ Qay lại với tranh dân gian Việt Nam, trong tranh Hàng trống và tranh Đông Hồ đường nét đóng vai chủ đạo và quan trọng không thể thiếu để củng cố cho phần hình (hình họa) Còn trong tranh Ký họa, đường nét quyết định tất cả đến sự thành công của tác phẩm Đối với tranh đồ họa như khắc gỗ, sơn khắc, khắc kẽm… thì 21 Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh SP Mỹ thuật Nguyễn Thị Thúy... trong những tiêu chí chấm điểm điểu này để cho thấy vai trò lớn lao của nó và trong sáng tác tranh cũng vậy Không gian trong tranh thường có hai loại, loại không gian cạn, là loại không gian được cắt gần, sự tập trung vào bề mặt tranh và thường giới hạn chiều sâu của một tác phẩm, điều này ta có thể bắt gặp rất nhiều trong tranh của Klimt, ma-tit-xơ… Mother_chile của Kliml 32 Vai trò của hình họa trong. .. trò của hình họa trong sáng tác tranh SP Mỹ thuật Nguyễn Thị Thúy - K55A mình rồi ứng dụng trong quá trình sáng tác Khối để thể hiện sự vững vàng trong tác phẩm hiển thị sự hiểu biết của họa sĩ sáng tác Nắm được cấu trúc của khối thể hiện chúng, để quy chúng về mảng một cách khoa học Việc biểu hiện nghệ thuật hội họa có thể khái quát tất cả mọi hình dạng trong giới tự nhiên thành nhiều khối có hình . chung về hình họa. 1.1: Khái niệm hình họa 1.2: Mục đích của vẽ hình họa 1.3: Hình họa cơ bản 1.4: Hình họa sáng tác Chương 2: Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh 2.1: Hình họa cơ. Mỹ thuật CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA HÌNH HỌA TRONG SÁNG TÁC TRANH 2.1 Hình họa cơ bản với sáng tác tranh Hình họa cơ bản trong sáng tác là điều rất qua trọng. Để sáng tác được tranh trước hết phải. họa trong tranh của một số họa sĩ nước ngoài 2.4: Yếu tố hình họa trong tranh của một số họa sĩ Việt Nam 2.5: Nhận thức của bản thân về vai trò của hình họa trong học tập Cơ bản và sáng tác