Không gian, ánh sáng

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh (Trang 31)

Không gian trong tranh là khoảng cách giữa các vật thể trong tranh theo chiều ngang, dọc và sâu. Trên mặt phẳng của tranh, người xem dẽ dàng thấy khoảng cách giữa các vật thể theo chiều ngang và chiều dọc còn để nhận biết được vị trí trước sau của các vật thể, người xem chỉ có thể thấy rõ ở tranh vận dụng luật xa gần hoặc có đậm nhạt rõ ràng.

Không gian trong hình họa là bước cuối cùng mà người họa sĩ thể hiện để làm nổi bật chiều sâu không gian của bài vẽ. Không gian của hình họa không giống không gian như ở không gian trang trí là vắng bóng chiều sâu thực sự, nó bị hạn chế trong cái phẳng dẹt của mặt phẳng tranh. Hình họa nghiên cứu chính là để thể hiện được chiều sâu độ nổi của các khối…ở trong không gian. Hình họa tốt thì sẽ thể hiện không gian tốt, tuy nhiên có nhiều họa sĩ vẽ hình họa rất tốt nhưng trong sáng tác có người lại theo đuổi hay thiên về không gian của trang trí, điều mà họ học được khi sáng tác tranh đối

với hình họa không gian không phải là vô nghĩa mà, đó là sự chắt lọc kiến thức, sáng tạo từ chính chủ thể, đối tương… vậy làm sao để đạt được điều đấy thì có lẽ tôi không cần phải nói lại vì phần đầu tôi đã nêu rất rõ về vai trò của hình họa trong sáng tác.

Có nhiều cách để thể hiện chiều sâu không gian, có thể dùng nét, dùng mầu sắc, đậm nhạt…đấy là cách sử dụng của riêng mỗi người, và có khi còn tùy thuộc vào đối tượng và cảm xúc của người vẽ. Khi đánh giá một bài hình họa, yếu tố cấu tạo không gian cũng là một trong những tiêu chí chấm điểm điểu này để cho thấy vai trò lớn lao của nó và trong sáng tác tranh cũng vậy. Không gian trong tranh thường có hai loại, loại không gian cạn, là loại không gian được cắt gần, sự tập trung vào bề mặt tranh và thường giới hạn chiều sâu của một tác phẩm, điều này ta có thể bắt gặp rất nhiều trong tranh của Klimt, ma-tit-xơ…

Loại không gian thứ hai là không gian sâu và vô tận, một tác phẩm nhấn mạnh đến không gan sâu thì chỉ xem mặt phẳng tranh như là một khởi điểm, nơi mở đầu không gian. Người xem tranh có cảm giác như mình đang chuyển động vào những khoảng cách xa xôi của trường hình ảnh. Cái cảm giác này như nhìn vào cánh cửa sổ mở vào cảnh quang trải dài vô tận xa tít cảnh đằng sau lưng của nàng “Mô-na-li-da” trong tranh L-ô-na đờ Vanh-xi.

Sáng tác sử dụng ánh sáng, đây là một nét độc đáo của một số họa sĩ nghiên cứu hình họa ánh sáng và vận dụng trong sáng tác tranh.. Nhưng để làm được điều này tức là người họa sĩ giỏ về sử dụng đậm nhạt với nhiều cung bậc khác nhau để gợi tả, tạo nên sự cuốn hút của tác phẩm nghệ thuật.

Lịch sử mỹ thuật đã chứng minh cho vai trò của ánh sáng và càng về giai đoạn sau này nhiều họa sĩ đã thành công trong lĩnh vực sáng tác về vấn đề này của mình, vì thế mà đậm nhạt theo tự nhiên đã được các họa sĩ đặc biệt quan tâm. Thời kì Phục hưng đã khám phá ra quy luật của phối cảnh đường nét để tạo chiều thứ ba, mở ra kỉ nguyên mới trong sáng tác chính là khả năng diễn tả chiều sâu và không gian trong tranh, như ở tác phẩm La-giô-công-đơ của Lê-ô-na đờ Vanh-xi (1503)… Hay bước sang thời kỳ nghệ thuật thế kỷ XVII đến XIX nghệ thuật Ba-Rốc còn gọi là thời kỳ kỷ nguyên của ánh sáng. Tới giai đoạn này về kĩ thuật chủ yếu là đổi mới về cách diễn tả ánh sáng và càng về sau này các họa sĩ đã sáng tạo và phát triển nó lên nhiều bước cao hơn trong sáng tác và tạo hình. Nguồn sáng duy nhất được khai thác một cách thi vị bằng sử dụng ấn tượng tương phản, chuyển sắc, sự tăng giảm từ các giá trị sắc độ. Nguồn sáng đã trở thành phương pháp quen thuộc của họa sĩ để gợi hình thể và khối của không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều.

Trong sự phát triển của hội họa, nghệ thuật ánh sáng có nhiều bước tiến mới trong sáng tác. Manet khởi đầu cho lý thuyết mầu sắc và ánh sáng, trở thành mục tiêu của các họa sĩ ấn tượng. Phần kết quả mà Manet đạt được trong họa phẩm thuộc thời kì đầu của ông. Nó khiến các họa sĩ quan tâm hơn đến bề mặt phẳng dẹt của mặt phẳng mà học sáng tác trên đó. Điều này trở thành cực kì quan trọng về sau này, khi hạo sĩ sử dụng hiệu quả của bút cứng, bàn chải, tạo chất, tạo sự rung rinh sống động của ánh sáng thực huyền diệu mang lại cho người thưởng ngoạn một trải nghiệm về tác phẩm và những cảm giác của chính họa sĩ đã gửi gắm vào trong quá trình sáng tác.

Yếu tố thời tiết, ánh sáng của mặt trời tác động đến thiên nhiên cũng tạo ra cho các nghệ sĩ ấn tượng cùng thời hiệu quả đáng kể. Họ hiểu được rằng sự làm mờ hoặc làm tối đi phần nào vật thể thì cũng đạt được những hiệu quả mạnh mẽ tựa như ánh sáng mặt trời hoặc thời tiết sương mù tác động đến

thiên nhiên khi họ vẽ trực tiếp ngoài trời. Đây là ánh sáng thực tự nhiên chứ không phải ánh sáng ảo như trong tranh của thời kỳ Phục hưng.

Trong hình họa, việc học hình họa sáng tối là cơ sở cho nghệ thuật tạo hình, nó nhấn mạnh tính khoa học của tạo hình. Vẽ hình họa sáng tối diễn tả ánh sáng là điều quan trọng, hơn nữa nó tập trung vào sự chân thật, yêu cầu phải tả thực, thông qua việc diễn tả sánh sáng thực này để thực hiện các yếu tố trong không gian. Nghiên cứu hình họa sáng tối giúp người vẽ nắm bắt được các yếu tố tạo hình cơ bản, quan sát tự nhiên một cách tỉ mỉ, rèn luyện thói quen đúc kết đặc điểm từ vật thể tự nhiên, tạo nên những kĩ năng cơ bản về hội họa để phục vụ trong sáng tác tranh.

Tác phẩm Tuần đêm của Rem-brăng - tranh sơn dầu

2.2.5. Diễn chất

Hình họa là sự nghên cứu về đặc điểm của mẫu, không chỉ nghiên cứu về cấu trúc tỉ lệ, hình khối mà còn tìm hiểu nghiên cứu về chất của chúng. Trong thiên nhiên không một vật nào giống bất kì một vật nào, mỗi vật đều có một đăc

điểm riêng để có thể nhận biết. chất cũng là một trong những yếu tố đấy, để giúp cho chúng ta dễ dàng phân biệt được giữa những cái này với cái khác.

Khái niệm “Chất là từ dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó để phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác”. Trong vẽ hình họa để diễn tả được chất cũng đòi hỏi một kỹ thuật cao. Người vẽ trước hết phải nhận biết được đặc điểm, tính chất của mẫu sau đó so sánh chúng. So sánh giữa chất của vật này với chất của vật kia, so sánh khi đặt trong hoàn cảnh này, hay các yếu tố ngoại cảnh tác động lên các vật có sự khác nhau như thế nào… Đây chính là công việc tìm kiếm của môn hình họa, nó không nằm ngoài mục đích nào xa lạ mà chính là để rèn luyện cho người vẽ những kỹ thuật về tay vẽ, mắt nhìn mà tương lai là để phục vụ cho sáng tác.

Diễn chất trong hình họa là một điều tương đối khó, mà không phải bất cứ ai cũng làm được. Để làm được điều này cần có sự nghiên cứu rất sâu trong vẽ hình họa. Nhận biết chất là một việc nhưng thực hiện được nó còn có nhiều yếu tố khác cùng phối hợp để tạo nên một tác phẩm hoàn thiện. Có nhiều họa sĩ thiên về tả chất, họ theo đuổi cái đẹp của sự vật hiện tượng thực trong thiên và đi theo diên tả những đặc điểm đó của đối tượng, họ quan niệm sự vật trong thiên là hiện hữu vì vậy vai trò của người họa sĩ chính là thể hiện được được nó. Điều này rất dễ bắt gặp trong tranh của thời kỳ Phục hưng và trước đó, và giai đoạn sau này trong thời kì chũ nghĩa siêu thực. Đối với thể loại tranh tả chất đối tượng được vẽ rất chi tiềt, từ chất da thịt của con người cho tới lá cây ngọn cỏ, cấu trúc tỉ lệ đối tượng thường được nghiên cứu rất kĩ vì vậy xem thể loại tranh này nhiều khi cảm tượng như là ảnh thật.

Đức mẹ Lít-ta của Lê-ô-na đờ vanh xi Người đàn bà tắm của Rơ-noa

Tuy nhiên cũng có nhiều họa sĩ chỉ gợi chất, nghĩa là họ dùng chính bút pháp của mình để gợi chất mà khi xem tranh người xem vẫn có thể thấy và phát hiện ra được đặc điểm của mẫu, họa sĩ sử dụng bút pháp của mình để diễn tả chất, trong việc diễn tả, nhưng đồng thời còn làm nhiệm vụ diễn chất về vấn đề bút pháp. Ý tôi muốn nói ở đây chính là chất cảm trong bút pháp của mỗi người, mà điều này là cái riêng cảm nhận của mỗi họa sĩ trong sáng tác.

Thiếu nữ và chiếc mũ, 1905 tranh sơn dầu của Ma-tit-xơ

Tranh tĩnh vật sơn dầu của Van-gogh

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Vai trò của hình họa trong sáng tác tranh (Trang 31)