Do vậy, việc nghiên cứu, khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giáctrong sáng tác hội họa một cách đầy đủ, nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễnsẽ thúc đẩy quá trình tư duy sáng tạo,
Trang 1MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp của luận văn 3
7 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ GIÁC 5
1.1 KHÁI NIỆM VỀ THỊ GIÁC 5
1.2 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ THỊ GIÁC TRONG SÁNG TÁC HỘI
1.2.1 Hình ảnh 6
1.2.2 Khoảng cách 8
1.2.3 Nhìn bao quát và nhìn tập trung 9
1.2.4 Ảo giác: 11
1.2.5 Thói quen thị gác: 13
1.3 VAI TRÒ THỊ GIÁC TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH 14 CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA CẢM NHẬN VÀ HỨNG THÚ THỊ GIÁC 21 2.1 NGOẠI CẢNH VÀ NỘI TÂM (CẢNH VÀ TÌNH) 21 2.1.1 Ngoại cảnh 21
2.1.2 Nội tâm 24
2.1.3 Tác động qua lại giữa nội tâm và ngoại cảnh 27 2.2 CÁI NHÌN VÀ SỰ TÁI HIỆN 30
Trang 22.2.1 Một là cái nhìn của người không được đào tạo (cảm tính) 30
2.2.2 Hai là cái nhìn của người được đào tạo (lý tính) 31
2.2.3 Những tác động ảnh hưởng đến sự nhìn 33
2.2.4 Sự khác biệt giữa cái nhìn Phương Đông và Phương Tây 36
2.3 NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ CÁI ĐẸP 45 CHƯƠNG III: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU 51 KẾT LUẬN53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 TRANH MINH HOẠ 55
Trang 3MỞ ĐẦU
Trang 41 Lý do chọn đề tài.
Tâm sinh lý thị giác là một quá trình nhận thức rất đặc trưng của conngười Nú cú vai trò to lớn trong cuộc sống, lao động, học tập và nghiên cứu.Trong hoạt động sáng tạo nói chung và hoạt động nghệ thuật nói riêng tâmsinh lý thị giác đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nờn ýtưởng và phong cách sáng tạo của người họa sĩ Vì vậy, tâm sinh lý thị giác làmột vấn đề được nhiều họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật quan tâm nghiên cứu
Có thể nói thị giác là cơ sở ban đầu, là điều kiện đóng vai trò quantrọng trong việc tạo nên hứng thú, cảm xúc, trí tưởng tượng sáng tạo củangười họa sĩ Nó là nhân tố làm nền tảng, liên kết và huy động các quá trìnhtâm lý, thực chất đó là cả quá trình tiếp nhận một cách tinh túy, nhạy cảm sựtác động của thế giới hiện thực khách quan, biến hiện hiện thức khách quanthành tri thức mỹ thuật dưới khả năng tri giác và sự cảm nhận tinh tế qua giácquan của người họa sĩ
Tác phẩm hội họa chẳng qua là sản phẩm của tri giác, sức tưởng tượng và
là kết quả sáng tạo nghệ thuật Họa sĩ thông qua màu sắc, bố cục, sự vật hiệntượng mà tái hiện lại cảnh vật nào đó giúp người xem có thể tri giác một cáchđầy đủ, sống động về hiện thực cuộc sống Người họa sĩ nhờ sự sắc bén củathị giác mà nắm bắt đựơc cái chỉnh thể, cái chi tiết của đối tượng về đườngnét, màu sắc, độ chìm - nổi, mức sáng - tối, sự hài hoà, sự cân xứng của đốitượng Thông qua tri giác, tất cả các chi tiết đó được họa sĩ phân biệt và ghigiữ lại Sự phân biệt này diễn ra không chỉ ở mức đơn giản như biết chọn lọc,
xử lý hình ảnh của thị giác mà đòi hỏi người họa sĩ phải có trình độ tri giáccao, có khả năng nhạy bén, biết lựa chọn những thông tin cần thiết, quantrọng, những hình tượng có tính nghệ thuật, điển hình để xây dựng nên các ýtưởng nghệ thuật
Trang 5Do vậy, việc nghiên cứu, khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giáctrong sáng tác hội họa một cách đầy đủ, nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn
sẽ thúc đẩy quá trình tư duy sáng tạo, làm tiền đề vững chắc cho cho hoạtđộng sáng tạo nghệ thuật phát triển, không những thế chính những đặc điểmcủa tâm lý thị giác còn là cơ sở tạo cho người họa sĩ có khả năng cảm nhậnđược cái mạch sống để phản ánh hiện thực khách quan vào trong các tácphẩm nghệ thuật
Xuất phát từ vai trò quan trọng của tâm lý thị giác đối với hoạt động
sáng tạo nghệ thuật, tôi chọn đề tài “ Khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội họa” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra cho mình
những hướng đi thích hợp, trước hết là phương pháp làm việc khoa học, kỹnăng rèn luyện và phát triển bản thân, qua đó góp phần thúc đẩy việc sáng tạo
ra những tác phẩm hội họa phù hợp với xu hướng phát triển của nền mỹ thuậtViệt Nam hiện đại và phù hợp với thực tiễn của xã hội
2 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đó có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề thị giác như:
- Luận văn Đại học, 2003 của Nguyễn Trần Anh đã nghiên cứu về con mắthội hoạ
- Luận văn tốt nghiệp Đại học, 2007 của Ngyễn Thị My mới chỉ đề cậpkhái quát về cỏi nhìn Phương Đông trong tranh
- Một số tác giả có các bài viết liên quan đến đặc điểm tâm sinh lý thị giác.Song nhìn chung, các tác giả trên chỉ mới chỉ dừng lại ở những đánh giá cótính chủ quan về cách tiếp cận và thưởng ngoạn hội họa, phong cách hội họaqua sự cảm thụ của thị giác mà chưa có những nghiên cứu một cách toàn diện
cả về vấn đề lý luận và thực tiễn về đặc điểm và vai trò của tâm lý thị giác vàcách khai thác những đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội họa
3 Mục đích nghiên cứu.
Trang 6- Nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của thị giác trong nghệ thuật tạo hình.
- Nghiờn cứu đặc điểm tâm sinh lý thị giác và vai trò của nó trong sáng táchội họa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu
+ Đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong sáng tác hội họa
- Phạm vi nghiên cứu
+ Một số tác phẩm hội họa thể hiện bằng các chất liệu tạo hình khác nhau.+ Mối quan hệ giữa tâm lý thị giác với sự hình thành tác phẩm hội họa
5 Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiờn cứu cơ sở lý luận: nhằm tổng hợp vấn đề.
- Phương pháp sưu tầm: nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho đề
tài nghiên cứu
- Tổng kết kinh nghiệm
6 Đóng góp của luận văn
- Khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của tâm sinh lý thị giác trongsáng tác hội họa nói chung và thưởng ngoạn hội họa nói riêng
- Củng cố làm tăng sự hứng thú của người sáng tác về thế giới kháchquan, nghệ thuật thị giác Duy trì và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, thị hiếu nghệthuật ở người sáng tạo và thưởng thức hội họa
7 Kết cấu của luận văn.
Luận văn gồm 67 trang, bao gồm phần mở đầu trang, kết luận 1 trang,phần nội dung có ba chương
Chương I – Một số vấn đề chung về thị giác
Trang 8PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ GIÁC.
1.1 KHÁI NIỆM VỀ THỊ GIÁC
Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt.Việc tri giác này còn được gọi là thị lực, sự nhìn Những bộ phận khác nhaucấu thành thị giác được xem như là một tổng thể hệ thị giác và được tập trungnghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý, khoa học nhận thức,khoa học thần kinh và sinh học phân tử
1.2 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ THỊ GIÁC TRONG SÁNG TÁC HỘI HỌA
Trong sáng tác hội họa, tâm lý thị giác phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Trang 9Nếu óc quan sát chính là yếu tố ban đầu giúp người họa sĩ tìm ý tưởngcho việc hình thành tác phẩm Các họa sĩ thường diễn đạt nhận thức thị giáctrong tác phẩm một cách sống động, hiện thực Cũng có khi tác phẩm đượcnâng cao hơn hiện thực, hoặc tưởng tượng, diễn tả theo một cách nhìn dữ dội,khác biệt Kinh nghiệm quan sát và cách nhìn tinh tế góp phần phát triển khảnăng sáng tạo nghệ thuật qua đó tác động trở lại làm cho quá trình thị giác củangười họa sĩ càng trở nên sắc bén và hiệu quả hơn Thì sự nhìn, cái mà phầnlớn chúng ta nhìn thấy đã được lưu lại trong bộ nhớ của não Mắt là cơ quannhìn nhận ngoại biên có khả năng thu nhận những thông tin mang tính thị giácnhư: hình dáng, kích thước, màu sắc và các chiều không gian Khi mắt nhìncảnh vật, hệ thần kinh dẫn các thông tin tới trung tâm não, tại đây có sự sosánh cực nhanh với tất cả những thông tin mà bộ nhớ của nóo đó ghi nhận đểgiải thích và hệ thống hóa các thông tin mới nhận được Truyền đạt thị giáccần sử dụng ngôn ngữ có hiệu lực về những dữ liệu phục vụ thị giác, nó được
hệ thống hóa và có dấu hiệu như tất cả các ngôn ngữ khác: Hình dáng, khônggian, đường nét, màu sắc, ánh sáng, đậm nhạt là những dấu hiệu mà hầu hếtcác nghệ sĩ sử dụng để diễn đạt trong tác phẩm Sự diễn đạt, miêu tả xuất phát
từ nhận thức tác động tới kinh nghiệm quan sát thực tế Chính quan sát thực tếlàm nên thói quen của thị giác và mang lại cho chúng ta nhận biết về các luậtnhìn trong không gian và trong tác phẩm
Khi nhìn bất cứ cái gì tức là chúng ta đã tác động tới những kích thích thịgiác và tạo ra những hình ảnh chủ quan Mọi người không phải ai cũng cócùng một cảm nhận, cùng một khả năng đánh giá khi nhìn thấy một đồ vậthoặc một hình tượng Nhiều nhà bác học đã khám phá ra trí não con người có
xu hướng theo đuổi những “Quy tắc” chính xác khi trí não đã hình thành một
hình ảnh
1.2.1 Hình ảnh
Trang 10Ánh sáng tác động vào bề mặt các vật thể, gây ra những hiệu quả về độchói và màu sắc là những thứ mắt ta có thể cảm thụ được Thông qua nhữnghiệu quả đó, ta nhận thức được một số thuộc tính của vật thể như; hình dáng,khối lượng, chất liệu, màu sắc riêng và vị trí của vật trong không gian đó lànhững ảnh thị giác, cũng gọi là hình ảnh.
Muốn nhìn thấy hình ảnh phải đồng thời có ba điều kiện; ánh sáng, vật thể
và sự nhìn Không đủ ba điều kiện đó thì hình ảnh sẽ không xuất hiện như cáctrường hợp:
- Nhìn trong đêm tối
- Nhìn giữa ban ngày nhưng vật bị che khuất hoặc vắng bóng
- Vật nằm giữa ánh sáng nhưng người nhìn không sử dụng thị giác
Hình ảnh chỉ là những hiện tượng được ghi nhận bằng thụ cảm thị giác vàchỉ phản ánh được bề ngoài của thực tế khách quan một cách phiến diện đôikhi sai lệch nhưng vẫn đủ để tin cậy Những điều mắt thấy tai nghe bao giờcũng được coi là bằng chứng về một sự kiện có thật
Cũng do tính chất phiến diện ấy, ta mới có ý niệm về hình thể, nhõn đósáng tạo ra một phương tiện diễn đạt đơn giản nhất, đó là đường nét, một yếu
tố vốn không có trong thực tế Hình thể bao gồm hình và thể Hình được quyđịnh trong một đường viền khép kín, vốn là đường ranh giới giữa phần nhìnthấy được và phần bị che khuất của vật, giúp ta phân biệt giữa nền và vật nàyvới vật khác Thể là bản chất của vật, có thể nhân biết nhờ sự phản ứng của nóvới ánh sáng Có những hình vô thể như các nét vẽ kỉ hà trên mặt giấy chẳnghạn Có những thể vô hình như hơi, khớ Cú những thể mà hình không ổnđịnh như nước, khúi… Vậy hình thể là ảnh của một đối tượng đang có mặttrong không gian và trực tiếp tác động vào thị giác
Trang 11Do tính chất sai lệch, hình ảnh không bao giờ phản ánh đúng kích thước vàhình dáng thật của vật thể VD: Miệng lọ có hình tròn lại có dạng elip, mặtbàn hình chữ nhật lại có dạng hình thang hay một tứ giác không đều… hìnhdáng và kích thước của mọi vật đều bị sai lệch như vậy khi ta đứng gần lạihay xa dần vật thể.
Khi vật đang chuyển động thì hình ảnh còn bị hoen nhòe và biến dạngnhiều hơn, đi đến méo mó tùy theo chất của chuyển động
Như vậy là ở trạng thái tĩnh hay động, hình ảnh nào cũng đều thiếu hoànchỉnh và không phản ánh đầy đủ thực chất của sự vật, nhưng sự xuất hiệnhình ảnh đối với thị giác vẫn mang tính quy luật: với một vật như thế, điềukiện nhìn như thế, hình ảnh tất phải hiện ra như thế và ai cũng thấy thế Nhờ
đó ta nhận định về sự vật vẫn đúng
Do những đặc điểm nói trên, việc truyền đạt không gian lên mặt phẳngmới thực hiện được Một elip được trình bày trên mặt phẳng làm ta liờn tưởngđến hình tròn trong không gian Cũng vậy hai đường thẳng gặp nhau có thểgợi cảm nghĩ về sự song song, bởi vì đấy là hiện tượng rất quen mắt trongthực tế
Hình ảnh có hai trường hợp: vật nổi và hình nổi
Vật nổi: Là một khối có vị trí trong không gian Có hai nguyờn nhân gâynên hiệu quả nổi:
- Sự chồng hai kết quả ghi nhận tương đối khác nhau của hai mắt trướccùng một đối tượng (Trường hợp nhìn bằng hai mắt)
- Sự ảnh hưởng không đồng đều của ánh sáng vào các diện khác nhau trên
bề mặt của vật (Trường hợp nhìn bằng một mắt hay nhìn bằng hai mắt khi vật
ở xa)
Nhờ đấy, có thể nhận thức được vật nổi từ một điểm nhìn hay hai điểmnhìn
Trang 12Trường hợp thứ hai hình nổi: Là sự biểu hiện vật nổi trên mặt phẳng màvẫn cho cảm giác gần đúng như khi nhìn trực tiếp vào vật thể Hình ảnh biểuhiện đó goị là hình nổi.
Những điều ta thấy ở sự vật và những điều ta hiểu về nó tuy khác nhaurất xa nhưng nếu kết hợp được cả hai ta sẽ tạo được trên mặt phẳng nhữnghình ảnh sinh động
1.2.2 Khoảng cách.
Muốn có hình ảnh của vật thể, ta phải tạo ra giữa mắt và vật một khoảngcách Không có khoảng cách đó, hay khoảng cách không thoảng đáng, vật sẽbưng lấy mắt không cho thấy gì hết, hoặc chỉ thấy một hình ảnh méo mó,không đủ tin cậy
Cũng do khoảng cách, ta nhận định được vị trí của vật trong không giancũng như quan hệ giữa vật nọ với vật kia Vật ở gần có khoảng cách nhỏ, ở xa
có khoảng cách lớn hơn Những khoảng cách lớn nhỏ ấy làm cho hình ảnhcủa vật bị co giãn, khi gần hơn thì lớn, khi xa hơn thì nhỏ đi, nhưng dù cogiãn thế nào kích thước của hình ảnh cũng không đúng như kích thước thực tếcủa vật, và nói chung là nhỏ hơn Vỡ võy ta luôn phải đánh giá các kích thước
đó bằng cách ước lượng Dường như tỉ lệ co giãn của kích thước bao giờ cũngtương ứng với khoảng cách, cho nên khi được biết khoảng cách ta có thể suy
ra trạng thái của vật, và ngược lại tất nhiên đõy chỉ là kích thước ước lượng Vậy dựa vào đâu mà sự ước lượng có thể đạt tới mức gần như chính xác
Có thể kể ra nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, nhưng chỗ dựa chủ yếuvẫn là sự so sánh Khi nhìn sự vật, dù muốn hay không, ta vẫn luụn vân dụnghai cách so sánh: Tương đối và tuyệt đối
- So sánh tương đối là dựa vào các tương quan về kích thước, màu sắc, độđậm nhạt.v.v…giữa vật này với vật kia, hoặc giữa một vật với các vật xungquanh để đánh giá khối lượng hay mức độ xa gần của các vật thể
Trang 13- So sánh tuyệt đối là dựa vào những vật mà ta đã biết rõ để đánh giá cácvật khác cùng loại sau khi nhận dạng được.
Đối với hội họa lối so sánh này càng có ý nghĩa, bởi vì đấy là một gợi ý rấthay cho việc thể hiện chiều thứ ba của không gian trên mặt phẳng bằng cách
so sánh và đối chiếu, ta đã dễ dàng đưa vào tranh các khoảng cách theo chiềurộng, chiều cao và sự giảm dần khối lượng để làm tăng chiều sâu nên kết hợpvới giảm dần sắc độ bao giờ cũng có ý vị hơn
1.2.3 Nhìn bao quát và nhìn tập trung
Sự nhạy bén của thị giác giúp ta nắm bắt sự vật rất nhanh, nên chỉ trongkhoảnh khắc, mắt ta có thể thu được một lượng hình ảnh khá lớn Tuy nhiêntrong cùng một lúc ta không thể hiểu ngay tất cả mà cần có một khoảng thờigian vừa đủ để nhận định, phân tích, sắp xếp và ghi nhớ, rồi mới truyền đạt lạiđược Ví dụ: Khi nhìn vào một trang sách cho thấy ngay cỏc dũng chữ, nhưngmuốn biết nội dung của trang sách đó, ta phải đọc lần lượt từng chữ từngdòng theo đúng trình tự từ trên xuống dưới
Nhìn cảnh vật tuy không giống như đọc sách, nhưng cũng phải có trình tựthì nhận thức mới đầy đủ và màu sắc Thật vậy, có rất nhiều trường hợp người
ta chỉ trông chứ không nhìn, hoặc chỉ thấy chứ không hiểu, dẫn tới kết quảnhìn sai và không truyền đạt đúng Vì vậy cảm thụ thị giác cũng được chiathành các cấp độ: Trụng, nhìn, ngắm, quan sỏt.v.v… vỡ võy khi nói đến nhỡnđỳng hay biết nhìn là nói đến phẩm chất ghi nhận của người quan sát trướcđối tượng
Để có kết quả đúng về đối tượng chúng ta cần kết hợp cân đối hai quátrình của sự nhìn là:Nhỡn bao quát và nhìn tập trung
- Nhìn bao quát là khả năng nghi nhận một lúc nhiều hình ảnh, nhưngkhông phải từng thứ riêng rẽ, mà từng ấy thứ không tách rời nhau, đồng thờicùng lọt vào mắt ta, chỉ giây lát cũng đủ để ghi nhận tất cả
Trang 14Khả năng này tạo thuận lợi cho việc nhận xét, dựng hình, bố cục.v.v… vànâng cao trí tưởng tượng, giúp ta hình dung được một tác phẩm còn nằmtrong dự kiến Tuy nhiên chỉ dừng lại ở đú thỡ không đi được vào chiều sâucủa sự vật và không tránh khỏi tình trạng sơ lược, dễ dãi trong sáng tác Vìthế phải kết hợp với nhìn tập trung.
- Nhìn tập trung là khả năng phát hiện các chi tiết chủ yếu trong số các chitiết hợp thành một tổng thể và duy trì được sự chú ý vào đấy để tiếp tục pháthiện thêm những điều mới Ví dụ: Người câu cá bên ao sen, thì sự tập trung ởđây không phải là những cánh sen hay lá sen mà đó chỉ là những mảng hồnghay mảng màu xanh Mà sự tập trung ở đây chính là chiếc phao câu
Nhìn đối tượng với sự tập trung cao độ như thế, ta có điều kiện tìm hiểu vàphân tích kỹ lưỡng các chi tiết cần miêu tả để đánh giá vai trò, tác dụng củamỗi chi tiết đối với toàn cục Trên cơ sở đó ta sẽ nhận ra đâu là trọng tâm,trọng điểm không thể thiếu, đâu là yếu tố phụ có thể lược bớt hay bỏ qua màkhông sợ ảnh hưởng đến đại thể Đây là tinh thần của lối nhìn tập trung
Nhìn bao quát và nhìn tập trung thật ra không phải là hai lối nhìn riêng biệt
mà chỉ là những bước nối tiếp và luân chuyển của sự nhìn khi ta quan sát vàtìm hiểu đối tượng Cái thật và cái đẹp chỉ bộc lộ với những ai biết nhìn.Truyền đạt lại thực tế, nói cho đúng chỉ là truyền đạt lại những hiểu biết vềthực tế, vỡ võy khi xem một bức vẽ, người ta sẽ thấy tác giả của nó có thật làbiết nhìn hay không
1.2.4 Ảo giác:
Là thụ cảm thị giác luôn luôn có những ngộ nhận, bị các hiện tượng đánhlừa hoặc đánh giá không đúng các hiện tượng Đó là ảo giác
Chúng ta có hai loại ảo giác: Ảo giác tâm lý và ảo giác sinh lý
+ Ảo giác tâm lý
Trang 15Trong khi tiếp xúc tự nhiên, sự kết hợp giữa cảm giác trực quan và nhậnthức lý tính đó giỳp ta hiểu sự vật từ hình thù đến bản chất Những thứ đó khi
đã định hình trong ý thức chúng ta, sẽ trở nên bền vững không dễ đảo lộn dù
ở bất kỳ trạng thái nào Ví dụ: Hai đường thẳng song song về nguyên tắc sẽkhông thể đồng quy, nhưng khi chúng có hướng đi vào chiều sâu, dường như
có khuynh hướng đồng quy.v.v…đú chớnh là nhìn thấy thế này mà hiểu ra thếkhỏc, thỡ đú chớnh là ảo giác có tính chất tâm lý
+ Ảo giác sinh lý: Là hiểu thế này nhưng lại thấy thế khác, do khả nănghạn chế về sinh lý của thị giác Ta có thể tìm thấy rằng loại ảo giác này chỉxảy ra trong mối quan hệ giữa các yếu tố tạo hình như: Nét, sắc độ hay màusắc, cũng có khi giữa các yếu tố đó với nhau, đưa đến nhận định sai về kíchthước, chiều hướng, độ sáng tối, màu sắc.v.v…
Nhận định sai về kích thước: Do cách bố trí hoặc có sự xen lẫn của một vàichi tiết phụ, một đoạn thẳng bỗng cho cảm giác dài thêm hoặc ngắn bớt so với
độ dài thực tế của nó Đối với diện tích hay hình khối cũng vậy Gặp nhữngtrường hợp tương tự sẽ cho ta cảm giác chúng to ra hay nhỏ đi (Hình 1 trang55)
Nhận định sai về chiều hướng là những đường đi theo hướng bình thườngbỗng bị những yếu tố khác xen vào hoặc gây nhiễu sẽ cho cảm giác bị lệchhướng (Hình 2 trang 55)
Nhận định sai về không gian: Sự phối hợp đường nét có thể tạo nên phốicảnh của các hình khối và cho ta cảm giác về ba chiều không gian Tuy vậynhận định về chiều sâu vẫn có những hạn chế, nếu không có sự tham gia củanhững yếu tố tạo hình khác nữa, thì việc xem xét hình dạng các khối sẽ khôngtránh khỏi bị ngộ nhân (Hình 3 trang 56)
Trang 16Nhận định sai về đậm nhạt, độ sáng tối hay đậm nhạt của một mảng nàođấy sẽ cho cảm giác tăng lên hay giảm đi một cách khác thường do nhữngthay đổi về kích thước cũng như về quan hệ giữa nó với nền hoặc với mảngxung quanh (Hình 4 trang 56)
Nhận định sai về màu sắc: cũng như các độ sáng tối hay đậm nhạt, ảnhhưởng qua lại của màu sắc thường gây rất nhiều ngộ nhận Trong nhữngnguyên nhân làm cho màu sắc thay đổi Trước hết phải kể đến các hiệu ứngcủa thị giác Như nhìn chăm chú vào một mẩu giấy màu đỏ đặt trên nền màutrắng sẽ thấy một miếng sáng màu xanh lục hiện rõ dần và đè chồng lên gầnkhắp bề mặt của nó khiến màu đỏ ở đây nhợt đi và có xu thế ngả sang màuxám Lúc này nếu mẩu giấy được nhấc ra khỏi nền, miếng màu xanh lục sẽchiếm lĩnh ngay vị trí của nó, trước rõ, sau mở dần rồi biến hẳn Sự xuất hiệncủa màu xanh lục là một hiệu ứng thị giác, có tác dụng trung hòa màu đỏ đểduy trì trạng thái cân bằng trong con mắt Nếu mẩu giấy không phải là màu đỏ
mà là một màu nào khác, màu xanh lam hoặc màu vàng tươi thì miếng sánghiện ra không phải là màu xanh lục mà là màu da cam hoặc màu lam tím Cứnhư vậy, bất kỳ màu nào cũng đòi hỏi một màu duy nhất ứng với nó, theo quyluật cặp màu bổ túc
Trang 17Ảo giác nói chung không phải là trở ngại nghiêm trọng, mà trái lại, khingười ta đã chế ngự được thỡ nú đem lại những lợi ích Nêu không có ảo giác,tức là con mắt lúc nào cũng nhỡn đỳng thỡ việc biểu hiện không gian lên mặtphẳng chắc là không thực hiện được và do đó cũng không có hội họa phiềnhơn nữa, người ta sẽ luôn vấp phải những điều chướng mắt, thậm chí rất quáiđản, chỉ vỡ khụng xột được ý nghĩa của sự bù trừ trong mối quan hệ giữa cácvật, biểu hiện bằng những ảo giác, ví dụ: Chỉ thấy hai người to nhỏ khác nhau
ở trước mắt chứ không biết rằng người kia nhỏ hơn chỉ vì ở xa hơn mà thôi, từđấy suy ra muốn thể hiện mọi vật ở xa hơn tất phải thu nhỏ lại thành ra sựđúng đắn máy móc khụng giỳp ta hiểu đúng mà chỉ làm tăng thêm sự ngộnhận
1.2.5 Thói quen thị gác:
Do thói quen thị giác, mọi vật lớn nhỏ trong không gian hầu như đều đượcđiều chỉnh kịp thời, tức là thu nhỏ lại hoặc phóng to ra sao cho vừa bằng kíchthước thực tế của chúng vốn đã quen thuộc đối với mắt Ví dụ: Nhân vật trênmàn ảnh nhiều khi hiện ra rất lớn, ta vẫn không nghĩ rằng đấy là những nhânvật khổng lồ mà chỉ xem họ có tầm vóc như ta Trái lại nhân vật trong ảnh dù
là nhỏ xíu, ta không hề có ý nghĩ đấy là những người tí hon, mà luôn luônhình dung ra bằng con người thật
Trang 18Thói quen ấy có những mặt lợi, hại là đã giúp cho việc ghi nhận và đánhgiá các hiện tượng được bình ổn, nhưng đồng thời cũng tạo nên một sức ì,khiến các nhược điểm của tâm lý thị giác nhiều khi rất khó sửa, ví dụ: Luụnluôn đánh giá sai kích thước thực tế của các công trình, thường là phóng tonhững cái nhỏ và thu nhỏ những cái lớn, như một cái cốc được coi là to nếudung lượng của nó vượt qua yêu cầu về uống, trong khi ấy một cái vại chứanước có hình dáng lớn hơn lại bị xem là nhỏ chỉ vì thể tích của nó chưa đủđáp ứng yêu cầu về đựng Hay một ví dụ nữa đền Pỏc-tờ- nụng ở Hi Lạp tráilại, không lớn lắm nhưng lạ gây được cảm giác đồ sộ nhờ ở những diềm phùđiêu chạy dài được trang trí bằng các hình nhân vật giống như người thậtnhưng chiều cao thực tế chỉ bằng già nửa cỡ người thật.
Ta còn phải xét đến những thói quen có thể thay đổi và chỉ có tác dụng đốivới từng cá nhân hay từng quần thể nào đó, do ảnh hường của môi trườngsống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, xã hội.v.v… Điều rõ ràng là có nhữnghiện tượng rất quen thuộc với người này nhưng lại lạ lùng với người kháchoặc ngược lai Do võy thúi quen thị giác cũng mang tính truyền thống vàthường chuyển biến chậm so với thực tế Vì vậy trong việc xây dựng phongcách nghệ thuật và bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, sự tác động của ý thức tự giácvào thói quen đó là rất cần thiết
Qua những điều vừa trình bày chúng ta đã thấy được thị giác thật khôngđơn thuần như những gì chúng ta đã nghĩ, mà nhiều lúc con mắt cũng chochúng ta những hình ảnh tưởng chừng như là đúng, mà lai không đúng Vậy
để tránh được những cái nhìn sai lệch về sự vật, thể giới khách quan, chúng taphải nắm vững được những đặc điển tâm sinh lý của thị giác thì cái nhìn mớicho ta hình ảnh đúng
1.3 VAI TRÒ THỊ GIÁC TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HèNH.
Trang 19Xã hội loài người ngày càng phát triển không ngừng Dần dần con người
đã biết giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, qua đó mà trao đổi với nhau, hiểunhau để chung sức cùng nhau trong việc săn bắn tìm kiếm thức ăn và chốngchọi với thiên tai, thú dữ…nhằm tồn tại và phát triển Bằng ngôn ngữ, conngười cũng biết bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm trong lúc chơi, đùa, nhảynhót với nhau Con người đã không chỉ cần có nhu cầu về vật chất, mà nhucầu về tinh thần ngày càng đòi hỏi cao hơn và trở thành rất quan trọng trong
xã hội, nhất là một xã hội văn minh của chúng ta ngày nay Nghệ thuật nóichung và hội hoạ nói riêng cũng ra đời và xuất phát từ những yêu cầu đó.Trên thực tế, người ta không xác định được hội hoạ ra đời từ bao giờ, chỉbiết các hình vẽ, mầm mống của hội hoạ đã xuất hiện cùng với sự xuất hiệncon người Trong thuở hồng hoang, con người đã tạo ra các tác phẩm nghệthuật có giá trị Những di tích đã để lại ở Tat–xi-li (Châu Phi), ở Mo-ren-la(Tây Ban Nha), ở hang Van-lot-ta, Dooc-do-nhơ (Pháp) (Hình 5 trang 57)Những hình vẽ về chiến tranh, về hoạt động săn bắt, về những bày thú dicư… đã là minh chứng hùng hồn về việc con người đã biết tri giác và thểhiện lại những hình ảnh đã quan sát được lên trên vách đá nhằm để ghi nhớ,thông báo cho nhau biết Những hình vẽ nghệ thuật thời Nguyên thuỷ ấy đãkhẳng định ngay từ đầu vai trò quan trọng của thị giác trong hội hoạ
Những người hoạ sĩ cổ xưa đã dựa vào thị giác thuần tuý để hình thành vàxây dựng nên sản phẩm nghệ thuật của mình Đó là tiền đề cho lịch sử nghệthuật và vai trò của thị giác bắt đầu trở thành một vai trò quan trọng trong cáctác phẩm nghệ thuật sau này Trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại, vai trò của thịgiác được người ta tận dụng nhiều hơn, rộng hơn và sâu hơn nghệ thuậtnguyên thuỷ Điều đó được thể hiện rõ nét qua những tác phẩm tìm thấy tronglăng mộ của các Pharaon
Trang 20Trong xã hội mà quyền lực tập trung vào giai cấp thống trị, thì hội hoạphải đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của nó Phải vẽ cho thật giốnghình mẫu định thể hiện là rất quan trọng Người ta không còn thể hiện nhữngđiều mình nhìn thấy và thuần tuý vẽ ra, mà họ chủ định quan sát thực tế đểdiễn tả (nhất là tranh, tượng chân dung) Tuy nhiên, nghệ thuật cổ Ai Cậpcũng để lại những tác phẩm tuyệt đẹp mà người ta cho là những tác phẩm của
đỉnh cao Nghệ Thuật tạo hình Lưỡng Hà Bức chạm “Sư tử cái bị thương”
(của At-xy-ri ở Viện bảo tàng Bristish Musesum, Luân Đôn) (Hình 6 trang57) là đỉnh cao nhất của nghệ thuật tạo hình Lưỡng Hà, và là một trong nhữngtác phẩm thể hiện hỡnh thỳ đẹp nhất của mỹ thuật thế giới, qua đó chúng tathấy nghệ sỹ có một nhận xét tinh vi và thể hiện cái nhìn của mình một cáchsắc sảo, tài tình Xem kỹ tác phẩm này thì chúng ta thấy người nghệ sỹ đã tậndụng các điểm mạnh của thị giác, quan sát và có nhận xét sâu sắc về hình ảnhcon thú và sau đó đã thể hiện vẽ rất sống động Nghệ sỹ đã thể hiện một con
sư tử cái bị bắn ba mũi tên; một mũi tên vai và hai mũi tên ở phần thân saucon vật Những mũi tên ghim sâu ở thân làm tê liệt hai chân sau con thú, chonên nó phải rỏng chỳt sức tàn còn lại, chống hai chân lên trước, chồm tớikháng cự lại đối phương, mà trên bức chạm tác giả không thể hiện, con vật hỏmõm, nhe răng, nhíu da trên sống mũi lại, hai vành tai cụp lại phía sau tỏ ramột sự đau đớn và giận dữ đến tột độ của một con dã thú trước khi chết.Đường nét mềm mại và chính xác của chu vi con vật kéo lê hai chân sau bị têliệt mà cũn rỏng chống trả lại kẻ thù là một sáng tạo thiên tài của nghệ sỹ.Ông đó cú một đầu óc nhận xét sắc sảo và vươn tới tầm cao của nghệ thuật đểthể hiện rất điờu luyờn, tinh xảo tác phẩm của mình
Các họa sĩ thời Thời Phục Hưng đạ cụ thể hóa những ảnh hưởng của thịgiác với nghệ thuật tạo hình bằng cách cho ra đời Luật viễn cận Đây là những
cơ sở nền tảng cho nghệ thuật hiện đại sau này
Trang 21Tuy nhiên phải đến thời kỳ Ấn tượng, nghệ thuật thị giác mới được chútrọng một cách đúng mức Luật viễn cận đã được đưa vào trong chương trìnhgiảng dạy trong các trường đào tạo họa sĩ và trở thành môn học chính, nhằm
hướng dẫn “cỏi nhỡn” cho người học Lúc này vai trò của thị giác càng biểu
hiện mạnh mẽ và rõ ràng Trong thời kỳ này các hoạ sĩ ấn tượng đã tiếp thu,
sử dụng khá nhuần nhuyễn các kiến thức về luật viễn cận, về phối cảnh, vềgiải phẫu Trong tranh các hoạ sĩ ấn tượng người đã thấy nhân vật trên tranhnhư không còn đứng trên một phông nền như hoạ sỹ thời kỳ cổ điển nữa, mànhân vật đã đặt vào trong không gian, giống như chính nhân vật đang sốngtrong không gian ấy vậy Màu sắc trong viễn cảnh cũng đã được các họa sỹchú ý khai thác triệt để mô tả những những hình ảnh có nhiều lớp xa, gầnkhác nhau Nếu như trước đây các hoạ sỹ cổ điển diễn tả rõ nét tất cả các chitiết từ to đến nhỏ, thậm chí đến mức khô - cứng, thì ở thời kỳ ấn tượng này,các hoạ sỹ đã chú ý hơn về những biểu hiện của tự nhiên và bút pháp thể hiện.Tinh thần của các tác phẩm là sự kết hợp nhuần nhuyễn tất cả các yếu tố hộihoạ (như đường nét, màu sắc, giải phẫu, luật xa gần, ỏnh sỏng….) Do đó họnhanh chóng đáp ứng được việc diễn tả về thiên nhiên Vẽ ngay tại thực địa làđặc tính tiêu biểu về cách làm việc của các nhà hoạ sỹ trong thời kỳ này Nhưvậy hoạ sỹ trực tiếp cảm thụ được thiên nhiên - thị giác và cảm giác hoà trộnnhuần nhuyễn trong tâm hồn người hoạ sỹ và được hiện lên uyển chuyển,sống động theo ngọn bút lông huyền ảo Camille Pissaro đã lấy cảm hứng từthiên nhiên, ông quan sát, nghiên cứu thiên nhiên để thai nghén tư liệu, rồiphác thảo, ký hoạ và sinh nở nó trong xưởng vẽ của mình Bằng ký hoạ, pháchoạ cùng với ký ức về thiên nhiên, ông tôn trọng cái nhìn thấy, ông đặt vai tròcủa thị giác lên hàng đầu và cho chi phối tất cả các yếu tố của hội hoạ (màu
ánh sáng - tỷ lệ - phối cảnh - viễn cận) Tác phẩm “Boulevard Montmartre, printemps” (Hình 7 trang 58) Bức hoạ này do hoạ sỹ vẽ trực tiếp ngay tại
hiện trường Xem tranh của ông người ta nhận thấy ngay nét bút phóng
Trang 22khoáng, nhanh nhẹn đuổi bắt những xuất hiện của thiên nhiên như tia nắngchiều, lá cây rơi, cóng nước vỗ bờ….Nột bỳt to khoẻ và nhậy bén của hoạ sỹnhanh chóng thâu tóm được những hơi thở của tự nhiên Không gian màMonet thể hiện mang đậm nét chiều sâu thăm thẳm của cảnh vật, của conngười, nó như quyện chặt trong nhau, như bao bọc chặt lấy nhau Có thể núiụng là người hoạ sỹ của thiên nhiên, của những gì nhìn thấy - cảm nhận thấy.
Trang 23Trong thời kỳ này, các hoạ sỹ ấn tượng đã để ý, quan tâm rất nhiều tới ánhsáng Họ đã tìm hiểu, quan sát và nghiên cứu về ánh sáng trong tự nhiên vàthể hiện lại trong những tác phẩm của mình như một đặc thù riêng của phái ấntượng Do vậy các chi tiết cầu kỳ, quá kỹ càng một cách rườm rà đã được giảnbớt mà phần đáng kể nhường chỗ cho sự quan tâm thoả đáng về ánh sáng màusắc Đặc điểm này được các hoạ sỹ ứng dụng trong suốt cả thời kỳ ấn tượng.Những tác phẩm của họ vẫn được xây dựng chủ yếu ngay tại hiện trườngtrong thiên nhiên, nhờ thị giác đưa lại Các hoạ sỹ ấn tượng dùng con mắt(yếu tố thị giác) quan sát những hiện tượng thiên nhiên Họ nhận ra rằng, phảidùng khả năng thị giác bẩm sinh mới có thể nắm bắt được từng hiện tượngthiên nhiên để nhận ra cái đặc thù của nó, mỗi người dùng khả năng và tríthức mà tiếp cận thực tại Họ không chấp nhận và quy thuận bất cứ một quyước định sẵn nào Họ chỉ tuân theo thiên nhiên, học và vẽ thiên nhiên Qua
bức tranh “Mựa thu ở Argentenil” (1973) của Claude Monet (Hình 8 trang
58) người ta thấy không có bất cứ một chi tiết nào cả mà chỉ thấy một cảnhmênh mông, rộng lớn, cú cõy, có nước, cú mõy, có nhà ở đằng xa…tất cả chitiết được giản ước để chỉ thấy một cảm giác về cảnh vật của thiên nhiên Điềunày không thể sáng tạo được khi người hoạ sỹ không trực tiếp quan sát, nhìnthấy thiên nhiên và cảm nhận nó Do vẽ tại hiện trường, quan sát và nhìn thấy
sự chuyển biến của thiên nhiên, họ đã làm tiền đề để cho nhiều trường pháinghệ thuật sau này Nghệ thuật ấn tượng là nghệ thuật do con mắt đưa lại.Những bài học của thiên nhiên đã tạo nên những tác phẩm của họ và chính họ
đã tạo tiền đề cho các thế hệ tiếp theo càng tôn vinh thêm cái đẹp tự nhiên.Đây là thời kỳ mà vai trò của thị giác được phản ánh rõ rệt nhất
Trang 24Ở Việt Nam chúng ta, cùng với sự ra đời của trường Cao đẳng Mỹ thuậtĐông Dương năm 1925 chúng ta bắt đầu có một nền mỹ thuật mới tiếp thucủa các nền nghệ thuật văn minh khỏc trờn thế giới Ngay từ những ngày đầu,những tiết học, những bài học về thị giác đã được đề cao, tương xứng với vịtrí thực của nó Việc vẽ hình hoạ, vẽ ngoài trời…đó thể hiện rõ vai trò của giátrị đó Ngày nay mọi sinh viên vào trường đều được học tập và rèn luyện bàibản về luật thấu thị Các bài tập về thị giác được chú trọng nhằm đào tạo, bồidưỡng để sinh viên có phương pháp nhìn cơ bản Đối với sinh viên, việc học
luật xa gần, phương pháp vẽ hình hoạ là cách tốt nhất để tự hoàn thiện “con mắt” của mình Những chuyến đi thực tế của sinh viên là điều kiện để họ tự
rèn luyện cái nhìn của mình Giá trị của việc rèn luyện thị giác là giá trị màkhông những có ích trong việc học tập trong trường mà còn đóng vai trò quantrọng trong hoạt động sáng tác nghệ thuật sau này Điều này có thể nhận thấyqua các tác phẩm của các họa sĩ tiêu biểu trường Mỹ thuật Đông Dương như:
họa sĩ Tô Ngọc Vân nổi tiếng với tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ”, (Hình 9
trang 59), họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức “Em Thuý” (Hình 10 trang 59)
Các tranh về đề tài chiến tranh, đề tài sinh hoạt, sản xuất… tất cả các hìnhảnh thực tế của cuộc sống và chiến đấu , lao động và sản xuất đó đều đượccác họa sĩ đưa vào trong các tác phẩm của mình Họ tái tạo lại các nguyênmẫu với ý đồ sáng tạo riờng Cỏc tác phẩm ở giai đoạn này lấy cảm hứng từthực tế, qua con mắt tinh tường của người họa sĩ nên có giá trị thực tế rất cao.Trong thời kỳ mười năm đổi mới, hội hoạ Việt Nam bựng phỏt và có ảnhhưởng sâu rộng trong đời sống xã hội Có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều quanđiểm khác nhau không đồng nhất về cách biểu hiện tác phẩm song tâm lý thịgiác và những ảnh hưởng của nó trong sáng tác vẫn đóng vai trò hết sức quantrọng
Trang 25Hiện nay, các hoạ sỹ có xu thế tái tạo lại thực tế bằng chính cuộc sống của
họ, bằng chính cái nhìn của họ Hội hoạ Việt Nam đang trên con đường pháttriển, vai trò của thị giác càng được đề cập đến nhiều hơn Đại hội Mỹ thuật
Việt Nam lần thứ XV ngày 17/12/1999 có đoạn viết “Nghệ thuật phải cùng sống với hiện thực” điều đó khẳng định ở Việt Nam nghệ thuật và hiện thực
có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời nhau, mà trong đó giá trị thị giác
Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật hội họa nói riêng đều xuấtphát từ hiện thực cuộc sống, người họa sĩ phải tự cảm nhận được tự nhiên,cảm nhận được hiện thực cuộc sống, bằng thị giác và thông qua thị giác đểsáng tác, truyền đạt lại cho công chúng Do đó không phải ngẫu nhiên người
ta lại cú cõu “Nghệ thuật hội họa là nghệ thuật của con mắt”
Trang 26CHƯƠNG II MỐI QUAN HỆ GIỮA CẢM NHẬN VÀ HỨNG THÚ THỊ GIÁC.
2.1 NGOẠI CẢNH VÀ NỘI TÂM (CẢNH VÀ TèNH)
2.1.1 Ngoại cảnh
Thế giới quanh ta có thể xem như một cuốn sách mở rộng dành riêng chotất cả mọi người, ai cũng cơ thể đọc để tìm hiểu nghiên cứu, phải khai thác vàvận dụng vào cuộc sống
Những thông tin thu thập từ thế giới đó gọi là cái “ta thấy” có thể là hình
sắc, sáng tối, âm thanh… và cả sự tiêu, trưởng của vạn vật Ai cũng có thểthấy nhưng không giống nhau về cảm nhận
Paul Valery đã phát biểu: “Con người sống và vận động trong những gì họ thấy những gì họ mơ mộng ” điều này thật cú lớ, vỡ cỏi “thấy” là tất cả sự vật
khách quan bên ngoài chúng ta, nếu chư từng được tiếp xúc thì ta sẽ khônghiểu rõ được hình dạng và cấu trúc và thể chất của các sự vật đó Vì vậy cũngkhông thể tái hiện được hình ảnh và sự vật dù chỉ trong ký ức hay trong trí
tưởng tượng, sẽ rất vụ lớ nếu như một họa sĩ nói rằng: “Tôi chỉ đưa lên mặt tranh những rung động của tâm hồn mình chứ không lặp lại bất cứ điều gì mình thấy ở thực tế” thực ra, các hình tượng trong tranh với những mối tương
quan của chúng đều là những điều được suy nghiệm và chế biến thông quacách biểu hiện của cá nhân họa sĩ ấy chứ không phải hoàn toàn là do anh tasáng tạo nên từ cõi hư vô
Trang 27Nói một cách ngắn gọn thì cuộc sống là hành động của chúng ta không thểbiệt lập với những điều mà ta đã từng nghe, từng thấy và nắm bắt được, hoặc
đã tiếp xúc ít nhiều Tuy nhiên với sự mơ mộng của mỗi người lại không đồngnhất, ý nghĩ của nam giới khác với của phụ nữ, của người cao tuổi khác với
em nhỏ, ngoài ra còn tùy thuộc ở nghề nghiệp, ý tưởng của mỗi người Chẳnghạn khi đứng trước một cây gỗ quý: Nhà thực vật học sẽ chăm chú tìm hiểu
về loại, giống, điều kiện sinh sống và sự tăng trưởng của cây; Nhà kinh tế lạiquan tâm đến giá trị, kế hoạch nhân giống nhằm tăng sản lượng để phục vụcho hoạt động; Nhà sản xuất lai quan tâm đến việc tìm hiểu chất gỗ, hay xem
có thích hợp sản xuất với loại mặt hàng nào; Trong khi đó nhà thơ lại liêntưởng tới cuộc gặp gỡ dưới một bóng cây cùng với những kỷ niệm đẹp, dùchẳng biết tên là cõy gỡ; cũn họa sĩ chỉ chăm chú vào cỏc hỡnh, mảng màu,đường nét, đặc điểm, dỏng…để sắp đặt làm sao cho hợp lý trong một bố cụctranh phong cảnh hay một bố cục tranh sinh hoạt nào đó
Tóm lại cả năm nhân vật múi trờn đều nhìn thấy đối tượng của mình.Nhưng kết quả thu nhận ở mỗi người khác nhau Hay thử đặt một tình huốngkhác, nếu cả năm người đều là họa sĩ thì người vẽ chất liệu sơn mài sẽ chú ýđến việc tả chất; người vẽ đồ họa lại tập trung vào đường nét; người chuyên
vẽ lụa lại quan tâm đến mảng; người chuyên sơn dầu thì tập trung vào hiệuquả của màu sắc; người ký họa lại tập trung vào những chi tiết cần ghi chéplại của nó
Hay một giả định khác: Nếu cả năm người đều là họa sĩ vẽ sơn dầu thìcùng với đối tượng này họ sẽ có năm cách nhìn và cách thể hiện khác nhaumặc dù đều giống hệt một đối tượng
Trang 28Với những ví dụ kể trên ta nhận thấy rằng cảnh vật thì vẫn vậy, nhưngcách nhìn của mỗi con người có mỗi dụng ý, là đi tìm ở đấy những điều mình
ưa thích Hay mỗi một quan niệm khác nhau thỡ cú một cách nhìn khác nhau;cũng vẽ về con người, phong cảnh thiên nhiên nhưng mỗi người họa sĩ lại tìmthấy cho mình một vẻ đẹp riêng, một phong cách riêng Nói theo Valery là
Dù cái đẹp của hiện thực khách quan là một hiện tượng hay một sự vật tồntại độc lập với ý thức của con người, nhưng tính chất của cái đẹp đó khôngthể không do con người quyết định Nhưng cái đẹp trong con mắt người họa
sĩ luụn cú sự ảnh hưởng qua lại giữa cái nhìn với thế giới khách quan đó, nó
có thể là cái đẹp chân chất, hồn nhiên, đôn hậu hay cái đẹp hoang dó… vànhững cái đẹp ấy được tái hiện qua sự nhạy cảm của người họa sĩ, đồng thời ở
đó còn mang tới cho ta khả năng liên tưởng tới những yếu tố khác như khônggian, thời gian… Khi đứng trước không gian được tái hiện đó làm cho ta nhớtới những thời khắc tương tự đang tác động tới tâm tư tình cảm, hay nhữngtruyền thống, bản sắc văn hóa của một dân tộc hay một quốc gia, người ta lại
có thể liên tưởng tới một không gian tương tự găn bó với mình
Trang 29Trong hội họa, hình thực ngoại cảnh luôn được suy tôn là cái hay, cái thực
sự của lý luận đời sống Nờn khi tiếp xúc với ngoại cảnh các họa sĩ thườngtìm kiếm, họ muốn tận mắt nhìn thấy tất cả những gì đang thay đổi, luân
chuyển trong những khoảng khắc thời gian khác nhau: “Một làn gió thổi”,
“Sự tàn lụi của mựa đụng”, “Sự chuyển biến màu sắc của không gian, thời gian”…đều trở nên đẹp, xao xuyến trong con mắt và tâm hồn của họ Những
sự say mê đó được họ diễn tả, suy biến, liên tưởng hay mượn cái hiện tại đểnói lên tư tưởng, tình cảm của mình gửi gắm vào trong tác phẩm
Như vậy thế giới khách quan không những chỉ là phong cảnh, con người,hay những vật thể xung quanh mà còn cả những yếu tố trừu tượng, những tâmtính riêng của nó vốn có
Ví như một vầng trăng khuyết được thay bằng một khối cầu, hay như mộttảng băng đang nửa chìm nửa nổi trên mặt nước, hay một cơ thể con người cónhiều bộ phận, song ở đó chúng ta cũng chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài của nó.Như vậy ngoại cảnh khi đi vào sáng tác hội họa không đơn giản là cái ta trôngthấy, nghe thấy, sờ thấy, hay nắm bắt được mà nú cũn được hiện hữu cá tínhhữu hình của chúng Người họa sĩ luôn luôn tìm hiểu khám phá bằng nhậnthức riêng của mình để tạo ra những điều mới lạ - những tác phẩm bất hủ bởithế ngoại cảnh luôn là nguồn vô tận cung cấp mẫu vẽ cho các họa sĩ – tạo nên
những tác phẩm có giá trị chân thực Leonardo da Vinci nói “Đối với tôi –
tiếng gọi của thiên nhiên là sự quyến rũ hơn cả, vì đó là một trong những tác phẩm lớn của tụi” Lu-na-xai-xki cũng khẳng định rằng: Giới tự nhiên đang
tồn tại vĩnh cửu nú luụn chuyển động như một nhịp đập của trái tim Bởi lẽngay cả khi thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên ta cũng trào lên những cảmxúc đến tuyệt đỉnh rồi ứng tác
2.1.2 Nội tâm.
Trang 30Nếu ngoại cảnh là cái chung cho tất cả mọi người, thì nội tâm là thế giớiriêng của từng cá thể, không ai thấy ngay bản thân cá thể đó và cũng khôngthấy hết được Tuy nhiên sự biểu thị thái độ hay bộc lộ những tình cảm thôngthường như; hỉ, lộ, ái, lạc, ố, dục thì người ngoài mới có thể cảm nhận đượcphần nào Đôi khi chỉ cần nhìn qua ánh mắt người ta cũng đoán được ít nhiềunhững suy nghĩ và tâm trạng của cá thể đó.
Người xưa cho rằng sự thấy là do những luồng nhẫn tuyến phát ra từ mắt,khi chạm vào vật thì ta thấy rõ vật đó Trái lại khoa học đã lý giải rằng nhữnghình sắc ta ghi lại được là do các tia phản xạ trong không gian lọt qua đồng tử
và in lên võng mạc, con mắt chỉ là một cơ quan ghi thu nhận chứ không hề tácđộng vào sự vật bên ngoài Một thuyết khác cho rằng sự thấy là do hai tácđộng cả trong và ngoài vào nếu không thế thì ánh mắt làm sao có thể khiếnngười khác nể sợ hoặc thương mến
Ví dụ: “Bốn mắt nhìn nhau chẳng nói một câu mà hiểu lòng nhau hơn cả lời núi” Ta không phản đối những điều mà người xưa và nay đã lý giải vì cả
ngoại cảnh và nội tâm đều có tác dụng đem lại sự thấy hoàn chỉnh Trong
chuyện “Hằng nga ngủ trong rừng” của Perault (Hình 11 trang 60) có một
tình tiết là: Mọi người trong phòng đột ngột dừng lại và bất động trong tư thế
dở dang của họ do uy lực của cây đũa thần Ta thử hình dung một quang cảnhnhư vậy có phải là những hình chết trong khoảng không hay đấy là một bức
vẽ nổi rất chân thực Dù thế nào thỡ đõy cũng là một cảnh vô hồn không cósinh khí, mà trong hội họa thì yêu cầu chủ yếu là – ngay cả những vật vô tricũng phải trở nên sinh động nên có đem cảnh ở đây ra so sánh cũng bằngthừa Đấy cũng là chỗ khác nhau căn bản giữa hội họa thật và giả
Một nhà lý luận thế kỷ XVII đã phát biểu “Hội họa là một nghệ thuật tĩnh lặng (hoàn toàn bất động) nhưng nó lại có sức cuốn hút rất kỳ diệu khiến người xem phải cảm thấy trào dâng một cảm hứng của thứ ngôn ngữ vô thanh nhiều khi còn rõ ràng và thấm thía hơn cả lời nói”
Trang 31Vậy thì cái hồn, cái sinh khí sức truyền cảm bất động ấy phát sinh từ đâu
mà có?
Có thể tạm trả lời rằng: Chớnh họa sĩ đã thổi linh hồn vào đó bằng một thứnghệ thuật diễn đạt rất đặc trưng của hình khối, sắc độ và màu sắc Hay nóicho đúng thì ở đây yếu tố nội tâm đã được phát huy đủ để tạo nên sức sốngcho những hình thể có vẻ như trơ lì và câm lặng
Như đã nói như trên sự biểu hiện không chỉ ở người sáng tác mà còntruyền sang người thưởng thức, tạo thành mối giao lưu tỡnh cảm tác giả vớicông chúng thông qua những hình ảnh trong tranh
Nếu ở trong câu chuyện của Perault vừa nói, chúng ta cảm thấy e sợ về sựquái đản của những nhân vật nửa sống, nửa chết thì ở trong một tác phẩm cổđiển người ta lại thấy sự hào hứng của những hình ảnh sinh động; Tuy làtranh bất động nhưng lại có cảm giác sinh động như đi, đứng, núi, cười…nhỡn chung là rất gần gũi với sự sống
Chính vì thế con người là chủ thể của cảm thức và nhận thức thể giới quan Tuy nhiên chủ thể lại không phải là một máy ảnh, nú cú cảm xúc trước mọichuyện diễn ra trong cuộc sống Khi đứng trước cảnh nó đã là một chủ thể có
Trang 32Người Phương Đông cho rằng người họa sĩ hay nghệ sĩ khi nhìn ra ngoàigọi là cảnh Cái khách quan bên ngoài phản ánh tâm hồn họ, là sự cảm xúc
Nguyễn Du nói; “Người buồn cảnh có vui đau bao giờ” Trạng thái đối cảnh
sinh tình là trạng thái cái bên ngoài tác động vào cảm xúc khiến người nghệ sĩrung động Trường hợp này khách quan là chủ thể
Nhưng khi người họa sĩ buồn vì một lý do gì đó, đây là trạng thái nằm sâutrong lòng họ, muốn trình bày được cái tinh tế của tình cảm bên trong họ phảimượn cái cảnh bên ngoài để tả cỏi tỡnh Cỏi bên trong mạnh hơn cái bênngoài
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”.
(Thâm Tâm)Trường hợp thứ ba tình cảnh giao hòa có là tâm trạng của người họa sĩ hòahợp với cảnh sắc
Chính vì thế mà ta nhận tấy sự tác động của nội tâm vào ngọai cảnhthường rất mạnh mẽ, ngoài sức tưởng tượng Đức phật Thích Ca dạy rằng;
“Tụi thanh tịnh nên thế giới này thanh tịnh”
Puskin nói: “Nghệ thuật là sự thấu hiểu cần thiết về những giá trị tinh thần tiềm ẩn sau cái đẹp và của sự vật Nó là cách diễn đạt của tâm hồn khác
và nó có được quý chuộng hay không là tùy thuộc vào cái cao cả của tâm hồn
lộ ra nú”.
2.1.3 Tác động qua lại giữa nội tâm và ngoại cảnh.
Trang 33Người họa sĩ chỉ vẽ những điều mình thấy thì chưa đủ, mà phải là những
gì mình nắm bắt được một cách chắc chắn Một người nói năng lưu loát, phải
là người làm chủ được ngôn ngữ, khi đú cỏch truyền đạt có thể rất đa dạng vàbất cứ một đối tượng nào cũng đều có hình thức phù hợp khiến ái cũng có thểcảm nhận được một cách dễ dàng, chính vì vậy người sáng tác hội họa cũngphải nắm bắt đối tượng mà mình muốn thể hiện một cách thấu đáo và phải tìm
ra được cách diễn đạt của ngôn ngữ hội họa sao cho đúng ý mình mà vẫn
cuốn hút được người xem Một họa sĩ đã từng phát biểu; “Muốn vẽ được cây trúc cho ra trỳc thỡ khi cầm bút phải có hàng vạn cây trúc ở trong lòng ”, qua
đó thấy rằng: họa sĩ phải dày công quan sát tìm hiểu những thực tế tới mứcnhập tâm và trải nghiệm đến mức thuần thục mới có thể làm chủ được những
gì mình vẽ ra Ta thấy tranh “Tụm” (Hình 12 trang 60) của Tề Bạch Thạch:
Trông rất sinh động, thế nhưng khi vẽ những con tôm này, tuy khụng nhỡntrực tiếp vào đối tượng nhưng ông đã xem xét khá kỹ lưỡng, mà ông chỉ đưalên tranh những gì mình nắm bắt được về hình dáng, đặc điểm của loài tôm
Trang 34Do ngôn ngữ đặc trưng của hội họa là đường nét hình khối màu sắc và sắc
độ phối hợp diện tích giới hạn của mặt phẳng, việc diễn đạt tình ý ở đâykhông giống như văn thơ, âm nhạc, sân khấu,… có những điểm rất dễ biểuhiện ở nghệ thuật này, nhưng lại rất khó ở nghệ thuật khác Chẳng hạn ở bức
tranh “Hứng dừa” (Hình 13 trang 61) chỉ có thể thành công trong hội họavới ý liên tưởng rất đặc biệt mà trong thơ, âm nhac, thể hiện nhưng không đạt
hiệu quả như mong muốn: Sự kiện “Hứng dừa” như trong bức tranh là hoàn
toàn không có thực trong thực tế, vì những trái dừa to nặng có thả từ trên caoxuống cũng không bị dập nỏt thỡ cần gì phải hứng, nhất là lại hứng vào tà váymềm mại đang mặc trên người, vừa nguy hiểm lại vừa không cần thiết.Nhưng ở đõy chủ đề chính lại không phải là chuyện hứng dừa mà là nhữngtình ý hóm hỉnh mang ý nghĩa gợi tưởng như hình thù hai trái dừa với nhữngcỏi rõu trờn núm quả dừa được phóng to gợi liờn tưởng đến một vật gì đótương tự và hai trái dừa khi rơi xuống thì điều gì xẩy ra – mặc đó là mộtchuyện không thể có Nếu cho rằng đây chỉ là một ý tưởng thì chưa hiểu hếtđược phong tục, nếp sinh hoạt, ăn mặc của người nông dân thời xưa
Trang 35Người ta nói bức tranh “Gà đàn” (Hình 14 trang 61) là biểu thị cho cuộc sống sung mãn, êm ả như trong câu thành ngữ “gà đàn lợn nái” có người thì
cho rằng: Đõy là biểu thị tình mẫu tử nhưng chưa có đủ lời giải thích, cũn tạpchí nước ngoài lại bình luận rằng: Gà mẹ luôn cảnh giác bảo vệ an toàn chođàn con khi nguy hiểm xuất hiện, gà mẹ lập tức tiêu diệt mối nguy hiểm đó,
để giữ yên ổn cho đàn gà con đang nhốn nháo Dù sao đây cũng là ý kiến củanhững người quá vô tư không hiểu rõ thực tế của đời sống bình dị đồng quê –con bọ đó chỉ là món ăn ngon của đàn gà, không thể làm cho lũ gà con hoảng
sợ, mà gà mẹ đang chia phần cho đàn con Vậy chỉ có những người dày côngquan sát tìm hiểu những thực tế tới mức nhập tâm và trải nghiệm đến mứcthuần thục mới có thể lý giải được những điều muốn nói trong bức tranh: Gà
mẹ là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam chăm chút đàn con, nhữngmiếng ngon đều dành tất cả cho con, nhưng gọi mãi chẳng thấy đứa nào chạytới vỡ chỳng đó được nuôi dưỡng no đủ nên cũng chẳng cần chạy đến nhậnphần Hình tượng gà mẹ trong tranh là biểu hiện phẩm chất tốt đẹp của ngườiphụ nữ Việt Nam
Trang 36Trong câu ca dao:
Bắt được con cá rô trê Cầm cổ lôi về nấu nước làm lông Miếng ngon thì để phần chồng, Miếng nạc phần mẹ, miếng lòng phần con
(Ca dao việt nam)
Ở bài ca dao trên chúng ta thấy: Mọi người đều có phần cả mà chỉ riêng cóngười vợ là khụng cú gỡ cả!! Điều đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của ngườiphụ nữ Việt Nam
Như ở Phương Tõy ta cũng gặp nhiều tác phẩm trong đó cho ta thấy bất
hợp lý mà lại có lý: Như bức tranh sơn dầu “Nụ hôn” của Klimt (Hình 15
trang 62) mô tả một đôi lứa đang ôm hôn nhau, thân thể họ trong trang phụcnhư thành một khối vàng với bố cục, màu sắc và các chi tiết trong tranh thểhiện phong cách Art Nouveau (Tân Nghệ Thuật) của Vienna mà tác giả là đạidiện lớn nhất Có người cho rằng ông vẽ chính mình với nàng Emilie Flửge,người yêu của ụng dự chưa có cơ sở hay bằng chứng nào khẳng định điều ấy
Lại có người cho rằng nhân vật nữ trong tranh là nàng “Hilda Đỏ” - một
người mẫu mà Klimt yêu thích, thường vẽ Nhưng người nào đi chăng nữa thìchắc tác giả cũng rất yêu mến hoặc tác giả phải nhập tâm vào vai người đànông trong tranh thỡ ụng mới thể hiện được khoảnh khắc đôi trai gai hôn nhaunhư vậy, cô gái, chàng trai như đang bay lơ lửng trong không gian, thực tế lạikhông như vậy, những niềm hưng phấn của họ có thể tin là không sai, bởi đó
là giây phút lâng lâng, khoan khoái hạnh phúc tràn trề - đẹp như trong mơ đãcuốn hút sự đồng cảm của người xem, khiến sự vô lý đó lại trở thành có lýhoàn toàn (Hiện tranh được lưu giữ tại Bảo tàng ệsterreichische trong cungđiện Belvedere ở thủ đô Vienna của Áo)
Qua những vấn đề nêu trên trong một quá trình sáng tạo nghệ thuật, luụn
cú sự tác động qua lại giữa ngoại cảnh và nội tâm hay đó là sự thể hiện mốiquan hệ qua lại giữa hiện thực thẩm mỹ khách quan với chủ thể sáng tạo
Trang 372.2 CÁI NHÌN VÀ SỰ TÁI HIỆN.
2.2.1 Một là cái nhìn của người không được đào tạo (cảm tính).
Qua cái nhìn biểu hiện thái độ của tình cảm, yờu, gột, vui, buồn là nhữngbiểu hiện không hoàn toàn dựa trên lý trí Nên khi nhìn về một sự vật hay hiệntượng họ thường không phân tích bằng lý trí mà sử dụng luôn biểu hiện tỡnhcảm chủ quan của bản thân là đẹp hay không đẹp
Cái nhìn cảm tính có thể xét theo ba cách
+ Tự quy ước theo cách nhìn của mỗi cá nhân Như mỗi con người bảnthân đều thích một màu sắc, đồ vật nào đó, chẳng hạn như trẻ em thườngthớch cỏc màu sáng rực rỡ, bắt mắt; vàng, đỏ… và yờu cỏc con vật nghộnghĩnh, giới trẻ thường thích các màu mang tính tự nhiên như: Xanh, trắng…Người lớn tuổi thường thớch những màu trầm, nhe nhàng như: Mầu nõu…
Sự yêu thích này không phải xuất phát từ lý luận thực tiễn mà do biểu hiệntình cảm chủ quan của bản thân của từng đối tượng đưa lại
+ Chạy theo xu hướng của xã hội và những người xung quanh Như trongcuộc sống mỗi người thể hiện tình cảm yêu hay gột, thích hay không thích, là
do xã hội, hay những người xung quanh đều có cùng một thái độ giống nhau.Như ta thích một bức tranh không phải do sự thẩm định quan sát và phân tíchbức tranh đó để đưa ra kết luận đẹp hay không đẹp, mà sự yêu thích này đượcđem lại bởi ta thấy người bên cạnh hoặc nhiều người thích nó và khen nó đẹp.+ Vấn đề nữa là do ngoại cảnh tác động là sự nhận định đó bị tác động bởingoại cảnh bên ngoài Tình cảm của con người có sự gắn kết và chi phối rấtnhiều bởi cảnh vật xung quanh Như cảm giác của chúng ta khi xem một bứctranh ở một phòng tranh khác với khi xem một bức tranh ở phòng khách giađình hay khi xem một bức tranh vào một buổi sáng với những tia nắng banmai với một tâm trang thoải mái và một bức tranh trong một ngày ảm đạmmưa gió kèm theo đó là tâm trạng đang không được vui vì một lý do nào đó.Thì đem đến sự cảm nhận khác nhau
Trang 38Những trạng thái tình cảm này hoàn toàn bị chi phối bởi ngoài cảnh chứkhông phải dựa trên sự phân tích đánh giá có tính khoa học sách vở Qua mắtnhìn họ thấy được vẻ đẹp khách quan nhưng khi hỏi vì sao thì họ không thểtrả lời được Chúng ta có thể thấy được rằng đây là cái nhìn mang tính cảmgiác hay gọi là cảm tính (cái nhìn cục bộ).
2.2.2 Hai là cỏi nhìn của người được đào tạo (lý tính).
Cái nhìn lý tính là cái nhìn dựa trên những cơ sở có tính khoa học để phântích sự vật hiên tượng… cũng như người hiểu được đặc điểm tâm sinh lý thịgiác thi khi quan sát một bức tranh họ biết cảm nhận nó và phân tích nó qua
sự so sánh về tỉ lệ, hình dáng, màu sắc, đặc điểm để tìm ra cái đẹp và có thểnói ra nguyên nhân tạo ra cái đẹp
Sức cuốn hút của một tác phẩm hội họa là tìm thấy một vẻ đẹp tổng thể hàihòa mà lại mang tính toàn bộ (tương quan), tạo cho người xem khi đứng trướcmột bức tranh sẽ không cảm thấy rối mắt hay bất hợp lý chỗ nào
Trong những hòa sắc hài hòa, việc chọn màu và cách xếp đặt hầu như đềutuân theo quy luật thăng bằng của thị giác, tạo sẵn điều kiện để mắt ngườithưởng thức ở trang thái nghỉ nên khi nhìn vào ta luụn cú cảm thấy dễ chịu Khi xem một bức tranh, đứng trước một hình tượng chúng ta sẽ không hỏi
“ Đây là ai, cảnh đó ở đâu? ”
Mà nói “ Cảnh đó được nhìn như thế nào? vẽ ra sao?…… do ai vẽ? ”
Những nét chấn phá, những hình vẽ đơn giản hóa, cách điệu hóa và nhữngkhông gian ước lệ mang tính gợi tả, màu sắc ánh sáng có thể thay thế bằngnhững hương sắc mới không giống thực nhưng đủ để làm tôn lên vẻ đẹp củatranh và lôi cuốn người thưởng thức
Trang 39Không phải ai cũng có con mắt xem tranh hay đánh giá chuẩn mực về mộttác phẩm Như một bức tranh đưa ra có người thích, có người không thích.Nếu nhìn theo cảm tính thì người ta chỉ cần biết nội dung trong đó là vẽ cái gì,nói về cái gì, thế là đủ Đối với con mắt người biết thưởng thức tinh tường, họhiểu được nội dung tinh thần, ý nghĩa của tác phẩm, thông qua sự phân tích cóđịnh hướng về đường nét, màu sắc, hình khối… thấy đước cái đẹp trong tácphẩn
Nếu xem tranh mà có con mắt họa sĩ (con mắt hội họa) thì rút ra đượcnhiều điều bí ẩn (nội tâm) tác giả, mà các tác giả muốn nói lên trong tác phẩmcủa mình, và đó cũng chính là cái hay của mỗi tác phẩm Có những tác phẩmtồn tại hàng trăm năm người ta càng xem thì càng phát hiện ra những cái mới
mà không thể hết được Cũng như có người nói với họa sĩ Phạm Công Thành
sau khi ụng bỏn bức tranh “Bức tranh của ông ngày nào tôi cũng phát hiện được những điều mới và tất nhiên bức tranh đú tụi treo ở một nơi rất trang trọng…” Qua đó tác giả đã ngẩm hiểu được số phận của tác phẩm của mình
và thái độ của người thưởng thức ra sao và dẫn đến sự coi trọng giá trị củabức tranh Rất nhiều người trong chúng ta khi được tặng một bức tranh củamột họa sĩ thực thụ, nhưng tác phẩm không được trân trọng Vì chúng ta chưanhìn thấy, cảm nhận hết cái đẹp trong tác phẩm
Trang 40“Chiếc bè của Medusa” (Hình 16 hình 62) Thộodore Gộricault cũng đấu
tranh cho người bị áp bức, và Medusa của ông dựa trên một sự kiện có thựckhủng khiếp xảy ra năm 1816 Chính phủ Phỏp đó tung ra Medusa, một contàu không an toàn và nó bị đắm ngoài khơi bờ biển châu Phi Trong khithuyền trưởng cùng phi hành đoàn thoát chết trong xuồng cứu sinh thì nhữnghành khách không may đã làm một chiếc bè từ trục vớt được Những ngườisống sót trờn bố trải qua sự đau đớn khủng khiếp đến chết và ăn thịt người.Gộricault đó thể hiện được khoảnh khắc đặc biệt cảm động khi những ngườisống sót nhìn thấy một con tàu đi qua và vẫy tay ra hiệu một cách yếu ớtnhằm gây sự chú ý của những người trên tàu
Chúng ta nhìn sẽ thấy sự mô tả mang tính hiện thực là chiếc bè đầy ngườitrong tình trạng hoảng loạn Những gì chúng ta thấy chính là những gì chúng
ta thu nhận được trong bức tranh được vẽ với phong cách gần chủ nghĩa hiệnthực nhiếp ảnh Khi chúng ta nhìn vào Chiếc bè, nhưng tất cả các giác quan
khác cũng hoạt động về mặt tâm lý Chúng ta không chỉ "nghe" âm thanh mà
còn có thể ngửi thấy mùi biển và sự thối rữa của các cơ thể đang mục nát,nếm mùi không khí mặn chát và cảm nhận nước biển mát mẻ khi nó bắn lênchiếc bè Những cảm giác thị giác chính này gây phản ứng tâm lý, bao gồmcác phản ứng cảm xúc, cái phản ánh tình trạng căng thẳng không ngừng thayđổi và sự hòa hợp vốn có trong bức tranh Chúng ta nhìn thấy sâu hơn và nhận
ra được tư tưởng cũng như ý thức vĩ đại của tác giả