1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn đại học hằng hải KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

68 930 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 374,5 KB

Nội dung

Chính vì thế trong một tác phẩm điêu khắc không chỉ có khối thực cụ thể mà còn có khối ảo trừu tượng, tồn tại song song với khối thực, nhưng không cụ thể mà do ấn tượng của thị giác và t

Trang 2

THÁI NHẬT MINH

KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

Chuyên ngành: Mỹ thuật Tạo hình (Điêu khắc)

Mã số: 60 21 01 02 Khóa: 12 (2009 – 2012)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS: PHẠM CÔNG THÀNH

Hà Nội - 2012

Trang 3

CN , trCN Công nguyên, Trước công nguyên

Trang 4

Trang bìa phụ

Bảng chữ cái viết tắt

Mục lục

Mở đầu 1

Chương 1; Hình khối trong điêu khắc và bối cảnh nền điêu khắc Việt Nam hiện đại 5

1.1 Hình Khối 5

1.1.1 Khái niệm về hình khối 5

1.1.2 Hình khối trong điêu khắc 8

1.2 Khối ảo 9

1.2.1 Nguyên nhân sinh ra khối ảo 9

1.2.2 Khối ảo trong tự nhiên và trong đời sống 11

1.2.3 Khái niệm về khối ảo và khối ảo trong điêu khắc 13

1.2.3.1 Khái niệm về khối ảo 13

1.2.3.2 Khối ảo trong điêu khắc 14

1.3 Bối cảnh nền điêu khắc Việt Nam hiện đại 15

1.3.1 Mỹ thuật Đông dương 15

1.3.1.1.Giai đoạn (1925 - 1945) 15

1.3.1.2.Giai đoạn (1945 - 1954) 16

1.3.2 Mỹ thuật Hiện thực xã hội chủ nghĩa 17

1.3.2.1 Giai đoạn (1954 - 1975) 17

1.3.2.2.Giai đoạn (1975 - 1986) 19

1.3.3 Mỹ thuật đổi mới (1986 đến nay) 20

Tiểu kết 22

Trang 5

2.1 Tiếng nói của hình khối 23

2.1.1 Tiếng nói hình khối từ chất liệu 23

2.1.2 Tiếng nói hình khối từ mầu sắc và tương quan mầu sắc 27

2.1.3 Tiếng nói hình khối từ ánh sáng và cấu trúc hình khối 29

2.1.3.1 Hình khối từ ánh sáng 29

2.1.3.2 Cấu trúc hình khối 31

2.2 Sự cảm nhận mang tính trừu tượng 31

2.2.1 Từ khái quát cái cụ thể đến cụ thể hóa cái trừu tượng 31

2.2.2 Khơi nguồn cảm hứng và tạo tính đa dạng trong tác phẩm 38

2.2.3 Sắp xếp hình khối tạo nên những cảm nhận khác nhau về không gian 43

2.2.4 Không gian khác nhau đòi hỏi những yếu tố khác nhau về hình khối 48

Tiểu kết; 53

Chương3: Tầm quan trọng của khối thực và khối ảo trong điêu khắc 55

3.1 Thể hiện tính chủ động trong tạo hình và bày tỏ ý tưởng 55

3.2 Mở rộng khả năng biểu đạt 56

3.2.1 Mở rộng về hình thức biểu đạt 56

3.2.2 Mở rộng về nội dung biểu đạt 57

3.3 Tạo nên tính tương tác cao giữa người xem và tác phẩm 58

3.4 Đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển nghệ thuật mới 59

Tiểu kết: 60

Kết luận 61 Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Lần đầu tiên bước vào thế giới điêu khắc những hình thể biến ảo đã vôcùng hấp dẫn tôi, tôi không hiểu tại sao lại như vậy?, tôi bắt đầu đi tìmnguyên nhân của sự hấp dẫn này?, tại sao những khối tích vô trí đó lại có thểcất lên tiếng nói? Cái gì làm cho mỗi hình khối đều có ngôn ngữ riêng? Càngtìm hiểu, càng phiêu lưu trong thế giới đó tôi nhận ra rằng bên trong hay đằngsau mỗi hình khối ấy dường như có một thứ vô hình rất khó nắm bắt đã làmnên ý nghĩa của mỗi khối hình kia

Thứ vô hình ấy chính là khối ảo trong điêu khắc Như chúng ta đã biết;Điêu khắc là một môn nghệ thuật của thị giác, dùng hình khối làm ngôn ngữbiểu hiện các giá trị tinh thần của con người cũng như các phương diện trongđời sống Hình khối trong điêu khắc được sử dụng đa dạng, linh hoạt và biến

ảo Chính vì thế trong một tác phẩm điêu khắc không chỉ có khối thực cụ thể

mà còn có khối ảo trừu tượng, tồn tại song song với khối thực, nhưng không

cụ thể mà do ấn tượng của thị giác và trí tưởng tượng của người xem tạo ra.Tôi thấy điều đó thật tuyệt vời và tôi bắt đầu quan tâm hơn đến mối quan hệgiữa chúng

Lâu nay trong điêu khắc chúng ta vẫn chỉ quan tâm tới “khối đặc” tức làcái khối thực cụ thể mà coi nhẹ tầm quan trọng của khối ảo trừu tượng Trongkhi chính khối ảo trừu tượng lại là tinh thần, là linh hồn, là tư tưởng của tácphẩm Điều này cho thấy việc tìm hiểu về khối thực và khối ảo, đặc biệt là sự

mở rộng các hình thức của khối ảo càng trở nên cấp thiết, giúp chúng ta cómột cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về khả năng biểu cảm của điêu khắc.Ngày nay quan niệm về khối thực và khối ảo đã tiếp cận với quan niệm vềhình khối và không gian Giải phóng hình khối điêu khắc khỏi nhưng quan

Trang 7

niệm cũ thì việc nghiên cứu về sự thể hiện khối thực và khối ảo trong Điêu

khắc hiện đại Việt Nam càng là công việc đáng làm

Mấy năm gần đây ở Việt Nam các loại hình nghệ thuật mới như; sắp đặt,trình diễn, nghệ thuật thị giác phát triển rất nhanh, nhưng đang thiếu dần đingôn ngữ và sức biểu cảm, mà điêu khắc lại đóng vai trò hết sức quan trọngvới nền tảng là nghệ thuật không gian 3 chiều Mặt khác khi nghệ thuật mớiphát triển và bùng nổ đã tạo nên sự mâu thuẫn gay gắt của nghệ thuật mới vớinghệ thuật truyền thống Điều này nảy sinh từ những quan niệm khác nhau về

tư tưởng cũng như hình thức biểu hiện Vấn đề đặt ra là sự cởi mở của khối ảo

có xóa nhòa được khoảng cách này? Và với điêu khắc thì hình khối có thực sựcòn quan trọng không khi nghệ thuật ngày nay đang hướng dần đến nghệthuật khái niệm và ý niệm

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Từ cổ đại cho đến thập niên đầu của thế kỷ 20, trong nghệ thuật, về bảnchất, con người vẫn giữ nguyên những khái niệm về khối thực thuần túy

Từ những năm 1914 đến 1920 xuất hiện hàng loạt các điêu khắc tự thâncủa Archipenko, Lipchitz…mà ở đó không còn là khối vật chất có trọnglượng, mà chỉ còn là những chỉ hiệu giới hạn của hình khối như Gillo Dorfles

nói“ Đúng là đã xuất hiện một nền tạo hình mới, mà cái rỗng đã thắng cái

đặc”), [4, 62] Chính qua những chỉ hiệu của hình khối đó mà ta phân biệt

chúng là hình khối (khối ảo) mà không là không gian

Từ 1965 – 1970 Ginlô Đóoclơ cũng chỉ dành một số trang ít ỏi để bàn vềđiêu khắc Ở đó ông cũng chỉ phân biệt ba nhóm chính của điêu khăc: Nhómđiêu khắc cấu tạo và vận động, nhóm điêu khắc chất liệu, nhóm điêu khắchình thể, biểu tượng

Ở Việt Nam bài viết ngắn về “Khối thực và khối ảo trong tượng tròn”

của thạc sĩ Nguyễn Minh Thùy khoa Mỹ thuật cơ sở, trường đại học sư phạmnghệ thuật trung ương Ở bài viết này tác giả đã đưa ra vấn đề nhưng bài biết

Trang 8

ngắn gọn và khá sơ sài, chưa đánh giá được vai trò quan trọng của khối thực

và khối ảo trong điêu khắc cũng như mối quan hệ giữa chúng

Như vậy, tuy có đề cập đến khối thực và khối ảo trong điêu khắc nhưngmới chỉ đề cập vấn đề chứ chưa được nghiên cứu cẩn thận Bởi vậy ở luận

văn này người viết mong muốn tìm hiểu khối thực và khối ảo trong điêu khắc

hiện đại Việt Nam một cách hệ thống hóa với một cái nhìn khái quát, đầy đủ,

chi tiết hơn

3 MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN.

Hình khối là cơ sở để bày tỏ ý tưởng, cảm xúc trong tác phẩm Tìm hiểu

về khối thực và khối ảo là tìm hiểu về sự đa dạng của việc biểu hiện hìnhkhối, kiểm soát không gian, góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ điêukhắc Việt Nam hiện đại và hỗ trợ cho việc hiện thực hóa ý tưởng của tác giảtrở nên sâu sắc hơn

Người viết còn có tham vọng hơn muốn tìm một chiếc cầu kết nối giữanghệ thuật truyền thống và hiện đại tạo tiền đề cho sự phát triển của nghệthuật đương đại ở nước ta

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Đối tượng; Các tác phẩm điêu khắc hiện đại Việt Nam Tập trung vào những

tác phẩm sau đổi mới 1986 và sau thời kỳ mở cửa từ năm 1990 đến nay

Phạm vi: Nguyên nhân, kết quả và những biểu hiện hình khối thực ảo

của các tác giả và tác phẩm trong điêu khắc Việt Nam hiện đại

5 PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU

- Phương pháp tổng hợp tư liệu rồi đưa ra nhận định khách quan, khẳng

định vẫn đề cần làm sáng tỏ

- Phương pháp nghiên cứu lí luận để có cái nhìn vừa khái quát vừa cụ

thể hơn

- Phương pháp so sánh và phân tích kết hợp với theo dõi quan sát các tác

phẩm tại các triển lãm các trại sáng tác và các kỷ yếu có tác phẩm của các tác giả

Trang 9

Đối tượng quan sát: Các tác phẩm điêu khắc Việt nam hiện đại và một

phần phong cách của tác giả vì điều đó ko cụ thể nhưng cũng góp tạo nêntiễng nói của tác phẩm

Nội dung quan sát: Hình thức biểu hiện hình khối của tác giả và các tác phẩm.

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.

Tổng hợp thành hệ thống khái niệm về khối thực và khối ảo trong điêukhắc, giúp độc giả thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu, tra cứu

Giải quyết đề tài có ý nghĩa thực tiễn đối với các nghệ sĩ tạo hình cũngnhư đối tượng thưởng thức nghệ thuật

Góp phần vào việc đánh giá tác phẩm thông qua ngôn ngữ hình khối và

sự biểu hiện tư tưởng thông qua hình khối ấy

Đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc giảng dạy mỹ thuật trong nhàtrường Cũng như công việc giáo dục thẩm mỹ nói chung

7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.

Luận văn gồm 61 trang, bao gồm phần mở đầu 04 trang, kết luận 01trang, phần nội dung có 3 chương

- Chương 1; Hình khối trong điêu khắc và bối cảnh nền Điêu khắcViệt Nam hiện đại (18 trang)

- Chương 2; Khối thực và khối ảo trong điêu khắc hiện đại Việt Namđược thể hiện qua một số tác phẩm tiêu biểu (32 trang)

- Chương 3; Tầm quan trọng của khối thực và khối ảo trong điêu khắc(6 trang)

Ngoài ra luận văn còn có tài liệu tham khảo 1 trang, phụ lục 39 trang

Trang 10

CHƯƠNG 1 HÌNH KHỐI TRONG ĐIÊU KHẮC VÀ BỐI CẢNH NỀN

ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1 HÌNH KHỐI

1.1.1 Khái niệm về hình khối.

Hình khối là một hình dạng ba chiều (chiều ngang, chiều dọc và chiều sâu),tồn tại trong không gian thực Hình khối có thể phân tích và chia cắt ra thành:

- Điểm (góc) là nơi hội tụ của nhiều bình diện

- Tuyến - đường (cạnh) là nơi hai bình diện gặp nhau

- Diện - hình - mảng (diện tích) là giới hạn của một khối

- Tự nhiên(người + hoa lá + chim muông )

- Hình thể nhân tạo ( nhà cửa + cầu cống )

- Hình kỷ hà

Hình kỷ hà là các khối hình cơ bản hay còn gọi là các hình khối Platonluôn là những hình khối có sức khái quát và biểu hiện cao nhất Le Corbusier

đã viết: "Hình cầu, hình lập phương, hình côn, hình trụ hay hình tháp là

những hình dạng vĩ đại đầu tiên mà ánh sáng làm dậy lên trước mắt chúng ta Hình ảnh chúng rất khác nhau khiến chúng ta không thể lẫn lộn được Đó chính là điều khiến chúng trở nên đẹp, những hình dạng đẹp nhất " [5,68].

Sự tổng kết và nhận định của Le Corbusier trên đây cũng là khẳng định bản

Trang 11

chất quy luật của nhận thức thị giác đối với luật hình và cấu trúc đơn giản củacác khối.

Trong các khối kỷ hà cơ bản thì khối cầu có diện tích bề mặt hẹp nhất

với một thể tích lớn nhất Nó vô hướng, đầy đủ và gây nhiều cảm giác nhất;Cảm giác khép kín, cảm giác rộng và thoải mái, cảm giác cân bằng của thếtĩnh cũng như cảm giác lăn động…Các khối cầu khi gắn kết với nhau hoặcgắn kết với các khối khác gây cảm giác ngập vào nhau, vững chắc.Trong đờisống cũng như trong nghệ thuật khối cầu luôn biểu tượng cho sự đủ đầy viênmãn, tuần hoàn vĩnh cửu

Khối lập phương lại thể hiện sự vững chắc do các góc vuông đồng nhất

với lực trọng trường Các cạnh bằng nhau và các diện bằng nhau làm cho nó

có cảm giác đầy đủ và tĩnh tại Biến thể của khối lập phương là khối chữ nhật.

Khối chữ nhật hướng theo chiều ngang tạo cảm giác vững chãi, êm đềm, nữtính, hương theo chiều cao tạo cảm giác vươn lên, chinh phục, uy quyền vànam tính

Trong khi đó khối tam giác đều tuy đơn giản nhất, nhưng đặc, động, không

hoàn chỉnh và gây cảm giác bất ổn nhất do các góc nhọn làm cho nó luôn địnhhướng rõ ràng về góc , các cạnh chéo phá vỡ sự cân bằng của trọng lực

Tổng hợp của cả ba khối cơ bản ấy (khối cầu, lập phương và tam giác) làkhối e líp kỳ ảo, khối này có tính chất vừa tĩnh vừa động, vừa vững chắc, vừaphát triển và khi các hình khối cơ bản kết hợp với nhau sẽ tạo nên những biếnđiệu của hình khối Chẳng hạn;

Trang 12

Hình khối có tính "động" và "tĩnh" Các khối tròn, chỏm cầu ngược vàkim tự tháp ngược dễ mất ổn định nhưng đầy ấn tượng lạ lùng và mạnh mẽ.Các khối kim tự tháp xuôi tạo ấn tượng, ổn định, bám chặt mặt đất, bền vữngthiên niên vạn đại Các khối chữ nhật đứng (khi chiều cao gấp trên ba lầnchân đế) tạo khối có xu hướng vươn cao, thanh thoát năng động trong khi cáckhối hộp nằm ngang (chiều dài gấp trên năm lần các cạnh kia) tạo ấn tượng

ổn định tĩnh được căng dài theo phương ngang dễ hòa nhập địa hình phẳng.Các hình hộp có diện tích đáy lớn, bề cao không đáng kể so với kích thướcchân đế thì lại có cảm giác căng trải trên mặt bằng, để chiếm lĩnh khoảngkhông gian sát mặt đất Nó có sức hoành tráng đôminăng không kém sựchiếm lĩnh chiều cao và bầu trời của những khối đứng, thể hiện rõ chất ổnđịnh vững bền Muốn tăng tính động phải tách chúng rời khỏi mặt đất bằngmột chân chống nó sẽ bay hơn

Đặc điểm biểu cảm của khối hình học thuần khiết bao giờ cũng có sứcbiểu cảm rất mạnh vì nó luôn tương phản với các đường nét tự nhiên Cáchình tròn tuyệt đối, các hình vuông, hình tam giác đều, với tính đối xứng rõràng, luôn cho ta ấn tượng mạnh, độc đáo và dứt khoát, chuẩn mực trước cácđường cong tự nhiên

Từ những trình bày trên đây ta có thể đưa ra khái niệm về hình khối như sau;

Hình khối được ghép lại bằng nhiều mảnh và được không gian ba chiều giới hạn Nó biểu hiện một thể tích nhất định nào đó trong không gian Hình khối có thể đặc hoặc không đặc, nó biểu hiện bằng một khối đặc trong không gian hoặc là một không gian trống được đóng kín bằng những diện”

Khái niệm về hình khối tương tự như khái niệm về không gian ở tính bachiều của hình dạng Song cái để phân biệt sự khác nhau giữa chúng là : Hìnhkhối bao giờ cũng là một hình dạng có giới hạn, được xác định Có thể cókhông gian hữu hạn, không gian vô hạn, không gian xác định và không gian

vô định, nhưng không bao giờ có hình khối vô hạn và hình khối vô định

Trang 13

Cùng với tiếng nói và sức biểu cảm của những hình khối cơ bản khiến nóđược sử dụng để làm ngôn ngữ trong nghệ thuật điêu khắc.

1.1.2 Hình khối trong điêu khắc

Nghệ thuật hình khối là thuật ngữ dùng để chỉ loại hình nghệ thuật rất

đặc trưng đó chính là điêu khắc Trong điêu khắc khối hình là có thực có thể

cảm nhận bằng xúc giác, có thể đi xung quanh nó và nhận ra sự biến độngphong phú của nó qua mỗi hướng nhìn Mỗi cách tạo khối đưa lại cảm giáckhác nhau: Khối lồi - Khối lõm Khối cứng - Khối mềm Khối đóng - Khối

mở Khối tĩnh - Khối động và sự kết hợp giữa khối hình cũng đồng nghĩa vớiviệc tạo nên đường nét cho tác phẩm Ban đầu hình khối trong điêu khắc làkhối thực, là khối nhìn thấy bắt nguồn từ những khối kỉ hà như khối cầu, khốitrụ, khối lập phương…với nghĩa là khối hình cụ thể, phải chiếm chỗ trongkhông gian có thể nhìn thấy, sờ và nắm được Khối thực ổn định, mang tínhnhô nổi, mật độ hình cao, tạo cảm giác đầy chặt, có đường bao quanh hoặcđường ranh giới

Trong quá trình phát triển hệ thống các khái niệm của tạo hình, có nhiềukhái niệm về "hình khối" dần dà đã tiếp cận và hòa nhập vào khái niệm vềkhông gian Chẳng hạn, khi ta nói đến khối đặc - khối rỗng, khối âm, khốidương, khối thật - khối ảo thì những khối "rỗng", khối "âm", khối "ảo" lànhững không gian có giới hạn Chúng không có trọng lượng, chỉ có một khốitích xác định Điều đó đã làm cho nhiều người không coi hình khối là một yếu

tố tạo hình độc lập trên phương diện lý thuyết Tuy nhiên dưới một góc độnào đó của tạo hình, thì hình khối vẫn được xem là một yếu tố tạo hình cụ thể

và có tính độc lập Hiệu quả tạo hình mà khối mang lại cho ta cũng rõ rệt sovới hiệu quả và cảm giác tạo hình của không gian Trong tạo hình điêu khắc,hình khối và không gian là hai thành phần không thể tách rời nhau được vìrằng điêu khắc là hình khối hay tổ hợp các hình khối trong không gian

Trang 14

Từ cổ đại cho đến thập niên đầu của thế kỷ XX, trong nghệ thuật, về bảnchất, con người vẫn giữ nguyên những khái niệm của hình khối Không có gìkhác giữa các khái niệm khối của các tượng La Hán chùa Tây Phương, tượngQuan âm nghìn mắt, nghìn tay, tượng nhà mồ Tây Nguyên Ở đó, ta hiểurằng: Một khối là một hình thể có hình dạng xác định và duy nhất, có thể cân,

đo được các đặc tính hình dạng của nó và tồn tại trong không gian ba chiều.Mấy nghìn năm qua nếu như trong hội họa Đông Tây còn có nhiều khác biệt,thì trong điêu khắc, con người vẫn chỉ biết có một loại hình khối: Khối đặc.Thật ra, một khối đặc chiếm chỗ trong không gian, bao giờ cũng mang theo

nó một người anh em sinh đôi vô hình dạng, đó chính là các khoảng không

mà nó chiếm chỗ Ta có thể cho rằng đây là không gian bao quanh khối đặchay chính đây là khối "rỗng", khối "âm" Cũng chính từ cái tiền đề đặc - rỗng,

âm - dương này, người ta đã phát triển sự hiểu biết của mình về hình khối một

cách sâu sắc hơn đó chính là “Khối ảo”.

1.2 KHỐI ẢO

1.2.1 Nguyên nhân sinh ra khối ảo.

Con người tiếp nhận sự phản ánh của thế giới thông qua các giác quantrong cơ thể Trong năm giác quan của con người là thị giác, khứu giác, xúcgiác, thính giác, vị giác thì cảm thụ thị giác chiếm tới 80% tỷ trọng của sựcảm thụ hình khối và không gian Thị giác đem đến cho ta cảm giác về hìnhảnh của vật thể được nhìn thấy Chính vì vậy việc hiểu rõ những khía cạnhcủa cảm thụ thị giác là cơ sở rất quan trọng để đánh giá và thiết lập các khônggian nói chung và khối ảo nói riêng Một số yếu tố tạo nên khối ảo từ thị giác

đó là:

Khoảng cách: Khoảng cách giữa các hình thể khác nhau thì những tín

hiệu thị giác đưa lại cũng khác nhau Những hình thể ở gần nhau về khoảngcách chúng sẽ tạo thành mối liên kết và tác động vào thị giác con người mạnhhơn những vật thể ở xa Ví dụ;

- ||||||||||||||||||||||| (Dàn đều >> Ko tạo hiệu quả thị giác)

Trang 15

- || || || || || || (Các cặp nối kết gần nhau >> Gây chú ý, tạo hiệu ứng thị giác)

- ||||| |||||| ||||| (Liên kết nhóm các tác động mạnh đến thị giác)

Sự giống nhau; Tất cả những tín hiệu thị giác khi giống nhau về hình thể

xếp đặt bên cạnh những hình thể khác xen kẽ.Tuy khoảng cách của chúngkhông gần nhau nhưng chúng vẫn có mối liên kết với nhau Nói lên khả năngbao quát hóa của hình thể, những chi tiết tinh vi được thị giác người loạibỏ.Vì vậy những hình giống nhau được xem như cùng một loại.Mắt ta sẽ quy nhóm theo vùng dẫn đến sự đồng đẳng bị phá vỡ Tính chấtgiống nhau về cấu trúc, hình thể, chất liệu màu sắc tạo hiệu quả thị giác vềmặt không gian và hình thành mối kết nối của các hình thể đó

Trước và sau ,hẹp và rộng.Tất cả các tín hiệu thị giác có hình thể nhỏ và

khoảng cách hẹp bao giờ cũng tiến lên phía trước trở thành hình ,còn tín hiệuthị giác có hình thể lớn và khoảng cách rộng lại lùi về phía sau trở thànhnền.Vì vậy hình thể có khoảng cách nhỏ hẹp và hình thể có khoảng cách rộnglớn có được sự liên kết chặt chẽ để trở thành một hình thể mới

Sự khép kín; Các hình thể có tín hiệu thị giác bằng nhau và giống nhau

đặt cạnh nhau thì luôn luôn khép kín tạo cho thị giác cảm thụ được sự liên kếtchặt chẽ của nó để trở thành một hình thể mới

Sự liên tục; Một hình thể được tạo ra từ một nét liên tục chạy trong

không gian khiến hình khối trở nên sống động và có sức sống Lúc này nét đãbiến thành hình thể ảo

Sự liên tưởng; Về cơ bản đây là hình thức kinh điển về sự dồn nén tối

thiểu những tín hiệu thẩm mỹ nhằm biểu hiện tối đa cảm xúc của cái đẹp Khinhững tín hiệu xuất hiện một chiều hay một phía tạo cho thị giác cảm nhận

được một hình thể vô hình hiện lên

Trang 16

Sự cân xứng song song; Tất cả các tín hiệu thị giác khi xuất hiện mà có

hình thể giống nhau ,diện tích bằng nhau thì nó tạo nên được tính chất cân đốisong song

Sự tương phản - đối lập; Từ thời Hy lạp đã có quan niệm mỹ học (đối

lập tạo nên hài hòa) Tương phản là một thủ pháp quan trọng cấu thành cáiđẹp hình thức Sự tương phản cũng tạo nên sự khác khác biệt và những cảmnhận, tương tác khác nhau về khối

Ngoài ra thị giác còn có một số đặc điểm đáng lưu ý sau;

Nhìn ở tư thế động nhiều hơn là tư thế đứng im, điều này làm cho hìnhảnh mà ta nhận được thực tế là luôn luôn biến đổi

Nhìn lướt qua các sự vật hiện tượng để bao quát chỉ chú trọng vào một

số điểm khác biệt

Thị giác có thể lưu hình ảnh trong một thời gian nhất định trên võng mạcnên khi ta nhìn lướt trên đối tượng có những hình ảnh sau chồng lên hình ảnhtrước làm cho ta xác định đối tượng kỹ càng hơn, chính xác hơn

Thị giác có thói quen ưu tiên một số đối tượng khi nhìn Sự ưu tiên đóphải được lưu ý khi ta sắp xếp bố cục, vị trí Thí dụ trong các đối tượng thìcon người được chú ý hơn cả, trong con người thì khuân mặt, đôi mắt và độngtác cơ thể được chú ý

Thị giác phong phú nhưng rất khó khôi phục được hình ảnh đầy đủ củanhững cái ta đã nhìn thấy và thường có xu hướng giản lược hóa

Trình bày trên đây cho thấy hình khối nhất là khối ảo chịu sự tác độngcủa thị giác rất lớn Nó không cố định mà hiện hữu thay đổi trong mỗi cảmquan khác nhau Điều này không chỉ tạo nên sự đa dạng, phong phú mà còntạo nên sự thú vị của khối ảo mà thị giác thu nhận được

1.2.2 Khối ảo trong tự nhiên và trong đời sống.

Trong tự nhiên khối ảo tồn tại hiển nhiên quanh ta từ hố sâu, hang độngđến thung lũng bao la, từ phong cảnh thiên nhiên mây trời đến côn trùng, hoa

Trang 17

lá Con bướm bé nhỏ cũng biết tạo ra đôi cánh to lớn, với mầu sắc sặc sỡ đầy

đe dọa (H.8, H.9) Những con bọ que, sâu lá cũng biết biến đổi mình, bằngnhững hình dạng, mầu sắc làm cho hình khối của chúng hòa nhập vào cáirộng lớn của thiên nhiên Con tắc kè hoa cũng biến đổi mầu sắc liên tục trên

cơ thể để biến đổi hình khối thực của mình Hoa trạng nguyên rất nhỏ nhưngchúng cũng biết tô mầu cho những chiếc lá cạnh đó từ xanh sang đỏ một cách

ấn tượng làm chúng nổi bật trong không gian rộng lớn từ khoảng cách xa(H.10) Cũng như vậy, những chiếc hoa nhỏ li ti biết kết hợp lại với nhau tạonên cả một rừng hoa rộng lớn những chiếc lá trên cành cũng kết lại thànhnhững lùm cây to, mà ở khoảng cách xa ta chỉ thấy sự chồng lên nhau đan xencủa hình khối

Cái biến đổi nhiều nhất và quen thuộc nhất xung quanh ta lại chính làmây trời và mặt nước, chúng vừa là cái thật lại vừa là cái ảo làm cho cuộcsống của chúng ta trở nên vô cùng phong phú Một đám mây bay trên bầu trờichúng biến đổi từ mặt người thành quái vật rồi lại từ con ngựa, con chó thànhnhững bông hoa…rồi lại hòa với không gian bao la và tan biến (H.4) Mặtnýớc thì khi giận dữ, khi lại yên bình, phẳng lặng…như trong thơ của Xuân

Quỳnh “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ ” Còn mặt trăng thì hiện hữu

bằng sự phản chiếc ánh sáng từ mặt trời Mặt trăng có thực nhưng mặt trăng

mà chúng ta thường thấy là ảo Có thể nói là một khối ảo trong không gian,khối ảo ấy làm cho bao người mê đắm trong tưởng tượng về cái đẹp vĩnhhằng (H.6, H.7) Mặt trời và những vì sao cũng vậy chúng có thực nhưng cái

mà chúng ta nắm bắt sự hiện diện đó lại chỉ là ánh sáng Những cơn gió vôhình thỉnh thoảng lại hiện hữu bằng việc đung đưa chiếc lá và đôi lúc lại bằngnhững cơn lốc xoáy (H.5) Mà ta biết được, từ việc chúng làm cho những khốihình có thực bị cuốn lên không trung…

Trong đời sống của chúng ta những chiếc gương là bản sao từ khối ảogiống y hệt khối thực (H.13), những ngọn lửa bập bùng hay những cột khói là

Trang 18

những khối ảo hiện hữu nhưng khó nắm bắt Màn hình nhỏ chứa đựng cả thếgiới thông qua những hình ảnh chuyển động 24 hình/giây, nhờ cơ chế lưuhình ở võng mạc của mắt mà ta cảm nhận được sự sống động như thực.

Trong kiến trúc thì không gian nội thất là nhưng không gian được thiết

kế có chủ ý, đem lại cho chủ nhân không chỉ nhưng tiện lợi trong đời sống mà

cả những cảm nhận phong phú về đời sống tinh thần Những trần cao trongkiến trúc tại các thánh đường Hồi giáo, Thiên chúa giáo bằng cách bố trí, sắpđặt không gian làm cho ta cảm thấy rợn ngợp, thoáng đãng, cao vời và siêuthoát (H.14) Những ngôi chùa, đình, đền với cách kết cấu không gian thấplại tạo cảm giác về sự ấm áp, linh thiêng, bao bọc…

Tất cả những điều đó cho thấy sự hiện hữu của khối ảo trong tự nhiên vàtrong đời sống là có thực Đóng vai trò là một phần không thể thiếu trong đờisống tinh thần của chúng ta

1.2.3 Khái niệm về khối ảo và khối ảo trong điêu khắc.

1.2.3.1 Khái niệm về khối ảo: Nếu khối thực là khối nhìn thấy, thì khối ảo là

khối cảm thấy Khối ảo xuất hiện trên cơ sở chịu cảm xúc từ khối thực, lànhững khoảng không gian trống giữa các khối thực, là cấu trúc luồn lách bêntrong các tác phẩm, là không gian bao quanh khối thực… Khối thực màchúng ta thấy là khối gây ấn tượng và dẫn dụ người xem đến với cái khối ảotinh túy ẩn sâu Ta có thể ví “khối thực” như cái cánh hoa còn khối ảo tựa nhưhương hoa phẳng phất, hoặc giả, khối thực như hình, còn khối ảo như mảngtrống ở trong tranh.Từ những nhận định trên đây ta có thể đưa ra khái niệm vềkhối ảo như sau:

Khối ảo là khối trừu tượng trong không gian, không có đường ranh giới

và có tính lùi sau, do thị giác và trí tưởng tượng của con người tạo ra.Khối

ảo hình thành từ sự biến đổi cảm xúc của khối thực hay một không gian cụ thể được tạo ra bởi những điểm, bình diện trong không gian.

Trang 19

1.2.3.2 Khối ảo trong điêu khắc

Trong điêu khắc khối ảo là thủ pháp biểu hiện rất đa năng do con ngườisáng tạo ra, nhờ sự kết hợp giữa những cảm quan hình khối với tính năng của

bố cục thông qua thị giác Thể hiện sự chuyển động của khối, làm ngôn ngữđiêu khắc thêm phần sức mạnh, làm cho nghệ thuật trở nên phong phú và đadạng Trong bố cục của một tác phẩm điêu khắc, độ to nhỏ hay độ rộng, khe

hở của khoảng rỗng không giống nhau, sẽ xuất hiện hiệu quả và khoảngkhông gian ba chiều khác nhau

Là mảng miếng to nhỏ khác nhau, được xếp dàn trải theo chiều ngangtạo cho ta cảm giác yên bình và ổn định, cảm giác tĩnh lặng đứng yên bắtnguồn từ những nhịp điệu đan xen bằng phẳng Khối ảo được sắp xếp theochiều thẳng đứng làm cho người xem có cảm giác cao vợi, những khoảngrỗng đó còn gây cho những người xem có cảm giác một sức sống mới đangvươn lên

Tồn tại độc lập nhờ những bình diện hay những điểm trong không gian,giống như cái túi để đựng không gian,không chỉ vo không gian lại thành mộtkhối mà còn có tính bao quanh chứa đựng

Là sự biến đổi cảm giác của khối thực bằng những thủ pháp như phốimầu, ánh sáng, chất liệu tương phản hay xuyên sáng…

Trong điêu khắc ta thấy có ba hình thức của khối ảo như sau;

Khối ảo trong không gian: là loại khối ảo cho ta thấy được một dạng

hình thù do trí tưởng tượng tạo ra nhờ dựa vào một bề mặt, một yếu tố nào đó

có sẵn, như điểm, bình diện Nó chứa một thể tích nào đó trong không giannhưng không thể sờ nắm được, mà là sự cảm nhận, là cảm xúc, đôi khi thểhiện chút bay bổng và trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ VD; Tácphẩm của Phan Phương Đông (H.50)

Khối ảo được tạo từ hình khối: là những khối ảo được tạo nên từ những

mảng lồi-lõm của bản thân bố cục tượng, được sắp xếp, bố cục theo nhịp điệu,

Trang 20

hình khối cụ thể Là khoảng trống giữa các khối, là không gian xung quanh sựnhô nổi của khối giúp người xem cảm nhận được hình tượng, ý tưởng của tácgiả VD; Tượng Thánh Gióng, Nguyễn Văn Trỗi của Nguyễn Hải (H 30).

Khối ảo (cấu trúc bên trong) là loại khối ảo ẩn, chìm, được tạo ra từ

những khoảng rỗng (lỗi thủng) to nhỏ khác nhau trên bề mặt tượng Nó là cấutrúc bên trong của bố cục tượng mà người xem theo cảm xúc thẩm mỹ củabản thân mà tưởng tượng ra Khối ảo (cấu trúc bên trong) thường không cóhình dạng nhất định, không có đường ranh giới và có thể luồn lách qua nhữnghình khối cụ thể để tạo nên một không gian, một bố cục mới theo trí tưởng

tượng của con người VD;Tượng Moore, Phan Gia Hương ( H.46, H.47)

Nếu khối thực là ngôn ngữ cô đọng hiện hữu thì khối ảo là ngôn ngữtrừu tượng cho ta thỏa sức phiêu lưu, hình thành nên cảm quan khác nhau ởngười xem Chính vì thế trong điêu khắc cần thiết phải kiểm soát được khối

ảo để khối thực giàu hơn giá trị về mặt biểu cảm

1.3 BỐI CẢNH NỀN ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.3.1 Mỹ thuật Đông dương (1925 – 1954)

1.3.1.1 Giai đoạn (1925-1945)

Giai đoạn 1925-1945 được coi là những năm hình thành nền mỹ thuật

Việt Nam hiện đại và nền điêu khắc Việt Nam hiện đại cũng được đánh dấu

từ khi ra đời của trường cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1925), tiền thân củaĐại học Mỹ thuật Việt nam ngày nay Qua các thầy giáo người Pháp tạitrường, thế hệ các nhà điêu khắc Việt Nam lúc đó học được rất nhiều từ kỹthuật phương Tây cũng như cách áp dụng những kỹ thuật ấy để phát triển mỹthuật truyền thống của Việt Nam

Giai đoạn thời mỹ thuật Đông Dương có nhiều ý nghĩa quan trọng đốivới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại Đó là bước chuyển từ nền

mỹ thuật dân gian sang nền mỹ thuật hiện đại có tính bác học, hàn lâm theohướng phương Tây hóa Các nhà điêu khắc thời đó được đào tạo trong môitrường giáo dục phương Tây, từ giáo trình, chương trình học, thầy giáo cho

Trang 21

đến học liệu, họa phẩm , nhưng các tác phẩm của họ vẫn phản ánh đậm nétcốt cách và tâm hồn dân tộc và con người Việt nam Chẳng hạn như nhà điêukhắc Vũ Cao Đàm (sinh năm 1908), ông theo học khoá II, nhưng là khóa điêukhắc đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1926 đếnnăm 1931, tốt nghiệp loại giỏi, ông được sang Pháp để nghiên cứu và nângcao kiến thức về nghệ thuật tạo hình ông có các bức tượng như “Người đội

mũ tế”(58Cm), Đồng – 1931.”Em bé cài lược”, Thạch Cao Phạm Gia Giang(1912) có bức phù điêu sơn đắp “Hạnh Phúc” -1950 Nguyễn Thị Kim (1917)

có bức Phù điêu “Hạnh phúc” (100x50Cm) – 1950… (H.27, H28)

1.3.1.2 Giai đoạn (1945 -1954)

Cách mạng tháng 8/1945 thành công đưa đất nước vào kỷ nguyên Độclập - Tự do - Hạnh phúc Đồng thời cũng mở ra một trang sử mới cho mỹthuật Việt Nam Đồng thời tháng 10/1945 trường Cao đẳng mỹ thuật được mở

ra nhưng do chiến tranh không học được Song được cách mạng cổ vũ, cáchoạ sỹ và các nhà điêu khắc đã tự tin, tích cực chuẩn bị cho cuộc triển lãm mỹthuật toàn quốc đầu tiên trong chế độ mới với các tác phẩm tố cáo tội ác củathực dân Pháp, phát xít Nhật, ca ngợi lãnh tụ và các anh hùng thời đại: nhưcác tượng về Bác Hồ của Vũ Cao Đàm, Nguyễn Thị Kim, tượng Võ Thị Sáucủa Diệp Minh Châu, Tượng Nguyễn Văn Trỗi của Nguyễn Hải đã báo hiệu

sự ra đời của nền nghệ thuật cách mạng (H.23, H.24)

Và rồi chiến tranh lan dần từ miền Nam ra cả nước, cho đến cuối 1940cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đi liền với sự nghiệp kháng chiến toàndân, toàn diện là sự chuyển mình của các hoạ sỹ, nhà điêu khắc Họ nghe theotiếng gọi của đất nước của dân tộc cho nên đa số vừa cầm súng, vừa cầm bút

vẽ tranh để tuyên truyền cho kháng chiến

Năm 1951 ở miền Bắc lại tổ chức một cuộc triển lãm mỹ thuật với

quy mô lớn; nhân dịp này Bác đã gửi thư tới các hoạ sỹ và nghệ sỹ " Văn

hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy " và nêu rõ nhiệm vụ của chiến sỹ nghệ thuật là phụng sự kháng

Trang 22

chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân Năm 1952 tại Việt Bắctrường Trung cấp mỹ thuật được thành lập do hoạ sỹ Tô Ngọc Vân làmHiệu trưởng, đã đào tạo ra một thế hệ hoạ sỹ, nhà điêu khắc đầu tiên chokháng chiến.

Vào giai đoạn cuối của kháng chiến chống Pháp, các hoạ sỹ tích cực thâmnhập vào cả hai trận địa phản phong và phản đế

1.3.2 Mỹ thuật Hiện thực xã hội chủ nghĩa (1954-1986)

1.3.2.1 Giai đoạn (1954 – 1975).

Giữa năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hoà bình lập lạitrong cả nước giới mỹ thuật có điều kiện tập trung về thủ đô Hà Nội, tổ chứcmột cuộc triển lãm thực sự mang tính toàn quốc, là sự tổng kết của mỹ thuậtkháng chiến Thời gian này cũng có nhiều công trình mỹ thuật được xây dựngnhư: 1957 hội mỹ thuật Việt Nam được thành lập, trường Trung câp mỹ thuậtđược nâng cấp thành trường Cao đẳng 1962 viện mỹ thuật - mỹ nghệ đượcthành lập, 1966 bảo tàng mỹ thuật khánh thành tất cả nói lên tiềm năng dồidào của nền mỹ thuật

Dân tộc ta thoát khỏi gánh nặng áp bức của thực dân Pháp chẳng đượcbao thì đế quốc Mỹ lại nhảy vào phá hoại miền Bắc (1964), nhân dân miềnBắc lại bắt đầu một cuộc kháng chiến gian khổ để đấu tranh bảo vệ nền độc lập -

tự do của mình Tuy nhiên, các hoạ sỹ, và nhà điêu khắc lại thích ứng hoàn cảnhmới này rất nhanh, một mặt lên đường đến những nơi nóng bỏng nhất để ghi chép,sáng tác, không ít trong số đó đã đi mà không bao giờ trở lại Hiện thực chiếnđấu sản xuất của quân dân đã đi vào tranh tượng, vừa động viên mọi ngườivượt lên mọi thử thách của chiến tranh, vừa tranh thủ sự đồng tình của thếgiới Nghệ thuật điêu khắc khởi sắc, thành tựu được thừa nhận ở triển lãm 10năm điêu khắc hiện đại Việt Nam (1963 - 1973) Nền mỹ thuật Việt Nam đãphát triển rất mạnh, những thành tựu của mỹ thuật cách mạng Việt Nam được

dự triển lãm ở nước ngoài như: 1956 tại 3 nước XHCN Châu á (Trung Quốc,

Trang 23

Triều Tiên, Ma Cao), 1959 tại 8 nước XHCN Châu Âu Các tác phẩm của mỹthuật Việt Nam luôn giành được cảm tình của nhân dân thế giới.

Giai đoạn này hình tượng người phụ nữ đã được đề cao, chiếm tỷ lệ khálên trong các tác phẩm thời kỳ này, họ vừa đảm việc nhà, lại vừa đảm việc

nước, họ không còn là những tiểu thư đài các họ được ca ngợi như tượng " Võ

Thị Sáu” (Diệp Minh Châu), “Nắm đất miền Nam” (Phạm Xuân Thi) Nhưng

có lẽ tập trung hơn cả vẫn là hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta - hình

tượng " Bác Hồ " hầu như cuốn hút tất cả các nghệ sỹ tạo hình, vào tranh

tượng với rất nhiều chất liệu khác nhau, dưới mỗi một con mắt của mỗi hoạ

sỹ, vẻ đẹp của Bác lại càng đẹp hơn ở một khía cạnh nào đó Hình tượngBác là hình tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất Bên cạnh

sự đổi thay, phát triển nhìn chung của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ khángchiến chống Pháp - Mỹ thì ở miền Nam (1954 - 1975) nền mỹ thuật lại bịrơi vào sự phức tạp

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ - ne - vơ được ký kết Đấtnước ta tạm chia làm hai miền: miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội,miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đểhoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Năm

1954 trong làn sóng di cư, miền Nam có thêm những hoạ sỹ " có tay nghề từ

Bắc vào " họ ý định xây dựng một nền mỹ thuật trên " một quốc gia tự do " và

xây dựng một nền nghệ thuật đối lập với miền Bắc của chính quyền Sài Gòn.Trong thời điểm này, trường Cao đẳng mỹ thuật Gia Định và Huế được thành lập,giảng viên là các hoạ sỹ trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương Học sinh làngười di cư từ Bắc vào, không khí mỹ thuật ở miền Nam đã được đổi mớiTừ năm

1960 với sự can thiệp sâu hơn của Mỹ, một lối sống thực dụng lan tràn, nghệthuật như trò chơi xã hội thương mại, các hoạ sỹ không chú trọng vẽ, thích vẽsao thì vẽ Cho đến giữa thập nguyên 60 nền nghệ thuật đã có phần ổn định,tỉnh ngộ hơn, thúc đẩy một ý thức tìm về nguồn 1966 các hoạ sỹ trẻ có năng

Trang 24

lực thành lập " Hội hoạ sỹ trẻ Việt Nam " đã khơi dậy ý thức trách nhiệm của

người làm nghệ thuật Từ sau chiến thắng 1972 đã tổ chức được các triển lãm

mỹ thuât ở Lộc Ninh 1973 đến 1975 càng ngày càng nhiều với quy mô lớnhơn, để rồi đến ngày toàn thắng ở câu lạc bộ lao động vào tháng 5/1975 mộtcuộc triển lãm mừng chiến công đại thắng của dân tộc diễn ra trong không khítưng bừng, phấn khởi đã lan khắp cả nước, gây xao động của toàn dân, toànquân ta Từ đây nền mỹ thuật Việt Nam đã có được sự hài hoà, hoà nhập giữacác hoạ sỹ vùng chiến khu với các hoạ sỹ vùng mới giải phóng, nền mỹ thuật

cả nước trở về một khối

Nhìn chung, nền mỹ thuật Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chốngPháp, chống Mỹ Tuy gặp nhiều khó khăn, sự cản trở của đế quốc, áp đặt lênnền kinh tế xã hội, ngay cả nền mỹ thuật, thiếu thốn về chất liệu, nguyên liệusáng tác nhưng các hoạ sỹ thời kỳ này vẫn không ngừng sáng tác, tạo ra đượcnhiều tác phẩm với giá trị lịch sử khá cao, có nhiều tác phẩm ngày nay đượcdùng làm tài liệu vô giá của lịch sử nước nhà một thời máu lửa và hào hùng,nhiều tên tuổi tác giả thành danh không chỉ trong nước mà cả trên thế giới

Trang 25

Sau 5 năm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, triển lãm mỹ thuật toànquốc năm 1980 thực sự là một cuộc hội tụ lớn của nghệ thuật tạo hình cảnước, là một bước tiến nhảy vọt, bộc lộ tiềm năng sáng tác mới hứa hẹn bướcphát triển mạnh mẽ trong những năm tới - nhất là về mặt ngôn ngữ nghệ

thuật Tiêu biểu một số tác phẩm như: Tượng Bác Hồ bên suối Lênin (Diệp Minh Châu), Đảo tiền tiêu (Tạ Quang Bạo) Giai đoạn này đất nước còn chiến

tranh nên đề tài chiến đấu và sản xuất là hai đề tài chủ đạo nội dung tác phẩmđược đề cao hơn hình thức biểu hiện

Sau đại hội Đảng thứ 6 (1986) khẳng định đổi mới chiến lược cách mạng

mở cửa đất nước, làm bạn với các nước, chuyển dần sang kinh tế thị trường,

mọi người, mọi ngành phải " tự cởi trói " thì mỹ thuật cũng cuốn vào dòng

chảy ấy với sự nỗ lực của từng người

1.3.3 Mỹ thuật đổi mới (1986 đến nay)

Đại hội lần thứ 6 của Đảng CSVN (18/12/1986) đã đưa ra một quyếtđịnh có tính chất lịch sử đối với vận mệnh đất nước, quyết định mở cửa, quyếtđịnh đổi mới Từ chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa nghệ thuật Cụ thể làNghị quyết 5 của Bộ chính trị về văn hóa nghệ thuật Kêu gọi nghệ sỹ tự cởitrói và tự do sáng tạo Đó là nguyên nhân sâu xa tạo nên trào lưu Mỹ thuật đổimới, trào lưu thứ 3 của Mỹ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20

Từ đó có thể thấy sự khác biệt của Mỹ thuật thời kỳ này so với trước đóchính là ở sự tôn trọng hình thức biểu đạt chứ ,tôn trọng tự do sáng tạo, đề caotính cá nhân, tôn trọng các khuynh hướng khác nhau, không hạn chế tìm tòinhững phong cách mới Chiến tranh đã qua, những vấn đề lớn, vấn đề của sốđông, những vấn đề chung không còn được chú trọng Các nghệ sỹ quay vềkhai thác những vấn đề cá nhân, những câu chuyện, những vui buồn, trảinghiệm có tính chất riêng tư Họ hướng cái nhìn vào thế giới nội tâm, vào bêntrong hơn là bên ngoài Bước sang thập kỷ 90, công cuộc đổi mới đã có kếtquả rõ rệt, đất nước khởi sắc hẳn lên, mỹ thuật cũng đạt được những thành tựu

Trang 26

rực rỡ Mỹ thuật Việt Nam đã có vạn năm phát triển kể từ văn hoá hoà bình trên lịch trình ấy có lúc chậm, lúc nhanh, thậm chí có giai đoạn mà tư liệuhiện nay còn thiếu vắng nhưng sự phát triển là rõ ràng, với đỉnh cao là trốngđồng Đông Sơn, chùa tháp trong thời quân chủ Phật giáo, là đình làng trongthời quân Nho giáo.

Từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có sự chuyển hướng hoà nhập với nhiềugiá trị tạo hình của nhân loại nhưng mang diện mao riêng Mỹ thuật thời hiệnđại là giai đoạn phát triển nhất, mỹ thuật đã làm đẹp cho xã hội, là biểu hiệncho trình độ văn hoá - văn minh Việt Nam, là vũ khí đấu tranh cho tiến bộ xãhội và ngày nay đang gắn chặt với sự nghiệp phát triển của đất nước

Sau thời kỳ đổi mới, Mỹ thuật Việt Nam đã có những bước phát triển vềđội ngũ, về tổ chức sáng tác, về điều kiện làm việc, công bố tác phẩm, mởrộng nội dung và đề tài Điêu khắc tượng tròn và phù điêu có chuyển biếnmạnh mẽ trong ngôn ngữ nghệ thuật đặc biệt là trong việc sử dụng các chấtliệu bền vững

Những tên tuổi của thời kỳ này có thể kể đến Điềm Phùng Thị (1920),

Lê Bá Đảng (1921), Lê Công Thành (1931), Nguyễn Hải (1933), Phạm Mười(1935), Đinh Rú (1937), Hứa Tử Hoài (1940),Tạ Quang Bạo( 1941), PhanGia Hương (1951), Đào Châu Hải, Phan Phương Đông, Mai Thu Vân, TrầnHoàng Cơ, Nguyễn Nguyên Hà, Trần Đức Sĩ….cho đến các thế hệ nối tiếpgần đây như Nguyễn Huy Tính, Khổng Đỗ Tuyền, Nguyễn Ngọc Lâm, LươngVăn Việt…

Những năm gần đây, các tác phẩm điêu khắc, tượng tròn và phù điêuđược thể hiện bằng các chất liệu bền vững như gỗ, gốm, compozit, đồng, sắt.Một thế hệ điêu khắc của thời kỳ đổi mới đã hình thành và ngày càng chiếm

vị trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam hiện đại Ngôn ngữđiêu khắc đã thay đổi với những tìm tòi sáng tạo về bố cục, hình khối, phươngthức thể hiện khá đa dạng mang tính hiện đại nhằm biểu đạt những nội dung

Trang 27

khác nhau Các tác phẩm điêu khắc, tượng tròn và phù điêu trưng bầy trongcác triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, mỹ thuật khu vực cho thấy sự đa dạng vàtìm tòi sáng tạo của các nhà điêu khắc, đặc biệt là các nhà điêu khắc trẻ Nhìn chung các hoạ sỹ thời nay đã tìm cho mình một con đường riêng,thể hiện với một thái độ tình cảm trong toàn tác phẩm, chính vì vậy mỗi tác

phẩm ra đời là một niềm vui lớn với họ, họ coi tác phẩm như "đứa con " của

họ, họ nâng niu trân trọng

Tiểu kết:

Nền điêu khắc Việt Nam hiện đại cùng với tiến trình của lịch sử dân tộc

đã trưởng thành từ những giai đoạn khó khăn của đất nước đến ngày nay làmột tiến trình dài nhiều thăng trầm Sự cởi mở trong điêu khắc nhất là từ sauđổi mới 1986 và thời kỳ mở cửa từ 1990 đến nay cũng đồng nghĩa với sự cởi

mở của các hình thức biểu hiện khối Khối thực không còn đóng khung trongnhững hình thể thực nữa mà bắt đầu được cách điệu, được khái quát thànhnhững khối cô đọng và biểu cảm hơn Những cảm xúc trừu tượng đã đượchiện thực hóa bằng những khối hình biến điệu

Sự xuất hiện của khối ảo trong điêu khắc ngày càng cho thấy sự ưu việtcủa nó đối với môn nghệ thuật này, như một sự cởi trói khỏi những ràng buộcđóng khung của khối thực, làm cho hình khối trong điêu khắc đa dạng hơn,phong phú hơn, bay bổng hơn và phiêu lãng hơn Chắp cánh cho cảm xúc và

ý tưởng của các nhà điêu khắc đến với sự chiếm lĩnh không gian

Trang 28

CHƯƠNG 2 KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM

TIÊU BIỂU

2.1 TIẾNG NÓI CỦA HÌNH KHỐI

2.1.1 Tiếng nói hình khối từ chất liệu

Mỗi chất liệu có những đặc tính riêng, nhưng những đặc tính ấy đượcphát triển và có nhiều khả năng biểu đạt nghệ thuật khi được các nghệ sĩ có

kinh nghiệm vận dụng vào tác phẩm của mình Trong “Con mắt nhìn cái

đẹp” Nguyễn Quân nói; “Điêu khắc phụ thuộc vào chất liệu nhiều nhất và vật liệu làm điêu khắc cũng phong phú bậc nhất Vẻ đẹp của chất liệu tính chất vật lí của chất liệu góp phần quan trọng vào giá trị thẩm mỹ của tác phẩm” [6,62] Chất liệu đóng góp một phần quan trọng cho tiếng nói của điêu

khắc.Chất liệu điêu khắc khá đa dạng, phong phú Mỗi chất liệu đều có những

ưu điểm nhất định giúp cho nhà điêu khắc thể hiện có hiệu quả hơn nhữnghình tượng của mình

Chất liệu cổ xưa nhất của các loại hình nghệ thuật hình khối là đá Tácphẩm xưa nhất trên đá đã tìm được là bức tranh khắc hình ba đầu người trênvách đá ở hang Đồng Nội (Hòa Bình) có niên đại vào khoảng 1 vạn nămtr.CN Trong thung lũng Sapa (Lào Cai) từng phát hiện được cả một rừng đá –

“Bãi đá cổ Sa Pa” (159 hòn lớn nhỏ) có khắc hình người, muông thú, chữ cổ,bản đồ với những hình tượng cực kỳ hấp dẫn nhưng đầy bí ẩn Từ nhữnghình khắc thô sơ, nghệ thuật chạm khắc đá Việt Nam đã đi những bước vữngchắc để đạt đến những tác phẩm chạm khắc đá nổi tiếng như pho tượng đứcPhật Adiđà bằng đá cao gần 2 mét ở chùa Phật Tích (Hà Bắc) tạc vào thời Lí(H.26) hoặc như nghệ thuật chạm đá của người Chăm Mỗi loại đá lại cho ta

Trang 29

những cảm nhận khác nhau; Đá Ganite đen cho ta cảm giác về một hình khốichắc khỏe, đá hoa cương, cẩm thạch trắng cho ta cảm giác về sự sang trọng,tinh khiết đề cao giá trị biểu cảm, đá sa thạch lại cho ta cảm giác mộc mạc,

ấm áp gần gũi…

Việt Nam nói riêng và Đông Nam á nói chung là một trong những nơi có

đồ gốm xuất hiện sớm nhất thế giới Cách đây 1 vạn năm ở Việt Nam đã rađời loại gốm đất nung tìm thấy ở Hòa Bình và nhiều nơi khác Từ đất nungđến đồ sành, sứ ; từ gốm mộc đến gốm tráng men các màu (men trắng ngà,men hoa nâu, men lam, men ngọc, ), nghệ thuật gốm Việt Nam đã trải quamột chặng đường dài Nhiều quốc gia châu Á, châu âu, đặc biệt là Nhật Bản

và Đông Nam Á đã từng nhập khẩu đồ gốm Việt Nam với số lượng lớn Cóloại gốm men mà người Nhật Bản xưa gọi là " Hồng An Nam" rất được ưadùng trong nghệ thuật trà đạo Theo cuốn Đồ gốm Nhật Bản (La céramiqueJaponaise) của oneda Tokomosouke (Paris, 1873) thì trong khoảng thế kỉXVI-XIX, ở Nhật Bản có nhiều thợ gốm giỏi đã bắt chước làm theo đồ gốm

cổ Việt Nam mà họ gọi là Kochi (gốm Giao Chỉ) Chất liệu gốm mộc mạcdân dã và gần gũi trong vệc thể hiện những khối tình mang tính lắng đọngtình cảm Chất liệu gốm khi dùng mầu men qua lửa lại tạo nên những hiệuquả bất ngờ, kỳ ảo Sự tĩnh lặng gợi khối ảo trong gốm men mang nhiềucảm xúc hoài niệm (H.25)

Ngay từ buổi đầu thời vua Hùng dựng nước, khoảng 1.500 năm tr.CN, tổtiên ta đã chế được hợp kim đồng thau Từ vật liệu kim loại, tổ tiên ta sáng tác

ra vô số những tác phẩm chạm khắc tinh tế trên trống đồng, thạp đồng, cácpho tượng đồng quý giá và nhiều vật dụng bằng đồng khác Đồng là chất liệuquý giá cho ta cảm giác sang quý, uy quyền và vĩnh cửu (H.23)

Từ vật liệu gỗ, tuy phần nhiều đã bị hủy hoại, lịch sử vẫn còn nhắc đếnnhững pho tượng Tứ Pháp tạc bằng gỗ dâu vào đầu CN, vẫn còn giữ đượcnhững pho tượng gỗ kiệt xuất như tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay chùa

Trang 30

Bút Tháp (Hà Bắc) tạc năm 1656 (H.24) 18 pho tượng La-hán chùa TâyPhương tạc vào thế kỉ XVlll, mỗi người một vẻ, một số phận, một tính cách,một nội tâm Hay như những sinh hoạt trong chạm khắc đình làng, nhữngtượng nhà mồ Tây Nguyên…cho thấy chất liệu gỗ đã đạt được nhưng thànhtựu đáng tự hào trong điêu khắc với ngôn ngữ biểu cảm khúc triết, nhiều tìnhcảm và hơi thở cuộc sống.

Chất liệu sắt lại cho thỏa sức phiêu lưu trong trí tưởng tượng cũng nhưcảm giác vật chất của chất liệu Chỉ tính từ năm 1975 cho đến nay, Việt Nam

đã tổ chức được hơn chục triển lãm điêu khắc, kể cả những cuộc trưng bàycủa các trại sáng tác Nhưng mãi tới Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2005, mới

có tượng sắt chiếm giải huy chương vàng, đó là tác phẩm sắt hàn "Thượng võ" của Nguyễn Huy Tính (H.63) Kế đó là "Mắt bão" của Khổng Đỗ Tuyền, dùng

vật liệu sắt hàn, đoạt huy chương bạc Trần Hoàng Cơ là một nhà điêu khắctheo đuổi chất liệu này nhiều năm liên tục, anh cũng là người duy nhất cótượng sắt được trưng bày ở các bảo tàng nghệ thuật nước ngoài như Xin-ga-

po, Ôsaka (Nhật Bản), Đức Có thể nói Trần Hoàng Cơ là một gương mặt

"sắt" tiêu biểu có khích lệ rất lớn đến các nhà điêu khắc trẻ trên chất liệu này(H.56) Đào Châu Hải cho rằng điêu khắc sắt - thép có những lợi thế mà chấtliệu khác không có được Trước hết là khả năng chiếm lĩnh không gian theonhiều chiều kích vây bủa, có thể rất thanh mảnh uốn lượn nhưng cũng có thểrất đặc nặng (khác với đá, thuần túy chiếm lĩnh không gian bằng các khối đặc)

và sức áp chế khủng khiếp của nó về quy mô kích thước Khả năng đa dạngtrong việc lắp ghép, hàn gắn của sắt thép cũng mở rộng ngôn ngữ của điêukhắc, thể hiện những đặc trưng mỹ cảm phức tạp của đời sống hiện nay Sựchiếm lĩnh không gian ba chiều của điêu khắc kim loại với thái độ và những ưniệm đơn giản cho thấy người làm điêu khắc thép không “làm tượng” mà đưa

ra các thông điệp bằng chất liệu thì đúng hơn Giống như tác phẩm “Dành cho

Trang 31

lí trí” của Trần Trọng Tri, tác giả làm hai chiếc bánh mỳ bằng gang rồi làmmầu giống như thật, đem lại cho người xem cảm giác ghê răng Những thôngđiệp có tính nghệ thuật ấy cũng không cầu kỳ, vòng vo mà rất thẳng thừng,đơn giản như tính cách cần có của người làm điêu khắc, với tính chất khốc liệtđến nghiệt ngã dữ dội của nhịp điệu, bất kỳ là động hay tĩnh

Nghệ thuật của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị cũng được tạo nên bằng

đủ loại chất liệu bình dân nhất của cuộc sống: gỗ, nhôm, đất nung, đồng, giấy,vải và cả mảnh xác máy bay B52 Để tạo nên những cảm nhận riêng trongtừng tác phẩm Với những mảnh xác máy bay B52, Điềm Phùng Thị có mộtmảng tác phẩm về đề tài chiến tranh rất cuốn hút, các hình khối giống như là

sự hàn gắn những vết thương chiến tranh Các tác phẩm thể hiện tính nhânvăn cao cả, tôn vinh bà như một sứ giả của hoà bình (H.36)

Mỗi chất liệu có những hiệu quả khác nhau về hình khối chẳng hạn: Từmột hình vuông có cùng kích thước, thể tích chẳng hạn nhưng làm từ thủytinh, sơn mầu trắng sẽ cho ta một khối ảo nhẹ bay nhưng đúc bằng sắt, sơnmầu đen sẽ cho ta một khối ảo nặng trữu (Sử lí bề mặt kim loại bằng nhữngcách khác nhau cũng tạo nên những cảm giác khác nhau về hình khối)

Những chất liệu có tính bền vững như gốm, gỗ, đa, đồng sắt thép …vàquá trình lao động sáng tạo vất vả của các nhà điêu khắc khiến người takhi ngắm các tác phẩm, khó cưỡng lại ước muốn được sờ vào chúng như

để cảm nhận được nhiều hơn sự hấp dẫn của chất liệu và sự gia công củangười tạo ra chúng Thật vậy, chất liệu điêu khắc không những gây ấntượng hấp dẫn người xem bởi tính vật lý của nó, mà còn tạo nên sự say

mê sâu lắng trong lòng người xem bằng ngôn ngữ biểu cảm riêng củatừng chất liệu Đó chính là tinh thần, là hồn của chất liệu, một yếu tố quantrọng không thể thiếu trong một tác phẩm điêu khắc Nó giúp cho tác phẩmthăng hoa và sống lâu hơn trong lòng ngưòi thưởng ngoạn

Trang 32

2.1.2 Tiếng nói hình khối từ mầu sắc và tương quan mầu sắc.

Trong một thời gian dài của lịch sử mỹ thuật, người ta cho rằng chỉ cókhối vật chất cụ thể mới là điêu khắc, những sự lặp lại nhàm chán đó khiếncác nghệ sĩ trẻ cảm thấy bị bó buộc và tù túng Người ta đi tìm những cái mới,khát khao đi đến với cái đẹp mới lạ và đầy cảm hứng với những thể nghiệm

và tìm tòi táo bạo để đưa hình khối hoà với không gian Những ý đồ sử dụngkhoảng trống là một bộ phận của hình khối, đã tạo ra những tác phẩm gần gũivới cuộc sống hiện đại hơn Đến một thời điểm, khoảng không gian trốngtrong tác phẩm là một điều không thể thiếu và đương nhiên nó chiếm một vịtrí quan trọng trong việc góp phần tạo nên cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật.Nhờ đó, sự tìm tòi về màu sắc trong tác phẩm cũng đã được chuyển sang mộtkhía cạnh mới, đầy tìm tòi và phát triển mạnh mẽ, gây ra những đột phá và cónhững thành công không thể chối cãi

Thường trong tác phẩm điêu khắc người ta khai thác vẻ đẹp màu sắc tựthân của chất liệu Mỗi chất liệu có một màu khác nhau Mặc dù vẻ đẹp củatác phẩm ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố màu sắc nhưng màu sắc cũng có vai trò

biểu cảm đối với tác phẩm Phương Đông, nghệ thuật điêu khắc sử dụng màu

trong motíp tôn giáo trở nên phổ biến (những tác phẩm điêu khắc thường sửdụng màu, và được sơn son thiếp vàng, ta có thể bắt gặp cả những chất liệubằng gốm thường sử dụng thêm màu men để tăng thêm phần biểu cảm Đóchính là đặc điểm của điêu khắc tôn giáo ở Việt Nam nói riêng và Phương

Đông nói chung Còn ở phương Tây thì việc sử dụng màu sắc trong điêu khắc

không còn là điều mới mẻ Thưở ban đầu người Hy Lạp xưa đã dùng màu vẽcác chi tiết thực lên mắt, mũi, lông mày, môi… để làm cho bức tượng giốngnhư người thật Những bức tượng bằng đồng như tượng thần Dớt, tượng thầnAtena còn được dát vàng, ngà voi, đá quí, mắt được làm bằng kim cương…Người ta còn tìm thấy ở Ai Cập những bức tượng mô tả như thật về các chitiết cũng như màu sắc trên khuôn mặt tượng, v v…

Trang 33

Màu sắc trong điêu khắc không những có tác dụng thể hiện được những

ý tưởng táo bạo của tác giả mà còn sửa chữa được những khiếm khuyết của

chất liệu, tạo màu và nối các khối với nhau Trong các tác phẩm điêu khắc

hiện đại đã xuất hiện những tác phẩm cực kì ngẫu hứng, màu sắc tràn trề trêntượng; nhưng một tác phẩm điêu khắc vẫn là một tác phẩm điêu khắc, nó vẫn

có những yếu tố của điêu khắc chứ không phải là một tác phẩm hội hoạ, cho

dù có dùng màu một cách rực rỡ đi nữa nghĩa là nó vẫn là một khối vật chất

ba chiều có sự chuyển biến của khối hình, có sự vận động các chiều hướngcủa khối và nó chỉ trở lên đẹp hơn, hấp dẫn hơn chứ không làm mất đi giá trịđích thực của tác phẩm

Cảm giác hình khối qua mầu tự thân của chất liệu Những chất liệu với

những màu tự thân rất đẹp như tượng bằng chất liệu đồng gợi cho người xemcảm giác thật, gần gũi, sự thiêng liêng cũng toát lên từ chất liệu này ta có thểthấy trong các hình thức tượng chùa, đền, trong các không gian thờ cúng khácnhau ( ở chùa Trấn Vũ hay trong đền Quán Thánh, Phật bà quan âm nghìnmắt nghìn tay…).Tượng gỗ hay đá thường được sử dụng các màu nguyênbản, để màu tự thân, màu sắc đó phần nào cho ta cảm giác gần gũi và tạo rađược không gian của tác phẩm

Màu tôn thêm khối, biến đổi khối và tạo sự kết nối các khối với nhau Là

một trong những điều quan trọng của không gian điêu khắc ngoài trời, là tiếngnói của khối, ngôn ngữ của các khối điêu khắc để kết nối các khối điêu khắctrong tác phẩm Sử dụng màu sắc đóng vai trò không nhỏ Tôn thêm vẻ đẹpcủa khối, làm nổi bật và không bị chìm với không gian và màu sắc thiên

nhiên.

Mầu làm cho khối thực trở nên trừu tượng hơn Màu sắc làm phá vỡ cảm

giác đồng nhất của chất liệu,hình khối Khi người ta xử lí màu trên tác phẩmtheo ý muốn chủ quan, có khi mức độ màu dầy đặc trên tác phẩm, có khi chỉ

là điểm xuyết , điểm màu, gây một sự thú vị nho nhỏ hay gợi một thoáng cảm

Trang 34

xúc lạ trước một quần thể không gian chung, nó phá đi sự cảm nhận liền mạchcủa thị giác đối với hình khối và đôi khi hướng người xem đến với một mạchcảm xúc khác đó chính là sự phong phú của việc dùng màu trên tác phẩm Màu sắc có thể tạo được những thay đổi của không gian và tôn một tácphẩm điêu khắc lên một tầm mới, ấn tượng hơn, hấp dẫn hơn Nó giải phóngkhông gian điêu khắc khỏi giới hạn của bề mặt hình khối.

Mầu sắc làm cho hình khối trong các tác phẩm ngoài trời gần gũi hơn với thiên nhiên.

Việc sử dụng màu sắc trong điêu khắc ngoài trời xuất hiện như một điềutất yếu trong lịch sử nghệ thuật, ngoài việc muốn thể hiện một sự biểu cảmmới mẻ,việc sử dụng màu sắc trên tượng khi đặt trong không gian môi trườngthì màu sắc cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc làm tăng mĩ cảmcủa toàn bộ tổng thể bố cục chung của tác phẩm Herbert Read nói rằng;

Mầu vàng là mầu của trái đất, mầu xanh lơ là mầu của bầu trời, mầuvàng là mầu của gẫy vỡ, quấy nhiễu và làm cho con người khó chịu, mầuxanh là mầu tinh khiết và không bờ bến, thể hiện thế giới hòa bình Toàn

bộ sự tích tụ và phối hợp của hình thức và mầu sắc chính là mục đích thểhiện: có một nhu cầu nội tâm mơ hồ, không xác định và người nghệ sĩ sẽtìm kiếm một cách trực giác sự sắp xếp, phân bổ các mầu sắc nhằm thểhiện cảm giác đó [2,62] và thật đúng là như vậy

2.1.3 Tiếng nói hình khối từ ánh sáng và cấu trúc hình khối.

2.1.3.1 Hình khối từ ánh sáng

Chúng ta hiểu và nhận biết thế giới bởi cấu trúc khối và ánh sáng Bởivậy ánh sáng có tác động lớn đến cảm xúc, ấn tượng thị giác và cảm quanhình khối Với những khối bắt sáng thì sự lồ, lõm (âm, dương ) có được lànhờ ánh sáng mà mang lại, thông qua hiệu quả cảm thụ thị giác Những mảngdiện thay đổi lên tục tạo nên sự hấp dẫn là dựa vào những đường chạy để cân

đo đong đếm sự tiếp nhận của ánh sáng, điều này được chứng minh khi chúng

Ngày đăng: 23/04/2015, 13:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ văn hóa thông tin (2003), Kỷ yếu triển lãm điêu khắc toàn quốc 2003 2. Herbert Read (2002), Lịch sử hội họa thế kỷ xx,Nxb Văn hóa thông tin,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Kỷ yếu triển lãm điêu khắc toàn quốc 2003
Tác giả: Bộ văn hóa thông tin (2003), Kỷ yếu triển lãm điêu khắc toàn quốc 2003 2. Herbert Read
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2002
3. Hội mỹ thuật Việt Nam (2003), Giải Thưởng Hội mỹ thuật Việt Nam (1993 – 2003), Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải Thưởng Hội mỹ thuật Việt Nam
Tác giả: Hội mỹ thuật Việt Nam
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2003
4. Hội mỹ thuật Việt Nam (2004),Giải thưởng hội mỹ thuật Việt Nam và TLMT khu vực năm 2003, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải thưởng hội mỹ thuật Việt Nam vàTLMT khu vực năm 2003
Tác giả: Hội mỹ thuật Việt Nam
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2004
5. Nguyễn Luận (1990), Didai thị giác- tập 1, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Didai thị giác- tập 1
Tác giả: Nguyễn Luận
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 1990
6. Ocvirk-Stinson-Wigg-Bone-Cayton (Người dịch ; Lê Thành),(2006), Những nền tảng của Mỹ thuật , Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nền tảng của Mỹ thuật
Tác giả: Ocvirk-Stinson-Wigg-Bone-Cayton (Người dịch ; Lê Thành)
Nhà XB: Nxb Mỹ Thuật
Năm: 2006
7. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp , Nxb Mỹ thuật, Hà Nội 8. Lê Thị Mỹ Ý (2002),“Alphabet và trò chơi hình học của Điềm PhùngThị”, Tạp chí sông Hương, 157 (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con mắt nhìn cái đẹp" , Nxb Mỹ thuật, Hà Nội8. Lê Thị Mỹ Ý (2002),“Alphabet và trò chơi hình học của Điềm PhùngThị”, "Tạp chí sông Hương
Tác giả: Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp , Nxb Mỹ thuật, Hà Nội 8. Lê Thị Mỹ Ý
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2002
13. Sở VHTT Khỏnh Hũa (2005), Kỷ yếu trại sỏng tỏc ô Nha Trang điểm hẹn ằ 14. Sở VHTT Hải Phòng (2008), Kỷ yếu Trại sáng tác điêu khắc quốc tế ĐồSơn– ô Cảm xỳc Biển ằ 2007, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ô Nha Trang điểm hẹn ằ" 14. Sở VHTT Hải Phòng (2008), Kỷ yếu Trại sáng tác điêu khắc quốc tế ĐồSơn– "ô Cảm xỳc Biển ằ
Tác giả: Sở VHTT Khỏnh Hũa (2005), Kỷ yếu trại sỏng tỏc ô Nha Trang điểm hẹn ằ 14. Sở VHTT Hải Phòng
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2008
9. Sở VHTT Huế (1998), Kỷ yếu Trại sáng tác điêu khắc quốc tế lần thứ II, Ấn tượng Huế, Việt Năm 1998 Khác
10. Sở VHTT Huế (2002), Kỷ yếu Trại sáng tác điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tại Huế - Ấn tượng Huế 2002 Khác
11. Sở VHTT Huế (2004), Kỷ yếu Trại sáng tác điêu khắc quốc tế lần thứ 4 tại Huế - Ấn tượng Huế 2004 Khác
12. Sở VHTH An Giang (2003), Kỷ yếu Trại sáng tác điêu khắc quốc tế lần thứ IV – Việt Nam, Dấu ấn An Giang 2003 Khác
15. Viện Mỹ thuật, trường đại học mỹ thuật Hà Nội, (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w