2.1.1 Tiếng nói hình khối từ chất liệu
Mỗi chất liệu có những đặc tắnh riêng, nhưng những đặc tắnh ấy được phát triển và có nhiều khả năng biểu đạt nghệ thuật khi được các nghệ sĩ có kinh nghiệm vận dụng vào tác phẩm của mình. Trong ỘCon mắt nhìn cái đẹpỢ Nguyễn Quân nói; ỘĐiêu khắc phụ thuộc vào chất liệu nhiều nhất và vật liệu làm điêu khắc cũng phong phú bậc nhất .Vẻ đẹp của chất liệu tắnh chất vật lắ của chất liệu góp phần quan trọng vào giá trị thẩm mỹ của tác phẩmỢ [6,62]. Chất liệu đóng góp một phần quan trọng cho tiếng nói của điêu khắc.Chất liệu điêu khắc khá đa dạng, phong phú. Mỗi chất liệu đều có những ưu điểm nhất định giúp cho nhà điêu khắc thể hiện có hiệu quả hơn những hình tượng của mình.
Chất liệu cổ xưa nhất của các loại hình nghệ thuật hình khối là đá. Tác phẩm xưa nhất trên đá đã tìm được là bức tranh khắc hình ba đầu người trên vách đá ở hang Đồng Nội (Hòa Bình) có niên đại vào khoảng 1 vạn năm tr.CN. Trong thung lũng Sapa (Lào Cai) từng phát hiện được cả một rừng đá Ờ ỘBãi đá cổ Sa PaỢ (159 hòn lớn nhỏ) có khắc hình người, muông thú, chữ cổ, bản đồ... với những hình tượng cực kỳ hấp dẫn nhưng đầy bắ ẩn. Từ những hình khắc thô sơ, nghệ thuật chạm khắc đá Việt Nam đã đi những bước vững chắc để đạt đến những tác phẩm chạm khắc đá nổi tiếng như pho tượng đức Phật Adiđà bằng đá cao gần 2 mét ở chùa Phật Tắch (Hà Bắc) tạc vào thời Lắ (H.26) hoặc như nghệ thuật chạm đá của người Chăm. Mỗi loại đá lại cho ta
những cảm nhận khác nhau; Đá Ganite đen cho ta cảm giác về một hình khối chắc khỏe, đá hoa cương, cẩm thạch trắng cho ta cảm giác về sự sang trọng, tinh khiết đề cao giá trị biểu cảm, đá sa thạch lại cho ta cảm giác mộc mạc, ấm áp gần gũiẦ..
Việt Nam nói riêng và Đông Nam á nói chung là một trong những nơi có đồ gốm xuất hiện sớm nhất thế giới. Cách đây 1 vạn năm ở Việt Nam đã ra đời loại gốm đất nung tìm thấy ở Hòa Bình và nhiều nơi khác. Từ đất nung đến đồ sành, sứ...; từ gốm mộc đến gốm tráng men các màu (men trắng ngà, men hoa nâu, men lam, men ngọc,...), nghệ thuật gốm Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài. Nhiều quốc gia châu Á, châu âu, đặc biệt là Nhật Bản và Đông Nam Á đã từng nhập khẩu đồ gốm Việt Nam với số lượng lớn. Có loại gốm men mà người Nhật Bản xưa gọi là " Hồng An Nam" rất được ưa dùng trong nghệ thuật trà đạo. Theo cuốn Đồ gốm Nhật Bản (La céramique Japonaise) của oneda Tokomosouke (Paris, 1873) thì trong khoảng thế kỉ XVI-XIX, ở Nhật Bản có nhiều thợ gốm giỏi đã bắt chước làm theo đồ gốm cổ Việt Nam mà họ gọi là Kochi (gốm Giao Chỉ). Chất liệu gốm mộc mạc dân dã và gần gũi trong vệc thể hiện những khối tình mang tắnh lắng đọng tình cảm. Chất liệu gốm khi dùng mầu men qua lửa lại tạo nên những hiệu quả bất ngờ, kỳ ảo. Sự tĩnh lặng gợi khối ảo trong gốm men mang nhiều cảm xúc hoài niệm (H.25).
Ngay từ buổi đầu thời vua Hùng dựng nước, khoảng 1.500 năm tr.CN, tổ tiên ta đã chế được hợp kim đồng thau. Từ vật liệu kim loại, tổ tiên ta sáng tác ra vô số những tác phẩm chạm khắc tinh tế trên trống đồng, thạp đồng, các pho tượng đồng quý giá và nhiều vật dụng bằng đồng khác...Đồng là chất liệu quý giá cho ta cảm giác sang quý, uy quyền và vĩnh cửu (H.23).
Từ vật liệu gỗ, tuy phần nhiều đã bị hủy hoại, lịch sử vẫn còn nhắc đến những pho tượng Tứ Pháp tạc bằng gỗ dâu vào đầu CN, vẫn còn giữ được những pho tượng gỗ kiệt xuất như tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay chùa
Bút Tháp (Hà Bắc) tạc năm 1656 (H.24). 18 pho tượng La-hán chùa Tây Phương tạc vào thế kỉ XVlll, mỗi người một vẻ, một số phận, một tắnh cách, một nội tâm . Hay như những sinh hoạt trong chạm khắc đình làng, những tượng nhà mồ Tây NguyênẦcho thấy chất liệu gỗ đã đạt được nhưng thành tựu đáng tự hào trong điêu khắc với ngôn ngữ biểu cảm khúc triết, nhiều tình cảm và hơi thở cuộc sống.
Chất liệu sắt lại cho thỏa sức phiêu lưu trong trắ tưởng tượng cũng như cảm giác vật chất của chất liệu. Chỉ tắnh từ năm 1975 cho đến nay, Việt Nam đã tổ chức được hơn chục triển lãm điêu khắc, kể cả những cuộc trưng bày của các trại sáng tác. Nhưng mãi tới Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2005, mới có tượng sắt chiếm giải huy chương vàng, đó là tác phẩm sắt hàn "Thượng võ" của Nguyễn Huy Tắnh (H.63). Kế đó là "Mắt bão" của Khổng Đỗ Tuyền, dùng vật liệu sắt hàn, đoạt huy chương bạc. Trần Hoàng Cơ là một nhà điêu khắc theo đuổi chất liệu này nhiều năm liên tục, anh cũng là người duy nhất có tượng sắt được trưng bày ở các bảo tàng nghệ thuật nước ngoài như Xin- ga-po, Ôsaka (Nhật Bản), Đức. Có thể nói Trần Hoàng Cơ là một gương mặt "sắt" tiêu biểu có khắch lệ rất lớn đến các nhà điêu khắc trẻ trên chất liệu này (H.56). Đào Châu Hải cho rằng điêu khắc sắt - thép có những lợi thế mà chất liệu khác không có được. Trước hết là khả năng chiếm lĩnh không gian theo nhiều chiều kắch vây bủa, có thể rất thanh mảnh uốn lượn nhưng cũng có thể rất đặc nặng (khác với đá, thuần túy chiếm lĩnh không gian bằng các khối đặc) và sức áp chế khủng khiếp của nó về quy mô kắch thước. Khả năng đa dạng trong việc lắp ghép, hàn gắn của sắt thép cũng mở rộng ngôn ngữ của điêu khắc, thể hiện những đặc trưng mỹ cảm phức tạp của đời sống hiện nay. Sự chiếm lĩnh không gian ba chiều của điêu khắc kim loại với thái độ và những ư niệm đơn giản cho thấy người làm điêu khắc thép không Ộlàm tượngỢ mà đưa ra các thông điệp bằng chất liệu thì đúng hơn. Giống như tác phẩm ỘDành cho
lắ trắỢ của Trần Trọng Tri, tác giả làm hai chiếc bánh mỳ bằng gang rồi làm mầu giống như thật, đem lại cho người xem cảm giác ghê răng. Những thông điệp có tắnh nghệ thuật ấy cũng không cầu kỳ, vòng vo mà rất thẳng thừng, đơn giản như tắnh cách cần có của người làm điêu khắc, với tắnh chất khốc liệt đến nghiệt ngã dữ dội của nhịp điệu, bất kỳ là động hay tĩnh.
Nghệ thuật của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị cũng được tạo nên bằng đủ loại chất liệu bình dân nhất của cuộc sống: gỗ, nhôm, đất nung, đồng, giấy, vải... và cả mảnh xác máy bay B52. Để tạo nên những cảm nhận riêng trong từng tác phẩm. Với những mảnh xác máy bay B52, Điềm Phùng Thị có một mảng tác phẩm về đề tài chiến tranh rất cuốn hút, các hình khối giống như là sự hàn gắn những vết thương chiến tranh. Các tác phẩm thể hiện tắnh nhân văn cao cả, tôn vinh bà như một sứ giả của hoà bình (H.36).
Mỗi chất liệu có những hiệu quả khác nhau về hình khối chẳng hạn: Từ một hình vuông có cùng kắch thước, thể tắch chẳng hạn nhưng làm từ thủy tinh, sơn mầu trắng sẽ cho ta một khối ảo nhẹ bay nhưng đúc bằng sắt, sơn mầu đen sẽ cho ta một khối ảo nặng trữu. (Sử lắ bề mặt kim loại bằng những cách khác nhau cũng tạo nên những cảm giác khác nhau về hình khối)
Những chất liệu có tắnh bền vững như gốm, gỗ, đa, đồng sắt thép Ầvà quá trình lao động sáng tạo vất vả của các nhà điêu khắc khiến người ta khi ngắm các tác phẩm, khó cưỡng lại ước muốn được sờ vào chúng như để cảm nhận được nhiều hơn sự hấp dẫn của chất liệu và sự gia công của người tạo ra chúng. Thật vậy, chất liệu điêu khắc không những gây ấn tượng hấp dẫn người xem bởi tắnh vật lý của nó, mà còn tạo nên sự say mê sâu lắng trong lòng người xem bằng ngôn ngữ biểu cảm riêng của từng chất liệu. Đó chắnh là tinh thần, là hồn của chất liệu, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong một tác phẩm điêu khắc. Nó giúp cho tác phẩm thăng hoa và sống lâu hơn trong lòng ngưòi thưởng ngoạn.
2.1.2 Tiếng nói hình khối từ mầu sắc và tương quan mầu sắc.
Trong một thời gian dài của lịch sử mỹ thuật, người ta cho rằng chỉ có khối vật chất cụ thể mới là điêu khắc, những sự lặp lại nhàm chán đó khiến các nghệ sĩ trẻ cảm thấy bị bó buộc và tù túng. Người ta đi tìm những cái mới, khát khao đi đến với cái đẹp mới lạ và đầy cảm hứng với những thể nghiệm và tìm tòi táo bạo để đưa hình khối hoà với không gian. Những ý đồ sử dụng khoảng trống là một bộ phận của hình khối, đã tạo ra những tác phẩm gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn. Đến một thời điểm, khoảng không gian trống trong tác phẩm là một điều không thể thiếu và đương nhiên nó chiếm một vị trắ quan trọng trong việc góp phần tạo nên cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật. Nhờ đó, sự tìm tòi về màu sắc trong tác phẩm cũng đã được chuyển sang một khắa cạnh mới, đầy tìm tòi và phát triển mạnh mẽ, gây ra những đột phá và có những thành công không thể chối cãi.
Thường trong tác phẩm điêu khắc người ta khai thác vẻ đẹp màu sắc tự thân của chất liệu. Mỗi chất liệu có một màu khác nhau. Mặc dù vẻ đẹp của tác phẩm ắt bị ảnh hưởng bởi yếu tố màu sắc nhưng màu sắc cũng có vai trò biểu cảm đối với tác phẩm. Phương Đông, nghệ thuật điêu khắc sử dụng màu trong motắp tôn giáo trở nên phổ biến (những tác phẩm điêu khắc thường sử dụng màu, và được sơn son thiếp vàng, ta có thể bắt gặp cả những chất liệu bằng gốm thường sử dụng thêm màu men để tăng thêm phần biểu cảm. Đó chắnh là đặc điểm của điêu khắc tôn giáo ở Việt Nam nói riêng và Phương Đông nói chung. Còn ở phương Tây thì việc sử dụng màu sắc trong điêu khắc không còn là điều mới mẻ. Thưở ban đầu người Hy Lạp xưa đã dùng màu vẽ các chi tiết thực lên mắt, mũi, lông mày, môiẦ để làm cho bức tượng giống như người thật. Những bức tượng bằng đồng như tượng thần Dớt, tượng thần Atena còn được dát vàng, ngà voi, đá quắ, mắt được làm bằng kim cươngẦ Người ta còn tìm thấy ở Ai Cập những bức tượng mô tả như thật về các chi tiết cũng như màu sắc trên khuôn mặt tượng, v . vẦ
Màu sắc trong điêu khắc không những có tác dụng thể hiện được những ý tưởng táo bạo của tác giả mà còn sửa chữa được những khiếm khuyết của chất liệu, tạo màu và nối các khối với nhau. Trong các tác phẩm điêu khắc hiện đại đã xuất hiện những tác phẩm cực kì ngẫu hứng, màu sắc tràn trề trên tượng; nhưng một tác phẩm điêu khắc vẫn là một tác phẩm điêu khắc, nó vẫn có những yếu tố của điêu khắc chứ không phải là một tác phẩm hội hoạ, cho dù có dùng màu một cách rực rỡ đi nữa. nghĩa là nó vẫn là một khối vật chất ba chiều có sự chuyển biến của khối hình, có sự vận động các chiều hướng của khối và nó chỉ trở lên đẹp hơn, hấp dẫn hơn chứ không làm mất đi giá trị đắch thực của tác phẩm.
Cảm giác hình khối qua mầu tự thân của chất liệu. Những chất liệu với những màu tự thân rất đẹp như tượng bằng chất liệu đồng gợi cho người xem cảm giác thật, gần gũi, sự thiêng liêng cũng toát lên từ chất liệu này. ta có thể thấy trong các hình thức tượng chùa, đền, trong các không gian thờ cúng khác nhau ( ở chùa Trấn Vũ hay trong đền Quán Thánh, Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tayẦ).Tượng gỗ hay đá thường được sử dụng các màu nguyên bản, để màu tự thân, màu sắc đó phần nào cho ta cảm giác gần gũi và tạo ra được không gian của tác phẩm.
Màu tôn thêm khối, biến đổi khối và tạo sự kết nối các khối với nhau. Là một trong những điều quan trọng của không gian điêu khắc ngoài trời, là tiếng nói của khối, ngôn ngữ của các khối điêu khắc. để kết nối các khối điêu khắc trong tác phẩm. Sử dụng màu sắc đóng vai trò không nhỏ. Tôn thêm vẻ đẹp của khối, làm nổi bật và không bị chìm với không gian và màu sắc thiên nhiên.
Mầu làm cho khối thực trở nên trừu tượng hơn. Màu sắc làm phá vỡ cảm giác đồng nhất của chất liệu,hình khối. Khi người ta xử lắ màu trên tác phẩm theo ý muốn chủ quan, có khi mức độ màu dầy đặc trên tác phẩm, có khi chỉ là điểm xuyết , điểm màu, gây một sự thú vị nho nhỏ hay gợi một thoáng cảm
xúc lạ trước một quần thể không gian chung, nó phá đi sự cảm nhận liền mạch của thị giác đối với hình khối và đôi khi hướng người xem đến với một mạch cảm xúc khác. đó chắnh là sự phong phú của việc dùng màu trên tác phẩm.
Màu sắc có thể tạo được những thay đổi của không gian và tôn một tác phẩm điêu khắc lên một tầm mới, ấn tượng hơn, hấp dẫn hơn. Nó giải phóng không gian điêu khắc khỏi giới hạn của bề mặt hình khối.
Mầu sắc làm cho hình khối trong các tác phẩm ngoài trời gần gũi hơn với thiên nhiên.
Việc sử dụng màu sắc trong điêu khắc ngoài trời xuất hiện như một điều tất yếu trong lịch sử nghệ thuật, ngoài việc muốn thể hiện một sự biểu cảm mới mẻ,việc sử dụng màu sắc trên tượng khi đặt trong không gian môi trường thì màu sắc cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc làm tăng mĩ cảm của toàn bộ tổng thể bố cục chung của tác phẩm. Herbert Read nói rằng;
Mầu vàng là mầu của trái đất, mầu xanh lơ là mầu của bầu trời, mầu vàng là mầu của gẫy vỡ, quấy nhiễu và làm cho con người khó chịu, mầu xanh là mầu tinh khiết và không bờ bến, thể hiện thế giới hòa bình. Toàn bộ sự tắch tụ và phối hợp của hình thức và mầu sắc chắnh là mục đắch thể hiện: có một nhu cầu nội tâm mơ hồ, không xác định và người nghệ sĩ sẽ tìm kiếm một cách trực giác sự sắp xếp, phân bổ các mầu sắc nhằm thể hiện cảm giác đó. [2,62] và thật đúng là như vậy.
2.1.3 Tiếng nói hình khối từ ánh sáng và cấu trúc hình khối.
2.1.3.1 Hình khối từ ánh sáng.
Chúng ta hiểu và nhận biết thế giới bởi cấu trúc khối và ánh sáng. Bởi vậy ánh sáng có tác động lớn đến cảm xúc, ấn tượng thị giác và cảm quan hình khối. Với những khối bắt sáng thì sự lồ, lõm (âm, dương ) có được là nhờ ánh sáng mà mang lại, thông qua hiệu quả cảm thụ thị giác. Những mảng diện thay đổi lên tục tạo nên sự hấp dẫn là dựa vào những đường chạy để cân đo đong đếm sự tiếp nhận của ánh sáng, điều này được chứng minh khi chúng
ta thực hiện một bài hình họa để diễn tả khối thực trên không gian hai chiều. Các hình, mảng, mặt cắt của thiết diện kim loại sẽ bắt sáng và tạo nên cảm giác mạnh về hình khối. Chẳng hạn như một hình khối căng mọng sẽ tiếp nhận ánh sáng rất đủ đầy nhưng chỉ cần một mặt cắt trên hình khối ấy thì cảm giác về khối đã hoàn toàn thay đổi nhờ sự tiếp nhận ánh sáng mạnh hơn thiết diện đó.
Nguồn sáng trực diện, trên dưới, mạnh yếu khác nhau cũng cho ta những cảm nhận khác nhau về khối. Có thể làm tăng hay giảm đi hiệu quả về khối là do nguồn sáng phù hợp hay không phù hợp với tác phẩm. Những hình khối có mầu sắc sẽ biến đổi nhiều hơn, ảo hơn trong những điều kiện ánh sáng khác nhau, nhất là với ánh sáng mầu, ánh sáng nhân tạo. Tiếng nói của hình khối cũng phụ thuộc nhiều vào tiếng nói tự thân của chất liệu, chúng ta cảm nhận điều đó chắnh do sự tiếp nhận ánh sáng khác nhau của vật liệu. Nhà điêu khắc