Mỹ thuật đổi mới (1986 đến nay)

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Trang 25)

Đại hội lần thứ 6 của Đảng CSVN (18/12/1986) đã đưa ra một quyết định có tắnh chất lịch sử đối với vận mệnh đất nước, quyết định mở cửa, quyết định đổi mới. Từ chắnh trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa nghệ thuật. Cụ thể là Nghị quyết 5 của Bộ chắnh trị về văn hóa nghệ thuật. Kêu gọi nghệ sỹ tự cởi trói và tự do sáng tạo. Đó là nguyên nhân sâu xa tạo nên trào lưu Mỹ thuật đổi mới, trào lưu thứ 3 của Mỹ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20.

Từ đó có thể thấy sự khác biệt của Mỹ thuật thời kỳ này so với trước đó chắnh là ở sự tôn trọng hình thức biểu đạt chứ ,tôn trọng tự do sáng tạo, đề cao tắnh cá nhân, tôn trọng các khuynh hướng khác nhau, không hạn chế tìm tòi những phong cách mới. Chiến tranh đã qua, những vấn đề lớn, vấn đề của số đông, những vấn đề chung không còn được chú trọng. Các nghệ sỹ quay về khai thác những vấn đề cá nhân, những câu chuyện, những vui buồn, trải nghiệm có tắnh chất riêng tư. Họ hướng cái nhìn vào thế giới nội tâm, vào bên trong hơn là bên ngoài. Bước sang thập kỷ 90, công cuộc đổi mới đã có kết quả rõ rệt, đất nước khởi sắc hẳn lên, mỹ thuật cũng đạt được những thành tựu

rực rỡ. Mỹ thuật Việt Nam đã có vạn năm phát triển kể từ văn hoá hoà bình.. trên lịch trình ấy có lúc chậm, lúc nhanh, thậm chắ có giai đoạn mà tư liệu hiện nay còn thiếu vắng nhưng sự phát triển là rõ ràng, với đỉnh cao là trống đồng Đông Sơn, chùa tháp trong thời quân chủ Phật giáo, là đình làng trong thời quân Nho giáo.

Từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có sự chuyển hướng hoà nhập với nhiều giá trị tạo hình của nhân loại nhưng mang diện mao riêng. Mỹ thuật thời hiện đại là giai đoạn phát triển nhất, mỹ thuật đã làm đẹp cho xã hội, là biểu hiện cho trình độ văn hoá - văn minh Việt Nam, là vũ khắ đấu tranh cho tiến bộ xã hội và ngày nay đang gắn chặt với sự nghiệp phát triển của đất nước.

Sau thời kỳ đổi mới, Mỹ thuật Việt Nam đã có những bước phát triển về đội ngũ, về tổ chức sáng tác, về điều kiện làm việc, công bố tác phẩm, mở rộng nội dung và đề tài.. Điêu khắc tượng tròn và phù điêu có chuyển biến mạnh mẽ trong ngôn ngữ nghệ thuật đặc biệt là trong việc sử dụng các chất liệu bền vững.

Những tên tuổi của thời kỳ này có thể kể đến Điềm Phùng Thị (1920), Lê Bá Đảng (1921), Lê Công Thành (1931), Nguyễn Hải (1933), Phạm Mười (1935), Đinh Rú (1937), Hứa Tử Hoài (1940),Tạ Quang Bạo( 1941), Phan Gia Hương (1951), Đào Châu Hải, Phan Phương Đông, Mai Thu Vân, Trần Hoàng Cơ, Nguyễn Nguyên Hà, Trần Đức SĩẦ.cho đến các thế hệ nối tiếp gần đây như Nguyễn Huy Tắnh, Khổng Đỗ Tuyền, Nguyễn Ngọc Lâm, Lương Văn ViệtẦ

Những năm gần đây, các tác phẩm điêu khắc, tượng tròn và phù điêu được thể hiện bằng các chất liệu bền vững như gỗ, gốm, compozit, đồng, sắt. Một thế hệ điêu khắc của thời kỳ đổi mới đã hình thành và ngày càng chiếm vị trắ quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam hiện đại. Ngôn ngữ điêu khắc đã thay đổi với những tìm tòi sáng tạo về bố cục, hình khối, phương thức thể hiện khá đa dạng mang tắnh hiện đại nhằm biểu đạt những nội dung

khác nhau. Các tác phẩm điêu khắc, tượng tròn và phù điêu trưng bầy trong các triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, mỹ thuật khu vực cho thấy sự đa dạng và tìm tòi sáng tạo của các nhà điêu khắc, đặc biệt là các nhà điêu khắc trẻ.

Nhìn chung các hoạ sỹ thời nay đã tìm cho mình một con đường riêng, thể hiện với một thái độ tình cảm trong toàn tác phẩm, chắnh vì vậy mỗi tác phẩm ra đời là một niềm vui lớn với họ, họ coi tác phẩm như "đứa con " của họ, họ nâng niu trân trọng.

Tiểu kết:

Nền điêu khắc Việt Nam hiện đại cùng với tiến trình của lịch sử dân tộc đã trưởng thành từ những giai đoạn khó khăn của đất nước đến ngày nay là một tiến trình dài nhiều thăng trầm. Sự cởi mở trong điêu khắc nhất là từ sau đổi mới 1986 và thời kỳ mở cửa từ 1990 đến nay cũng đồng nghĩa với sự cởi mở của các hình thức biểu hiện khối. Khối thực không còn đóng khung trong những hình thể thực nữa mà bắt đầu được cách điệu, được khái quát thành những khối cô đọng và biểu cảm hơn. Những cảm xúc trừu tượng đã được hiện thực hóa bằng những khối hình biến điệu.

Sự xuất hiện của khối ảo trong điêu khắc ngày càng cho thấy sự ưu việt của nó đối với môn nghệ thuật này, như một sự cởi trói khỏi những ràng buộc đóng khung của khối thực, làm cho hình khối trong điêu khắc đa dạng hơn, phong phú hơn, bay bổng hơn và phiêu lãng hơn. Chắp cánh cho cảm xúc và ý tưởng của các nhà điêu khắc đến với sự chiếm lĩnh không gian.

CHƯƠNG 2

KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM

TIÊU BIỂU

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Trang 25)