SỰ CẢM NHẬN MANG TÍNH TRỪU TƯỢNG

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Trang 36)

2.2.1 Từ khái quát cái cụ thể đến cụ thể hóa cái trừu tượng

Không phải chỉ đến ngày nay trong điêu khắc mới tồn tại khối thực và khối ảo mà nó tồn tại từ khi các nhà điêu khắc biết tắnh bố cục cho hình khối có chủ ý. Như ta đã thấy trong bối cảnh lịch sử nền điêu khắc Việt Nam khởi

đầu bằng những cái tên như Vũ Cao Đàm, Goog ger Khánh, hay Nguyễn Thị Kim họ đã mở đầu bằng những bức tượng hiện thực nhưng đã được cách điệu và thể hiện sự khái quát cao về hình khối, làm cho tác phẩm trở nên cô đọng hàm xúc mà tôi gọi sự khởi đầu này là sự khái quát cái cụ thể.

Trong các sáng tác của Vũ Cao Đàm mà tiêu biểu là hai bức ỘChân dung người đội mũ tếỢỘEm bé cài lượcỢ. Tác giả đã khái quát lên đến mức vuông Ờ tròn của bố cục và hình khối chung tức cái khối ảo tổng thể. Bức ỘChân dung người đội mũ tếỢ các khối mũ là những mảng diện mạnh mẽ dứt khoát như những khối cơ bản dạng kỷ hà tiếp đến là khối mặt được tập trung tư tưởng tình cảm, tâm trạng và những đặc trưng tiêu biểu của con người Việt Nam thời bấy giờ hơn là diễn tả cấu trúc giải phẫu cụ thể của nhân vật, rồi đến khối cổ được khái quát tinh tế bằng những khối nhô nổi mạnh mẽ nam tắnh khối chân dung được đặt trên một khối bệ ke vuông vững chắc. Ấn tượng thị giác được tập trung vào những khối tròn nhô nổi của khuân mặt nhưng những khối đó được bó hẹp trong một khối ảo vô hình được tác giả định sẵn làm cho tinh thần bức tượng có cái động mạnh mẽ nhưng ở sâu bên trong nội tâm nhân vật đằng sau cái vẻ bề ngoài lặng lẽ (H.27). Ở bức tượng Ộ Chân dung thiếu nữ cài lượcỢ lại là một cái nhìn thanh thoát lặng lẽ của tác giả toàn bộ bức tượng là một khối tròn mềm mại đặt trên một khối lập phương khiến cho bức tượng được tôn thêm phần duyên dáng và cái khối tròn kia được đề cao. Chiếc lược trên đầu được tác giả gợi bằng một đường còng mỏng ôm chặt và chỉ là gợi khối, khuân mặt cũng được gợi nhẹ nhàng và kiệm khối tạo nên một tinh thần tĩnh lặng thanh thoát của bức tượng.

Lê Thành Nhơn sinh năm 1940 tại Bình Dương, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định năm 1965. Anh sang Australia từ sau 1975 và là một trong số hiếm hoi những nhà điêu khắc Việt Nam hiện đại mà tác phẩm hứa hẹn sẽ còn lại lâu dài với thời gian. Anh sáng tác khá nhiều, trong đó, có không ắt tác phẩm được nhiều người biết đến và khen ngợi như tượng Phan Bội Châu,

tượng Phật ở chùa Huệ Nghiêm. Những bức tượng Phật khác nhỏ hơn được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia Australia.

Ở bức tượng ỘChân dung Phan Bội ChâuỢ là một khối mặt cao khoảng 4m bằng đồng sừng sững ở quê hương cụ - Thành phố Huế. Bức tượng được khái quát bằng những nét dứt khoát và quyết liệt thể hiện sự chiếm lĩnh không gian của một khối đặc, như một tảng đá ẩn mình nung nấu. Đứng trước bức tượng ta cảm nhận tư tưởng bao trùm không gian đó chắnh là cái khối ảo mà tác giả muốn hướng tới. Trái lại bức tượng phật cao 4m bằng Đồng ở chùa Huệ Nghiêm, Thành phố Hồ Chắ Minh, lại thể hiện một sự tĩnh tại của hình khối. Bức tượng không đi vào những đặc tả chau chuốt như những đỉnh cao của nghệ thuật phật giáo cổ, mà bằng những nét khái quát cô đọng, với những nếp quần áo có sự tương phản mạnh giữa các khối thực ảo, nhằm tạo cái động để đề cao cái tĩnh trên khuân mặt. Bức tượng là khối thực được khái quát một cách cao độ để chỉ còn lại cốt cách tinh thần của đối tượng, ấy chắnh là sức báo quát những hình khối vô hình bên ngoài khối thực của tác giả (H.32).

Trong bức phù điêu ỘHạnh PhúcỢ của Nguyễn Thị Kim tác giả lại tạo nên cái ảo của khối chủ yếu bằng phương pháp gợi khối, thông qua hình thức ỘPhù điêuỢ trong điêu khắc. Thể hiện niềm vui được mùa và niềm hạnh phúc ngập tràn của tình mẫu tử (H.28).

Những tác phẩm của Diệp Minh Châu như Ộ Hương senỢ, ỘVõ Thị SáuỢ ỘBác Hồ với thiếu nhiỢ ỘChân dung nhà văn Nguyễn TuânỢ ..lại thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ với nguồn cảm hứng dạt dào trong từng tác phẩm, ở đó cảm xúc được đề cao hơn bao giờ hết, hhnh khối đã đóng vai trò trở thành điểm tựa cho tác phẩm nương náu.Các tác phẩm của Diệp Minh Châu là hiện thực được khái quát theo một cách hoàn toàn tự nhiên tạo nên cho hình khối một khắ chất sống động.

Nhà điêu khắc Hứa Tử Hoài cũng là một trong những nhà điêu khắc thành công trong việc cách điệu khối thực trong các tác phẩm với chất liệu gỗ

như; tác phẩm Kim Đồng (1975), Soong Sli- tượng gỗ Dạ hương cao 80cm (1983), Bác Hồ về Bản- gỗ Dạ hương cao 110cm (1990), tác phẩm Ác mộng- tượng gỗ cao 140cm (1996)... số lượng tác phẩm của anh không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm được anh sáng tác đều được đánh giá cao. Ở Hứa Tử Hoài, sáng tạo nghệ thuật như là một tài năng bẩm sinh, chân thực, trau chuốt và đầy ắp tình cảm của tác giả (H.42, H.43). Tác phẩm tượng gỗ ỘSong sliỢ, (1983) thể hiện hai cô gái Nùng vùng quê anh được cách điệu chân thật từ gương mặt đến dáng dấp say sưa trong câu hát sli và vẻ e thẹn của tuổi mới lớn. Những lượn sóng nhẹ nhàng trên nếp áo tạo nên khối ảo sống động, cũng như đang thầm thì lời nói yêu thương. Tác phẩm có bố cục giản dị, chặt chẽ, tìm tòi các hình khối chắt lọc, căng nở với sự tương phản cao độ của các khối âm dương và đặc biệt tình cảm của người nghệ sĩ được bộc lộ qua tác phẩm mạnh mẽ và sâu sắc. Hứa Tử Hoài nói: Ộ...những tâm đắc nhất là cái còn đang nằm trong tâm tưởng. Bởi vì giữa cái suy ngẫm trừu tượng và sự khắc gọt cụ thể, bao giờ cũng có một khoảng cách mà bản lĩnh nghề nghiệp chỉ rút ngắn cự ly chứ không thể hoà đồng chúng với nhau. Tôi có thói xấu, là cứ sau một thời gian, nhìn lại tượng của mình, dù là tâm đắc cũng thấy ngường ngượng làm sao ...Ợ

Các tác phẩm của nhà điêu khắc Đinh rú lại phiêu bồng, hoang sơ nhưng không phải là những gì xa lạ - Đó là đời sống, mọi góc của đời sống đang chuyển động xung quanh anh. Đinh Rú cho rằng: ỘMỗi gương mặt ta gặp là một tác phẩm nghệ thuậtỢ, để sáng tạo người nghệ sĩ phải Ộnhìn từ trong nhà người ta nhìn raỢ, phải sống với nhân vật. Với chiếc chìa khoá của mình, Đinh Rú đã rất thành công khi mở ra được trước mắt người xem những mảnh đời, những số phận đầy xúc động. Tài năng và trải nghiệm đã tạo nên một Đinh Rú cá tắnh, một Đinh Rú khác biệt. Người thưởng thức nghệ thuật khi đứng trước các tác phẩm của Đinh Rú luôn có cảm giác được trở về với nguồn cội. Chắnh sự hoang sơ, giản dị, chân thành đến thô ráp của các tác

phẩm đã mang lại cho người xem cảm giác ấy. Điêu khắc của Đinh Rú chất chứa trong đó khát vọng mãnh liệt được quay về với bản năng, quay về với cội nguồn của dân tộc. Sinh ra tại Ninh Thuận, là một người Chăm chắnh gốc nhưng lại sinh sống, làm việc một thời gian dài ở Tây Nguyên, trong con người anh đã rần rật chảy cả dòng máu Chăm và Tây Nguyên. Đinh Rú khéo léo hoà hợp được hai dòng máu - hai dòng văn hoá ấy trong các tác phẩm của mình. Những ỘChe chởỢ, ỘGia tài của MẹỢ, ỘNỗi đau da camỢ... còn là sự đột phá táo bạo về nghệ thuật, là sự cách tân mạnh mẽ về hình khối và chi tiết (H.44, H.45). Tác phẩm điêu khắc của Đinh Rú gây ấn tượng bởi những hình khối mang tắnh biểu tượng cao, ắt chi tiết rườm và những đường cong như vẫn thấy.

Trong các tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Hải như ỘThánh GióngỢ. ỘNguyễn Văn TrỗiỢ hay các tác phẩm thời kỳ đầu của Lê Công Thành như ỘVân dạiỢ, ỘBà má nghiền trầuỢ các tác giả đã bắt đầu trừu tượng hóa cái thực để diễn tả những tâm trạng có tắnh cụ thể, hình khối đã được tác giả sử lắ có chủ ý hơn, dần loại bỏ đi cái thực của đối tượng, thêm vào đó bằng phương pháp cường điệu khối và tạo nên những khối thực ảo đan xen. Tượng ỘThánh GióngỢ, ỘNguyễn Văn TrỗiỢ của Nguyễn Hải tuân thủ theo cách bố cục và sắp xếp mảng khối đan xen giữa những mảng khối thực và mảng khối ảo để tạo nên một tác phẩm vừa mạnh mẽ về hình khối, hiện đại trong cách tạo hình, vừa đưa những tưởng tượng của con người về câu chuyện đánh giặc huyền thoại của vị anh hùng dân tộc. Trong tác phẩm, người và ngựa được cách điệu một cách nhất quán về nhịp điệu và mảng khối. Những mảng hình khối lồi, khối lõm đầy tắnh hiện đại nhưng vẫn mang hơi thở, mang bản sắc dân tộc về hình tượng vị anh hùng trẻ tuổi đánh giặc bảo vệ đất nước. Hình khối người và ngựa là hình khối thực, cách tạo hình con ngựa được kéo dài ra và những vòng xoắn của khối cách điệu như khoan vào không gian (khối ảo) cho ta thấy được sự thần tốc và mạnh mẽẦ(H.30)

Tương tự vậy, tượng ỘVân đạiỢ của Lê Công Thành là cách điệu cái thực, nhưng hình khối đã biến tấu và cô đọng thoát thực hơn rất nhiều. Đôi tay thực của Súy vân đã biến thành đôi tay ảo, bộ váy chỉ còn là những mảng miếng chồng lấn, khối mặt và các chi tiết trên cơ thể cũng không còn thực nữa. Nhưng tất cả những cái không thực đó vẫn hiển hiện trên một cơ thể thực. Khiến tác phẩm toát lên tắnh hư - thực, thật - ảo của hình khối thể hiện đúng cuộc đời của nàng Súy Vân với nhiều biến cố của cuộc đời từ sự hư thực ấy (H.33).

Nhà điêu khắc Lê Công Thành được coi là người bắc cầu nối giữa hai thế hệ những người làm mỹ thuật trước và sau đổi mới, ông chủ yếu được biết đến nhiều ở Pháp, Hàn Quốc và nhiều nước châu Âu. Giai đoạn sau này, ông bắt đầu một thời kỳ sáng tác mới, tách bạch quá khứ, biệt lập với cái số đông bầy đàn tấp nập. Ông tự coi mình là kẻ u mê đã được giác ngộ. Trong ông lại cháy phừng phừng ngọn lửa sáng tạo. Ông không bao giờ gọi thành tên các bức tượng của mình. Chỉ khi bước ra đời sống, người ta mới đặt tên cho chúng. Ông sử dụng ngôn ngữ cô đọng, để cụ thể hóa cái trừu tượng trong cảm xúc của ông về hình thể nhất là hình tượng người phụ nữ. Hình tượng ấy cứ trở đi trở lại trong những tác phẩm của ông, được ông nâng niu ca ngợi. Ông nói; Làm nghệ thuật, tôi rất xúc động trước cái ỘTuyệt đỉnhỢ và ỘTuyệt mậtỢ về vẻ đẹp thân xác của người đàn bà. Tôi cần cái vẻ đẹp mà trong tôi không có. Đó là một nửa của tôiẦỢ (Lê Công Thành, Anne Dubosc ghi)

Đó là hình tượng những người phụ nữ chứa đựng đầy uy lực về tắnh phồn thực. Tắnh phồn thực trong tác phẩm điêu khắc của ông rất mạnh và mang tắnh áp đảo. Có lẽ được bắt nguồn từ chuyện khoe âm vật, khoe dương vật (chữ của nhà nghiên cứu nghệ thuật Phan Cẩm Thượng) trong điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên. Ở đây Lê Công Thành đã rơi vào cõi mê. Ông tắm mình trong cảm hứng phồn thực để tái tạo ra các âm vật vừa hùng dũng vừa thách thức vừa lẫm liệt phi thường qua mọi đẳng cấp. Nó đánh thức con người nhận thức lại về sự thiêng liêng cao cả chứa chất trong cơ thể người đàn bà mà ông

đã đọc ra từ đời sống con người. Ông ca ngợi những đường cong gợi cảm trên cơ thể người đàn bà như là một phát hiện riêng tư. Còn điểm nhấn quyết liệt thì tập trung vào âm vật, một cửa mở ra cho tất cả mọi sự sống trên đời này. Điều này như là sự thách đố với bản lĩnh của người nghệ sĩ điêu khắc. Sự thách đố này không hẳn nằm ở kỹ năng. Mà chắnh là ở phắa tâm lý xã hội. Mảnh đất nho học ngàn năm đã một thời áp chế tất cả tư tưởng trái với nó, bắt tất cả phải nhìn nhận theo một khuôn phép. Nó đóng khung tư tưởng con người bằng những định kiến. Đạo tam tòng tứ đức đã biến vai trò chắnh yếu của người phụ nữ thành nô lệ, bị khinh rẻ và bị hạ thấp nhân phẩm xuống đến tột cùng. Nhưng bằng việc cụ thể hóa hình khối ông đã đàng hoàng bước qua được cái cửa chắn sắt thép đó để bộc lộ được vai trò mạnh mẽ của người nghệ sĩ, tôn vinh một giá trị vĩnh hằng đã bị vùi lấp bao đời (H.34a, H34b, H34c).

Khởi điểm ở chặng đường đầu tiên, Điềm Phùng Thị lựa chọn cho mình góc nhìn đậm chất nữ tắnh. Ở mảng này, quan điểm thẩm mỹ về sự hài hòa, gợi cảm từ thân thể người phụ nữ, cảm thức tươi mát, trinh nguyên và tinh tế được thể hiện bằng các hình thể đã đơn giản hóa đến mức cao độ, dự báo một phong cách mang tinh thần trừu tượng với những khái niệm tắnh siêu việt. Nhưng khối hình và đường nét uyển chuyển mềm mại, chủ yếu mô phỏng các hình tượng thường thấy trong đời sống hay đề tài chân dung như nét môi cong trong "Chân dung người bạn" (đất nung) bắ ẩn tựa nụ cười nàng MonaLisa thời Phục hưng hay chất đồng đen "Trầm tư", "Trái đất" (đồng), dáng "Cau trầu " (đất nung) phồn thực và đôi chỗ có sự cường điêụ hóa... đều ẩn chứa sự nhạy cảm diêụ kỳ, phảng phất nét huyền bắ Đông phương (H.37). Âm vang của sự huyền bắ ấy như một cội nguồn căn nguyên ăn sâu trong tiềm thức và đi vào những tiết tấu hình thể, ký thác trong tư duy của Điềm Phùng Thị, để dẫu có đi xa đất nước, những hình thể tinh túy chắt lọc đến mức cô đọng vẫn giúp chị khái quát thành những "thành tố đơn giản, dễ làm, tránh được nguy cơ biến dạng" (lời tự bạch của Điềm Phùng Thị),

Các tác phẩm của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo lại thể hiện hình khối một cách đa chiều hơn, phong phú về tắnh vận động của khối. Nhìn vào như có sự giằng xé trong cảm xúc cũng như trong ngôn ngữ. Phải chăng đây là dấu hiệu điêu khắc chuyển sang thời kỳ khối ảo muốn cựa mình thoát ra khối thực, để không phụ thuộc quá nhiều vào khối thực nữa. Điều đó châm ngòi cho sự khơi nguồn cảm hứng và tạo tắnh đa dạng trong tác phẩm.

2.2.2 Khơi nguồn cảm hứng và tạo tắnh đa dạng trong tác phẩm.

Từ Đào Châu Hải, Phan Phương Đông, Lê Thị Hiền, Mai Thu Vân, Trần Đức Sĩ, Nguyễn Nguyên Hà, Trần Hoàng CơẦ đến Lê Lạng Lương, Khổng Đỗ Tuyền, Nguyễn Huy Tắnh, Nguyễn Ngọc Lâm, Lương Văn ViệtẦlà sự khơi nguồn cảm hứng và tạo tắnh đa dạng trong các tác phẩm điêu khắc hiện đại Việt Nam.

Đào Châu Hải đóng góp tắch cực cho sự khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, và luôn dẫn đầu bởi những sáng tác bất ngờ, chẳng hạn như bức tượng - Cái nhà - đường hầm sóng ở Đồ Sơn (2007), rồi những tác phẩm Đe sắt lớn, những bức tượng Tứ pháp chất liệu tổng hợp. Trong sáng tác, Đào Châu Hải là con người mạnh mẽ, thắch sự đồ sộ và ấn tượng mạnh. Những bức tượng lấy cảm hứng từ sóng biển và cuộc sống ở Trường Sa trong triển lãm Ộ Không vô can và ballad biển ĐôngỢ cũng nằm trong cái tắnh cách đó. Chúng không phải là ẩn dụ nghệ thuật, mà là sự phô diễn cái cảm giác vừa sâu vừa mạnh, gai góc dứt khoát lại vừa như đau đáu một nỗi niềm. Đào Châu Hải đã truyền cảm hứng cho những nhóm điêu khắc trẻ. Giúp họ thoát hẳn ra khỏi ngôn ngữ tả thực, chất liệu đơn thuần, không gian tượng tròn và hình thể con người đơn

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w