Không gian khác nhau đòi hỏi những yếu tố khác nhau về hình khối

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Trang 53)

Điêu khắc ra đời và sự tồn tại của nó đã tác thành những tiếng nói riêng, những hình khối khác nhau biểu hiện một tình cảm khác nhau và những hình khối giống nhau trong một bố cục khác nhau càng lại không trùng hợp với nhau về tiếng nói. Ở mỗi tác phẩm tiếng nói của nó càng khác biệt. Một không gian nặng nề yêu cầu một khối tắch nhẹ nhõm, một không gian trống trải yêu cầu một khối tắch đậm chiếm chỗ, một không gian rối rắm lại cần một khối tắch cực kỳ đơn giản và chỉnh chuẦ

Tác phẩm ỘMẹ Âu Cơ Ợ dựng tại Đà Nẵng của tác giả Lê Công Thành là một tác phẩm rất đẹp. Đẹp ở sự cô đọng về ý tưởng, hiện đại về hình thức trong một ngôn ngữ điêu khắc mang tắnh tượng trưng khúc chiết, tinh lọcẦ Và đẹp, trong sự hòa nhập không gian. Sự hòa nhập này, không đơn giản chỉ là vấn đề tương quan hình thể theo các tiêu chuẩn Ộcân bằng thị giácỢ. Căn bản hơn, nó có ý nghĩa của một sự tương tác mang tắnh tư tưởng. Xuất hiện ở vị trắ này, ỘMẹỢ của Lê Công Thành, đã biến toàn bộ không gian chung quanh như chỉ để dành riêng cho nó. Biển và núi ngoài kia không chỉ là phối cảnh, là phông nền mà đã trở thành những biểu tượng đối thoại với tác phẩm, đẩy tác phẩm cũng trở thành biểu tượng với ý nghĩa kỳ vĩ. Trước núi và biển-những biểu tượng của thiên nhiên hoành tráng-cái biểu tượng Ộcon ngườiỢ thể hiện

trong hình tượng người phụ nữ với bầu vú căng đầy, với dáng nằm vững chãi, đầy sức sống, với dáng đầu ngẩng cao thanh thoátẦ càng trở nên lớn lao. ỘMẹ Âu CơỢ của Lê Công Thành, có thể nói, là một tuyên ngôn đầy kiêu hãnh về con người trước không gian biển bao laẦ(H.34a, H34b)

Triển lãm ỘBốn mùaỢ (7 Ờ 15/11/2007), tại Trung tâm nghệ thuật Việt (Việt Art Centre, 42 Yết Kiêu Ờ Hà Nội), của nhà điêu khắc Đào Châu Hải.

Triển lãm gồm 3 nội dung "Dưới mặt trời", "Đêm" và "Nhật thực". "Dưới mặt trời" là 8 pano ảnh khổ lớn về những hòn đá, "Đêm" là những tác phẩm điêu khắc kắch thước lớn bằng composit, có sự kết hợp với 2000 khối nhỏ phụ trợ và "Nhật thực" là tác phẩm được thực hiện bằng chất liệu lưới thép, đất, trứng và nước. Tất cả đều được sáng tạo và sắp đặt theo những ý tưởng không định trước. Trước khi triển lãm mở cửa, người xem có thể đến quan sát quá trình sáng tạo tác phẩm để có thể cảm nhận nhiều hơn những ý tưởng mà khi ngắm tác phẩm ở một thời điểm khác sẽ không thể thấy hết được. Điều đó thể hiện sự bố trắ không gian rất hợp lắ chu đáo cho tác phẩm của tác giả.

Với phần triển lãm "Dưới mặt trời', người ta thấy vẻ đẹp kỳ diệu của đá và nhà tù Côn Đảo chắnh là nơi đã đưa lại cho tác giả cảm hứng này. Cái "Địa ngục trần gian" ấy suốt 113 năm đã đày đọa hàng chục vạn con người và ông muốn tôn vinh những con người đã đấu tranh vì tự do, hòa bình và độc lập dân tộc. Trong tác phẩm của ông, mỗi hòn đá như một con người, những hòn đá biết nói, những hòn đá cồn cào trong tâm hồn và tư tưởng. Tác phẩm này được ông hình thành tại chắnh không gian của Côn Đảo và tái hiện lại triển lãm qua ảnh chụp

Với ỘĐêmỢ, là bốn bức tượng khổ lớn (dầy 1,5m, cao 3m, ngang 5m) bằng chất liệu composit và thạch cao, được sơn 4 màu: trắng, xanh, vàng và bị cắt ngang ngực, mỗi tượng một thế tay, vị thì nắm tay chuẩn bị hành động (sơn đỏ), vị thì giương ra như chuẩn bị bay lên (bọc lưới đen), vị thì giơ hai tay lên đầu như phù thủy chuẩn bị làm lễ (sơn mầu xanh lam đậm, có che rèm

bằng lưới xây dựng để tạo cảm giác bắ ảo) và vị thì thu hai tay rủ áo (để nguyên mầu trắng của thạch cao).

Ý tưởng cho tác phẩm này xuất phát từ hình ảnh chùa Dâu - Thanh Khương, Thuận Thành, Hà Bắc, được xem là ngôi chùa xưa nhất của Việt Nam. 4 bức điêu khắc là biểu tượng của 4 vị pháp sư liên quan đến Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Nhưng cũng có thể là Ộtứ bất tửỢ trong huyền thoại (Thánh Gióng, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh) hay Ộtứ bìnhỢ - Xuân, Hạ, Thu, Đông hoặc cũng có thể là ngày và đêm (hai pho Ngày và hai pho Đêm) trông giống như tượng bán thân của các vị thần khổng lồ. Mỗi vị được sơn một màu khác nhau, (đỏ, đen, xanh dương, vàng). Hai pho đêm được che rèm kắn (nhưng vẫn có thể nhìn được xuyên qua). ẦVới ỘĐêmỢ, ông muốn thể hiện một không gian rộng lớn và huyền bắ trong tắn ngưỡng văn hóa của người Việt.

Những pho tượng này được tác giả tạo khối rất hiện đại, giống như các khối trụ, khối bánh dầy, khối chóp sắp xếp lại, trông rất choán ngợp, lấn át cảm giác người xem. Ông nói "Tôi luôn muốn cảm nhận vẻ đẹp bên trong của những gì thuộc về đời sống xung quanh tôi. Và chia sẻ điều đó". Ở đó tác giả muốn muốn hướng tới cái đẹp ẩn bên trong hình ảnh thị giác, từ đó muốn chia sẻ với người xem những cảm nhận của ông về cuộc sống, cuộc sống vĩ đại cả về không gian và thời gian, con người nhiều khi thật nhỏ bé... Tất nhiên, đó là cảm xúc của ông, còn tác phẩm mới là không gian giúp người xem thưởng thức, thư giãn theo từng cách riêng và tự diễn giải chứ không áp đặt một thông điệp hay quan điểm tư tưởng nào từ phắa tác giả.

Với "Bốn mùa", ông muốn tạo nên một không gian sáng tác đa chiều của ngôn ngữ điêu khắc hòa hợp với phương pháp tổ chức không gian của nghệ thuật sắp đặt, mong muốn được đưa công chúng đến gần và cảm nhận trực tiếp hơn với nghệ thuật tạo hình. Ông muốn chạm tới tự nhiên cao cả và bắ ẩn bằng các khối tượng khổng lồ, trầm trọng , ý đồ lớn với tham vọng đạt tới

Ộquyền lực thần thánhỢ của nghệ thuật bằng ánh sáng, rèm tạo một không gian như trong một công trình tôn giáo, và sự bi thiết của tự do.

Tác phẩm này gợi ý rất nhiều cho các nhà điêu khắc trẻ. Một mặt, nó tiếp nối được quá khứ của tượng tôn giáo Việt Nam và các Ộmô Ờ đunỢ tinh thần truyền thống để nói về các vấn đề xã hội nóng bỏng hiện nay.

Triển lãm điêu khắc Hợp thể tại Vietart từ ngày 17 đến 29 tháng 3 năm 2011. Lần đầu tiên ba gương mặt tiêu biểu cho nền điêu khắc đương đại Việt Nam, đại diện cho ba tiếng nói khác biệt ở cả ngôn ngữ hình khối và tư duy nghệ thuật: Đào Châu Hải (Hà Nội), Văn Ngọc (Vũng Tàu) và Phan Phương Đông (TP. Hồ Chắ Minh) hội tụ với nhau.

Đào Châu Hải mở màn khai cuộc 5 ngày đầu (17/3 Ờ 21/3) bằng bốn chiếc đe có tên lần lượt là: Hình thể 1 Ờ 2 Ờ 3 Ờ 4. Một chiếc bằng kắnh thủy tinh xếp lớp, ba chiếc sau bằng thép kết hợp với kắnh và da trâu. Bốn chiếc đe này được đặt trong khung gỗ phủ ni-lông đen như một căn phòng, người xem có thể nhìn từ ngoài vào, hoặc đi vào trong, kết hợp với ánh sáng gắn bên trong sẽ gây ra những hiệu quả thị giác khác lạ. (H.51a, H.51b, Hình. 51c) Bốn tác phẩm nhưng gợi cho người xem rất nhiều cảm xúc khác nhau., cảm xúc trần trụi, cảm xúc bắ hiểm, cảm xúc tò mò, cảm xúc hồi hộp, lo sợ, bất manẦcảm xúc khi đứng xa, khi lại gần, khi đứng ngoài, khi vào trong, khi ngắm nhìn và khi chạm vào tác phẩm. Không gian đối tượng thưởng thức thay đổi thì cảm giác về tác phẩm cũng thay đổi. Đó là điều thật hấp dẫn và lắ thú.

Kế tiếp là Văn Ngọc (22/3 Ờ 25/3) với những hình khối đóng bằng gỗ tàu biển và gỗ thịt cỡ lớn, gỡ ra từ ngôi nhà tù Văn Ngọc nổi tiếng của ông tại thành phố Vũng Tàu. Bản thân cả ngôi nhà của ông cũng là một tác phẩm trong đó kiến trúc các phòng và những khối điêu khắc đặt trong đó hài hòa với nhau một cách tự nhiên. Tác phẩm của Văn Ngọc cũng bắ ẩn không kém nhưng giản dị và chân thành hơn.

Cuối cùng là ỘBóngỢ của Phan Phương Đông (26/3 Ờ 29/3). Ông muốn kết hợp cả tư duy kiến trúc Ờ hội họa Ờ điêu khắc thành một không gian ý niệm trong phòng triển lãm, và để cho người xem tự hình dung lấy tác phẩm của mình thông qua những vật liệu đơn giản là những miếng đề-can màu đen dán trên sàn nhà thành nhiều mảng lớn, được qui về những khối hình học phẳng, biểu tượng cho bóng của nhân gian hay vật thể được tinh thần hóa như là nơi trú ngụ cho những linh hồn.

Triển lãm Ộ Không vô can và ballad biển ĐôngỢ. Nhà điêu khắc Đào Châu Hải bày 31 khối sắt cắt nhọn hoắt như nhịp điệu hình con sóng, đặt dưới nền nhà, trên vải trắng như vải xô (H.52a, H.52b). Những con sóng bằng sắt thép, hay những ký tự sóng được thể hiện xuất sắc với ngôn ngữ điêu khắc cô đọng, khúc chiết, tạo ra sự áp chế góc cạnh, sắc sảo và vẻ đẹp đáng gờm từ cả chất liệu lẫn ngôn ngữ tạo hình. Những con sóng này chồm đến trước cả những ý thức xã hội và ngữ nghĩa. Những con sóng ở chắnh giữa thuyết phục về cách tạo hình. Những con sóng đứng ốp thẳng tấm lưng với bức vách chẳng khác gì những lưỡi cưa cũng cực kỳ ấn tượng. Nó là một bổ trợ sắc sảo về nhịp, về chiều vận động cũng như sự phong phú hóa về tạo hìnhẦ Cái đóng góp đắc địa nhất của hàng cưa thẳng đứng này chắnh là sự cực đoan về thị giác, một bố cục rất cao tay của điêu khắc gia lão luyện. Chỉ chừng đó thôi, có lẽ cũng đủ cho biết bao tắnh từ và cảm thán để dành cho tác phẩm tuyệt vời này của ông.

Vấn đề không gian đã đặt ra những vấn đề về phát triển của ngôn ngữ tạo hình phù hợp với không gian đó nhất là với tượng ngoài trời. Tượng ngoài trời không đơn giản chuyển hình thức tượng nhỏ sang lớn, không gian trong nhà ra ngoài trời. Nó có yêu cầu khắc nghiệt hơn của tầm nhìn, của tổ chức mối quan hệ thẩm mỹ trong xã hội. Tượng phải gắn với không gian, không gian phải được coi như phương diện tạo hình trong xây dựng hình tượng. Với bức tượng ngoài trời, cái sống động đầu tiên mà người ta nhìn thấy là tác

động của ánh sáng và khung cảnh bao quanh. Nhà điêu khắc cần phải tuỳ thuộc vào mỗi cảnh để chọn hình thức tạo hình. Họ phải biết sử dụng những thuận lợi của địa điểm, mượn nó làm tăng sức mạnh của hình tượng. Công trình điêu khắc sẽ dựng nên mối quan hệ hài hoà giữa nhịp điệu của cuộc sống con người với xã hội. Sự quyết định của ý nghĩa đó như đã được nhấn mạnh phải là tiếng nói của hình khối và sự bố cục của hình khối trong những không gian. Đặc biệt với ý nghĩa tổ chức môi trường thẩm mỹ không gian của điêu khắc không phải là không gian trong phạm vi của một bố cục, được giới hạn trong khuôn khổ của hình tượng tác phẩm, mà còn là không gian được mở rộng hơn.

Các tác phẩm điêu khắc luôn gắn với không gian thực. Có một không gian phù hợp để tồn tại thì giá trị của tác phẩm sẽ được tăng lên nhiều lần.Khi làm một tác phẩm điêu khắc, người ta cần tìm hiểu môi trường nơi tác phẩm tồn tại để tìm ra phương thức thể hiện cho phù hợp, để nội dung tác phẩm có thể bộc lộ hết bản thân nó với công chúng thưởng thức. Trên quan điểm đương đại, người làm điêu khắc sẽ phải nỗ lực rất nhiều để ngôn ngữ có sự thay đổi mạnh mẽ. Họ không thể chỉ ngồi ở nhà sáng tác rồi đặt vào nơi trưng bày, mà phải đến tận nơi sáng tác để làm ra các tác phẩm có giá trị và phù hợp với không gian ấy.

Tiểu kết; Từ tiếng nói của hình khối đến sự cảm nhận mang tắnh trừu tượng là sự cất lên những thanh âm thật tuyệt vời của nghệ thuật điêu khắc. Ở đó các mối quan hệ giữa khối thực và khối ảo dần được làm sáng tỏ.

Khởi đầu từ sự cách điệu cái cụ thể dựa trên khối thực, các tác giả đã tìm đến cái trừu tượng để vo cảm xúc của mình thành những khối hình cụ thể mà ở đó tuơng quan giữa khối thực và khối ảo mở rộng hơn. Từ sự khởi nguồn cảm hứng, phá bỏ các quy tắc, rào cản trong sáng tạo đến việc tạo sự đa dạng phong phú với những biến thiên liên tục của hình khối là sự lao động bền bỉ không mệt mỏi nhằm khẳng định sự hiển diện của khối ảo cũng như những

khả năng tiềm tàng mà nó mang lại cho ngôn ngữ điêu khắc. Từ việc sắp xếp hình khối tạo nên không gian đến việc đưa hình khối hòa nhập với không gian rộng lớn là một cuộc phiêu lưu, một hành trình thú vị ..Và đúng như vậy; Sự cởi mở của các tác giả qua một số tác phẩm tiêu biểu đã đem lại cho nền điêu khắc Việt Nam những bước tiến đáng kể. Sự khởi sắc ấy bắt nguồn từ những tìm tòi, trải nghiệm dấn thân và khát vọng muốn chiếm lĩnh, áp đặt, muốn hòa nhập với không gian rộng lớn của các nhà điêu khắc. Khát vọng ấy được tác giả nung nấu biến thành những hình khối có sức nặng và sức lan tỏa hay như một sự đong đếm và cả tham vọng chứa đựng không gian. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của khối ảo khối thực và khối ảo trọng điêu khắc là không thể phủ nhận.

CHƯƠNG 3

TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải KHỐI THỰC VÀ KHỐI ẢO TRONG ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w