Các phương thức giải quyếttranh chấp được các quốc gia quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia phải thíchứng với điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia đó, điển hình các phương thức đượ
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng phản biện đề cương
và Hội đồng phản biện luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện tốt hơn luận văn củamình và Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Văn phòng Khoa Luật vì đã tạonhững điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và đảm bảo chất lượng giảng viên chochúng tôi trong quá trình theo học tại đây
Học viên
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của luận văn này là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, nghiêm túc tìm tòi và sáng tạo của riêng bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Xuân Phát
Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu của công trình hoàn toàn là kết quả của cuộc điều tra xã hội học và khảo sát mà tôi đã tiến hành nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng Trong công trình nghiên cứu này không hề có bất kỳ sự sao chép nào mà không có trích dẫn nguồn, tác giả.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Học viên
Lê Thị Đào
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 6
1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 6 1.2 Đặc trưng pháp lý của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 10
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI 18
2.1 Những quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 18 2.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại tại các Trung tâm Trọng tài thương mại tại Việt Nam 42
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 59
3.1 Phương hướng 59 3.2 Giải pháp cụ thể 61
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Số hiệu
hình và
biểu đồ
2.1 Tỷ lệ tranh chấp trong nước và tranh chấp có yếu tố
2.2 So sánh tỷ lệ tính chất tranh chấp từ 1993 - 2015 51
2.5 Số lượng vụ tranh chấp được thụ lý qua các năm 53
2.6 Số lượng vụ tranh chấp thụ lý tại VIAC Hà Nội và
2.8 So sánh thời gian giải quyết tranh chấp trung bình các
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS Bộ Luật Tố tụng dân sự
BLDS Bộ Luật Dân sự
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TAND Tòa án nhân dân
VIAC VIAC là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ
“Vietnam International Arbitration Centre”,tiếng Việt có nghĩa là “Trung tâm Trọng tàiQuốc tế Việt Nam”
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ratrong hoạt động của nền kinh tế thị trường Trong quá trình hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp đều cần hoạt động ký kết hợp đồng, vấn đề phát sinh các mâuthuẫn hay tranh chấp là điều không thể tránh khỏi cho nên cần phải có các cơ quangiải quyết tranh chấp Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây
ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung,pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này,cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thểtrong nhiều văn bản pháp luật Tìm hiểu về tranh chấp thương mại là cơ sở quantrọng để tìm hiểu và áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấpthương mại cơ bản Tất cả đều nhằm giải quyết một cách có hiệu quả nhất, quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên đều được bảo đảm Các phương thức giải quyếttranh chấp được các quốc gia quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia phải thíchứng với điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia đó, điển hình các phương thức đượcnhiều quốc gia lựa chọn để giải quyết tranh chấp, bao gồm: “Thương lượng, Hòagiải, Trọng tài thương mại, Tòa án”
Những năm gần đây, phương thức Tòa án và Trọng tài là hai phương thức giảiquyết tranh chấp được các bên lựa chọn nhiều nhất và được sử dụng phổ biếnnhất Tại Việt Nam, các tranh chấp thương mại diễn ra ngày càng nhiều Số lượngcác vụ án giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án cũng tăng đáng kể, nên tạonhiều áp lực cho những người tiến hành tố tụng, điều này làm ảnh hưởng đến chấtlượng xét xử của Tòa án Trong khi đó, các tranh chấp thương mại được giảiquyết tại các Trung tâm trọng tài thì quá ít, thậm chí có Trung tâm trọng tài từ khithành lập đến nay vẫn chưa giải quyết bất kỳ tranh chấp nào Pháp luật quy định
về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án rất chặt chẽ, rất
Trang 101
Trang 11quyền chủ động cho các bên, nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian, có thể rútngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật Phán quyết trọng tài khôngđược công bố công khai, rộng rãi nên các bên có thể giữ được bí quyết kinhdoanh cũng như danh dự, uy tín của mình So với Tòa án thì thẩm quyền giảiquyết tranh chấp của trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên cóquyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp của mình,
và một ưu điểm nổi trội hơn nữa là phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm,nghĩa là không bị kháng cáo, kháng nghị như bản án của Tòa án Tuy nhiên, cácquy định pháp luật về trọng tài cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, pháp luật trọng tàichưa phát huy được đầy đủ vai trò của mình trong môi trường kinh tế xã hội hiệnnay, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các chủ thể tham gia hợp đồngthương mại chưa đầy đủ, bên cạnh đó quy định về thẩm quyền giải quyết các tranhchấp thương mại chưa rõ ràng… Do đó, pháp luật giải quyết tranh chấp thương mạibằng phương thức trọng tài cần phải hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng yêu cầu giảiquyết tranh chấp thương mại phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế Từ các vấn
đề phân tích nêu trên, tác giả chọn “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu vấn đề về pháp luật trọng tài luôn được nhiều nhà khoa họcpháp lý quan tâm Một số bài báo, bài viết về vấn đề này chỉ đề cập đến khía cạnhthực tiễn áp dụng pháp Luật trọng tài thương mại, về hình thức của Trọng tàithương mại như: TS Nguyễn Am Hiểu có bài “Một số đặc điểm của pháp luật trọngtài phi chính phủ ở Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số5/1997); PGS.TS Nguyễn Như Phát có bài “Pháp luật tố tụng và các hình thức tốtụng kinh tế” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2001); PGS.TS Dương ĐăngHuệ có bài “Trọng tài kinh tế phi chính phủ ở Việt Nam – Thực trạng và những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nó” (Thông tin khoa học pháp lý –Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, số 5/1999) Các bài viết này đề cậpđến những vấn đề pháp luật của Việt Nam trước khi ban hành Pháp lệnh Trọng tàithương mại, các bài viết đã đề xuất những giải pháp nhằm củng cố hoàn thiện hơn
Trang 12pháp luật về Trọng tài thương mại Khi pháp lệnh Trọng tài thương mại được banhành, cũng có một số bài viết về vấn đề trọng tài như: PGS.TS Dương ĐăngHuệ có bài “Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 – Động lực mới cho sự pháttriển của trọng tài phi chính phủ ở nước ta”; Luận án tiến sĩ “Vai trò của Tòa ántrong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam” củatác giả Vũ Ánh Dương, năm 2006 Tuy nhiên, các bài viết này chỉ đề cập đếnnhững vấn đề chung của trọng tài thương mại như khái niệm, đặc điểm, bản chấtcủa trọng tài, thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài, sự hỗ trợcủa Tòa án trong hoạt động tố tụng trọng tài Kể từ ngày ban hành Luật trọng tàithương mại, có một số đề tài nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ “Hủy phán quyếtcủa Trọng tài thương mại theo Luật trọng tài thương mại năm 2010” của tác giảPhạm Minh; Luận văn thạc sĩ “Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo Luật trọng tàithương mại năm 2010” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn Tuy nhiên, vấn đề nghiêncứu pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài lạihạn chế, lĩnh vực nghiên cứu này giúp các chủ thể tham gia hợp đồng thương mạixác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, nhằm phát huyđược đầy đủ vai trò của trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế và đây cũng
là một trong những điểm mới quan trọng được quy định trong Luật trọng tàithương mại
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là để hoàn thiện những quy định của pháp luật vềgiải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, nghiên cứu về mặt lý luận của giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại bằng trọng tài như: khái niệm, đặc trưng pháp lý và ý nghĩa củaphương thức này
Hai là, phân tích kiểm tra thực trạng quy định của pháp luật về giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài
Ba là, phân tích để làm rõ các tình huống, tranh chấp từ thực tiễn giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài
Trang 133
Trang 14Bốn là, Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
Luận văn cũng phân tích những điểm còn hạn chế, bất cập trong các quy địnhcủa pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, đồngthời đưa ra những kiến nghị cụ thể góp phần sửa đổi, bổ sung các quy định còn bấtcập, thiếu sót trong pháp luật hiện hành
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác giải quyết tranhchấp thương mại bằng trọng tài tại thực tiễn Việt Nam
4.1 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích, so sánh các quyđịnh của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài như: thẩmquyền của trọng tài, điều kiện và thủ tục thụ lý; Phân tích, rút ra những vướng mắc,hạn chế, bất cập từ thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài Từ đó đềxuất hướng hoàn thiện pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp thương mại bằngtrọng tài
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm biện chứng và duy vật củachủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh vềNhà nước và pháp luật
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoahọc truyền thống như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn
Luận văn góp phần hoàn thiện hơn về nhận thức và pháp luật quy định về giảiquyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài Đồng thời là tài liệu tham khảo tốt cho
4
Trang 15giới doanh nghiệp, phục vụ và đáp ứng nhu cầu hiểu biết pháp luật về trọng tài chocác nhà kinh doanh, giúp họ tin tưởng và sử dụng một cách thường xuyên phươngthức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Các kết quả nghiên cứu của luận văn cũng rất bổ ích cho việc học tập, nghiêncứu và giảng dạy pháp luật về Trọng tài thương mại tại các Trung tâm đào tạo khoahọc pháp lý tại Việt Nam Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc xâydựng và hoàn thiện hơn pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, thì toàn
bộ nội dung của luận văn được xây dựng thành ba chương cụ thể sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằngtrọng tài
Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thựctiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mạibằng trọng tài tại Việt Nam
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 16CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại
1.1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại theo Luật Thương mại Việt Nam
Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là thuật ngữ quen thuộctrong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới Khái niệm này được sử dụngrộng rãi và phổ biến ở nước ta trong những năm gần đây cùng với sự nhườngbước của khái niệm tranh chấp kinh tế - một khái niệm quen thuộc của cơ chế kếhoạch hóa đã ăn sâu trong tiềm thức và tư duy pháp lý của người Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm “tranh chấp thương mại” lần đầu tiên được quy địnhtrong Luật thương mại 1997 thì “tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh dokhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại”.Nếu hiểu theo quy định này thì Hợp đồng thương mại có nội hàm bị giới hạn, đượchiểu theo nghĩa hẹp một cách chung chung Hoạt động thương mại là việc thựchiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồmmua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại;
ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tàichính, ngân hàng, bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, khách hàngbằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương
mại khác theo quy định của pháp luật [44, tr 5].
Vấn đề này đã được khắc phục khi Luật thương mại 2005 được ban hành, kháiniệm hoạt động thương mại hiện nay đã được hiểu theo nghĩa rộng Từ đó, có
thể hiểu “Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại” Như vậy, khi Luật Thương mại được ban hành thì khái
niệm hoạt động
Trang 176
Trang 18thương mại được hiểu theo nghĩa rộng hơn và kế thừa khái niệm hoạt động thươngmại của pháp lệnh Trọng tài thương mại, quy định: Hoạt động thương mại là hoạtđộng nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác [41, tr ]5],
với cách hiểu này thì mọi tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại của các chủthể tham gia đều là tranh chấp thương mại, chủ thể tham gia hoạt động thương mạikhông chỉ là các doanh nghiệp, mà còn là các chủ thể khác chỉ cần tham gia nhằmmục đích sinh lợi
1.1.1.2 Khái niệm tranh chấp thương mại theo Luật trọng tài thương mại 2010
Luật trọng tài thương mại 2010 không nêu định nghĩa về tranh chấp thươngmại mà chỉ nêu đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài
[K.6, Đ2] Đến khi Luật trọng tài thương mại được ban hành thì Luật này đã đương
nhiên thừa nhận thuật ngữ hoạt động thương mại và xác định thẩm quyền giải quyếtcác tranh chấp của Trọng tài mang tính rộng hơn và phù hợp với xu hướng thốngnhất khi ban hành các văn bản pháp luật, cụ thể Luật này quy định về thẩm quyềngiải quyết tranh chấp của Trọng tài là các tranh chấp sau:
1 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
2 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt độngthương mại
3 Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng
tài [41, tr 4]
Như vậy, qua việc nghiên cứu hai khái niệm này tác giả nhận thấy rằng phạm
vi của những hoạt động thương mại và tranh chấp thương mại là rất rộng Trong xuthế toàn cầu hoá, khu vực hoá đa dạng và phức tạp hiện nay, nhu cầu cần phải cómột hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, một hành lang pháp lý an toàn về vấn đề giảiquyết tranh chấp thương mại ngày một lớn
1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Trọng tài thương mại là phương thức có tính chất tài phán, quyết định giải
7
Trang 19quyết tranh chấp do một bên chủ thể thứ ba nêu ra, có giá trị ràng buộc các bêntranh chấp Như vậy, khái niệm tranh chấp thương mại được hiểu là những tranhchấp trong hoạt động thương mại diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh, các thươngnhân (bao gồm các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh) từ các khoản đầu tư,sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mụcđích sinh lợi, là kết quả của sự bất đồng chính kiến hay sự xung đột về quyền và lợiích hợp pháp giữa các chủ thể kể từ khi tham gia, xác lập, thực hiện và chấm dứtcác hoạt động kinh doanh thương mại Vậy, việc các chủ thể kinh doanh, cácthương nhân (bao gồm các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh) lựa chọn cácphương thức, loại hình thích hợp mà pháp luật có quy định để khắc phục, loại trừcác tranh chấp kinh doanh thương mại đã phát sinh, giải tỏa các mâu thuẫn, xungđột, bất đồng của các bên có tranh chấp kinh doanh thương mại, để đạt được kếtquả mà các bên tranh chấp kinh doanh thương mại có thể chấp nhận được và tựnguyện chấp hành.
Như vậy, có thể hiểu giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài chính
là cách thức áp dụng các quy định của pháp luật nhằm giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột quyền và lợi ích giữa các bên, tạo lập sự cân bằng về mặt lợi ích
mà các bên tranh chấp có thể nhận được trong quá trình thực hiện các hoạt độngthương mại
Theo quan điểm phổ biến hiện nay trọng tài là bên thứ ba trung gian được sựtín nhiệm của các bên, đứng ra để thực hiện công việc được các bên ủy thác nhằmđạt đến một kết quả công bằng, thỏa đáng
Ở Việt Nam vào những năm 1960, khái niệm trọng tài kinh tế xuất hiện cùngvới sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế thông qua việc ban hành Nghị định số04/TTg ngày 04/01/1960 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều lệ tạm thời về chế
độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước; Nghịđịnh số 20/TTg ngày 14/01/1960 về tổ chức trọng tài kinh tế nhà nước quy định tạmthời về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, trọng tài kinh tế ởgiai đoạn này là cơ quan Nhà nước
Tháng 7 năm 1994, trọng tài kinh tế nhà nước bị giải thể, cả nước có nhu cầu
Trang 20thiết lập trọng tài phi chính phủ, là một tổ chức độc lập, không thuộc hệ thống các
cơ quan Nhà nước, khái niệm “trọng tài kinh tế” lại được hiểu theo một nghĩa khác.Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết cáctranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viêncủa công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thànhlập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ
phiếu, trái phiếu [4, tr 1].
Ở Việt Nam, khái niệm trọng tài thương mại dù xuất hiện khá muộn (kể từ khiban hành (pháp lệnh Trọng tài thương mại), theo đó thì Trọng tài là phương thứcgiải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận
và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định [44, tr 5], trọng tài theo quy định của Luật này được hiểu là một phương thức giải quyết
tranh chấp do các bên tranh chấp lựa chọn, quá trình giải quyết tranh chấp phải tuânthủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật
Từ những phân tích nêu trên có thể định nghĩa một cách khái quát về trọng tàinhư sau: trọng tài có thể là cá nhân hoặc có thể là tổ chức được thành lập dựa trên
sự thống nhất ý chí, sự tự do thỏa thuận giữa các bên đối lập để giải quyết khi tranhchấp phát sinh giữa chính các bên đó Hay nói cách khác, trọng tài là một phươngthức giải quyết tranh chấp mà các bên đối lập thỏa thuận lựa chọn dựa trên sự tựnguyện
Với quy định này trọng tài được hiểu là một tổ chức được thành lập hợp pháp
để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các hoạt động kinh doanh thương mại,thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài chỉ là giải quyết loại tranh chấp kinh
tế, đó là tranh chấp hoạt động kinh tế và các tranh chấp liên quan đến hoạt độngkinh doanh của công ty Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài phươngthức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính phủ do các đương sự thỏathuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại Trọng tài chính là bên trunggian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xungđột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên
Như vậy, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một phương pháp pháp lý giải
9
Trang 21quyết tranh chấp ngoài tòa án, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấpcủa mình đến một trọng tài viên hay một hội đồng trọng tài để giải quyết theoquy định của Luật trọng tài thương mại và chấp nhận chịu sự ràng buộc về mặtpháp lý, tuân thủ phán quyết của trọng tài viên hay của hội đồng trọng tài Trọngtài thường được sử dụng để giải quyết các bất đồng trong hoạt động thươngmại, thường là thương mại quốc tế.
1.2 Đặc trưng pháp lý của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
1.2.1 Thẩm quyền trọng tài phát sinh khi có thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng
tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh [41, tr 5] Thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của trọng tài không mang tính đương nhiên như Tòa án Một tranh chấp thương mại khi không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp thì nghiễmnhiên cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ là Tòa án Tuy nhiên nếu như có lựa chọn thỏa thuận cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo phương thứctrọng tài thì tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể
được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp [41, tr 10] và Thỏa thuận trọng tài
phải có hiệu lực pháp luật, tức Thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp vô
hiệu [41, tr 22] Thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới hai hình thức: điều khoản
trọng tài hoặc thỏa thuận riêng, trong đó điều khoản trọng tài thường được xác định trong hợp đồng ký kết giữa các bên hoặc các phụ lục không tách khỏi hợp đồng, còn thỏa thuận riêng thì các bên có thể xác lập tại thời điểm tranh chấp đãphát sinh mà trong hợp đồng không quy định điều khoản trọng tài
1.2.2 Tính chất của tổ chức trọng tài thương mại
Tố tụng trọng tài bắt đầu khi trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện củanguyên đơn hoặc từ bị đơn nhận được đơn nhận được đơn kiện của nguyênđơn Nếu giải quyết tại tại trung tâm trọng tài, thì trong thời hạn 10 ngày làmviệc, kể từ khi nhận được đơn kiện, trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản
Trang 2210
Trang 23vậy, nên thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đơn giản, không có nhiều côngđoạn tố tụng Nếu như các bên lựa chọn trọng tài viên là người giải quyết tranhchấp thì hầu như không có quy định bắt buộc về thủ tục tố tụng nào Chỉ khi lựachọn Hội đồng trọng tài hoặc Trung tâm trọng tài, các bên mới phải tuân thủ thủtục tố tụng trọng tài Khi xem xét thực tiễn hoạt động của trọng tài thương mại ởmỗi quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế, các nhà nghiên cứu đều nhận xétrằng quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài diễn ra nhanh hơn rất nhiều sovới thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp tại Tòa án Mặc dù trong một vàitrường hợp, tính nhanh chóng của thủ tục trọng tài có thể bị hạn chế và thời giangiải quyết tranh chấp phải kéo dài thêm, nhất là khi tòa án ra quyết định hủy bỏquyết định của trọng tài; tuy nhiên các bên tranh chấp vẫn đánh giá cao ưu điểm
này của trọng tài Thủ tục giải quyết thông qua trọng tài nhanh, gọn, linh hoạt đáp
ứng đòi hỏi hoạt động thương mại của các bên có liên quan Chính vì vậy, mà sovới việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Phương thức trọng tài vẫn được ưu tiên,bởi tính linh hoạt, hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp Nhànước không can thiệp sâu vào các hoạt động của cơ quan trọng tài, nhưng sẽ thựchiện vai trò quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, cũngnhư những tác động khác như tham gia điều ước quốc tế, đào tạo, hỗ trợ kinh phí
và cơ sở vật chất
1.2.3 Đặc điểm của tố tụng Trọng tài
Khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài, tại đây diễn ra quátrình tranh tụng, theo đó các bên tranh chấp phải phát biểu và trả lời những câu hỏi của Hội đồng trọng tài Phiên họp giải quyết tranh chấp không công khai, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác Các bên có thể trực tiếp hay ủy quyềncho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp Các bên có thể mời nhân chứng, luật sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp Trong trường hợp được các bên yêu cầu, Hội đồngtrọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết tranh chấp mà không cần sự cómặt của các bên Hội đồng trọng tài phải lập biên bản phiên họp giải quyết tranh
Trang 24chấp, đây là văn bản ghi nhận tiến trình của thủ tục trọng tài, cũng như toàn bộnội dung của quá trình tranh tụng Và quá trình này có sự kết hợp giữa yếu tốthỏa thuận và tài phán.
Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết thoát lynhững yếu tố đã được thỏa thuận Do đó, về nguyên tắc thẩm quyền của trọng tàikhông bị giới hạn bởi pháp luật, các đương sự có thể lựa chọn bất kì lúc nào, bất
cứ trọng tài hoặc trung tâm trọng tài nào trên thế giới Tuy nhiên để bảo vệ lợiích của nhà nước (lợi ích công), một số nước trên thế giới chỉ thừa nhận thầmquyền của trọng tài trong lĩnh vực luật tư; ở Việt Nam tuy không phân biệt luậtcông và luật tư nhưng pháp luật nước ta cũng chỉ thừa nhận thẩm quyền củatrọng tài trong lĩnh vực thương mại và một số lĩnh vực nhất định (Điều 2 luậttrọng tài năm 2010)
Kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọngtài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp Phán quyết của trọng tài vừa là sựkết hợp của yếu tố thỏa thuận (các đương sự có thể thỏa thuận về nội dung tranhchấp, cách thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng đối với vụ tranh chấp) vừa là
sự kết hợp của yếu tố tài phán (có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên)
Trước tiên, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do cácbên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài Mộttrong những nguyên tắc cơ bản của trọng tài đó là thẩm quyền được hình thành từ
ý chí thỏa thuận của các bên tranh chấp Chính vì vậy mà phương thức giải quyếttranh chấp bằng trọng tài chỉ được thực hiện khi các bên có thỏa thuận trọng tài nhằm đề cao ý chỉ tự do thoả thuận của các bên tranh chấp Thỏa thuận trọng tài ở đây có thể trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp Tính thỏa thuận được thể hiện
ở việc các bên đương sự được tự do lựa chọn trung tâm trọng tài, thành lập Hộiđồng trọng tài, lựa chọn trọng tài viên và chỉ những trung tâm trọng tài, Hội đồngtrọng tài, trọng tài viên được lựa chọn đó mới có thẩm quyền giải quyết
Bên cạnh đó, cũng như phương thức giải quyết bằng tòa án, Trọng tài thươngmại cũng có cách thức xử lý vụ việc theo quy trình, trình tự thủ tục rõ ràng, trọng
12
Trang 25tài chỉ xét xử một lần các tranh chấp kinh doanh Phán quyết của trọng tài là quyếtđịnh chung thẩm, có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo, kháng nghị Tuynhiên, tố tụng trọng tài là một thủ tục hết sức mềm dẻo và linh hoạt Các thủ tục tốtụng đơn giản, thuận tiện, đảm bảo thời cơ kinh doanh của các bên tranh chấp.Đây là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng trọng tài so với tố tụng tòa án Nguyên tắcnày xuất phát từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí và quyền địnhđoạt của các bên đương sự Các bên đương sự đã tự do lựa chọn và tín nhiệmngười phán xử cho mình thì đương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó.Quyết định trọng tài là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật, như bản áncủa Toà án và nó được thực hiện ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh nhữngtổn thất về tiền, hàng trong kinh doanh thương mại Quá hạn đó, bên được thi hành
có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trúhoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành quyết định trọng tài Đây được xem là ưuđiểm vượt trội của trọng tài thương mại so với biện pháp thương lượng, hòa giảibởi thương lượng, hòa giải không có bất kỳ một chế tài nào áp dụng nếu một bên
vi phạm
1.2.4 Tự định đoạt trong hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Phương thức trọng tài bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự cao hơn
so với phương thức Tòa án, thể hiện cơ bản là các đương sự trong tố tụng trọng tài
có quyền lựa chọn trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp, quy tắc tốtụng, luật áp dụng đối với tranh chấp
Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn quy tắc trọng tài, luật ápdụng để giải quyết tranh chấp Luật trọng tài năm 2010 tại Điều 14 đã quy định.Ngoài ra một trong các nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp thương mại bằngtrọng tài thương mại là phiên họp giải quyết tranh chấp không diễn ra công khaitrừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nguyên tắc này đã thể hiện được sự tôntrọng tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp trong giải quyết tranh chấp.Bên cạnh đó, phương thức giải quyết trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xửkín Điều đó có nghĩa là không cần phải đưa các vấn đề tranh chấp, cơ sở của các
Trang 26quyết định trọng tài về vụ tranh chấp vào quyết định trọng tài Trọng tài không cầnphải xét xử công khai như Toà án nếu các bên yêu cầu Nhờ vậy mà có thể giữ được
bí mật những chi tiết, số liệu, thông tin cụ thể mà các bên tranh chấp không muốncông khai giúp tránh được những hậu quả khôn lường và thiệt hại sau này cho cácbên tranh chấp
1.2.5 Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm
Quyết định do trọng tài ban hành có giá trị chung thẩm, bắt buộc các bêntranh chấp phải thi hành Các trọng tài viên độc lập xét xử trên cơ sở quy định củapháp luật và có quyền ra quyết định cuối cùng ràng buộc đối với các bên tranhchấp, và các bên có nghĩa vụ thực hiện quyết định này So với giải quyết tranhchấp bằng phương thức thương lượng, hòa giải thì kết quả giải quyết không mangtính ràng buộc, không có tính cưỡng chế thi hành, tức là quyết định cuối cùng củabên thứ ba trung gian không được pháp luật bảo đảm buộc các bên phải chấp hành.Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ
nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài [41, tr 4], theo quy định
này có thể khẳng định ngày chấm dứt tố tụng trọng tài là ngày Hội đồng trọngtài ban hành phán quyết, có nghĩa là cho đến khi chưa có phán quyết thì tố tụngtrọng tài vẫn chưa chấm dứt, điều này cho thấy giá trị chung thẩm của phánquyết là rất cao Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban
hành [41, tr 5], việc quy định như vậy cho phép khẳng định pháp luật Việt
Nam về trọng tài không chấp nhận việc kháng cáo dù là một phần hay toàn bộđối với phán quyết của trọng tài
Phán quyết của trọng tài sẽ hết hiệu lực thi hành trong trường hợp một trong các bên tranh chấp yêu cầu Tòa án hủy phán quyết và yêu cầu này được Tòa ánchấp nhận Điều 68 và Điều 69 của Luật trọng tài thương mại quy định căn cứ hủyphán quyết trọng tài và quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài, cần lưu ý
là Tòa án chỉ có quyền hủy phán quyết trọng tài theo các căn cứ mà tố tụng trọngtài quy định, Tòa án không xem xét lại vụ việc mà chỉ xem xét việc tuân theo các điều kiện và thủ tục tố tụng trong quá trình trọng tài giải quyết tranh chấp
14
Trang 271.3 Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài làphương thức phù hợp với cơ chế kinh tế mới, cơ chế kinh tế với nhiều thành phầnkinh tế, đa dạng về loại hình doanh nghiệp, phong phú về hình thức kinh doanh, nóbảo đảm cho các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động kinh doanh thương mạiđược đối xử bình đẳng với nhau trước pháp luật, đáp ứng được nhu cầu giảiquyết tranh chấp kinh doanh thương mại cho các chủ thể tham gia hoạt động kinhdoanh thương mại Ở Việt Nam, sự xuất hiện của phương thức này đã mang lạinhững ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội như sau:
Thứ nhất, phương thức này được sử dụng dựa trên sự thống nhất ý chí, sự tự
do thỏa thuận của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thương mại khi cóphát sinh tranh chấp giữa chính các chủ thể đó, quy định như vậy là nhằm nâng cao
và tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanhthương mại, quyền này được quy định trong đạo luật tối cao của Việt Nam, đó làHiến pháp, đồng thời góp phần phát huy tính dân chủ, khách quan trong quá trình tốtụng trọng tài Việc giải quyết tranh chấp có thể được tiến hành bởi một trọng tàiviên hay một hội đồng trọng tài tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên
Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính ràng buộc các bên
đương sự về mặt pháp lý Điều đó làm cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọngtài hữu hiệu hơn biện pháp hoà giải hay thương lượng Hoà giải hay thương lượngchỉ mang tính chất khuyến nghị chứ không có tính ràng buộc thực hiện về mặtpháp lý đối với các bên tranh chấp Còn quyết định trọng tài mang hiệu lực phápluật, các bên có nghĩa vụ phải thi hành
Thứ ba, tố tụng trọng tài thường nhanh chóng hơn so với tố tụng toà án Đặc
điểm của tố tụng trọng tài là chỉ xét xử một lần và phán quyết có giá trị chung thẩm,chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì toà án mới xem xét lại quyết định trọng tài.Đối với các tranh chấp thương mại thì sự nhanh gọn của hình thức giải quyết này làmột lý do các bên tranh chấp thường hay chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp,
Trang 2815
Trang 29gọn cho các nhà kinh doanh, hạn chế được sự tốn kém thời gian và tài chính là haiyếu tố vàng trong kinh doanh, từ đó góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Thứ tư, trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xử kín Điều đó có nghĩa là không
cần phải đưa các vấn đề tranh chấp, cơ sở của các quyết định trọng tài về vụ tranhchấp vào quyết định trọng tài Trọng tài không cần phải xét xử công khai nhưToà án nếu các bên yêu cầu Nhờ vậy mà có thể giữ được bí mật những chi tiết, sốliệu, thông tin cụ thể mà các bên tranh chấp không muốn công khai giúp tránhđược những hậu quả khôn lường và thiệt hại sau này cho các bên tranh chấp
Thứ năm, việc giải quyết tốt các tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng
tài là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bởi nó sẽ tháo bỏ các rào cản trongkinh doanh, thiết lập lại sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau cho các chủ thể tham giahoạt động kinh doanh thương mại Phương thức này cũng là một trong những biệnpháp mà Nhà nước sử dụng để nhằm bảo vệ sự an toàn trong các hoạt động kinhdoanh thương mại, góp phần quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật
Thứ sáu, thông qua việc áp dụng phương thức này trong thực tiễn kinh doanh
sẽ chỉ ra được những bất cập trong việc quy định của pháp luật và tạo định hướngcho việc hoàn thiện pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanhthương mại ngày càng phát triển
Kết luận Chương 1
Từ những phân tích nêu trên có thể thấy rằng pháp luật quy định phương thứcgiải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài đã từngbước phát triển và dần hoàn thiện hơn Trọng tài thương mại là một trong nhữngphương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại với nhiều ưu điểm vượttrội, từng bước thu hút sự quan tâm của các nhà kinh doanh trong nước lẫn quốc tế.Với việc trọng tài viên độc lập xét xử và quyền lực tài phán của trọng tài được phápluật công nhận, làm cho phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mạibằng trọng tài vừa mang dáng dấp của phương thức giải quyết tranh chấp bằngthương lượng, hòa giải, vừa mang dáng dấp của phương thức giải quyết tranh chấpbằng Tòa án, với sự kết hợp này thì phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh
Trang 30thương mại bằng trọng tài trở nên hoàn chỉnh hơn vì đã hội đủ tất cả bản chất và nộidung của các phương thức giải quyết tranh chấp khác Phương thức giải quyết tranhchấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài đang từng bước phát huy vai trò củamình, có ý nghĩa là một phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán tư.Với những ưu điểm như thủ tục giải quyết dân chủ, đơn giản, linh hoạt, xét xửnhanh chóng, đảm bảo bí mật, phán quyết tin cậy…thực tiễn đã và đang chứngminh điều đó, trọng tài ngày càng phổ biến và trở thành phương thức giảiquyết tranh chấp chủ yểuu trong thương mại quốc tế, được các chuyên gia kinh
tế đánh giá là phương thức giải quyết tranh chấp trong tương lai với nhiều ưu điểmnổi trội
Trang 3117
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
Một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi
có các điều kiện sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 2, Luật trọng tài thương mại 2010, thì tranh
chấp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài là tranh chấp giữa cácbên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ítnhất một bên có hoạt động thương mại; hoặc các tranh chấp khác giữa các bên màpháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài Như vậy, chỉ các tranh chấp xảy
ra trong các trường hợp nêu trên mới thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tàithương mại
Thứ hai, theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp” Do đó có thể thấy, điều kiện để một vụ tranh chấp được giải quyết bằng hình
thức trọng tài thương mại chính là sự thỏa thuận của các bên, trọng tài thương mạichỉ có thể giải quyết các tranh chấp thương mại nếu các bên có tranh chấp thỏathuận trọng tài và thỏa thuận này không thuộc vào các trường hợp vô hiệu theo quyđịnh tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010
Như vậy, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấpnào được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này phát sinhtrong hoạt động thương mại giữa các bên (trong đó có ít nhất một bên có hoạtđộng
Trang 3318
Trang 34thương mại), trừ trường hợp pháp luật quy định khác và các bên có thỏa thuận giảiquyết tranh chấp bằng trọng tài.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được” Do đó, Khi các bên đã
thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, họ trao cho hội đồngtrọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đó củatòa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy thỏa thuận trọng tài.Như vậy, Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyếtbằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh Thẩm quyền giải quyếttranh chấp của trọng tài không mang tính đương nhiên như Tòa án, tranh chấp kinhdoanh thương mại chỉ được giải quyết theo phương thức trọng tài khi các bên tranhchấp có thỏa thuận trọng tài Luật trọng tài thương mại khẳng định: tranh chấp đượcgiải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài
có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp [41, tr.10] và thỏa thuận trọng tài phải có hiệu lực pháp luật, tức nó không thuộc trường hợp vô hiệu [41, tr.22].
thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới hai hình thức: điều khoản trọng tài hoặc thỏathuận riêng, trong đó điều khoản trọng tài thường được xác định trong hợp đồng kýkết giữa các bên hoặc các phụ lục không tách khỏi hợp đồng, còn thỏa thuận riêngthì các bên có thể xác lập tại thời điểm tranh chấp đã phát sinh mà trong hợp đồngkhông quy định điều khoản trọng tài
Trang 3519
Trang 36theo quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên mà vai trò của họ khác nhau.Nguyên đơn là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do
Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu giải quyết vụ án dân sự khi cho rằngquyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm Cơ quan, tổ chức do Bộ luậtnày quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu bảo vệ lợi ích công cộng, lợi íchcủa Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn” Tuy cũngtham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình như các đương sựkhác nhưng việc tham gia tố tụng của nguyên đơn mang tính chủ động hơn cácđương sự khác Trong tố tụng trọng tài, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thểdẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng
Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khácyêu cầu giải quyết khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người
đó xâm phạm Việc tham gia vào tố tụng của bị đơn mang tính bị động do bị đơn làngười bị nguyên đơn hoặc người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn khởi kiệnnên bị đơn buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện Hoạt động tố tụngtrọng tài của bị đơn cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án dân sự.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là người tuy không khởikiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ việc có liên quan đến quyền lợi, nghĩa
vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và đượcHội đồng trọng tài chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm 2 loại: Người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan tham gia tố tụng không độc lập
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bịđơn Trong vụ án dân sự, lợi ích pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quantham gia tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơnnên yêu cầu của họ có thể chống cả nguyên đơn, bị đơn
20
Trang 37- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập làngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơnhoặc bị đơn Do đó, khi tham gia tố tụng, lợi ích pháp lý của họ phụ thuộc vào lợiích pháp lý của nguyên đơn hoặc bị đơn Tuy nhiên, họ vẫn có quyền quyết địnhtrong phạm vi quyền lợi của mình
Trọng tài viên
Theo Khoản 5, Điều 3, Luật trọng tài thương mại năm 2010, thì “Trọng tàiviên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉđịnh để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này” Như vậy, Trọng tài viên
là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện do pháp luật quy định được các bên tranh chấplựa chọn hoặc được chỉ định để giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài Tiêuchuẩn, điều kiện của Trọng tài viên được quy định khá cụ thể tại Điều 20, Luậttrọng tài thương mại 2010
Trong một Hội đồng trọng tài, các bên được tự do thỏa thuận về số lượng trọngtài viên (một hoặc ba) cũng như thủ tục chỉ định các trọng tài viên đó Nếu các bênkhông thỏa thuận về số lượng trọng tài viên, Hội đồng trọng tài sẽ bao gồm 3 trọngtài viên Nếu vì lý do nào đó mà có một trọng tài viên không được chỉ định, thì trọng tài viên đó có thể được Chủ tịch trung tâm trọng tài (trong trường hợp trọng tài quy chế) hoặc Tòa án có thẩm quyền (trong trường hợp trọng tài vụ việc) chỉ định
Trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, yếu tố tự định đoạt củacác bên được đề cao Nếu một trong các bên cho rằng trọng tài viên đang xử lý vụviệc là không có thẩm quyền, thì các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài bởi
vì Hội đồng trọng tài có quyền quyết định đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấpcủa chính Hội đồng trọng tài Nếu vẫn tiếp tục nghi ngờ về thẩm quyền của Hộiđồng trọng tài thì bên đó có thể đệ đơn lên Tòa án có thẩm quyền yêu cầu xem xét
về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài Hội đồng trọng tàikhông có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là cơ sở để bên yêu cầu tòa án có thẩm
Trang 3821
Trang 39tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm đó trong thời gianquy định.
Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên được quy định tại Điều 21, Luật trọng tàithương mại 2010, như sau:
1 Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
2 Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
3 Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
4 Được hưởng thù lao.
5 Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6 Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
7 Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Như vậy, trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận
đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp Cáctrọng tài viên có thể đưa ra các phán quyết phù hợp với thỏa thuận của các bên vàvới các quy định của pháp luật Việt Nam Trọng tài viên có thể ban hành phánquyết về thẩm quyền xét xử của Hội đồng trọng tài, về hiệu lực của thỏa thuậntrọng tài; phán quyết Công nhận sự hòa giải thành của các bên, Yêu cầu thực hiệnnhững nghĩa vụ cụ thể được quy định trong hợp đồng, Quyết định buộc thanh toán
nợ, lệ phí trọng tài, Quyết định nộp tiền phạt (và) hoặc tiền bồi thường thiệt hại,Một quyết định khác về việc bồi hoàn hoặc trả lại tài sản, v v hay phán quyết bổsung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng khôngđược ghi trong phán quyết
Hội đồng trọng tài
Hội đồng trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanhthương mại do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn và được quy định trongLuật trọng tài thương mại 2010 Được thành lập theo sự chỉ định của các bên
Trang 40đồng trọng tài được thành lập tại trung tâm trọng tài thương mại và Hội đồng trọngtài do các bên
22