luận văn đại học hằng hải HÌNH TƯỢNG CHIM VÀ CÂY TRONG HỘI HỌA PHƯƠNG ĐÔNG

87 459 0
luận văn đại học hằng hải HÌNH TƯỢNG CHIM VÀ CÂY TRONG HỘI HỌA PHƯƠNG ĐÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông HÌNH TƯỢNG CHIM VÀ CÂY TRONG HỘI HỌA PHƯƠNG ĐÔNG PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hội họa Phương Đông nói chung và hội họa Việt Nam nói riêng có nhiều nét tương đồng theo dòng chảy của thời gian và sự giao thoa văn hóa. Điểm cơ bản đi đến sự tương đồng đú chớnh là các quan điểm về nghệ thuật đã đạt đến một cái chung về sự nhìn nhận và những ý nghĩa biểu tượng mang tính xã hội. Trong các tác phẩm nghệ thuật đó, ở mỗi một quốc gia đó cú những hình thức thể hiện khác nhau tạo nên những giá trị đặc trưng đậm nét truyền thống, thậm chí dân gian mang những sắc thái riêng như tranh chữ (thư pháp), tranh điểu mộc, có những thể loại đã đạt đến độ “quốc họa” như tranh thủy mặc của Trung Quốc (TQ), tranh sơn mài của Việt Nam . Điểm cơ bản trong các thể loại tranh của Phương Đông và Việt Nam , các hình tượng nghệ thuật đã được khái quát hóa và cá thể hóa đến mức cao độ, đú chớnh là sự giải phóng các hình tượng cụ thể, cảm tính ra khỏi cái ngẫu nhiên, nhất thời để đạt đến tầm khỏt quỏt chứa đựng những chân lý lớn có sức đột phá các thời hạn không gian và thời gian của các hiện tượng cá biệt đời thường như các hình tượng chim hạc, chim phượng, cây tùng, cây trúc, cây mai…mà đến ngày nay nó vẫn có nguyên giá trị cả về mặt nghệ thuật, tâm linh đến nhận thức. Nghiên cứu hình tượng chim và cây trong tranh hội họa Phương Đông chính là để tìm hiểu sắc thái riêng của mỗi thể loại về chủ đề, về ý nghĩa biểu trưng độc đáo. Điểm nổi bật của thể loại tranh này là người ta thường mượn hình tả ý gán cho một sự vật nào đó một ý nghĩa biểu tượng (ví dụ: trúc là quân tử, mai là giai nhân, cây tùng và chim hạc ngụ ý trường thọ, v.v ) và thông qua ngôn ngữ (nhất là từ ngữ đồng âm hay cận õm) nhỡn hình vẽ người ta sẽ liên tưởng đến một mong ước, một ý nghĩa biểu trưng nhất định nào đó trong tâm thức chung của mọi người. Về ý nghĩa, tranh thường có chủ ý : 1 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông o Gởi gấm ý chí; o Ước nguyện mọi tốt lành cho bản thân; o Cầu chúc phúc cho người khác. Với ý nghĩa tinh tế như vậy nên hình tượng chim và cây trong một số thể loại tranh đó có những chuẩn mực riờng, cỏc thành tố quan hệ trong tranh luôn gợi những liên tưởng và kích thích thị giác của người xem thông qua đề tài và hình tượng nghệ thuật. Các quan hệ về màu sắc, sự tương phản giữa sáng - tối, sự chi phối về bối cảnh, các nguyên tắc xây dựng hình tượng trong tranh để tạo thế cân bằng, mang nột riờng ở từng thể loại là những mảng nghiên cứu mà những người làm công tác mỹ thuật và sáng tạo nghệ thuật cần quan tâm. Với mong muốn tìm hiểu, học tập và trau dồi khả năng nghiên cứu em đã chọn đề tài trên nhằm tìm hiểu những giá trị nghệ thuật qua hình tượng chim và cây trong của một số thể loại tranh hội họa Phương Đông và cũng để chia xẻ cùng người xem những cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa tượng trưng của hình tượng chim và cây trong từng tác phẩm. 2. TÌNH HÌNH NGHIấN CỨU ĐỀ TÀI Có nhiều bài viết giới thiệu về một số thể loại tranh như tranh điểu mộc, tranh quạt có hình tượng chim, cây và hoa song chỉ nêu ý nghĩa thưởng ngoạn cho vẻ đẹp của mỗi thể loại (kiến thức hội họa 1,2,3 – Internet). Các bài chủ yếu mang tính chất giới thiệu, tham khảo. Cách viết mang tính mô tả về ý nghĩa biểu trưng của hình tượng chim và cây mà chưa đi sâu nghiên cứu, phõn tích về các yếu tố tạo hình tạo lờn được giá trị thẩm mỹ, tính nhân văn của thể loại tranh này. 3. MỤC ĐÍCH NGHIấN CỨU - Nghiên cứu đặc điểm hình tượng chim và cây trong tranh hội họa Phương Đông . - Tìm hiểu mối quan hệ giữa hình tượng chim và cây, và ý nghĩa biểu trưng của hình tượng trong tranh hội họa Phương Đông. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIấN CỨU - Đối tượng nghiên cứu : Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông . 2 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông - Phân tích một số tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại có hình tượng chim và cây trong mối quan hệ với các hình tượng nhân vật - Phạm vi nghiên cứu : một số tác phẩm hội họa Phương Đông (chủ yếu tranh của Trung Quốc, Việt Nam: Tranh hội họa, tranh dân gian, tranh quạt) sử dụng hình tượng chim và cây là đối tượng thể hiện chính. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU - Nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp vấn đề - Sưu tầm - Tổng kết kinh nghiệm 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Khẳng định được giá trị nghệ thuật của hình tượng chim và cây qua các yếu tố tạo hình (bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc, chất liệu tạo hình) tạo lên những nột riờng của nghệ thuật Phương Đông. - Khẳng định vai trò của hội họa trong việc phản ánh hình tượng với mối quan hệ cùng con người về mặt tư duy và nhận thức xã hội. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm 80 trang, bao gồm phần mở đầu 3 trang, kết luận 11 trang, phần nội dung có 3 chương Chương I- Hình tượng chim và cây trong quan niệm thẩm mỹ người Việt và trong quan niệm Phương Đông (18 trang) Chương II- Chim và cây trong ca dao, văn học, thơ ca (10 trang) Chương III- Hình tượng chim và cây trong hội họa (22 trang) Ngoài ra luận văn còn có tài liệu tham khảo 1 trang, phụ lục 16 trang 3 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I - HÌNH TƯỢNG CHIM VÀ CÂY TRONG QUAN NIỆM THẨM MĨ NGƯỜI VIỆT VÀ TRONG QUAN NIỆM PHƯƠNG ĐễNG Tác phẩm nghệ thuật là đơn vị tồn tại của nghệ thuật, trong đó hình tượng nghệ thuật được coi như là “tế bào” của tác phẩm. Không có hình tượng nghệ thuật thì không có cơ sở để tạo nên nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính không đòi hỏi các hình tượng nghệ thuật mô tả giống như thật vẻ bề ngoài của đối tượng, mà cần phải phản ánh đỳng cỏi bản chất bên trong của nó. Khi hình tượng đã đạt đến mức độ hoàn thiện nó sẽ nói lên được những khát vọng chân chính của con người, thể hiện được sức mạnh chân lý của cuộc sống. Đó là những hình tượng nghệ thuật đã đạt đến tính biểu tượng. Bất cứ một sự vật, hiện tượng khách quan nào có trong đời sống hiện thực, nếu được mô phỏng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều trở thành hình tượng nghệ thuật. Nhìn chung, hình tượng thường được hình thành trong mối quan hệ giữa thế giới hiện thực khách quan với nhận thức chủ quan của con người. Hình tượng không chỉ phản ánh hiện thực mà còn khái quát hóa, điển hình hóa toàn bộ thế giới hiện thực, nhằm tìm ra được những yếu tố cốt lõi nhất của hiện thực khách quan mang tính biểu hiện hết sức sinh động và độc đáo để làm nên tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật là lĩnh vực văn hoá tinh thần, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người mà qua đó người ta có thể xác định được các giá trị - chuẩn mực xã hội. Thực tiễn trong đời sống xã hội, giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hoá luôn thống nhất với nhau về nội dung và tư tưởng, cái đẹp trước hết phải là cỏi đỳng và cái tốt (chân - thiện - mỹ). Do vậy, đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật là tính hình tượng với ngôn ngữ sử dụng là sử dụng các hệ thống ký hiệu hàm nghĩa - biểu tượng. Biểu tượng có hai mặt: “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”. Hai mặt này được kết hợp theo sự liên tưởng và theo một quan hệ ước lệ nào đó. Biểu tượng bao giờ cũng có: + Tính chất biểu hiện sự vật bằng hình ảnh. 4 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông + Mang ý nghĩa biểu trưng gợi sự liên tưởng. + Tính ước lệ. + Biểu hiện giá trị nhân văn. Do đó, hình tượng nghệ thuật luôn mang đến những cảm xúc nhất định nói lên khát vọng, mong muốn vươn tới giá trị - chân lý của con người. Đó là những tác phẩm luôn luôn sống mãi và trở thành bất tử với thời gian. Hội họa Phương Đông nói chung và hội họa Việt Nam nói riêng, hình tượng nghệ thuật luôn được các họa sĩ quan tâm nghiên cứu và khai thác ở nhiều đề tài, nhiều thể loại chất liệu khác nhau. Sự thành công của các hình tượng nghệ thuật Phương Đông đều có những điểm chung là hàm chứa trong nó một mong muốn, khát vọng về một cuộc sống hòa bình, ấm no, sự thanh nhàn thoải mái cho con người mặt khác nó còn mang một yếu tố tâm linh, ý nghĩa biểu trưng nhất định nào đó như là một ước nguyện mà người xem ai cũng dễ dàng cảm nhận được. Trong những hình tượng nghệ thuật mà hội họa Phương Đông nói chung và hội họa Việt Nam nói riêng thì hình tượng chim và cây được đề cập mang nhiều ý nghĩa biểu trưng hơn cả. Bởi vì, trong bối cảnh không gian nhà ở của người Phương Đông, tiềm thức quan niệm về cuộc sống và yếu tố thiên nhiên luôn gắn liền với nhau. Hình ảnh con chim gắn với ruộng đồng, cỏ cây hoa lá hòa quyện với cuộc sống gần gũi của con người nờn đó trở thành một phần không thể thiếu về cội nguồn, về quê hương, về cuộc sống hàng ngày, thậm chí những hình ảnh đú đó được biểu tượng hóa thay cho thân thế, địa vị của con người, ví như con người trong hiện thực cuộc sống. Do đó hình tượng chim và cây được nhiều thế hệ họa sĩ, nghệ nhân quan tâm phản ánh mang giá trị sáng tạo nghệ thuật rất cao. 5 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông Động lực để sáng tạo mĩ thuật là trang trí hoặc tô điểm cho môi trường xung quanh. Chúng ta trang trí cho nhà cửa của mình bằng nhiều phong cách khác nhau như trang trí những bức tranh, sắp xếp sự kết hợp của màu sắc .v.v song việc lựa chọn và xây dựng những hình tượng nghệ thuật thành biểu tượng trong mỗi bức tranh đã đòi hỏi người họa sĩ phải có cái nhìn và sự cảm nhận sâu sắc về hiện thực cuộc sống để rồi đem đến cho người xem sự cảm nhận hoàn hảo của chính bản thõn nú, ngay chính bằng thuật ngữ nghệ thuật của nó. Về phương diện nghệ thuật, động lực này còn thể hiện phong cách nghệ thuật riêng của từng quốc gia, nhiều tác phẩm mĩ thuật đã trở thành những sản phẩm văn hóa riêng mang đậm nét truyền thống, thậm chí dân gian, với các ý nghĩa biểu tượng được gởi gấm trong đó như tranh với các chủ đề như: hoa điểu, rồng, ngựa, vượn, cỏ, tựng hạc, sơn thuỷ, v.v 1.1. HÌNH TƯỢNG CHIM Theo quan niệm Phương Đông về thuật phong thủy, chim chóc thể hiện sức mạnh vô tận của trái đất. Vùng đất Phương Đông khí hậu ôn hòa, nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước. Con người hiền hòa yêu tự do, khát vọng hòa bình. Tôn giáo mang tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo nờn đó hình thành lờn một bản sắc văn hóa, nghệ thuật riêng hết sức độc đáo và đa dạng. Hình ảnh thiên nhiên gắn liền với đời sống của con người ngay từ khi còn nhỏ, nên hình tượng nghệ thuật gắn với thiên nhiên là một điều dễ hiểu. Con người từ xa xưa đã chọn chim chóc để thể hiện cảm hứng, tự do, khao khát để được hợp nhất với thiên nhiên, với thế giới tâm linh, thần thánh. Mỗi loài chim có ý nghĩa phong thuỷ riêng. Trong các quan niệm về phong thuỷ truyền thống, chim được coi là biểu tượng cho sức mạnh của con người. Bên cạnh đó, chim cũng được coi là biểu tượng của tình yờu, lòng chung thủy và sự giàu có. Dưới đây là ý nghĩa phong thuỷ của một số loài: 1.1.1. Chim Phượng: Phượng được coi là linh vật biểu hiện cho tầng lớp trên. 6 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông Phượng thường có mỏ vẹt, thân chim, cổ rắn, đuụi cụng, múng chim cứng đứng trên hồ sen. Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là giú, đuụi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Khi Phượng ngậm lá đề hoặc ngậm cành hoa đứng trên đài sen, nó biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức là có khả năng giảng về đạo pháp, làm nhiệm vụ giống như các nữ thần chim: nhảy múa, hát ca chào mừng Phật pháp. Quan niệm của người Việt Nam cho rằng Phượng xuất hiện báo hiệu đất nước được thái bình. Chim Phượng là loài chim đẹp nhất. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Nó tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái. 1.1.2. Chim Hạc: Hạc đã làm bạn với người từ bao ngàn năm trước. Hình ảnh chim Hạc đã đi vào văn chương, mỹ thuật, lịch sử, triết lý của nhiều dân tộc. Hạc chịu đựng giỏi, thích ứng nhanh và cũng đẻ trứng nuôi con tốt. Hạc có giọng rền vang. Tiếng Hạc trong trẻo nhờ ở thanh quản có hình tựa như cái còi. Chim Hạc múa rất đẹp. Thoạt tiên chim trống nghiêng mình chào chim mái rồi từ từ tiến gần, cổ vươn tới trước, cỏnh xũe nhẹ ra. Đoạn vẫn giữ nguyên thế đó, chim trống bắt đầu nhảy múa trên không, luôn luôn nhảy cao hơn chim mái. Lúc này chim trống hát những tiếng giống như tiếng kèn đồng rộn rã. Kế đó đến phiên chim mái nhảy múa một cách vui tươi tưng bừng. Chim mỏi mỳa uyển chuyển hơn chim trống, thường đập cánh làm tung tóe nước. Sau điệu múa, kể như là mừng tiệc tân hôn, cuộc sống của vợ chồng chim bắt đầu thực sự. Ở Việt Nam Hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh Hạc chầu trên lưng Rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu, đền là biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh túy và thanh cao. Theo truyền thuyết Rùa và Hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, Hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. 7 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, Hạc không thể sống dưới nước nên Rựa đó giỳp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, Rựa đã được Hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thủy và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt. 1.1.3. Chim công: Tượng trưng cho sự bình an thịnh vượng. Là loài chim có bộ lông tuyệt đẹp, Công được coi là biểu hiện của Phượng hoàng hiện diện trên trái đất. Màu sắc của bộ lông cùng “nghìn con mắt” ở đuôi được coi là yếu tố may mắn, thúc đẩy danh tiếng cũng như tăng cường bảo vệ người thân. Với bộ lông tuyệt đẹp, Công còn biểu tượng cho vẻ đẹp và sức hấp dẫn trong tình yêu, giúp những người cô đơn sớm tìm ra bạn đời của mình. Chim phượng (thường gọi gộp là Phượng Hoàng, thực ra Phượng là chim trống, Hoàng là chim mái) là linh điểu, tương truyền chim Phượng xuất hiện là thánh nhân ra đời. Chim Loan và chim Phượng thì tượng trưng duyên nợ vợ chồng. “Loan Phượng hoà minh” (chim Loan và chim Phượng hoà chung tiếng hót) ngụ ý sự hoà thuận êm ấm của vợ chồng. 1.1.4. Chim Điểu : Là một loại động vật có hình thức đẹp (đẹp mã), mềm mại. Màu sắc ưa nhìn, người Việt và người Phương Đông có ý thức gắn nó với hình tượng của người phụ nữ: - Ở tầng lớp cao: Chim Điểu được ví gắn với những người phụ nữ có địa vị cao sang, quan lại hoặc là những người có học thức, hiểu biết rộng. - Ở tầng lớp thấp: Chim Điểu được ví như người phụ nữ cần cù, chịu khó, buôn bán nuôi chồng con. 1.1.5. Chim Sếu: 8 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông Chim Sếu chỉ đứng sau Phượng Hoàng về mức độ tiếng tăm trong phong thuỷ. Sếu mang tinh thần luôn vươn cao, vươn xa để cất cỏnh lờn bầu trời. Do đó, biểu tượng của Sếu được sử dụng trong phong thuỷ để đem lại nguồn năng lượng sống cao thượng và hoà bình lâu dài. 1.1.6. Chim Cò: Cò là loại chim của nhà nông vỡ nú gắn với ruộng đồng. Từ bao đời nay hình ảnh con Cò được nhắc đến nhiều trong thơ ca, văn học và cả trong nghệ thuật. Cò có thân hình đẹp, màu lông trắng tinh khiết, sống có tình nghĩa, gần gũi với con người. Trên cánh đồng, con Cò đi theo sau luống cầy bầu bạn cùng nhà nông trong lúc cầy sâu cuốc bẫm. Trên bờ ruộng Cò bắt sâu bọ, cào cào, châu chấu… giúp nhà nông một tay trong việc bảo vệ mùa màng. Cò trờn mỡnh trõu, bắt ruồi bọ, ve vắt, người bạn đồng lao đồng tác với nhà nông. Con Cò là hình ảnh của cần cù, siêng năng, chịu khó, chịu khổ, tự túc, tực cường, chỉ biết trông cậy vào sức mình, chỉ biết tự lực cánh sinh để lo cho bản thân, cho con cái, cho gia đình, cho dòng tộc, đất nước giống như những người nông dân Việt Nam: 1.1.7. Gà trống : Biểu tượng cho phong thuỷ Gà trống có thân hình đẹp, dáng hùng dũng, khỏe mạnh, bước đi oai vệ, màu lông rực rỡ thường thức dậy rất sớm, thông báo một ngày mới, xua tan đi bóng đêm và mây mù. Bởi vậy, Gà trống cũng biểu tượng cho khả năng tránh tà ma. Đức tính của gà trống cũng rất quớ: + Cái mào đỏ tựa mũ cánh chuồn của trạng nguyên là “Văn “. + Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm để đấu chọi là “ Võ “ . + Thấy địch thủ dũng cảm, không sợ và đấu chọi đến cùng là “ Dũng”. + Kiếm được mồi gọi nhau cùng ăn là “ Nhân “. + Hàng ngày , gà gáy báo canh không bao giờ sai là “ Tín”. Con gà mái với thân hình tròn trịa, bước đi dịu dàng, ngú nghiờng một cách trìu mến đi cùng bầy con tượng trưng cho gia đình đông đúc, đầm ấm. Ngoài ra còn rất nhiều loài chim khác cũng mang những ý nghĩa, ngụ ý riêng như chim sẻ (tiểu nhân), chim vẹt (nói dóc, nói nhiều, ba hoa) chim ác là báo điềm không may mắn… mà các nước Phương Đông đều có chung quan niệm. 9 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông 1.2 . HÌNH TƯỢNG CÂY (HOA) Cây thuộc mộc hành, có giá trị tiêu biểu cho đức tính cứng cỏi, thẳng thắn, kiên cường như nghĩa khí của con người. Mỗi loài cây đề có ý nghĩa riêng. Trong cuộc sống cây cối gắn liền với đời sống của con người, phục vụ và nuụi sống con người. Cây không chỉ cho bóng mát, chữa bệnh, dùng làm cây cảnh trang trí nhà cửa. Thế dáng của các loại cây và những điều kiện để đơm hoa kết trái của chúng cũng được ví von như những cố gắng vươn lên khắc phục tự nhiên của con người. Điều này đã tạo nên những cảm xúc mãnh liệt cho tâm hồn của người họa sĩ, chớnh vì vậy nên nhiều loài cõy đó được lựa chọn, phản ánh trong nghệ thuật và mang lại cho con người thêm nhiều cảm xúc, ý nghĩa. Tầm quan trọng và tính tinh túy, ưu việt của từng loại cây, dựa vào thế dáng và đức tính chịu đựng mà cây cũng có những ý nghĩa đáng để chiêm nghiệm, luận bàn.  Một số loài cây 1.2.1. Cây Tùng- Bỏch- Thụng Chữ Tùng có nghĩa là cây Thông. Ta gọi là Tựng, Bỏch, Thụng hoặc phân biệt mấy loại đó bằng Tùng La hán, Tùng Mã Vĩ (thông đuôi ngựa) Cây Tùng mọc trên núi đá cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Tùng hay mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ, Tùng vẫn xanh, vẫn vươn thẳng lên trời, là loại thực vật lá kim, quanh năm xanh tốt, không rụng lá, tiết kiệm (nước), rễ bỏm sõu vào trong vỏch nỳi. Đó là phẩm chất quý mà con người mong ước. Trước mọi phong ba, bảo táp, Tùng vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt nờn Tựng có ý nghĩa như Bậc Trượng phu hoặc Đại trượng phu. 1.2.2. Cây trúc – Cây tre: 10 [...]... dựng và làm cho hình tượng của chim, hoa và cây trong văn hóa nghệ thuật Phương Đông thêm phong phú, rõ ràng và thêm phần ý nghĩa 36 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông CHƯƠNG III – HÌNH TƯỢNG CHIM VÀ CÂY TRONG HỘI HỌA 3.1 HÌNH TƯỢNG HOA, ĐIỂU, CÂY ĐÃ ĐƯỢC SÁNG TẠO THÀNH CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT Cể THỂ LOẠI SANG Ở PHƯƠNG ĐÔNG 3.1.1 Ở Trung Hoa Hội họa Phương Đông tiêu biểu nhất là hội họa. .. đời thịnh trị 35 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông Tiểu kết: Nhìn chung ca dao, văn học, thơ ca đã khái quát lên hình tượng của các loài chim và cây theo triết lý của Nho giáo và Phật giáo về cuộc sống con người Những hình tượng này với ý nghĩa biểu trưng đã đi sâu vào tiềm thức người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng Đõy chớnh là nguồn hứng khởi để hội họa phát huy sở... những vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của các đối tượng dưới các hàm ý văn chương bay bổng, nhẹ nhàng, dưới gúc nhỡn so sánh hình tượng con người với thiên nhiên cuộc sống nờn nú rất dễ hiểu, dễ gần và đi sâu được vào tình cảm con người 25 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông Hình tượng chim và cây trong ca dao, văn học, thơ ca Việt Nam có rất nhiều, tùy vào đặc điểm từng vùng, từng miền mà cú cỏch... 1.4.1.1 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương đông phản ánh quan niệm về xã hội và những chuẩn mực chung của cuộc sống Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đều có đặc điểm chung giống nhau về quan niệm thẩm mỹ Văn hóa PĐ chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo đã hình thành nên một quan niệm sống về sinh-lóo-tử, về vòng đời và kiếp luân hồi của... mạnh, thường thể hiện các hình tượng chính tạo độ đậm và bối cảnh cho các hình tượng chim và hoa đồng hiện trên mặt tranh 19 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông 1.3.4 Về thủ pháp : Điểm nhấn cơ bản trong các tranh đó là khả năng sáng tạo của các họa gia rất phong phú Nét sáng tạo không chỉ thể hiện ở trong cách thể hiện các thế dáng chim, cây và hoa mà còn thể hiện trong nét “công” của bút... những yếu tố trên, hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đều có chung những nét tương đồng về yếu tố trang trí nhằm làm tăng giá trị cho vẻ đẹp của chim, cây và hoa với mục đích nhấn mạnh các quan niệm và ý nghĩa của chúng để người xem dễ dàng cảm nhận Hình thức cách điệu thể hiện trong các yếu tố sau: 1.3.1 Về mặt tạo hình : Hình tượng chim, cây và hoa tuy mang... ngoài đời ít gặp 16 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông Có thể nói rằng các họa gia đã rất công phu trong việc cách điệu tạo các thế dáng cho chim, cây và hoa thành những chuẩn mực mang giá trị biểu trưng cao cho tầng lớp con người cao quớ, cú địa vị phẩm chất tư thông đáng kính, có hiểu biết và thành đạt trong xã hội (như cây tùng, cây trúc, chim phượng , chim loan), hoặc tượng trưng cho... thủy đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Chính vì lẽ đó nờn cỏc hình tượng nghệ thuật trong hội họa đã phản ánh những tư tưởng nhân sinh quan đó chẳng hạn hoa sen mang tánh của Phật pháp, chim công, chim phượng mang nghĩa bề trên (chỉ những người của hoàng tộc, hoàng cung) 1.4.1.2 Hình tượng chim và cây mang quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh 20 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông Vì mang... chim và cây - Cũng đôi khi trong cách phối hợp này còn mang lối phê phán phản diện mà qua đó bao hàm ý nghĩa răn dạy con người trong cách sống, cách cư xử như “Trúcsẻ” mang hàm ý người quân tử và kẻ tiểu nhân 17 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông - Mặt khác hình tượng chim và cây cũng thường được kết hợp với hình tượng con người và qua đó mang ý nghĩa chúc tụng - Hình thức bố cục của tranh... thu: hoa cúc, hoa phù dung Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng) Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim cụng (hồng/cụng), hoa cúc với gà (kờ/cỳc), cây thông với chim hạc (tựng/hạc) 14 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông Với những cư dân thuộc . Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông HÌNH TƯỢNG CHIM VÀ CÂY TRONG HỘI HỌA PHƯƠNG ĐÔNG PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hội họa Phương Đông nói chung và hội họa Việt. điểm hình tượng chim và cây trong tranh hội họa Phương Đông . - Tìm hiểu mối quan hệ giữa hình tượng chim và cây, và ý nghĩa biểu trưng của hình tượng trong tranh hội họa Phương Đông. 4. ĐỐI TƯỢNG. TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIấN CỨU - Đối tượng nghiên cứu : Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông . 2 Hình tượng chim và cây trong hội họa Phương Đông - Phân tích một số tác phẩm hội họa

Ngày đăng: 23/04/2015, 13:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan