luận văn đại học hằng hải Tương quan đối lập qua các tác phẩm hội họa

76 467 1
luận văn đại học hằng hải Tương quan đối lập qua các tác phẩm hội họa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHỤ LỤC 66 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối lập trong nghệ thuật là những hiện tượng xung đột mạnh tạo ra trong tác phẩm hay trong sự biểu hiện của người nghệ sĩ thông qua tác phẩm của mình nhằm tạo những ấn tượng mới lạ hay những yếu tố nhậy cảm qua cảm của thị giác tới người thưởng lãm. Đối lập không chỉ thể hiện trên một ngôn ngữ riêng lẻ mà chúng còn nằm trong tổng thể ngôn ngữ tạo hình, hay màu sắc của tác phẩm, nó được thể hiện như đối lập về nét thẳng - nét cong, đối lập về tỷ lệ kích thước của nét như dài - ngắn, hình - mảng cũng như màu sắc nóng – lạnh vv đối lập về chất. Tình hình nghiên cứu đề tài Xử lý tương quan trong tranh có 5 dạng : Đối lập về Đường nét - Hình – Mảng Đối lập về hòa sắc-Nóng - Lạnh Đối lập về Sắc độ -Đậm- Nhạt Đối lập về Yếu tố Động – Tĩnh Đối lập về Chất cảm 2. Mục đích của luận văn Nghiên cứu về những biểu hiện sự đối lập trong nghệ thuật tạo hình và xử lý tương quan đối lập trong tranh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng ngiên cứu thông qua các tác phẩm nghệ thuật xử lý các mặt đối lập trong nghệ thuật tạo hình. Phạm vi nghiên cứu xử lý tương quan đối lập trong tranh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Sưu tầm tài liệu sách báo 2 - Tham khảo những ý kiến của những họa sĩ, nhà phê bình lý luận - Phân tich tác phẩm, chứng minh… viết theo nội dung của đề tài 5. Đóng góp của luận văn - Hiểu được sự đối lập về Đường nét - Hình – Mảng - Hiểu được sự đối lập về hòa sắc-Nóng - Lạnh - Hiểu được sự đối lập về Sắc độ -Đậm- Nhạt (Sáng- Tối) - Hiểu được sự đối lập về Yếu tố Động – Tĩnh - Hiểu được sự đối lập về Chất để sử lý trong sang tác và giảng dạy 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm 40 trang, bao gồm phần mở đầu 2 trang, nội dung ba chương 37 trang, kết luận 2 trang. Chương 1. Các mặt đối lập trong nghệ thuật tạo hình Chương 2.Tương quan đối lập qua các tác phẩm hội họa Chương 3. Những bài học về tính đối lập trong tranh 3 NỘI DUNG Chương 1. Các mặt đối lập trong nghệ thuật tạo hình 1. Định nghiã các mặt đối lập trong các mối quan hệ của nghệ thuật tạo hình Trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật, chúng ta thường bắt gặp những yếu tố đối lập hay tương phản như: ngày – đêm ,sáng- tối, nóng -lạnh…xét về một góc độ nào đó thì các yếu tố này có thể triệt tiêu lẫn nhau, nhưng trong nghệ thuật hội hoạ thì những yếu tố ấy đôi khi lại rất cần thiết, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng.thích hơp với qui lật cấu thành tự nhiên cũng như sáng tạo của nghệ thuật. Theo suy nghĩ của tôi , đối lập hay tương phản chỉ là cục diện còn sự dung hợp mới là toàn thể. Cái gọi là đối lập được xây dựng dưa trên sự cảm nhận về trạng thái cân bằng. Nói một cách khác cân bằng chính là hệ quả tất yếu của tác dụng đối lập. Người ta dễ nhận thấy lưỡng cực và nhị nguyên là hai mặt đối lập. Nhất nguyên là một từ gốc mà ra cho nên đồng nhất và hoà đồng tạo thành một cặp còn thống nhất thống nhất bất hoà trở thành hai mặt đối lập. Trong tranh hình thành sự đối lập biểu thị sự đón nhận. chứa đựng giao hoà , âm dương, hay những mặt đối lập khác trong hội họa nói chung hay trong tranh nói chung không nằm ngoài sự tương phản. Vậy đối lập là gì? Ta có thể định nghĩa đó là những cặp cấp độ có giới hạn tạo nên nhờ những mức độ chênh lệch tách biệt. Sự đối lập chỉ đủ khiến cho hiện vật cùng 1 thể tính (thể loại) thắng được sự tách biệt có giới hạn.(cấp độ) gọi là đối lập. Đối lập trong âm dương cũng chính là đối lập của thực và hư. Xét ra 1 người hoạ sĩ nói tới đối lập hay tương phản chỉ là điều chỉnh âm dương theo lí luận mang tinh triết học. Âm là mềm đi xuống và hư ảo. Ngược lại Dương là 4 phát triển cứng rắn định hình và đi lên.Trong hội hoạ : dương là cụ thể và định hình, âm là chỉ 1 cái không cụ thể.( không gian khoảng trống khoảng lõm)sự thể hiện của âm dương thiên hình vạn trạng. Ta có thể thấy được điều đó qua những hình thức biểu hiện của đối lập trong nghệ thuật tạo hình ở các dạng sau. Ví dụ; Đối lập về Đường nét - Hình – Mảng Đối lập về hòa sắc-Nóng - Lạnh Đối lập về Sắc độ -Đậm- Nhạt Đối lập về Yếu tố Động – Tĩnh Đối lập về Chất cảm như; nhẵn - giáp, gồ ghề - phẳng phiu Qua đây ta có thể đi vào từng yếu tố trên trong những biểu hiện đối lập trong nghệ thuật tạo hình. 1.1. Đối lập về Đường nét- Hình – Mảng - Sự đối lập trong đường nét thể hiện dưới nhiều dạng thức, dễ dàng tác động đến cảm giác của con người. Ví Dụ: Nét đanh và nét xốp tập tương phản đối lập về chất, nét ngay ngắn hay nét bay bướm biểu hiện về tính cách; Nét rõ và nét mờ biểu hiện về đậm nhạt thể được người nghệ sĩ truyền đạt và sự công nhận của người thưởng lãm đối với những tính chất đó mới là vấn đề quan trọng. Qua sự sắp xếp và thể hiện, những đường nét cá thể trở nên sinh động khi chúng giữ những vai trò khác nhau. Ta có thể thấy ngay được những điều đó như; những đường xếp theo chiều ngang tạo cho cảm giác bình yên ổn định, nét thẳng đứng tạo cho cảm giác cao vợi như cây lớn, đỉnh cao,tháp nhọn, hay trụ đỡ… Đường nét thẳng đứng cũng tạo cho cảm giác thê lương lạnh lẽo, đó là cảnh mưa rơi, thác đổ, tuy nhiên cũng có cảm giác vươn lên và phát triển như cảnh tượng rừng sâu cỏ rậm. 5 Đường nét mang tính không ổn định của nó là tín hiệu vật lý mà cuộc sống mang lại cho con người để tồn tại ghi nhớ. Những tính chất của đường nét có thể mô tả theo những từ thông thường của cảm giác, như; ảm đậm nhạt, mệt mỏi, sinh động, dễ vỡ…Và vô số những điều thay đổi tinh tế. Sự đối lập cũng như sự “ tương phản” xảy ra khi các yếu tố của nó được lặp lại trong một cách thức khiến chúng xem chừng không lên quan gì với nhau- một ít đường nét to rộng trong một vùng có những đường nét nhỏ nhắn. - Sự đối lập của nét, nét được thể hiện thông qua chiều hướng. Những đường thẳng vươn lên theo chiều đứng gắn bó chặt chẽ với sức khái quát của nó là năng động, đột khởi và hưng phấn. Đối lập với những đường thẳng nằm ngang lại ngược lại, gây ra cảm giác cân bằng, yên tĩnh, im lặng, dàn trải. Đường nét có thể phản ánh sự rụt rè, căng thẳng hay êm đềm. Những đường thẳng đứng thường thấy trong tạo hình kiến trúc có ý nghĩa cấu trúc, nhưng đồng thời nó lại có một sức mạnh ý tưởng đặc biệt, tượng trưng nào đó. Ví dụ tượng trưng cho tính chất kỷ niệm, tính chất vĩnh cửu, truờng tồn trong không gian. Trong khi đó, những đường nghiêng lên gây cảm giác nhấn mạnh, tăng dần sự chuyển động về những đường nghiêng xuống cũng suy ra sự căng thẳng nhưng chuyển động giảm tốc dần dần. Những đường nghiêng không những gây cảm giác chuyển động mà các khối được tạo thành theo một tuyến nghiêng sẽ tạo ra cảm giác một lực liên kết lớn hơn, sự thống nhất lớn hơn. Đường nghiêng trong tam giác tùy trường hợp mà cảm giác tạo hướng mạnh hay yếu, nhưng đồng thời cũng tạo ra cảm giác về sự chênh vênh, muốn đổ, hay trượt về phía trước cho hình và khối. Khi hai đường thẳng ngang và đứng gặp nhau, thẳng góc với nhau, hình thái hình học do chúng gây ra cũng đưa đến cảm giác tĩnh tại, ổn định. Còn một đường nghiêng cắt một đường nằm ngang sẽ tạo thành một hiệu quả đối lập với nó tức là không tĩnh tại. 6 Những đường dích dắc, gãy khúc sẽ gây nên những cảm giác về sự trục trặc, thay đổi cứng nhắc đối lập với những đường cong uốn lượn từ to đến nhỏ dần sẽ gây ra cảm giác nhẹ nhàng, dịu dàng. Những đường cong thoải hơn nữa sẽ gây nên ấn tượng mềm mại, mượt mà. “Lê Qúy Đôn nói về tính đối lập trong cảm xúc về chất trong thư pháp như sau; nét béo cho có xương – nét gầy cho có thịt cũng như vậy; nét ướt – nét khô, nét thô – nét tinh, nét mạnh mẽ - nét rụt rè sợ hãi”.vv. Đường nét mang trong mình những sự đối lập nhưng đều có phương hướng nhất định, một tuyến ngang thể hiện sự cân bằng, nghỉ ngơi, cố định, tĩnh tại, một diện bằng phẳng của mặt đất, đối lập với những đường chéo là do đường ngang nâng lên hoặc đường thẳng đứng hạ xuống, nó gây cảm giác năng động. - Sự đối lập của nét thông qua khả năng xác định hình thể và tạo nén diện Đường nét là một yếu tố vô cùng quan trọng của trang trí bố cục, nó có thể có tác dụng nối liền, nâng đỡ, thâu tóm, chia cắt các yếu tố khác. Đường nét có thể bao quanh một diện hoặc giới thiệu, trình bày các kiểu bề mặt khác nhau. Tác dụng của yếu tố đường tuyến trong tạo hình kiến trúc là thể hiện sự chuyển động qua không gian, với tư cách là đỡ hay nâng lên hay là tạo nên một cái khuôn với cấu trúc không gian hai chiều là hình và không gian ba chiều là khối. Đường nét là tổ hợp những sự đối lập của nét có thể là đường thẳng đứng, đường xiên, đường cong mềm, xác định không gian. Một mạng dày đặc các đường nét khác nhau có khả năng tạo nên những bề mặt khác nhau, mang lại hiệu quả cảm xúc thị giác cũng khác nhau. - Sự đối lập của nét qua tạo hình của điểm và nét thông qua các hiệu quả thị giác. Sự đối lập của nét thông qua điểm và nét là hai yếu tố nguyên thủy của nghệ thuật tạo hình, đó là hai yếu tố cuối cùng của sức cô đọng trong biểu hiện tạo hình. Từ khi con người biết chuyển các ý tưởng thẩm mỹ thành các biểu hiện 7 thẩm mỹ thị giác, thì điểm và nét là hai phương tiện đầu tiên được dùng để chuyển tải các ý tưởng thành thẩm mỹ đó. Từ những nét trên mặt trống đồng Đông Sơn hay những nét họa trên tường đá trong động Laxcô (Laxcaux). Antamira, đến những ý tưởng hòa bình của Pi-cát-xô được dồn nén vào các nét mang ý nghĩa đều đã đạt đến mức cô đọng và đơn giản của đường nét. Nghệ thuật tạo hình hiện đại nửa đầu thế kỷ XX lại cũng ẩn mình trong ngôn ngữ của đường nét. Đặc biệt, đối với các kiến trúc sư trong nhóm Xtijl thì "các sáng tạo đầu tiên của họ đã dựa trên các ý hướng hội họa của P.Mondrian tuyên khởi: "Sự cân bằng có được bởi các đường ngang và đường thẳng đứng. Thông tin thẩm mỹ được dồn nén trong một kích thước tối thiểu, đó là điểm và nét. Những đường nét tức thời, những đường nét "độc nhất vô nhị", những đường nét căng đầy thông tin, đầy ắp năng lượng xúc cảm đó đã đẩy bức tranh đến chỉ còn là một tín hiệu, một ký hiệu biến cảm mà thôi. Các hiệu quả thị giác còn được thể hiện rõ ở xu hướng lấy các hiệu quả thị giác, lấy các hiện tượng tiếp nhận thị giác, lấy các chuyển động thị giác làm đối tượng nghiên cứu qua những sự đối lập. Tóm lại các măt đối lập của đường nét thẳng hay cong không chỉ gắn liền với việc đo các đại lượng độ dài và thời gian mà nó còn phản ánh một cách hoặc là định sẵn, hoặc là bột phận có khả năng thể hiện mạnh mẽ các chủ đề, các suy tưởng cần thiết đối với việc tạo thành các tác phẩm hội hoạ và phản ánh cuộc sống trong xã hội. - Đối lập trong ngôn ngữ tạo hình như ta đã biết nó vô cùng quan trọng, bởi lẽ chỉ thiếu đi một sự đối lập nào đó trong tác phẩm nghệ thuật nói chung thì tác phẩm ấy sẽ trở lên buồn chán tẻ nhạt, cũng như trong âm nhạc sự đối lập trong những cung thanh trầm bổng tạo nên những tác phẩm có một chiều sâu về tư tưởng cũng như giai điệu hay một hòa thanh đa dạng mà vẫn hấp dẫn người nghe. Đối với nghệ thuật hội họa sự đối lập cũng vậy, bởi lẽ nó không chỉ cho ngời thưởng lãm về những gam màu sáng, trầm, tối hay những biểu 8 hiện của đường nét và những mảng màu đối nghịc mà chúng còn tạo cho người thưởng lãm những giá trị về nội tâm hay những cảm xúc của người nghệ sĩ cũng như giá trị nhân văn sâu xa. Vì thế ở đâu trong những tác phẩm nghệ thuật thì cũng không thể thiếu yếu tố đối lập. Trong nghệ thuật tạo hình cơ bản quá vững mạnh trong việc nắm giữ ngời thưởng lãm tranh thì những vùng khắc có thể còn quan trọng hơn, không đạt được sự chú ý mà chúng đáng được có; như thế cấu trúc cơ bản cần phải nên giảm thiểu đi. Mặt khác, nếu một vùng đã “chết” hoặc không hấp dẫn thì một cấu trúc cơ bản có thể được thêm vào hoặc được nhấn mạnh để làm cho nó sống lại. Sự chú ý của chúng ta thường xuyên bị dẫn dắt qua bề mặt của một tác phẩm nghệ thuật, giữa những vùng đối lập, bởi những mức độ nhấn mạnh được tạo ra trên những vùng khác nhau hay cạnh nhau của bề mặt đó. Sự chuyển động của thị giác chúng ta được hưởng từ những vùng hấp dẫn này sang vùng hấp dẫn khác, ngang qua những vùng “ nghỉ ngơi”( hoặc không được nhấn mạnh). Việc làm chủ những cấu trúc cơ bản về hình thể hiển nhiên có thể là một phần của những lực hướng dẫn chuyển động ngang qua tác phẩm; nó chia sẻ vai trò này với những yếu tố nghệ thuật khác. - Tương phản về kích thước. Tương phản xem như là điểm dị biệt mà điều dị biệt đó gây tính kích thích thị giác làm cho người ta thích thú. Picasso đã từng nói: “Tôi vẽ cùng với tự nhiên chứ không vẽ theo tự nhiên” – “Tôi vẽ theo cái hiểu, không vẽ theo cái thấy”. Trong nghệ thuật, người họa sĩ không phải là một chiếc máy chụp hình, mà phải là người vẽ nên, sáng tạo nên một sự vật của riêng mình. Sự sao chép máy móc dưới mọi hình thức, sẽ giết chết nghệ thuật. Vì thế khi vẽ một bức tranh, một sinh viên Mỹ Thuật hay một danh họa cũng đều phải có sự tính toán nhất định, nhằm tạo ra một bố cục thuận mắt, hay cao hơn nữa là sự cuốn hút, lôi kéo người xem. Bất cứ ai khi 9 thưởng thức một bức tranh cũng đều có một“khoảng cách tâm lý” hay nói nôm na là tầm nhìn đối với bức tranh đang quan sát đó. Nếu nhân vật trung tâm trong tranh tương đối nhỏ, rời rạc thì dù là cảnh yêu đương hay chém giết nhau cũng khiến người xem phân tâm, như có một khoảng cách xa. Nắm được đặc điểm này, người nghệ sĩ tìm mọi cách để đánh động, xâm nhập vào “khoảng cách tâm lý” của bạn, lôi kéo người xem vào những điểm nhấn trong tranh, đúng với ý đồ của tác giả. Đó là nguyên lý Dẫn Hướng Thị Giáchay Lực Dẫn Mắt trong Hội Họa. Ở đây, chúng ta đi vào phân tích đường nét, độ sáng tối trong tranh, không đề cập đến màu sắc - cũng là một yếu tố tạo nên Lực Dẫn Mắt. “Bàn tay thành thạo nhất bao giờ cũng là tên đầy tớ của ý nghĩ”. Thật vậy, một tác phẩm thành công trước hết phải là một tác phẩm thể hiện được hết những ý đồ, tâm tư tình cảm của tác giả, đó là cái “gốc” cần có (ngoài ra còn: ngôn ngữ là “chồi”, nhịp điệu là “hoa”và cuối cùng, ý nghĩa là ”quả”). Để đạt được cái “gốc” vốn đã khó, có được cái “chồi”, “hoa”, “quả” lại càng khó hơn, đòi hỏi người nghệ sĩ cả một quá trình khổ luyện. Trước hết, muốn người xem quan tâm, thích thú khi thưởng thức tác phẩm của mình, người họa sĩ phải tự tạo ra một điểm, mảng nhấn nhằm gom tầm nhìn lại 1.2. Đối lập về hòa sắc-Nóng - Lạnh Màu sắc hiện hữu, tồn tại từ đời này sang đời khác. Từ lúc sinh ra con người đã được tiếp xúc với màu sắc. Mắt ta cảm nhận được màu sắc và rung động khi được ngắm nhìn những hòa sắc đẹp trong thiên nhiên. Con người càng phát triển và hoàn thiện mình thì phạm vi những đặc tính nhận biết được cũng ngày một cao hơn. Những người có chiều sâu về tâm hồn thì xem màu sắc là ngôn ngữ hữu hình nhưng có sức mạnh vô hình. Các giai điệu, ý thơ, hồn nhạc, nội tâm… đều là cái bóng, là linh hồn của màu sắc. Chính vì điều này mà các họa sĩ đã luôn nghiên cứu, tìm tòi, chắt lọc để đưa những cái đẹp từ thiên nhiên vào hội họa đồng thời nghiên cứu để vận dụng màu sắc như 10 [...]... sỹ 23 Chương 2 TƯƠNG QUAN ĐỐI LẬP QUA CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA 2.1 Đối lập về Đường nét- Hình – Mảng Nét đặc trưng của trường phái tranh Ấn tượng là cách sử dụng màu sắc va đập, ánh sáng tự nhiên, lối vẽ bất nghi thức, đường nét thô cứng kết hợp những nét mềm uyển chuyển của các nhân vật để tập trung thể hiện cảm nhận tức thời về đối tượng như; trong tranh Manet: Monet đang vẽ trên xưởng họa nổi, 1874 Bức... quy luật của cuộc sống Sự đối lập có thể phân biệt qua sự đối lập của bản thân và hình dạng của màu sắc Mặt khác sự đối lập còn được bộc lộ ở mối quan hệ hình thể với môi trường xung quanh Giữa hình với hình , hình với không gian, đối lập giữa mầu nóngvà lạnh Các ghệ sĩ ít đã nhanh chóng được sử dụng màu bổ sung như trong tác phẩm " Cafe đêm " của Van Gogh năm 1888 Ông sáng tác màu sắc mô tả như là... mối quan hệ đối lập hay hài hòa 1.4 Đối lập về yếu tố Động – Tĩnh Đường nét mảng miếng hay màu sắc lại là những vấn đề vô cùng quan trong trong sáng tạo nghệ thuật Biết thế, nhưng phải chăng chỉ có những vấn đề đó thôi? Không Vì lẽ sự hiện diện của màu sắc cũng như đường nét, hòa sắc còn một thứ nữa đó là phải có sự đối lập trong chính bản thân của tác phẩm Vì thế để sác minh cho những mặt đối lập. .. cũng tỏ ra đối lập cùng cuộc chiến mà các anh là những người đứng lên để dành lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam Tác phẩm sơn mài của Vũ Duy Nghĩa đã rất thành công trong việc sử lý tương quan đối lập trong tranh cũng như trong hình thể các nhân vật trong tranh Bức họa Les Demoiselles d'Avignon “Những cô nàng ở Avignon” của Picasso không được coi là lập thể nhưng nó lại được coi là cột mốc quan 25... một tác phẩm với nhau Bằng cách sắp xếp các yếu tố thành phần theo một cách nào đó, một nghệ sĩ kiểm soát sự chuyển động của mắt của người xem trong và xung quanh các thành phần với các bức tranh Sắp xếp các yếu tố có chủ ý nhằm tạo sự liên lạc, chuyển động gắn kết trong một tác phẩm Nhấn mạnh là sự nhấn mạnh của một khu vực cụ thể tập trung hơn là trình bày một mê cung của các chi tiết quan trọng tương. .. xung quanh các tác phẩm nghệ thuật Tương phản trong nghệ thuật cũng cho biết thêm quan tâm đến hình ảnh Quá nhiều sự giống nhau của các thành phần trong bất kỳ thiết kế trở nên đơn điệu Nói cách khác, việc sử dụng tương phản quá ít có thể gây ra một thiết kế là nhạt nhẽo và nhàm chán Mặt khác quá nhiều hợp đồng có thể là khó hiểu Chỉ số tiền phải tương phản thu hút sự tham gia của người xem so sánh các. .. các đối lập này mà hình- nét – màu – ánh sáng – khối có khả năng diễn tả các trạng thái khác nhau của thế giới khách quan, đó là bản chất của nền tản mỹ thuật trong hội họa Những cặp đối lập này được phối hợp với nhau theo các quy luật thị giác phức tạp hơn Các sự kết hợp đơn tuyến (một cặp đối lập cùng phối hợp) như một bản giao hưởng tạo ra một trạng thái gây được cảm xúc và gợi những suy tưởng về các. .. trãi ngồi trên bệ đối lập với một cô gái trẻ với hình thể mềm maị uyển chuyển đang đứng trên một quả cầu, phía xa xa là không gian bao la của thảo nguyên Trong tông màu của tác phẩm cũng mang những yếu tố đối lập về màu sắc giữa tiêu điểm hai nhân vật chính cũng như toàn bộ không gian trong tác phẩm Tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng yếu tố đối lập trong việc xây dựng tác phẩm, đem đến cảm... hợp các tương quan màu sắc, sáng tối, đậm nhạt mà cụ thể trong tranh sơn mài Việt Nam, tranh sơn dầu, lụa hay những chất liệu khác Chất là tương quan mật độ của chấm, nét không chỉ là hình thể, mảng miếng, màu sắc cũng như không gian trong tác phẩm, mà chính là sự tương phản đối lập của chất trong đường nét, mảng cũng như màu sắc, ánh sáng mới là sức hấp dẫn trong tranh Trong không gian, dưới tác dụng... hiện tượng khách quan qua những hình thức biểu hiện; Chuyển động-(Mouvement) là con đường đôi mắt của chúng ta theo khi chúng ta nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật Chuyển động là tạo ra sự thống nhất trong các tác phẩm nghệ thuật khi dùng mắt để theo dõi Nó có thể đạt được bằng cách sử dụng sự nhịp điệu, sắp xếp, nét bút v.v Chuyển động –(Mouvement) quan hệ công tác với nhau bằng liên kết các thành phần . trang. Chương 1. Các mặt đối lập trong nghệ thuật tạo hình Chương 2 .Tương quan đối lập qua các tác phẩm hội họa Chương 3. Những bài học về tính đối lập trong tranh 3 NỘI DUNG Chương 1. Các mặt đối lập trong. hiện sự đối lập trong nghệ thuật tạo hình và xử lý tương quan đối lập trong tranh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng ngiên cứu thông qua các tác phẩm nghệ thuật xử lý các mặt đối lập trong. có 5 dạng : Đối lập về Đường nét - Hình – Mảng Đối lập về hòa sắc-Nóng - Lạnh Đối lập về Sắc độ -Đậm- Nhạt Đối lập về Yếu tố Động – Tĩnh Đối lập về Chất cảm 2. Mục đích của luận văn Nghiên

Ngày đăng: 23/04/2015, 13:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan