Đối lập về Yếu tố Động – Tĩnh

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải Tương quan đối lập qua các tác phẩm hội họa (Trang 47 - 55)

Chuyển động; là con đường đơi mắt của chúng ta theo khi chúng ta nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật.. Mục đích của chuyển động là tạo ra sự thống nhất trong các tác phẩm nghệ thuật khi dùng mắt để theo dõi.

Nĩ cĩ thể đạt được bằng cách sử dụng sự nhịp điệu, sắp xếp, nét bút v.v. Chuyển động quan hệ cơng tác với nhau bằng liên kết các thành phần khác nhau của một tác phẩm với nhau.

Bằng cách sắp xếp các yếu tố thành phần theo một cách nào đĩ, một nghệ sĩ kiểm sốt sự chuyển động của mắt của người xem trong và xung quanh các thành phần với các bức tranh.

Người ta tìm thấy các bằng chứng về hội hoạ Ai Cập cổ qua các hình ảnh trang trí cịn lưu lại trong các khu mộ. Những bức tranh này được tơ vẽ bằng nhiều chất liệu, chủ yếu trang trí cho các tác phẩm chạm nổi. Rất nhiều hình ảnh mang vẻ huyền bí của thế giới bên kia, tuy nhiên khơng phải tác phẩm nào cũng mang tính thẩm mỹ cao. Họa sĩ Ai Cập cổ dường như bị cuốn hút nhiều hơn về những đề tài được đúc kết từ thực tế. Ví dụ hình vẽ “Người đàn bà khĩc mướn” diễn tả trên chất liệu giả đá hoa cương trong ngơi mộ của Nébamon và Ipouky (khoảng 1370 TCN, tại Khokha). Bộ tĩc đen của người phụ nữ trong tranh nổi bật trên nền đỏ, cĩ những hình vuơng lớn tạo thành bởi các dải trắng, vàng xen kẽ. Sự hồ hợp màu sắc đỏ, đen, vàng, trắng vừa phong phú, vừa tinh tế. Nét lượn của thân thể người phụ nữ cùng các nếp xếp của chiếc váy đối lập khéo léo với những đường thẳng và đường ngang của vách đá làm cho bức tranh thêm sinh động. Chúng ta cĩ thể so sánh bức tranh này với cảnh vẽ “Những người đàn bà khĩc mướn” được phát hiện tại Thèbes, trong khu mộ của Ramosé, ra đời năm 1360 trước Cơng nguyên. Trong bức tranh thứ 2, màu những chiếc váy và nền tranh được dùng màu vàng trắng tơ chồng lên nền tạo thành lớp trên, chừa lại những khuơn mặt và da thịt mầu

vàng ốc; mầu đen của các bộ tĩc giả cĩ nhiều lọn quăn thả dài xuống vai làm bức tranh chắc chắn. Những người đàn bà trong tranh dường như cĩ cùng dáng vẻ, khác nhau nhiều nhất là gĩc độ giơ lên của các cánh tay và độ ngước lên của các gương mặt. Sự tĩnh lặng của những chiếc váy được phá vỡ bằng cách điểm xuyết một cơ gái nhỏ khoả thân đứng ở lớp đầu tiên của tranh. Điều này cũng phá vỡ sự tĩnh lặng và cách đều của các mảng tĩc đen. Hình dáng các nhân vật tạo ra những điệu bộ cứng đờ tượng trưng cho việc than khĩc, đối lập mạnh mẽ với sự run rẩy của những lọn tĩc đen và đường thẳng chạy dọc của các bộ váy áo - Quả là sự khám phá tài tình.

Tranh "Thuyền trên sơng Xen" của Renoir vẽ theo phong cách Ấn tượng,nhiều vệt màu với nhiều sắc độ đặt cạnh nhau, màu nọ sẽ tác động ảnh hưởng đến màu kia và sự pha trộn giữa chúng khơng thực hiện trên bảng pha màu mà được thực hiện trong mắt người xem. Trên tranh khơng cịn các mảng màu như trước nữa. Mảng nước, bờ sơng, cây, thuyền được tạo bởi hàng trăm hàng ngàn các vệt màu, nét bút ngắn, dán đoạn, gợi cho ta ấn tượng về thị giác và cảm xúc tràn đầy về án sáng, màu sắc tuyệt đẹp ở những nơi cĩ nước cĩ giĩ, cĩ ánh nắng, cĩ cây cỏ tạo nên một cảm giác chuyển động trong tranh.

Trước đây, các họa sĩ hàn lâm vẽ trong họa thất nên chưa thấy hiệu ứng của ánh sáng ngồi trời tràn ngập mọi phía làm một vật hầu như khơng cịn định hình một cách rõ ràng, mà chỉ là một mảng màu... Phải mất một thời gian lâu, người ta mới khám phá ra rằng để xem và hiểu được tranh Ấn Tượng, phải lùi lại vài bước để thấy tổng thể bức tranh, lúc đĩ mắt người xem tuỳ từng điểm nhìn mà sẽ thấy những mảng mù màu được sắp xếp một cách yên vị nhưng rất sống động... Đĩ chính là sự chuyển giao khám phá thị giác của các họa sĩ Ấn Tượng vào tranh và truyền lại cho người xem tranh...

Tác phẩm “Lọ hoa” của Lê Phổ (1907 – 2001), diễn tả một lọ hoa màu trắng với những bơng hoa và lá trên nền phơng màu vàng đậm theo phong

cách xưa cũ, thể hiện bằng màu nước trên nền lụa tơ tằm là một sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa mảng và nét, giữa những sắc độ tinh tế của màu kết hợp với những vệt màu chấm phá theo lối tranh thủy mặc, gợi sự rung động huyền ảo trong khơng gian hội họa giữa thực và hư.

Phạm Hậu là một nghệ sĩ nổi tiếng về tranh sơn mài với tinh thần khác hẳn tranh của Nguyễn Gia Trí, người đã dùng kỹ thuật sơn mài thể hiện thật tuyệt vời những cảm hứng mộng mơ của mình, thì ơng lại là người diễn tả rất tinh vi với màu sắc hài hịa, tạo nên nhiều tác phẩm cĩ tính chất trang trí rất đẹp, bức tranh sơn mài “Giĩ mùa hè” (1940), diễn tả cơn giĩ thổi qua hồ sen. Hịa sắc của tranh là màu đặc trưng sơn mài truyền thống: màu đỏ đậm của nền gợi đến cảm giác nĩng nực, đồng thời tạo độ sâu của đêm. Nhịp điệu nghiêng ngả và màu sáng nổi bật của những cánh sen gợi tả cái lung linh, sinh động như vũ điệu ánh trăng trên những cành hoa sen. Tất cả những đối tượng được miêu tả trong tranh cùng chao nghiêng về một hướng trước ngọn giĩ, cái động của tranh được họa sĩ nhấn mạnh thêm bằng những cánh hoa rơi rụng bay theo giĩ, con chuồn chuồn mỏng manh đang cố gắng bay đậu vào cành hoa sen. Đây cĩ lẽ là một trong những bức tranh thành cơng ở thể loại tĩnh vật theo dạng tranh hoa điểu – thảo trùng của phương Đơng cổ họa trong buổi đầu hình thành nền hội họa Việt Nam hiện đại.

Tác phẩm "Vườn xuân Trung Nam Bắc" là tác phẩm tinh túy bậc nhất của "người thầy nghệ thuật sơn mài Việt Nam", tổng hợp mọi thành tựu trong nửa thế kỷ tìm tịi, nghiên cứu, tích lũy và sáng tạo về sơn mài của ơng với những yếu tố của đề tài "thiếu nữ trong vườn" quen thuộc được bổ sung, đổi mới thể hiện sự thống nhất đất nước qua cảnh các phụ nữ 3 miền múa hát vui chơi trong thiên nhiên tươi đẹp đầy hoa lá. Sự cộng hưởng giữa các chất liệu vàng son vỏ trứng trong bố cục phối hợp nhịp nhàng các hình hoạ khiến bức tranh như một bản giao hưởng mà mọi thành phần đều vang lên cùng một lúc, lại

như màn vũ kịch trong đĩ các nhân vật, cùng cây lá, nhĩm thì tĩnh tại làm nền cho những nhĩm chuyển động với các cấp tiết tấu khác nhau. Trung tâm bức tranh là nhĩm thiếu nữ Trung Nam Bắc trong trang phục cổ xưa. Cạnh đĩ là hai đứa bé như trong tranh dân gian cưỡi con kỳ lân huyền thoại chạy chơi. Phía sau là ngơi miếu cổ nhỏ nhưng trang nghiêm. Xen với các nét văn hố truyền thống đĩ là khơng khí hiện đại tạo bởi hai nhĩm thiếu nữ áo trắng múa quay trịn...

Xem "Vườn xuân Trung Nam Bắc", người xem cĩ thể cảm nhận xúc cảm ấy bộc lộ rõ trong từng mảng vỏ trứng thể hiện tà áo tung bay, trong từng mảng lá phượng chuyển sắc tinh tế, trong đơi bướm vờn sống động.

Tranh sơn mài “Tĩnh vật” của Lê Huy Hịa tuy là một bức tranh nhỏ nhưng cĩ dấu ấn rất lớn cho thể loại này giai đọan thập niên 60 thế kỷ trước. Với khơng gian chật và đơn giản, cái động và tĩnh trong tranh được thể hiện qua sự tinh tế và chắt lọc của hình theo ngơn ngữ hội họa phương Đơng. Những nét mảnh và rối của cánh hoa màu trắng chuyển động trong cái khung tĩnh của chiếc ghế tre, đường cong của chiếc bình ẩn trong hình vuơng của ghế và thổ cẩm, tạo ra từng cặp đối xứng giữa tĩnh và động làm thành một khơng gian vừa lặng lẽ vừa vui tươi.

“Thiếu nữ bên hoa huệ” của Tơ Ngọc Vân. Trong tác phẩm này xuất hiện Chuyển động – Movement từ tay thiếu nữ, tới bơng hoa, tớ gương mặt, rơì tới bờ vai, rồi lại chạy tới tay, tạo thành một vịng khép kín. Khiến gương mặt ghé vào bơng hoa thành trung tâm nổi bật của tác phẩm.

Nguyễn Văn Rơ là một họa sĩ sơn mài tên tuổi, trong số ít bức tranh cịn lại của ơng, bức “Tĩnh vật” là một bức tranh đẹp. Những cái ly thủy tinh trong khơng gian đặc trưng của then và vàng, cái động được thể hiện bằng những nét mảnh của ly trên nền lặng lẽ sâu thẳm của màu đen. Động và tĩnh ở trong tranh này nằm trong cái quý của chất liệu.

Nghệ thuật Việt Nam cĩ thể đơn cử ở đây trường hợp của họa sĩ Lê Trí Dũng với tranh tĩnh vật “Chân dung người lính”. Trên nền vải “toan” thơ, khơng sơn lĩt, giữa những bệt màu đỏ sẫm như máu là những vật dụng quen thuộc của người lính: ba lơ con cĩc, mũ tai bèo, đơi dép cao su, chiếc thắt lưng quấn lấy cái bi đơng trĩc sơn gắn với con dao găm mịn lưỡi. Đặc biệt cĩ khẩu tiểu liên AK47 rỉ sét, đứng tựa vào balơ, báng súng vỡ tốc, chốt cắm luỡi lê gãy cụt. Phương pháp xử lý chất liệu sơn dầu bằng kỹ thuật trét những bệt màu dầy (en pleind), chắc, khỏe, chủ yếu bằng dao, vẽ như trát vữa, màu đơn sắc chủ yếu là xanh và đen tương phản mạnh mẽ với những bệt màu đỏ bao bọc xung quanh hệ thống hình tượng, nhất quán và hợp lý, rất phù hợp với ý tưởng và nội dung bi tráng của tác phẩm, tạo nên sự đồng cảm, xúc động cho người xem.

Sự vững tin vào chiến thắng tạo nên tinh thần lạc quan, dù trong mọi hồn cảnh của chiến tranh, người nghệ sĩ – chiến sĩ cách mạng Việt Nam vẫn phát hiện ra những vẻ đẹp độc đáo, lãng mạn. Tranh khắc gỗ theo phong cách dân gian “Phía sau trận đánh” của Đinh Lực, thể hiện một cây đàn được làm từ những mảnh bom, lọ hoa được làm từ quả bom bi và chậu trồng hoa là chiếc nĩn lính Mỹ, từ đây những bơng hoa mọc vút lên như ánh sao trong bầu trời đầy mây trắng, như khát vọng được sống trong hịa bình.

Tranh “Ngũ quả” là một đề tài thường được nhiều họa sĩ yêu thích trong khi vẽ tĩnh vật. Vẻ đẹp của các loại trái cây khơi nguồn cảm hứng cho việc sáng tác. Và hơn thế nữa, người Việt Nam là những cư dân của vùng nhiệt đới, quanh năm bốn mùa hoa trái … vốn chịu ảnh hưởng triết lý “Tam tài - Ngũ hành”. Tác phẩm “Tĩnh vật” của họa sĩ Phạm Văn Đơn sử dụng những nét đen trong tranh - vốn là yếu tố đặc trưng của tranh khắc gỗ truyền thống – rất hiệu qủa: khỏe nhưng cũng khơng kém sự mềm mại, tự nhiên, vừa cĩ tác

dụng định hình, vừa làm vai trị liên kết các màu, nhất là những màu nguyên sắc; làm tăng cái “động” của tranh, tạo nên sự rộn ràng rạo rực của ngày Tết; gợi cho ta một cảm giác mộc mạc thân quen,thường vẫn gặp trong tranh Đơng Hồ!

Ngồi sự nổi tiếng của loạt tranh Phố Phái, thế giới hội hoạ của Bùi Xuân Phái cũng tạo ấn tượng mạnh với những tác phẩm về đề tài tĩnh vật. Ơng phát hiện

những điều tinh tế, rất cảm xúc trong cái bình dị, thường nhật mà mọi người hay dễ dàng bỏ qua, mặc dù chúng luơn nằm trong tầm nhìn cảm thụ. Trong tranh của ơng, bồng bềnh những thực và hư,, dường như ơng đã tạo nên sự kết nối khơng gian với thời gian. Ơng đọc những tâm sự của chiếc đèn dầu, ống điếu thuốc lào nghiêng ngả trong hồ sắc xám được sử dụng một cách tinh tế. Loạt tranh về ống điếu hút thuốc lào với những biến tấu khác nhau tạo cho người xem mối đồng cảm suy ngẫm vào tâm tư của chính bản thân mình. Chỉ với những vật tĩnh rất bình thường, nhưng ở trong tác phẩm của ơng, nĩ đã nĩi lên lịch sử và thân phận của con người, với nắng mưa và thời gian, niềm vui và nỗi buồn và những dấu ấn của kỷ niệm.

Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh rất cĩ duyên với nghệ thuật tranh khắc. Ơng thường gởi gắm lịng mình vào tranh tĩnh vật như với bức “Hoa lan y” được khắc thạch cao, ơng đã tạo nên một bức tranh tĩnh vật rất động, cĩ hồn, vừa đẹp về nghệ thuật, vừa gần gũi với tâm tình người Việt, đặc trưng trong tinh thần nghệ thuật Á Đơng.

Tranh của Trần Lưu Hậu cĩ cái nhìn hội họa lãng mạn, tươi sáng và trẻ trung.Với chất liệu cĩ khi là bột màu, đơi lúc là sơn dầu, trong tay ơng là một bảng màu phong phú, sự tương phản với những tiết điệu khống hoạt; dùng những nét to, thơ làm tăng nhịp điệu mạnh mẽ cho bức tranh, gây ấn tượng trong trẻo, hồn nhiên, vừa tĩnh lại vừa động làm vui mắt người xem, nên tác

phẩm của ơng tựa như những cuộc lễ hội tươi vui, sinh động của màu sắc. Tâm hồn Trần Lưu Hậu thể hiện qua hội họa của ơng dung dị, khỏe khoắn. Tranh của ơng như một bữa tiệc của màu sắc, tự chúng chuyển động, tạo ra khơng khí cho bức tranh, vượt qua ranh giới của hình.

Hứa Thanh Bình rất thành cơng trong bức sơn dầu “Ngựa giấy”, bằng kỹ thuật vẽ màu dày, với bút pháp mạnh mẽ, sinh động, giàu cảm xúc. Chỉ với hình ảnh con ngựa giấy hàng mã, tác giả đã tạo bất ngờ về cái động của tác phẩm, cho người xem bằng thủ pháp sử dụng các mảng màu xám lung linh, phĩng khống trong chủ sắc trắng, cuồn cuộn trải rộng khắp mặt tranh kết hợp với sự định hình của tự nhiên.

Lê Anh Vân là một họa sỹ sáng tác khỏe, với cách xử lý bố cục thơng minh, gọn và chắc chắn, những hình tượng nghệ thuật tự nhiên, đơn giản, súc tích, giàu sức biểu cảm và gợi tả, mang nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc chứng tỏ sự uyên thâm trong kiến thức hội họa. Cái động trong bức tranh sơn dầu

“Khơng gian tĩnh” là sự tương phản cĩ chủ ý rõ ràng giữa ý tưởng và hình thức thể hiện, giữa những hình ảnh đàn chim đang đậu trên con bù nhìn, tạo tiền đề cho người xem liên tưởng đến nhiều cặp phạm trù khác nhau cĩ tính chất biểu tượng trong cuộc sống. Dùng những vệt màu đa sắc gợi tả tiếng giĩ, tiếng vỗ cánh của chim khi bay đến đậu lên con bù nhìn trong khơng khí xơn xao của tác phẩm để diễn tả sự yên tĩnh. Sự yên tĩnh dường như là do vắng bĩng con người, chứ khơng phải thiên nhiên đang tĩnh lặng.

Nĩi đến lịch sử tranh tĩnh vật Việt nam từ sau năm 1975 đến nay, khơng thể khơng nhắc đến tên của 2 họa sỹ vẽ tả thực rất điêu luyện là Lê Huy Tiếp và Đỗ Quang Em. Tác phẩm “Eva trở về” được thể hiện bằng chất liệu sơn dầu theo thể loại tranh tĩnh vật với phong cảnh và động vật (biển và con mèo) của Lê Huy Tiếp. Tranh của ơng rất hĩm hỉnh trong cách đặt vấn đề và sử dụng hình tượng nghệ thuật, dẫn dắt sự tưởng tượng của người xem theo hướng

nhìn của con mèo ra bên ngồi tranh, rồi sau đĩ quay trở lại những vật tĩnh ở phần chính giữa bức tranh, để hiểu ra ý nghĩa của nĩ. Xử lý hình tượng nghệ thuật với trang phục và vật dụng là của một cơ gái hiện đại, họa sỹ đã kết hợp quan niệm ý tưởng động – kết cấu mở trong nghệ thuật Á Đơng với hình thức thể hiện tả chân của phương Tây, tạo nên sức gợi tả cho tác phẩm.

Đỗ Quang Em ưa cái đẹp của sự nghiêm trang trong cái tranh tối tranh sáng của sự vật. Đề tài trong tranh tĩnh vật của ơng là những vật rất bình dị: viên gạch cũ, chiếc đèn dầu, cái bình gốm, chõng tre… Khơng gian hội họa trong tranh của ơng lặng lẽ, suy tư. Với kỹ thuật tả chân điêu luyện, sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải Tương quan đối lập qua các tác phẩm hội họa (Trang 47 - 55)