Đối lập về hòa sắc-Nón g Lạnh

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải Tương quan đối lập qua các tác phẩm hội họa (Trang 28)

Tranh đông hồ “Gà mẹ con”: Gà mẹ và mười chú gà con được bố cục gọn ghẽ trong một hình chữ nhật nằm ngang, mỗi chú gà con một vẻ, con nào cũng đối lập vể tư thế hình dáng, màu sắc tương phản rõ rệt nhưng cũng mang được những trạng thái linh hoạt của từng chú gà đang rỉa lông rỉa cánh, hay đang nghỉ ngơi trên lưng mẹ – bỗng dỏng cổ sau tiếng cục cục của gà mẹ, hướng về phía con mồi của mẹ. Cái “động” của gà con kết hợp với cái “tĩnh” của gà mẹ, lại đặt trong cái tĩnh của hình chữ nhật. “Động” biểu thị cho “dương”, “Tĩnh” biểu thị cho “âm”. Tông màu nóng (đỏ, vàng) là chủ đạo, khiến cho đàn gà thêm rực rỡ trong bầu trời tràn ngập nắng. Cũng như tranh lợn đàn, bức tranh này biểu trưng cho mong ước của người nông dân: “con đàn cháu đống”, gia đình đông vui, hạnh phúc.

Kê cúc (gà trống bên cây cúc): Chú gà hùng dũng, một chân gân guốc xoạc ra, chân kia bám vào tảng đá, vươn mình lên như sắp gáy- mà cũng như sắp

bước vào một trận quyết chiến. Nói theo cách của hội hoạ hiện đại, bức tranh này sử dụng bảng màu (tương phản và bổ túc). Hai màu tương phản: đỏ – xanh (tuy đỏ đã ngả nâu) và màu trung gian: vàng. Những chiếc lông cánh, lông đuôi của con gà: xanh – vàng – đỏ, rồi xanh – đỏ – vàng, có chỗ lại: xanh – đỏ – xanh cùng những mảng vàng lớn – khiến cho thị giác người xem bị cuốn hút mạnh mẽ, chỉ có ba màu mà ta cảm thấy màu sắc như trùng trùng điệp – ấn tượng rất mạnh.Theo các nghệ nhân cao tuổi, hình ảnh gà trống oai phong, hùng dũng tượng trưng năm đức tính của người đàn ông: Văn, võ, dũng nhân, tín.

+ Cái mào đỏ tựa như chiếc mũ cánh chuồn – tượng trưng cho Văn. + Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm, dùng để chọi – tượng trưng cho Vũ.

+ Thấy địch thủ, gà trống dũng cảm xông vào, chiến đấu đến cùng – biểu thị của Dũng.

+ Kiếm được mồi cùng gọi nhau ăn – biểu thị của Nhân.

+ Hàng ngày gà gáy sang canh không bao giờ sai, nó đánh thức mọi người dạy đúng giờ – biểu thị của Tín.

Trên tranh không có chữ gì nhưng một bài thơ vịnh chú gà này của nghệ nhân Hiền Năng lại được truyền tụng. Bài thơ có tám câu mà đã sử dụng tới bốn câu phương ngôn về gà:

Gà trống

Xưa vốn cùng chung một mẹ mà Khôn ngoan đá đáp với người ta Gáy lên bạn hỡi xem trời sáng Báo để người nghe tỉnh giấc ra Rõ vẻ giống tông đầu mỏ thế Lẽ đâu ăn quẩn cối xay nhà

Mặc ai vờ vịt trông ra quốc

Thực giống Hồ đây chẳng phải pha.

Các cụ kể lại, năm ấy (khoảng 1915) cụ Chánh Hoàn gả con gái cho anh Phán Vinh, cụ Đám Giác đã mừng đám cưới bằng một mẫu tranh mới: Gà thư hùng : Một gia đình gà gồm gà trống, gà mái và đàn con. Trên tranh có dòng chữ nôm “lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông”- một lời chúc thật sâu sắc! (Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh). Gà mái có bố cục theo Đường xoắn ốc – tạo nên sự nũng nịu. Gà trống được đặt trong một hình thang, đáy lớn nằm trên – tạo nên tư thế chủ gia đình, che trở cho gà mái và đàn con. Bức tranh gợi không khí hạnh phúc , đầm ấm trong một gia đình. Tranh lợn có: Lợn đàn , Lợn độc, Lợn ăn lá dáy – tất cả đều béo mũm mĩm – “mõm gầu giai, tai lá mít, đít lồng bàn”. Những bức tranh lợn được diễn tả bằng ngôn ngữ ước lệ cùng với sự đối lập của bảng màu nhưng cũng chứng tỏ cá nghệ nhân đã quan sát rất kĩ, nguyên mẫu, đó là giống lợn ỉ thuần chủng. Giống lợn này thường có màu đen hoặc lang hồng, lưng võng, bụng xệ, trên thân thường có những đám lông mọc thành khoáy tròn. Theo kinh nghiệm của nhà nông thì những con lợn nào mà trên lưng có dải lông mọc khác chiều với chỗ khác thì do là giống tốt. Điều này đã được các nghệ nhân nhấn mạnh bằng một vệt màu sẫm. Để làm nổibật cái má và cái đùi nung núc mỡ, họa sỹ vẽ hẳn một mảng màu hình lưỡi liềm. Điều thú vị nữa là cái mũi, nếu ta nhìn nghiêng – để trông thấy cả mình con lợn – thì không thể trông thấy hai lỗ mũi của nó. Ơ đây tác giả đặt điểm nhìn từ cả phía bên cạnh lẫn phía trước, vì vậy đã thể hiện rõ cái “mõm gầu giai” của con lợn. Trên mỗi con đều có hai cái khoáy đựơc thể hiện bằng biểu tượng âm dương.

Từ xa xưa,con người ở phương đông, qua trải nghiệm cuộc sống đã đúc rút ra triết lý âm dương. Ban đầu là những khái niệm rất cụ thể: Giống cái – âm, giống đực- dương, Đất – âm (biểu tượng là hình vuông), Trời – dương

(biểu tượng là hình tròn), dần dần người ta đã suy ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác: Phía bắc, lạnh – thuộc âm, phía nam, nóng – thuộc dương; Mùa đông – âm, mùa hè – dương; Đêm – âm, ngày – dương và còn rất nhiều cặp âm dương khác: Mềm – cứng; Tĩnh – động; Chậm – nhanh; Tối – sáng; Đen – đỏ; Thấp – cao…Về sau người ta lại phát hiện ra những quy luật cơ bản của nguyên lý âm dương:

Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hoá cho nhau, âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương; dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.

Tranh cổ Đông Hồ luôn có đôi, bản thân hình thức đôi tranh đã thể hiện triết lý âm dương. Nội dung tranh lại càng làm rõ điều này: Ông tơ – bà nguyệt (ông tơ-dương, bà nguyệt – âm; Văn trường – Vũ trường (văn – âm, vũ – dương); Hứng dừa – đánh ghen (hứng dừa: êm đềm, hạnh phúc – âm, đánh ghen: bất hạnh, náo động – dương); Dạ xướng ngũ canh hoà – Nhật minh tam tác thuỵ (đêm – âm, ngày – dương) v.v…

Riêng các tranh lợn thì các nghệ nhân Đông Hồ vẽ hẳn biểu tượng âm dương lên mình mỗi con . Lợn đàn – biểu hiện sự sinh sôi nảy nở – phản ánh tín ngưỡng phồn thực, lợn độc – “nhất khoảnh anh hùng”, lợn ăn dáy – quy luật sinh tồn, tất thảy đều hoà hợp âm dương – đó là quy luật của cuộc sống. Sự đối lập có thể phân biệt qua sự đối lập của bản thân và hình dạng của màu sắc. Mặt khác sự đối lập còn được bộc lộ ở mối quan hệ hình thể với môi trường xung quanh. Giữa hình với hình , hình với không gian, đối lập giữa mầu nóngvà lạnh.

Các ghệ sĩ ít đã nhanh chóng được sử dụng màu bổ sung như trong tác phẩm " Cafe đêm " của Van Gogh năm 1888. Ông sáng tác màu sắc mô tả như là "ấm", mà thường kết hợp với cảm giác và cảm xúc như năng lượng, tình yêu, niềm vui và lễ hội. Trong bức thư của ông Theo anh trai của mình,

van Gogh xem xét các công việc như "... một trong các xấu nhất (hình ảnh) tôi đã làm ... Tôi đã cố gắng thể hiện niềm đam mê khủng khiếp của nhân loại bằng phương tiện của màu đỏ và xanh lá cây." Bằng cách sử dụng màu sắc trong cách, Van Gogh khai thác năng lực tâm lý bằng sự đối lập của màu sắc để khơi dậy cảm xúc, ở đây tác giả cố ý tạo ra một cảm giác chói tai khó chịu cho người xem. Đối lập này với Picasso và "Thời kỳ xanh" của mình, nơi mà các bức tranh dậy cảm xúc thường gắn liền với "lạnh" màu sắc, chẳng hạn như nỗi buồn và chất lượng bị thu hồi.

Một câu hỏi để suy ngẫm! Các yếu tố khác trong bức tranh " Cafe đêm " cả về màu sắc và phong cách của bức tranh, truyền đạt ý tưởng này mà nó không phải là một bức tranh thú vị của các loại ra hầu hết mọi người đến để thưởng thức? Tuy nhiên bức tranh khác" Cafe đêm " không có tác dụng, mặc dù xanh là màu chiếm ưu thế?

“Các cô bán sữa”, Jan Vermeer c. 1658-60. Sử dụng tinh khiết những màu đối lập, vàng và màu xanh - màu vàng trên mặt trước của áo che thân trên màu vàng của người giúp việc, nơi chúng bắt ánh sáng, và màu xanh trên đầu trang của tạp dề. Những màu sắc tương phản thống trị bức tranh, xác định không gian và ánh sáng. Áo che thân trên màu vàng là một nguồn ánh sáng, chiếu sáng mặt và nắp. Màu xanh là mạnh nhất trong các tạp dề bóng và ít sống động. Leonardo da Vinci mô tả sự đối lập màu sắc, đặc biệt là sự tương phản đồng thời của màu bổ sung, như sau:

"Màu sắc khác nhau như nhau hoàn hảo, sẽ xuất hiện tuyệt vời mà được xem gần màu xanh trái của nó trực tiếp gần màu vàng, màu xanh lá cây gần đỏ: vì mỗi màu rõ ràng nhìn thấy khi trái ngược với trái của nó hơn bất kỳ tương tự khác với nó. "

Bằng phương pháp diễn hình hiện đại. Nguyễn Sáng đơn giản hóa phần không quan trọng bằng nét vẽ hào phóng của cây bút to đường lưng mềm mại rồi đi vào chi tiết từ mắt mũi tới bộ râu con vật. Nét tranh ông chỗ đơn sơ thô

mộc, chỗ tinh vi xen lẫn đem lại hiệu quả hồn nhiên, sinh động. Những mảng màu giao hòa lúc nguyên sắc dân gian, lúc đậm nhạt, câm, thét, vô ý và chủ tâm tương phản đối lập, nằm trong tổng thể xôn xao bản hợp tấu màu nhiều cung bậc hài hòa, gây ấn tượng mạnh mẽ. Tôi ngắm nhìn không chán mắt nhiều tranh Nguyễn Sáng vẽ mèo phong phú về hình thức diễn tả, mang dấu ấn phong cách tạo hình của riêng ông: lực lưỡng và tinh tế, dân gian và hiện đại. Nhìn gia đình mèo nô rỡn trên tranh, cái tinh thần loài vật trong nét bút ông đùa rỡn với sắc màu lúc cô đặc, lúc tan loãng rồi lặn sâu vào lòng tranh, lại hiện ra quấn quýt với đường nét liền mạch hay đứt đoạn thật điêu luyện, bất ngờ. Chỗ vô tình có mục đích, chỗ dè dặt dụng công đầy sức mạnh, thần kỳ. Hình họa của ông đơn giản và mạch lạc, nét vẽ bay bướm nhưng không mòn sáo. Cảm giác vẽ liền một hơi, luôn tươi mới, hồi hộp. Tác phẩm mèo của Nguyễn Sáng dẫn ta tới cốt lõi cái tinh thần của đối tượng ông miêu tả, đó cũng là quan niệm phổ biến của hội họa phương Đông. Tô Đông Pha đời Tống chẳng từng viết “Bàn về tranh mà chỉ nói đến chỗ giống về hình thì đó là kiến thức của trẻ con”…

Manet trong bức tranh “Bữa điểm tâm trên cỏ”, sơn dầu, năm 1863. Tác phẩm đã gạt bỏ lối vẽ “hoàn chỉnh” cũng như các đề tài cũ thường là tôn giáo, thần thoại, lịch sử..., lại táo bạo biểu hiện cá tính chủ quan mạnh mẽ bằng cách từ bỏ lối diễn tả ánh sáng dịu dàng, chuyển sắc độ êm ả theo kiểu cổ điển và bắt đầu dùng màu tương phản, tương ứng với ánh nắng chói chan hiện thực của cuộc sống. Người xem cảm nhận một nguồn cảm xúc mạnh mẽ qua từng nhát cọ bạo dạn, mạnh mẽ của tác giả.

Tác phẩm: “ Trái tim và nòng súng” Huỳnh Văn Gấm -1963. Vẽ về đề

tài đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam, tác giả đã vận dụng thủ pháp tương phản về hình mảng và màu sắc để xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ. Toàn cảnh bức tranh là khung cảnh rất điển hình, tương phản mạnh : Một bên là sự sống và một bên là cái chết; Một bên là sức sống sôi sục và một bên là

sự lãnh lẽo vô hồn; Sự tương phản giữa trái tim màu đỏ và nòng súng màu đen. Bức tranh được nhuốm đỏ bởi một màu đỏ truyền thống của chất liệu sơn mài, trong đó tất cả các sắc độ của màu đên chỗ thì gay gắt, chỗ thì xám xịt. Phải chăng toàn bộ bức tranh toát lên một sức mạnh ? Một sức nóng có thể thiêu cháy kẻ thù, nhưng cũng có thể là ánh lửa tàn bạo từ những nòng súng đen ngòm mà kẻ thù đã dội lên làng xóm. Có lẽ màu đỏ đó cũng là màu máu của bao nhiêu con người vô tội đã thấm đẫm mảnh đất quê hương.

Trong bức tranh, tác giả đã đưa ra hai nhóm nhân vật đối lập: Một bên là những người phụ nữ kiên cường, vây kín khẩu pháo, một phía là nhóm lính Mỹ ngụy đang lùi dần, chính giữa bức tranh là hình ảnh của một người phụ nữ đang ngồi trong tư thế vững chắc vươn ra phía trước vẻ thách thức, lưng chắn ngang nòng pháo, đôi mắt rực lửa nhìn về phía tên lính Mỹ. Phía bên phải có một tên lính Mỹ to lớn có dáng vẻ hung dữ, dọa nạt nhưng tư thế lại không vững chắc, hơi ngã về phía sau, tay cầm khẩu súng ngắn nhưng nòng súng chúc xuốn đất, tay buôn thỏng thể hiện sự khiếp sợ và bất lực..Với tư thế này tên lính chỉ có bước lùi dần, khiếp sợ. Như vậy, thông qua thủ pháp tương phản tác giả đã mô tả sức mạnh và khí thế tiến công, thắng lợi thuộc về những người phụ nữ kiên cường.

Với tác phẩm “Trái tim và nòng súng” - Huỳnh Văn Gấm, đã nêu bật

chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam. Bức tranh phản ảnh hiện thực cuộc chiến tranh tàn khốc nhưng lại mang ý ngĩa nhân văn sâu sắc: Nững người phụ nữ tưởng chừng như mềm yếu nhưng lại rất kiên cường, bất khuất, sắn sàng hy sinh thân mình để ngăn chặn tội ác, mang lại yên bình cho xóm làng, quê hương.

Những ứng dụng về màu hay chất liệu trong sơn mài luôn là những khám phá mới của người hoạ sĩ . Những đóng góp to lớn dẫn đến sự thành công ấy phải nhắc tới đó là các hoạ sĩ trường mỹ thuật Đông Dương. Bên cạnh những

hoà sắc thiên về màu nóng của sơn mài, các hoạ sĩ đã tìm thấy một hoà sắc lạnh rất tương phản với gam màu truyền thống của sơn ta, với màu xanh lục, xanh lam, màu đen sâu thẳm, trắng tinh khiết của vỏ trứng, mát lạnh của vỏ trai, gam màu được các hoạ sĩ khám phá và tìm ra đã làm cho bảng màu thêm phong phú.

Bức tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng, là một tác phẩm thành công về vẻ đẹp bi hùng và hoành tráng bằng gam màu nóng, nó đã mô tả một cuộc kết nạp Đảng ngay trong chiến hào sau một trận đánh.. Hình ảnh các chiến sĩ khá đơn giản bằng các áo sáng vàng của bạc , vàng. Quần thì đậm của cảnh vừa mới chiến đấu, ướt đẫm màu nâu đất. Trời và mặt đất trong chiến hào là một mảng sáng được dát bạc tạo ra chiều sâu cho chiến hào. Tác phẩm này thành công ở chỗ chất liệu sơn mài rất phù hợp với vẻ đẹp bi hùng ở phong cách giản dị và chất liệu màu khoẻ chắc đối lập với bức tranh

“ Nhớ Một Chiều Tây Bắc” hoạ sĩ Phan Kế An, bằng gam màu lạnh của một không gian trong xanh với núi đồi trùng trùng điệp điệp, đã khéo léo diễn tả được một khung cảnh đẹp rất sinh động của núi rừng Tây Bắc, làm cho người xem cũng rung cảm theo nỗi nhớ của người vẽ. Vượt qua hạn chế của bảng màu nguyên sơ và mặc những bước phức tạp của quá trình thể hiện, sơn mài Việt Nam đã dần dần biểu hiện được các độ chuyển tinh tế của màu sắc, cũng như diễn tả được không gian theo ánh sáng thực tương phản với mảng sắc giát vàng của nắng trên bầu trời tỏa xuống sườn núi. Cùng là hoà sắc lạnh nhưng mỗi tác phẩm đều thể hiện được những thời điểm khác nhau, đạt được hiệu quả về nội dung đề tài.

Bức tranh “Qua cầu Khỉ” của hoạ sĩ Nguyễn Hiêm tả về thời điểm ban đêm, cái đẹp trong tranh và ý tưởng mà hoạ sĩ muốn tạo nên là hình ảnh đối lập về ánh sáng giữa những người lính đi dưới đêm trăng sáng. Tuy không

Một phần của tài liệu luận văn đại học hằng hải Tương quan đối lập qua các tác phẩm hội họa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w