Thành phần hoá học của thịt bò thiến Khối lượng bò kg Nước % Chất khô % Trong đó Protein % Mỡ % Khoáng % Cung cấp sức kéo và phân bón Việt Nam là nước nông nghiệp, chăn nuôi và t
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ QUỐC GIA
HOÀNG KIM GIAO - PHÙNG QUỐC QUẢNG - PHẠM SỸ LĂNG
ĐỖ KIM TUYÊN - HOÀNG THỊ THIÊN HƯƠNG
Tài liệu tập huấn
CHĂN NUÔI BÒ THỊT
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2008
Trang 3MỤC LỤC
Chuyên đề 1 KHÁI QUÁT VỀ CHĂN NUÔI BÕ THỊT 9
1 Vai trò và ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi bò thịt 9
2 Những lợi thế và hạn chế của chăn nuôi bò thịt ở nước ta 10
3 Tình hình và xu hướng chăn nuôi bò thịt, tiêu thụ thịt bò trên thế giới 12
4 Tình hình và định hướng chăn nuôi bò thịt, tiêu thụ thịt bò trong nước 13
Chuyên đề 2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BÕ THỊT 17
1.1 Sự thành thục sinh dục và tuổi sử dụng 21
2.1 Sự thành thục về tính và tuổi sử dụng bò đực giống 30 2.2 Phản xạ sinh dục và điều tiết hormon ở bò đực 30
1 Chức năng của một số bộ phận chính trong đường tiêu hoá 32
2 Hệ vi sinh vật dạ cỏ và vai trò của vi sinh vật với vật chủ 35
3 Những điều kiện cần thiết và tác động tương hỗ giữa các loài vi sinh vật dạ cỏ 37
Chuyên đề 3 GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG BÕ THỊT 40
2 Một số giống bò chuyên thịt gốc nhiệt đới 42
Trang 43 Một số giống bò kiêm dụng hiện có ở nước ta 44
4 Một số kết quả nghiên cứu về công tác lai tạo bò thịt ở Việt Nam 46
2.3 Các phương thức phối giống (tự nhiên, TTNT) 55
4.2 Công tác quản lý giống trong thời gian tới 60
IV BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT THỨC ĂN NUÔI BÕ THỊT 74
2 Các phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn 83
2.2 Dự trữ và bảo quản dưới hình thức phơi khô 85 2.3 Dự trữ và bảo quản dưới hình thức ủ chua 87
Trang 53 Phương pháp phối trộn thức ăn tinh 93
2 Kỹ thuật nuôi bê theo mẹ (sau sơ sinh đến cai sữa) 98
1 Kỹ thuật chăn nuôi bê sau cai sữa đến 12 tháng tuổi (7-12 tháng tuổi) 101
2 Kỹ thuật chăn nuôi bò hậu bị từ 13 - 24 tháng tuổi 101
3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh và hoạt động sinh dục 108
1 Phát hiện động dục và xác định thời điểm phối giống thích hợp 109
1.2 Xác định thời điểm phối giống thích hợp 110
3 Nuôi dưỡng, chăm sóc bò trước và sau khi đẻ 111
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản của bò cái 113
1 Kỹ thuật nuôi bê sinh trưởng trước vỗ béo 116
6 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả vỗ béo 122
Trang 63.3 Bệnh cước chân 133
3.5 Bệnh buồng trứng bị teo và giảm cơ năng 137
3.14 Bệnh sán lá gan trâu bò (Buffalo - bovine Fascioliasis) 158
Chuyên đề 7 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN KINH TẾ 164
1 Các hình thức tổ chức cơ sở chăn nuôi bò thịt 164
2 Những yếu tố chính tạo giá thành chăn nuôi bò thịt 168
Chuyên đề 8 CHUỒNG TRẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI 171
1 Nguyên tắc chung trong xây dựng chuồng trại 171
2 Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi 177
Trang 7LỜI GIỚI THIỆU
Nhu cầu lương thực cho tiêu dùng của thế giới ngày càng tăng, tuy nhiên chăn nuôi heo và gia cầm phát triển cần lượng ngũ cốc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng nhiều đã ảnh hưởng đến an ninh lương thực của toàn cầu
Bò và gia súc ăn cỏ nói chung không cạnh tranh lương thực với con người và thức ăn với gia súc và gia cầm khác Vì thế, trên thế giới phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng là xu hướng của các nước đang phát triển để đảm bảo an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu thực phẩm tiêu dùng xã hội Ở Việt Nam, phát triển chăn nuôi bò là một trong những định hướng ưu tiên trong Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 16/1/2008 Do vậy, tài liệu phổ biến kiến thức
và kỹ thuật chăn nuôi bò thịt trở thành nhu cầu cần thiết cho mọi miền đất nước
”Tài liệu tập huấn Chăn nuôi bò thịt” do các chuyên gia đầu ngành biên
soạn Đây là tài liệu tập huấn chuyên môn cho các khuyến nông viên - những người trực tiếp hướng dẫn người chăn nuôi khai thác tối đa tiềm năng của chăn nuôi bò thịt để đảm bảo phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao
Tài liệu tập huấn có 2 phần chính: nội dung bài giảng và đề cương giảng dạy Phần nội dung bài giảng gồm 8 chuyên đề tập trung vào các nội dung: khái quát về chăn nuôi bò thịt, đặc điểm sinh học, giống và công tác giống, dinh dưỡng và thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi bò thịt theo giai đoạn phát triển, công tác thú y, tổ chức quản lý và hạch toán kinh tế, chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi Phần đề cương bài giảng là những gợi ý để các khuyến nông viên sử dụng trong quá trình xây dựng, phổ biến tài liệu tập huấn của mình
Cuốn ”Tài liệu tập huấn Chăn nuôi bò thịt” đã được viết đơn giản phù
hợp cho các đối tượng sử dụng Tuy nhiên, chắc chắn còn có thiếu sót Chúng tôi mong muốn được bạn đọc tham gia, đóng góp các ý kiến bổ sung để tài liệu được hoàn chỉnh hơn
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ Quốc gia
Trang 8CÁC TỪ VIẾT TẮT
NPN: Nitơ phi protein
EBV: Giá trị giống ước tính
TTNT: Thụ tinh nhân tạo
MoET: Gây rụng trứng nhiều và cấy truyền phôi
ĐVTA: Đơn vị thức ăn
NLTĐ: Năng lượng trao đổi
ĐTH: Protein tiêu hóa
Trang 9Phần 1 NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Chuyên đề 1 KHÁI QUÁT VỀ CHĂN NUÔI BÕ THỊT
1 Vai trò và ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi bò thịt
1.1 Vai trò
Cung cấp thịt
Sản phẩm chính của chăn nuôi bò thịt là thịt bò - một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với con người Thịt bò có giá trị hàng hoá cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn Thịt bò ngày càng trở thành nhu cầu cần thiết của xã hội khi tăng trưởng kinh tế hàng năm cao Trong 1kg thịt bò có hơn 200g protein, mà lượng chất béo và lượng cholesterol lại thấp so với các loại thịt khác
Bảng 1 Thành phần hoá học của thịt bò thiến
Khối lượng bò
(kg)
Nước (%)
Chất khô (%)
Trong đó Protein (%) Mỡ (%) Khoáng (%)
Cung cấp sức kéo và phân bón
Việt Nam là nước nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt là hai bộ phận hữu cơ không thể tách rời Chăn nuôi bò có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt, đặc biệt ở nông thôn và miền núi Hầu hết các hộ nông dân đều có chăn nuôi bò để cày kéo và phục vụ các hoạt động trồng trọt Phân bò là loại phân hữu cơ có giá trị với trồng trọt và phù hợp cho tất cả các loại cây trồng: ngô, khoai, lúa, lạc, các cây công nghiệp Một bò trưởng thành thải ra 10-15kg phân/ngày, mỗi năm cung cấp 3-3,5 tấn phân chuồng Phân bò chứa khoảng 70-75% nước, 20-25% vật chất khô trong đó có 5% khoáng, 10% axit photphoric, 0,1% kali, 0,2% canxi và một số chất khác
Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho nông nghiệp, một số phụ phẩm từ chăn nuôi bò thịt có thể là nguyên liệu của
Trang 10ngành công nghiệp chế biến Da bò là nguyên liệu của ngành thuộc da và dùng
để may áo da cao cấp, ghế đệm salon, ôtô và làm găng tay, giày, dép Mỗi năm chăn nuôi bò cung cấp hàng trăm tấn sừng, móng cho ngành thủ công mỹ nghệ đem lại giá trị kinh tế cao
1.2 Ý nghĩa kinh tế xã hội
Chăn nuôi bò thịt không cạnh tranh với nguồn lương thực của con người do
bò thịt có thể ăn cỏ, tận dụng hiệu quả các nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp sẵn có tại địa phương làm thức ăn và cho sản phẩm là thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao cùng với các sản phẩm khác như: sức kéo, phân bón, da Đồng thời chăn nuôi bò thịt góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
Chăn nuôi bò là nghề truyền thống, bò dễ nuôi, dễ quản lý và sử dụng lao động phụ trong gia đình Ở nước ta bò nuôi được khắp các vùng sinh thái Chăn nuôi bò còn góp phần vào các hoạt động văn hóa và lễ hội Hội đua bò hàng năm là hoạt động văn hóa không thể thiếu của đồng bào Khơ me ở Sóc Trăng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
2 Những lợi thế và hạn chế của chăn nuôi bò thịt ở nước ta
2.1 Lợi thế
Ưu thế sinh học
Nhờ có hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ nên gia súc nhai lại nói chung
và bò thịt nói riêng có khả năng phân giải thức ăn xơ và sử dụng nguồn nitơ phi protein (NPN) để tổng hợp protein vi sinh vật dạ cỏ và khi thức ăn xuống dạ múi khế protein vi sinh vật được tiêu hóa và hấp thu
- Phân giải thức ăn nhiều xơ
Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng phân giải cellulose, hemicellulose trong vách
tế bào thực vật Do đó, bò thịt có khả năng sử dụng các thức ăn xơ, loại thức
ăn mà động vật dạ dày đơn không sử dụng được Chính vì vậy, chăn nuôi bò thịt không những không cạnh tranh lương thực với con người, với lợn, gia cầm
mà còn sử dụng hiệu quả các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp
- Tổng hợp protein từ nitơ phi protein
Khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ nitơ phi protein (NPN) Protein của vi sinh vật dạ cỏ là nguồn cung cấp protein quan trọng cho vật chủ Nhờ vậy, bò thịt không phụ thuộc vào các nguồn thức ăn cung cấp protein chất lượng cao Người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn NPN công nghiệp như urê để đáp ứng một phần nhu cầu protein của bò thịt Điều này góp phần giảm giá thành chăn nuôi bò và sự cạnh tranh về thức ăn trong chăn nuôi
Nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước tăng
Nhu cầu tiêu dùng thịt bò của nước ta đang và sẽ tăng nhanh do thu nhập tăng cao, mức sống được cải thiện và lối sống công nghiệp của các thành phố
Trang 11lớn, đô thị và khu công nghiệp Hiện nay, ở nước ta sản lượng thịt bò chỉ chiếm 3,1% tổng sản lượng thịt xẻ với giá khoảng 90.000 - 100.000đ/kg (5USD/kg), cao hơn các loại thịt khác Mặt khác, hàng năm nước ta phải nhập các loại thịt (trong đó chủ yếu là thịt bò) chất lượng cao từ nước ngoài về đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và du lịch với khoản tiền 6,7 triệu USD Hầu hết các nhà hàng khách sạn cao cấp phải sử dụng thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New Zealand với giá cao từ 150.000 - 350.000đ/kg
Chăn nuôi bò thịt phù hợp với các điều kiện kinh tế, sinh thái khác nhau
Bò thịt là một trong những con vật dễ nuôi, tất cả các gia đình nông dân đều nuôi được bò thịt, sử dụng hợp lý nguồn lao động phụ và nhàn rỗi trong nông thôn
Chăn nuôi bò thịt nông hộ yêu cầu chuồng trại đơn giản, dễ quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng Với nông dân nuôi bò thịt không chỉ để cung cấp sức kéo, phân bón mà còn là nguồn thu quan trọng khi bán giống và bán thịt
Chăn nuôi bò thịt thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế ở một số vùng có đặc điểm khí hậu và sinh thái khắc nghiệt, không phù hợp với các cây lương thực, rau màu như Ninh Thuận và Bình Thuận
2.2 Hạn chế
Thiếu bò giống
Thiếu bò giống, giá bò biến động thất thường làm mất tính ổn định trong chăn nuôi bò thịt Các cơ sở nuôi dưỡng, nhân giống cung cấp bò thịt không đủ giống để bán
Thiếu dịch vụ kỹ thuật
Hệ thống dịch vụ công trong chăn nuôi bò thịt còn thiếu và yếu, dịch vụ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất Thiếu cán bộ kỹ thuật làm dịch vụ điều trị bệnh sinh sản, tiêm phòng và dịch vụ phối giống, thụ tinh nhân tạo cho bò và gia súc lớn nói chung
Thiếu thức ăn thô xanh về mùa khô
Nguồn thức ăn chính của bò thịt là thức ăn thô xanh nên muốn nuôi bò thịt phải có đất trồng cỏ hoặc bãi chăn thả tự nhiên Đây là một trở ngại lớn đối với những nơi có diện tích đất trồng cỏ hạn chế
Mặc dù Việt Nam là nước nhiệt đới nhưng mùa đông ở phía Bắc, mùa khô
ở các tỉnh phía Nam và mùa nước ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn xảy ra tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho bò Bên cạnh đó, một số nơi chưa coi trọng việc trồng cỏ và sử dụng hợp lý các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như rơm rạ
và các loại cây màu Thiếu thức ăn vào mùa đông, mùa khô làm ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi, thậm chí có thể dẫn đến bò bị chết do đói
và rét ở miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung Vì vậy, việc trồng các cây chịu hạn cho vùng khô, cây ôn đới cho vùng lạnh, thức ăn củ, dự trữ thức ăn khô, ủ chua trong mùa khô, mùa đông phù hợp với vùng sinh thái phải được người chăn nuôi quan tâm đầu tư
Trang 12 Tốc độ sinh sản chậm
Bò thịt là động vật đơn thai và thời gian mang thai dài (trung bình 280 ngày) Trung bình 30-36 tháng bò mới đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ dài từ 14-18 tháng Vì vậy, công tác nhân giống bò thịt gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn so với các vật nuôi khác
3 Tình hình và xu hướng chăn nuôi bò thịt, tiêu thụ thịt bò trên thế giới
Chăn nuôi bò thịt chuyên dụng đã phát triển từ đầu thế kỷ 18 và thịt bò được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới Hiện nay, ở các nước phát triển chăn nuôi bò thịt chủ yếu là chăn nuôi thâm canh bò từ 6-30 tháng tuổi và vỗ béo bằng các khẩu phần cao năng lượng
Bảng 2 Số lượng bò các châu lục trên thế giới
Đơn vị: 1000 con
Châu Phi 237.843 238.881 246.870 249.025 250.978 Châu Mỹ 492.467 501.482 503.154 504.199 506.689 Châu Á 444.041 449.111 453.881 461.267 465.803 Châu Âu 138.491 134.508 130.593 127.993 127.306 Châu Đại Dương 37.117 37.791 38.009 39.243 38.796 Thế giới 1.349.961 1.361.775 1.372.508 1.381.729 1.389.574
Nghề chăn nuôi bò phát triển tương đối ổn định và phân bố khắp thế giới Những nước có số lượng đàn bò nhiều nhất năm 2007 gồm: Braxin (207,17 triệu con), Ấn Độ (177,84 triệu con), Trung Quốc (116,8 triệu con), Mỹ (97 triệu con), Arhentina (50,7 triệu con), Ethiopia (43 triệu con), Australia (28,4 triệu con), Pháp (19,36 triệu con)
Bảng 3 Tổng số đàn bò của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Chăn nuôi bò thịt có xu hướng chuyển dần từ vùng ôn đới sang vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chuyển từ các nước phát triển (Mỹ, châu Âu) sang các nước đang phát triển (Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ)
Trang 13Sản lượng thịt bò thế giới năm 2007 đạt 67 triệu tấn Một số nước có sản lượng thịt bò cao nhất là: Mỹ (12 triệu tấn), Braxin (9,2 triệu tấn), Trung Quốc (8,17 triệu tấn), Ấn Độ (3,5 triệu tấn), Arhentina (3,2 triệu tấn), Öc (2,2 triệu tấn), Nga (1,6 triệu tấn), Canada (1,3 triệu tấn)
Theo Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO), tổng sản lượng thịt
bò của thế giới trên 60 triệu tấn/năm, tiêu thụ thịt bò bình quân của thế giới trên 9,0kg/người/năm Ở các nước phát triển tỷ lệ thị bò thường chiếm 25-30% trong tổng số thịt tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm Thịt bò luôn được người dân trên thế giới ưa chuộng và nhu cầu ngày càng tăng cao
Trên tất cả các châu lục, châu Đại Dương có số lượng thịt bò tiêu thụ bình quân hàng năm cao nhất, đạt 48-52kg/người/năm Tiêu thụ thịt bò của những nước trong khu vực Đông Nam Á thấp nhất, dưới 3kg/người/năm Tiêu thụ thịt
bò ở Trung Quốc 9,8kg/người/năm, Nhật 9,6kg, Singapore 18kg và Malaysia 33,7 kg/người/năm
Bảng 4 Tiêu thụ thịt bò bình quân đầu người trên thế giới
( Đơn vị: Kg)
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Châu Phi 5,00 5,25 4,92 4,98 4,62 4,99 4,95 4,89 Châu Mỹ 19,65 19,625 20,04 19,555 19,77 19,57 17,43 18,605 Châu Á 8,27 8,18 8,47 8,20 8,27 8,42 8,27 8,43 Châu Âu 20,11 20,68 20,64 20,31 20,97 20,71 20,75 20,33 Châu Đại Dương 52,73 52,23 52,68 52,63 49,62 49,03 49,92 48 Đông Nam Á 2,93 2,78 2,68 2,58 2,7 2,83 2,88 2,95
Nhu cầu tiêu thụ thịt bò của thế giới tăng nhanh hơn khả năng sản xuất nên giá thịt bò tăng cao Thị hiếu tiêu thụ thịt bò tùy theo từng nước, do vậy người chăn nuôi chọn giống và nuôi dưỡng định hướng theo yêu cầu về chất lượng thịt của từng vùng cụ thể Châu Âu và Australia ưa dùng thịt bò mềm, màu đỏ nhạt, ít mùi đặc trưng của thịt bò nên thường sử dụng thịt bò giết thịt vào 15-18 tháng tuổi và đạt khối lượng 250-350kg Người châu Á lại thích thịt bò có mỡ giắt và có mùi đặc trưng nên thường sử dụng thịt của bò giết thịt lúc 2-4 năm tuổi và đạt khối lượng 500kg
4 Tình hình và định hướng chăn nuôi bò thịt, tiêu thụ thịt bò trong nước
Tỷ lệ đàn bò lai Zêbu đạt 32% tổng đàn bò, đàn bò lai có thể sử dụng làm đàn bò nền để tiếp tục lai tạo với bò chuyên dụng hướng thịt tạo bò thịt chất lượng cao
Trang 14Tổng sản lượng thịt bò tăng từ 97,7 ngàn tấn năm 2001 lên 206 ngàn tấn năm 2007 với tốc độ tăng trưởng 13,24% năm Thịt bò hơi chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các loại thịt 5,03% năm 2001 và 6,57% năm 2007
Tiêu thụ thịt bò bình quân ở mức thấp 2,42kg/người/năm Tiêu thụ thịt bò của Trung Quốc gấp 4 lần nước ta Malaysia gấp 13 lần và Singapore gấp 8 lần Khi thu nhập tăng, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng và đó là cơ hội tốt cho phát triển chăn nuôi bò thịt
Việt Nam là nước có hơn 85 triệu dân, là một thị trường tiêu thụ thịt bò nhiều tiềm năng Tuy nhiên, người Việt Nam có khẩu vị và thị hiếu riêng nên khi phát triển ngành chăn nuôi bò thịt không nên áp đặt các tiêu chuẩn chất lượng thịt bò của các thị trường khác cho thị trường trong nước
Bảng 5 Số lượng đàn bò qua các năm
Tỷ lệ (%) 4,93 4,65 4,62 4,78 5,06 5,19 23,35 Bình quân đầu người (kg/người/năm)
Thịt bò 1,24 1,31 1,33 1,46 1,71 1,89 2,42
Trang 15* Chăn nuôi bò thịt quy mô trang trại
Hiện nay cả nước có trên 6405 trang trại chăn nuôi bò, trong đó miền Bắc
có 1547 trang trại chiếm 24,1%, miền Nam có 4858 trang trại chiếm 73,9% tổng
số trang trại Miền Đông Nam Bộ có số lượng trang trại bò nhiều nhất, 2683 trang trại chiếm tỷ lệ 41,9%
Quy mô trang trại chăn nuôi bò phổ biến của các vùng là 50-100 con Một
số trang trại chăn nuôi bò thịt địa phương quy mô trên 100 con đã được hình thành ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền Đông Nam Bộ Một số tỉnh đã có các trang trại bò tư nhân quy mô lớn hàng 100 con như các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương và Lâm Đồng Các tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được áp dụng trong chăn nuôi trang trại bò thịt, vì vậy năng suất, chất lượng giống và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện
Chăn nuôi trang trại bò thịt đã góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Đồng thời với việc mở rộng
về số lượng và quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi trang trại đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư
* Định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt
Ngày 16/01/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Trong Chiến lược, mục tiêu về số lượng bò và sản lượng thịt bò đến năm 2010,
2015 và 2020 như sau:
Đàn bò thịt: tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó
bò lai đạt trên 50% vào năm 2020 Tổng sản lượng thịt bò năm 2010 đạt 222,4 ngàn tấn, năm 2015 đạt 310 ngàn tấn, chiếm 3% tổng sản lượng thịt xẻ các loại, bình quân 3,3kg thịt bò/người/năm
Về quan điểm của Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg: Phát triển chăn nuôi bò thành ngành sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thịt bò cho tiêu dùng trong nước Chăn nuôi bò gắn với thị trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú
y, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm Chăn nuôi bò là một trong nhiều ngành có lợi thế phát triển Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi bò trang trại, công nghiệp và sản xuất hàng hóa
Đến năm 2020 chăn nuôi của nước ta phù hợp với một nước nông nghiệp
có tỷ trọng GDP của ngành chăn nuôi đạt trên 42% trong nông nghiệp Ngành chăn nuôi cơ bản khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm
Trang 16TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 1
1 Chăn nuôi bò thịt là nghề truyền thống ở Việt Nam
2 Chăn nuôi bò thịt cung cấp thịt bò - một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với con người
3 Bò thịt dễ nuôi, có khả năng tận dụng hiệu quả các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp sẵn có tại địa phương làm thức ăn
4 Trên thế giới, chăn nuôi bò thịt chuyên dụng đã phát triển từ đầu thế kỷ 18 Hiện nay có xu hướng phát triển ở các nước đang phát triển như: Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ
5 Khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt nhằm đáp ứng nhu cầu thịt bò phục vụ tiêu dùng trong nước
Trang 17Chuyên đề 2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BÕ THỊT
I ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA BÕ THỊT
1 Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn
Đặc điểm sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng sản xuất và những giá trị kinh tế của vật nuôi do các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc
và nuôi dưỡng quyết định Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và bò thịt nói riêng người ta hay dùng khái niệm sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối để đánh giá sự thay đổi khối lượng
Sinh trưởng tuyệt đối thể hiện sự tăng khối lượng cơ thể theo đơn vị thời gian và được tính bằng công thức:
2 1 w
Gw - Sinh trưởng tuyệt đối (kg/tháng)
W1, W2 - Khối lượng ban đầu và lúc kết thúc (kg)
t1, t2 - Thời gian ban đầu và lúc kết thúc (tháng)
Sinh trưởng tương đối tính bằng %, biểu thị mức độ tăng khối lượng cơ thể
so với khối lượng ban đầu và được tính theo công thức:
2 1 w
đó giảm dần theo lứa tuổi (biểu đồ 1) Tuy nhiên, sự tăng giảm này thường không ổn định và đồng đều do phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nuôi dưỡng
và chăm sóc Nếu cho bò, bê ăn kém cả về lượng và chất so với kỳ trước, cường độ sinh trưởng sẽ giảm nhanh, trái lại nếu cho ăn tốt hơn, cường độ này
sẽ giảm từ từ theo quy luật, đôi khi còn có thể tăng lên Do đó, cho bê, bò ăn uống đầy đủ và chăm sóc, nuôi dưỡng chúng một cách khoa học, đúng kỹ thuật vào giai đoạn phát triển có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng
Sinh trưởng và phát triển cơ thể của bò được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn trong tử cung (giai đoạn phát triển bào thai) và giai đoạn ngoài
tử cung (giai đoạn sau khi sinh)
Trang 181.1 Giai đoạn trong tử cung
Giai đoạn này được tính từ khi trứng thụ tinh và hình thành hợp tử cho đến khi con vật được sinh ra Giai đoạn này lại được chia thành 3 kỳ:
cơ quan khác như tim, gan, thận, phổi
- Kỳ tiền thai:
Thời kỳ tiền thai kéo dài từ ngày thứ 35 đến ngày thứ 60 Trong thời kỳ này
có sự chuyển hóa tế bào, biệt hóa các cơ quan và bắt đầu hình thành vóc dáng của cơ thể Các cơ quan nội tạng khác như cơ quan sinh dục, tuyến sữa, tổ chức thần kinh, các mô hình thành và mang đặc trưng của giống
Như vậy,chỉ trong vòng 60 ngày tất cả các cơ quan và các đặc trưng của một cá thể mới đã được hình thành Cũng trong thời gian này có sự gia tăng rất mạnh khối lượng, từ một hợp tử chỉ nặng khoảng 3 µg, sau 60 ngày nặng 8-15g (tăng 3-5 triệu lần)
bê sơ sinh phát triển ở giai đoạn này Khối lượng dịch thể của thai, màng thai
và tử cung bò mẹ cũng tăng lên theo thời gian có chửa
Vì vậy trong nuôi dưỡng bò cái có chửa, cần lưu ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến giai đoạn phát triển ngoài tử cung
1.2 Giai đoạn phát triển sau khi sinh
Giai đoạn này lại được chia ra thành 4 thời kỳ:
- Thời kỳ bú sữa (từ sơ sinh đến khi cai sữa, lúc được 6 tháng tuổi)
Trang 19- Thời kỳ sinh trưởng với cường độ cao và bắt đầu xuất hiện tính dục (từ khi cai sữa đến 9 - 12 tháng tuổi)
- Thời kỳ hình thành năng suất (từ khi thành thục tính dục đến 8 - 10 năm tuổi)
- Thời kỳ già cỗi và chết
Ở bò, hai thời kỳ sinh trưởng và phát triển đầu tiên quan trọng nhất Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt bò sẽ tăng trọng nhanh, sinh sản sớm, cho năng suất thịt cao ở giai đoạn nuôi thịt và vỗ béo
Ở thời kỳ bú sữa có sự hoàn thiện cấu trúc và chức năng của hệ thống tiêu hóa Ở thời kỳ này sữa mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu, có giá trị dinh dưỡng cao,
bê tăng trọng nhanh Nhưng sau cai sữa bê rất dễ bị khủng khoảng sinh trưởng
và nếu không chú ý đến chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng bê sẽ bị còi cọc, chậm phát triển, ảnh hưởng đến năng suất sau này
Từ sơ sinh đến khi xuất hiện tính dục các mô cơ, mô xương phát triển mạnh, bê phát triển chiều dài, chiều cao Từ sau khi xuất hiện thành thục tính dục, bò phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, kích thước cơ thể đạt mức tối
đa và hình thành lượng mỡ dự trữ Sau đó là thời kỳ già cỗi và chết với đặc trưng là các chức năng của cơ thể bị rối loạn và mất thăng bằng, chức năng sinh sản bị tê liệt
Sơ sinh Thành thục sinh dục Thành thục thể xác
Biểu đồ 1 Đường cong sinh trưởng của bò
Trang 20Trong thực tiễn chăn nuôi bò thịt, người ta chỉ nuôi đến thời kỳ thành thục sinh dục, tức là khoảng 18 -20 tháng tuổi, khi bò đạt tuổi giết thịt
2 Quy luật sinh trưởng không đồng đều
Cũng như các loài gia súc khác, các mô và các cơ quan của bê, bò phát triển không đồng đều Đường cong sinh trưởng bao gồm hai phần (pha) rõ rệt: pha thứ nhất là pha tăng trọng nhanh, xảy ra trước khi thành thục sinh dục, trong pha này con vật có mức tăng trọng tương đối tăng dần Pha thứ hai là pha tăng trọng thấp dần, bắt đầu từ khi con vật thành thục sinh dục cho đến khi con vật thành thục về thể xác (lúc con vật đạt tới khối lượng ổn định)
- Đối với tầm vóc, thông thường, lúc 15 – 18 tháng tuổi, tầm vóc của bò đạt khoảng 70-80% so với bò trưởng thành Các chiều đo của cơ thể (chiều dài, rộng, sâu) có sự phát triển không đều Sau khi sinh, chiều cao của bê sinh trưởng chậm còn chiều dài sinh trưởng mạnh
- Đối với cơ quan tiêu hoá, sự phát triển của các cơ quan tiêu hoá phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng Trong điều kiện bình thường, khối lượng dạ dày của bò theo giai đoạn phát triển được trình bày ở bảng 7
Bảng 7 Khối lượng dạ dày của bò theo giai đoạn phát triển
Dạ múi khế (% KL cơ thể) 40,85 12,8 22,52
- Đối với các tổ chức lớn của cơ thể như xương, cơ và mỡ tăng với cường
độ khác nhau Xương phát triển sớm nhất, chiếm tới 30% khối lượng thịt xẻ ở
bê sơ sinh Sau đó nhịp độ tăng của xương giảm dần và đến khi bò đực đạt khối lượng 400kg thì khối lượng xương chỉ còn chiếm 13% Các cơ và tổ chức
cơ tăng khối lượng tương đối nhanh và ổn định Còn đối với mô mỡ, sự tích luỹ
ở mức độ chậm khi con vật còn non và sau đó tăng lên rõ rệt khi gần đạt tới thành thục thể xác Ở lúc mới sinh, tỷ lệ mỡ chỉ chiếm 9% khối lượng nhưng khi
bò đực đạt 500kg thì tỷ lệ mỡ đạt tới 30%
Người ta đã chứng minh rằng, quy luật chung trong cơ thể các sinh vật sống, bộ phận nào sinh trưởng, phát dục càng nhanh thì càng chịu ảnh hưởng nhiều của thức ăn và các điều kiện ngoại cảnh Vì vậy, trong chăn nuôi bò thịt cần thúc đẩy sự sinh trưởng các bộ phận bán được nhiều tiền trong khối lượng giết mổ Cũng cần lưu ý rằng, hiệu quả chuyển hoá thức ăn là cao nhất trước
Trang 21khi sự tích luỹ mỡ gia tăng Vì vậy không nên cố nuôi bò thật béo, làm gia tăng lượng mỡ mà không được giá
3 Quy luật sinh trưởng bù
Ở vật nuôi còn có quy luật sinh trưởng bù, đó là hiện tượng ở một giai đoạn nào đó sự sinh trưởng bị kìm hãm do bị hạn chế thức ăn, nhưng đến giai đoạn sau nhờ nhận được dinh dưỡng tốt hơn cường độ sinh trưởng của nó sẽ mạnh hơn so với những con không bị ức chế để cuối cùng cũng đạt được khối lượng như những con khác
Nắm được quy luật này, khi khan hiếm thức ăn và thức ăn đắt đỏ người chăn nuôi có thể chỉ nên nuôi giữ xác và chấp nhận một cường độ sinh trưởng thấp Đợi đến khi nguồn thức ăn dồi dào, rẻ thì tập trung nuôi dưỡng, con vật lại sinh trưởng tốt lên
II ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN
Sinh sản là một quá trình sinh học phức tạp, là chức năng quan trọng của vật nuôi Trong sinh sản, muốn có được vật nuôi mới phải có sự tham gia của hai yếu tố: tinh trùng của con đực và trứng của con cái, mỗi yếu tố đóng góp 50% gen thành phần của cá thể thế hệ con
1 Đặc điểm sinh sản của bò cái
1.1 Sự thành thục sinh dục và tuổi sử dụng
Thành thục sinh dục là thời điểm bò cái có các biểu hiện hoạt động sinh dục, có thể bắt đầu đưa vào sinh sản Trong thực tế, ở bò, sự thành thục sinh dục xuất hiện sớm hơn rất nhiều, trước khi kết thúc phát triển cơ thể
Tuổi xuất hiện thành thục sinh dục ở bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó quan trọng nhất là: giống, mức dinh dưỡng, khí hậu và mùa mà bê sinh ra, phương thức quản lý hệ thống chăn nuôi Các giống bò hướng thịt thường thành thục sinh dục muộn hơn so với các giống bò hướng sữa Bò được nuôi dưỡng tốt sẽ thành thục sinh dục sớm hơn những con được nuôi dưỡng kém Nhiệt độ môi trường cao làm cho bò chậm thành thục sinh dục Những bê cái được nuôi ở nhiệt độ 100C, thành thục sinh dục lúc 10,5 tháng tuổi, nhưng nếu nuôi ở 270C thì phải 13 tháng tuổi mới thành thục sinh dục Khi nuôi các bê đực
và bê cái chung trong đàn với bò trưởng thành thì chúng sẽ thành thục tính dục sớm hơn so với trường hợp chỉ nuôi riêng lẻ
Ở bò cái tơ, để không làm tổn hại đến cơ thể, tuổi phối giống lần đầu có chửa nên để khoảng 18-20 tháng Như vậy, dưới 30 tháng tuổi bò đã đẻ lứa đầu Thực tế, việc xác định thời điểm tối ưu để phối giống cho bò cái tơ mà chỉ dựa vào tuổi của chúng là không phù hợp Cần phải chú ý đến mức độ phát
Trang 22triển cơ thể của chúng và chỉ nên tiến hành phối giống sau khi đã xuất hiện 2-3 chu kỳ động dục đầu tiên và khối lượng cơ thể bò cái tơ bằng 3/4 khối lượng cơ thể của gia súc trưởng thành
Đối với bò cái, không nên sử dụng quá 10-12 năm tuổi
1.2 Động dục và chu kỳ động dục ở bò cái
Khi bò cái thành thục sinh dục, dưới sự điều tiết của hệ thống thần kinh-nội tiết, cơ quan sinh dục bò cái có các hoạt động chức năng và bò cái có các biểu hiện động dục Động dục là tập hợp những biến đổi hình thái cơ quan sinh dục
và hành vi của gia súc cái mang tính chu kỳ Trong thời gian động dục gia súc cái tiếp nhận con đực và cho giao phối Độ dài khoảng cách từ lần xuất hiện động dục này đến lần động dục tiếp theo được gọi là chu kỳ động dục và ở bò cái nó có độ dài trung bình 21 ngày, biến động trong khoảng 18-25 ngày và được chia ra làm bốn pha kế tiếp nhau với những đặc trưng cơ bản sau:
Pha tiền đồng dục (proestrus)
Pha tiền động dục kéo dài 2 ngày Trong pha này, trên buồng trứng thể vàng của chu kỳ trước bị thoái hoá và một noãn bao mới đang phát triển nhanh Các bộ phận khác của bộ máy sinh sản cũng có những biến đổi: thành âm đạo dày lên, sung huyết Bò cái ăn kém ngon miệng, ngơ ngác, kêu rống (nhất là về ban đêm), nhảy chồm lên những con khác Trên bãi chăn có nhiều bò đực bám theo nhưng chưa chịu đực và không cho nhảy lên
Pha động dục (oestrus)
Pha động dục là pha có ý nghĩa quan trọng nhất nhưng với độ dài ngắn nhất, khoảng 15 giờ ở bò cái tơ và 18 giờ ở bò cái trưởng thành, đã đẻ nhiều lứa Trong pha này niêm dịch chảy ra nhiều, càng về cuối càng trắng đục, độ keo dính tăng; âm hộ hồng đỏ sau chuyển sang thẫm đậm; cổ tử cung mở, màu đỏ Đây là pha mà bò cái có biểu hiện chịu đực và cho phép gia súc đực phối giống
Đó cũng là pha duy nhất trong chu kỳ động dục mà con cái có khả năng thụ thai Chỉ tiêu duy nhất, chắc chắn 100% bò cái động dục là phản xạ đứng yên của nó khi bị con gia súc khác nhẩy lên Một con bò cái nhẩy lên một con bò cái khác thường là dấu hiệu nó sắp động dục hoặc động dục đã trôi qua một vài ngày Điều cũng có thể xảy ra là một số bò cái đang có chửa (khoảng 5-6%) cũng thể hiện các dấu hiệu động dục, tuy nhiên khi bị những con khác nhẩy lên thì chúng không có phản xạ đứng yên và dĩ nhiên trong các trường hợp này không xảy ra rụng trứng
Pha sau động dục (metoestrus)
Pha này được tính từ khi bò cái thôi chịu đực cho đến khi bộ phận sinh dục trở lại trạng thái bình thường và trên buồng trứng hình thành một thể vàng mới
Trang 23Độ dài của pha sau động dục là 3-4 ngày Lúc này bò cái không cho bò đực giao phối và thờ ơ với bò đực Có khoảng 50% bò cái trưởng thành và 70% bò cái tơ bị chảy máu vào thời kỳ này
Rụng trứng xảy ra trung bình khoảng 12 giờ sau khi kết thúc chịu đực (động dục) hoặc 30 giờ kể từ khi bắt đầu chịu đực Khoảng 70% số lần rụng trứng xảy
ra vào ban đêm
Pha yên tĩnh (dioestrus)
Pha yên tĩnh là pha dài nhất của chu kỳ động dục, kéo dài 15 ngày Đặc trưng của pha này là có sự hiện diện của thể vàng trên một trong hai buồng trứng Thể vàng được hình thành vào cuối pha sau động dục và bắt đầu tiết progesteron Trong trường hợp bò cái không có chửa, thể vàng đạt mức độ thành thục khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng và tiếp tục hoạt động (tiết progesteron) trong vòng 7-8 ngày nữa, sau đó thoái hóa Pha tiền động dục của một chu kỳ mới lại bắt đầu
Trong trường hợp trứng được thụ tinh, bò cái có chửa, thể vàng không bị thoái hóa mà trở thành thể vàng thời kỳ mang thai và tiếp tục tiết progesteron Chu kỳ động dục không xuất hiện trở lại cho tới khi bò đẻ được khoảng 30-40 ngày
Điều tiết hormon quá trình sinh sản ở bò cái:
Hoạt động sinh dục ở bò cái được điều hòa qua sự phối hợp thần kinh-nội tiết trong trục dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng Mọi tác động từ bên ngoài thông
Trang 24qua các cơ quan cảm nhận như thị giác, thính giác, khứu giác đều được truyền đến vỏ đại não và trung khu thần kinh sinh dục tại vùng dưới đồi (hypothalamus) Từ đây thông tin nội tiết được bắt đầu bằng việc tiết các yếu tố giải phóng (gonadotropin releasing hormone-GnRH)
Ở bò cái không có chửa, hoạt động sinh dục mang tính chu kỳ Chu kỳ động dục ở bò cái có liên quan đến những sự kiện kế tiếp nhau trong buồng trứng, dưới tác động của các hormon
Trước khi động dục xuất hiện, dưới tác động của FSH do thùy trước tuyến yên tiết ra, các noãn bao phát triển nhanh chóng Các noãn bao này tiết ra các estrogen (chủ yếu là 17β estradiol ) với số lượng tăng dần Các estrogen kích thích huyết mạch và tăng trưởng tế bào đường sinh dục để chuẩn bị cho quá trình giao phối và thụ tinh Các hormon estrogen cũng kích thích lên hệ thần kinh, gây ra hiện tượng động dục Theo đường liên hệ ngược dương tính, các estrogen tác động lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm cho thùy trước tuyến yên tăng cường phân tiết LH theo từng đợt Càng về sau, các đợt phóng tiết LH càng mau và với lượng càng lớn LH làm tăng hoạt lực các enzym phân giải protein vách bao noãn, thúc đẩy các bao noãn phát triển, giúp cho việc chín của
tế bào trứng, sự rụng trứng và sau đó cần thiết cho việc duy trì chức năng của thể vàng
Hình 2 Biến đổi hàm lượng một số hormon chính
trong chu kỳ động dục ở bò cái
Trang 25Tại nơi trứng rụng, thể vàng hình thành và phát triển Thể vàng tiết progesteron và theo đường liên hệ ngược âm tính, progesteron tác động kìm hãm vùng dưới đồi tiết các yếu tố giải phóng, ức chế tuyến yên tiết FSH, LH Điều đó làm ngừng sự phát triển của các bao nang trên buồng trứng; bò cái trở nên yên tĩnh
Vào khoảng ngày thứ 16-18 của chu kỳ, nhờ tác động phối hợp giữa các estrogen và progesteron, nội mạc tử cung bắt đầu tổng hợp và phân tiết prostaglandin F2 Hormon này được vận chuyển từ tử cung đến buồng trứng (đến thể vàng) qua các mạch lâm ba, tĩnh mạch vùng và làm tiêu biến thể vàng Thoái hoá hình thái và chức năng của thể vàng là một trong những thời điểm mấu chốt trong diễn biến chu kỳ động dục Mức progesteron giảm đột ngột là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng ngừng tổng hợp prostaglandin F2 Progesteron cũng không còn tác động kìm hãm lên vùng dưới đồi và thuỳ trước tuyến yên Vùng dưới đồi tăng tiết các yếu tố giải phóng và thuỳ trước tuyến yên tăng tiết các hormon hướng sinh dục Dưới tác động của các hormon này các bao nang phát triển nhanh và một chu kỳ động dục mới lại bắt đầu
Hình 3 Cơ chế điều tiết hormon chu kỳ động dục ở bò cái
Trang 261.3 Sinh lý mang thai
Sự phát triển của bào thai
Sau khi được thụ tinh, trứng bắt đầu phân chia thành hai tế bào, sau đó thành bốn, thành tám tế bào , hình thành phôi dâu, phôi nang Phôi tiếp tục phát triển qua kỳ tiền thai, rồi kỳ bào thai
Sau khi thụ tinh 3 tuần hệ thống tuần hoàn của phôi thai bắt đầu hình thành Những ngày tiếp theo các mô và các cơ quan khác bắt đầu biệt hóa Lúc 4 tuần phôi đạt kích thước 1 cm Các đặc trưng của một cá thể mới xuất hiện và đến cuối tháng thứ hai hình hài một bê con hình thành, với chiều dài khoảng 8 cm Đến tháng thứ 5, khối lượng thai bê đạt 2 - 4 kg; đến tháng thứ 7: 12 – 16 kg và lúc sinh đạt 18 - 40 kg Như vậy, khối lượng thai bê tăng rất mạnh trong hai tháng chửa cuối cùng Do đó trong nuôi dưỡng bò cái chửa cần chú ý cung cấp các chất dinh dưỡng, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai, đặc biệt vào giai đoạn cuối
Thời gian mang thai ở bò là 278-283 ngày (trung bình 280 ngày, tức 9 tháng
10 ngày) Trong thực hành chăn nuôi, cần ghi chép và theo dõi ngày phối giống
có chửa để dự liệu ngày bò đẻ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho đỡ đẻ và chăm sóc sơ sinh
Sự thay đổi trong cơ thể bò mẹ
- Thay đổi của hệ thống nội tiết:
Khi trứng được thụ tinh, thể vàng không bị thoái hóa mà tiếp tục phát triển
và tiết progesteron Hormon này kích thích sự phát triển của màng nhày tử cung, tạo thuận lợi cho quá trình phôi làm tổ Hormon này cũng kìm hãm sự rụng trứng, giảm nhu động của cơ trơn tử cung, duy trì sự mang thai Vào cuối thời kỳ mang thai, hàm lượng progesteron giảm
Khi nhau thai hình thành thì chính nhau thai là nguồn tiết estrogen quan trọng Nhau thai cũng tiết các gonadotropin
Estrogen có tác dụng kích thích tăng sinh tử cung, kích thích quá trình trao đổi protein và hoạt hóa một số enzym Hàm lượng estrogen tăng dần từ tháng chửa thứ hai, thứ ba và đạt mức cao nhất vào tháng thứ 8, thứ 9; sau đó giảm dần cho tới trước khi đẻ
Do tác động kích thích, phối hợp giữa estrogen và progesteron, các mô tiết
và các ống dẫn trong tuyến vú phát triển, làm cho tuyến vú tăng trưởng, đặc biệt là vào cuối kỳ mang thai
- Thay đổi của các cơ quan nội tạng:
Hoạt động của các cơ quan nội tạng bò mẹ có nhiều thay đổi trong thời gian mang thai, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp và các cơ quan bài
Trang 27tiết Nhịp đập tim nhanh hơn, lượng bạch cầu tăng lên vào giai đoan chửa cuối
và đạt mức cao nhất vào trước khi đẻ Chỉ số A/G tăng lên, đạt cực đại lúc thai được 6 – 7 tháng, sau đó giảm cho tới trước khi đẻ nửa tháng Máu dễ đông hơn Tần số hô hấp nhanh nhưng nông Số lần bài thải phân và nước tiểu cũng tăng lên
Kích thước của dạ cỏ co dần lại cùng với sự phát triển của bào thai
- Thay đổi quá trình trao đổi chất và khối lượng cơ thể:
Do nhu cầu phát triển của thai nên quá trình trao đổi chất tăng Ở tháng chửa thứ 8, trao đổi chất đạt 129% và trước khi đẻ đạt 141% so với bình thường
Trong thời gian mang thai khả năng tích lũy dinh dưỡng của bò mẹ tăng lên Cùng với sự phát triển của tử cung, hệ thống nhau thai và đặc biệt là của thai vào hai tháng chửa cuối, khối lượng cơ thể bò mẹ tăng lên
1.4 Sinh lý đẻ
Đẻ là hiện tượng đẩy thai ra ngoài sau khi kết thúc thời kỳ mang thai Thực
tế khó có thể dự liệu truớc một cách chính xác thời gian bò đẻ vì có sự thay đổi theo cá thể, sự sai khác giữa bò cái dạ và bò tơ cũng như thay đổi theo giới tính của bê con
Ở bò cái, dấu hiệu đầu tiên của sắp đẻ là sự di chuyển của thai đến vị trí sinh Trong thời gian chửa thai nằm ngửa đưa chân lên trên Khi sắp sinh, thai
di chuyển, xoay nằm sấp, hai chân trước duỗi, đặt ở cổ tử cung và mũi đặt giữa hai chân trước Khi thai không nằm ở vị trí như vậy là hiện tượng bất thường, gây ra đẻ khó và tỷ lệ này chiếm khoảng 5% Các hiện tượng bất thường có thể là: thai hướng phần đuôi, hướng phần lưng ra cổ tử cung, một hoặc hai chân
co lại, đầu gập lại trước cổ tử cung
Người ta có thể nhận biết bò sắp đẻ dựa vào một số biểu hiện sau đây: Con vật bồn chồn, đứng nằm không yên, đi tiểu vặt Do tác động kết hợp giữa estrogen và relaxin nên khung chậu giãn ra, dây chằng ở quanh khấu đuôi chùng xuống làm cho phần khấu đuôi nhô lên Âm hộ mềm, sưng và lộ ra Tác động của hàm lượng estrogen tăng làm cho niêm mạc cổ tử cung tăng tiết dịch nhờn và dịch chảy thành dòng từ âm hộ
Khi bò sắp đẻ, các núm vú to lên rõ rệt, chứa đầy sữa do sự tổng hợp sữa dưới tác động của prolactin và một số hormon khác Khi bò chuyển dạ có hiện tượng phóng thích oxytoxin, gây xuống sữa và sữa ứ ra ở đầu núm vú
Quá trình đẻ của bò có thể chia thành ba giai đoạn liên tiếp:
- Giai đoạn mở cổ tử cung
Giai đoạn này bắt đầu từ khi cổ tử cung có những cơn co bóp đầu tiên và kết thúc khi cổ tử cung mở ra hoàn toàn, thai đi vào cổ tử cung Thông thường
Trang 28kéo dài 2 - 6 giờ, cá biệt có những con tới 12 giờ Ở những bò cái đã đẻ nhiều lần, giai đoạn mở cổ tử cung ngắn hơn, chỉ khoảng 30 phút đến 4 giờ
Sự co bóp ban đầu của tử cung là do PGF-2α, được giải phóng từ nội mạc
tử cung khi nồng độ estrogen tăng lên Lúc này các co bóp còn yếu và không đều với tần suất khoảng 3 phút/lần Sự co bóp được tiến hành từ mút sừng tử cung đến thân tử cung, đến cổ tử cung, đến âm đạo và tạo ra các cơn rặn
- Giai đoạn sổ thai:
Giai đoạn này kết thúc khi thai được đẩy ra ngoài Trước hết thai được đẩy qua cổ tử cung vào âm đạo Sự co bóp của tử cung dồn nước ối ra đồng thời tạo áp lực mạnh lên bọc thai và làm vỡ bọc ối, nước ối chảy ra ngoài Trong giai đoạn này do tử cung co bóp mạnh (với tần suất 2 phút/lần và kéo dài khoảng 1 phút) mặt khác dịch ối đã chảy ra hết, thân thai tiếp giáp trực tiếp với niêm mạc âm đạo làm cho bò cái có những cơn đau dữ dội
Ngoài sự co bóp của tử cung, của đường sinh dục còn có sự co bóp của các cơ thành bụng, cơ hoành, tạo thành lực mạnh, đẩy thai ra ngoài Sau khi thai ra thường thì dây rốn tự đứt
Trường hợp bò cái đẻ sinh đôi (chiếm khoảng 5% số ca đẻ) thì hai thai ra cách nhau từ 20 phút đến 2 giờ
- Giai đoạn sổ nhau:
Sổ nhau xuất hiện khoảng 30 phút sau khi sổ thai, nhưng thường là sau 3 –
5 giờ Nếu sau 6 – 12 giờ nhau mới bong ra thì gọi là bong nhau chậm và trên
12 giờ thì gọi là hiện tượng sát nhau
Sau khi sổ thai tử cung vẫn co bóp và tiếp tục có những cơn rặn với tần xuất 2 phút/lần để đẩy nhau thai ra ngoài Do tử cung co bóp từ mút sừng nên màng nhau bong ra sẽ bị lộn trái, phần ở mút sừng ra trước, sau đó bong dần xuống phần sừng, thân tử cung và ra ngoài
1.5 Sinh lý tiết sữa và tập tính nuôi con
Ngay sau khi đẻ bò mẹ quay lại liếm con, giúp cho da lông bê con nhanh khô và hạn chế tác động xấu của môi trường bên ngoài Việc liếm như vậy cũng kích thích bản năng làm mẹ ở con cái và kích thích sự xuống sữa nhanh hơn
Sữa được tạo ra trong mô tuyến vú Đây là một quá trình phức tạp, chọn lọc những chất từ huyết tương đưa vào tuyến vú và tổng hợp nên những thành phần đặc trưng của sữa Quá trình này diễn ra liên tục và sau khi được hình thành, sữa đi qua thành tế bào và tích tụ lại trong xoang tiết
Trang 29Việc tiết và thải sữa được tiến hành thông qua các phản xạ có điều kiện, thông qua việc kích thích trực tiếp lên bầu vú Kích thích sẽ theo dây thần kinh truyền vào tủy sống, đến hành tủy, vùng dưới đồi Dưới sự điều khiển của vùng dưới đồi, thùy sau tuyến yên tiết và đổ oxytoxin vào máu Oxytoxin làm co các
cơ biểu mô và đẩy sữa vào bể chứa Hoạt động của hormon này kéo dài khoảng 6 phút mà thời điểm từ khi tiếp nhận thần kinh cho đến khi hormon tới bầu vú kéo dài khoảng 1 phút
Trong trường hợp có các kích thích đau, khó chịu thì vùng dưới đồi điều khiển vùng tủy tuyến thượng thận tiết adrenalin, hormon này ngăn cản sự co bóp của các cơ biểu mô và cơ trơn, gây ảnh hường không tốt đến quá trình tiết
và thải sữa
Các giống bò thịt, đặc biệt là các giống bò thịt nhiệt đới thường có bản năng làm mẹ mạnh Nếu nuôi bê con giai đoạn bú sữa mà cho bú trực tiếp sẽ gây hiện tượng ức chế tiết các yếu tố giải phóng và hormon FSH, LH Hậu quả là
bò cái chậm động dục lại sau khi đẻ Chính vì vậy, trong thực hành chăn nuôi người ta khuyến cáo áp dụng biện pháp cho bú hạn chế, nuôi tách mẹ và cai sữa sớm
1.6 Quá trình hồi phục sinh dục sau đẻ
Quá trình hồi phục sinh dục sau đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chế độ nuôi dưỡng, cho con bú, mùa vụ, tuổi, lứa đẻ và diễn biến trong thời gian đẻ (để bình thường hay đẻ khó, có bị viêm nhiễm hay không )
- Sự hồi phục của tử cung:
Sau khi sổ thai cơ tử cung vẫn còn những cơn co bóp nhẹ và kéo dài thêm
1 – 2 ngày nhờ tác động của PGF 2α Sự co bóp này giúp cho việc đào thải các chất dịch, máu và những mảnh vụn của mô nhau còn sót lại trong tử cung (gọi chung là sản dịch) Đồng thời hạn chế khả năng nhiễm trùng vì trong lúc đẻ cổ
tử cung mở rộng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tử cung và phát triển lên tại đây Quá trình đào thải sản dịch kéo dài khoảng 7-10 ngày sau khi sinh Trong 2-3 ngày đầu sản dịch lẫn máu, có màu đỏ nhạt, sau trắng lợn cợn, nhạt màu dần và cuối cùng có màu trong suốt
Cổ tử cung hồi phục rất nhanh, khoảng ngày thứ 7 - thứ 10 sau khi sinh cổ
tử cung đóng lại hoàn toàn Sự hồi phục tử cung dựa trên các tiêu chí: trở lại kích thước như khi không có chửa; phục hồi trương lực bình thường và co về khu vực xoang chậu Trong điều kiện bình thường cần khoảng 45 ngày thì tử cung hồi phục hoàn toàn Về kích thước, để tử cung bò cái co về như khi không
có chửa mất 30 ngày Cũng trong thời gian này trương lực của sừng tử cung không mang thai có thể bình thường nhưng đối với sừng mang thai thì phải thêm hai tuần nữa
Trang 30Trong thực tế vẫn thấy những trường hợp là một sừng tử cung có thể lớn hơn sừng bên kia sau khi đã hồi phục hoàn toàn Ở những bò cái già đã đẻ nhiều lứa có thể tử cung không co về khu vực xoang chậu Vì vậy, người cán
bộ kỹ thuật cần lưu ý khi tiến hành sờ khám qua trực tràng
- Sự hồi phục của buồng trứng và động dục trở lại:
Sau khi đẻ buồng trứng tiếp tục hoạt động, các sóng nang hình thành Tuy nhiên không có hiện tượng rụng trứng và động dục không xảy ra do sự phân tiết LH bị ức chế từ thời kỳ mang thai, tiếp theo là việc cho con bú sữa
Ở đa số bò cái hiện tượng rụng trứng xảy ra trong vòng 20-30 ngày sau đẻ, nhưng thường là “rụng trứng thầm lặng” Và phải 40-50 ngày sau đẻ mới có động dục bình thường, kèm theo rụng trứng Tuy nhiên, người ta không khuyến cáo phối tinh ngay vào lúc này vì cơ hội thành công thấp mà nên chờ đợi 1- 2 chu kỳ tiếp theo
Có nhiều yếu tố làm kéo dài thời gian động dục và rụng trứng trở lại, đó là: mức dinh dưỡng thấp, bò gầy yếu, rối loạn trao đổi chất, viêm nhiễm đường sinh dục và những vấn dề khác về sức khoẻ
2 Đặc điểm sinh sản của bò đực
2.1 Sự thành thục về tính và tuổi sử dụng bò đực giống
Thành thục tính dục ở con đực là khi các dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ đã tương đối thành thục để sản xuất ra tinh dịch và xuất tinh Lúc này con đực có thể làm cho con cái có chửa
Sự thành thục tính dục có liên quan đến tuổi, khối lượng cơ thể và chịu sự tác động của các nhân tố di truyền, điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng và khí hậu Trong quá trình sinh trưởng, các mô dịch hoàn bò đực bắt đầu biệt hóa rất sớm Lúc 2-4 tháng tuổi có thể thấy những tinh bào sơ cấp trong ống sinh tinh
và lúc 6 tháng tuổi có thể phát hiện tinh trùng thành thục Có thể sử dụng bê đực để lấy tinh, phục vụ TTNT ở 9-10 tháng tuổi
Việc đưa bê đực vào sinh sản sớm hay muộn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng chúng và năng suất sinh sản nói chung Trong điều kiện của nước ta, đối với
bò đực tơ, tốt nhất là cho phối giống hoặc lấy tinh sau khi đã được 18 tháng tuổi Tuổi sử dụng bò đực giống thường không quá 7-8 tuổi, tốt nhất ở độ tuổi 3-5 năm
2.2 Phản xạ sinh dục và điều tiết hormon ở bò đực
Đối với con đực nói chung và bò đực nói riêng, phản xạ sinh dục theo trình tự: ham muốn tình dục, gạ gẫm, cường dương, nhảy, đưa dương vật vào âm đạo và xuất tinh Quá trình này diễn ra dài hay ngắn tùy theo loài Ở bò, nếu con cái chịu đực thì thời gian này chỉ kéo dài trong vòng một vài phút
Trang 31Các phản xạ sinh dục và hoạt động tính dục nói chung phụ thuộc vào quá trình điều tiết thần kinh-thể dịch trong trục dưới đồi - tuyến yên - dịch hoàn Các yếu tố giải phóng do vùng dưới đồi tiết ra tác động lên thùy trước tuyến yên, kích thích thùy trước tuyến yên tiết các hormon hướng sinh dục gonadotropin FSH (follicle stimulating hormone) và LH (luteinizing hormone) FSH kích thích
sự phát triển ống sinh tinh, thúc đẩy quá trình hình thành tinh trùng LH kích thích tế bào kẽ (Leydig) phân tiết các hormon androgen, trong đó quan trọng nhất là testosteron Các hormon androgen kích thích, hoạt hóa tế bào thượng
bì của ống sinh tinh, làm cho chúng mẫn cảm với kích thích của FSH để sản sinh ra tinh trùng Các androgen còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển tổ chức
cơ năng của các tuyến sinh dục phụ, duy trì sức sống của tinh trùng và khả năng thụ thai của chúng Tác động của các androgen (chủ yếu testosteron) là làm tăng ham muốn tình dục ở bò đực và tạo nên các đặc tính thứ cấp; làm tăng quá trình đồng hóa, trước hết là đồng hóa protein
Quá trình sinh tinh và sự tác động của các nhân tố điều khiển quá trình sinh sản diễn ra liên tục Vì vậy, hoạt động sinh dục ở bò đực diễn ra thường xuyên
ra ống dịch hoàn phụ Tại đây tinh trùng được trang bị lớp vỏ bảo vệ lipid, tích điện âm để không bị dính và chúng có thể sống 1-2 tháng
Tinh trùng phải ở trong đường sinh dục cái 6 giờ, nhờ tác động của một số enzym trong dịch tiết của con cái nó mới trở nên thành thục và có khả năng thụ thai
Tinh thanh gồm dịch thể được tiết ra từ dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh ra, tuyến tinh nang, tuyến tiền liệt và tuyến cầu niệu đạo Chức năng của tinh thanh
Trang 32là cung cấp một môi trường thích hợp để tinh trùng có thể sống sau khi xuất tinh, do có chứa nhiều loại muối, đường fructo, axit amin và men
Hỗn hợp tinh trùng và tinh thanh (tinh dịch) có màu trắng sữa, không mùi Thể tích trong một lần xuất tinh ở bò biến động từ 2 - 12 ml và trong mỗi 1ml chứa trung bình 500 triệu - 2 tỷ tinh trùng
III ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ THỨC ĂN
1 Chức năng của một số bộ phận chính trong đường tiêu hoá
có thể tiết khoảng 75-100 lít nước bọt Lượng nước bọt tiết ra nhiều khi bò nhai lại và đặc biệt khi cho bò ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ Nước bọt có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở bò Nó có tác dụng thấm ướt và tăng
bề mặt, giúp cho quá trình nuốt và nhai lại; làm chất đệm, trung hòa các axít sinh ra trong dạ cỏ và cung cấp một số chất điện giải cho nhu cầu phát triển của các vi sinh vật
1.2 Sự nhai lại
Sau khi nuốt thức ăn xuống dạ cỏ, tại đây, thức ăn được nhào bóp, trộn đều với thức ăn cũ nhờ sự co bóp mạnh của dạ cỏ Những phần thức ăn nhỏ mịn chìm dần xuống đáy dạ cỏ và di chuyển dần sang dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế Phần thức ăn thô, nhẹ trong dạ cỏ và dạ tổ ong được ợ lên miệng để nhai kỹ lại Khi miếng thức ăn đã được thấm nước bọt và nhai kỹ, nó được nuốt trở lại dạ cỏ
Nhai lại là hoạt động sinh lý bình thường, một đặc trưng tiêu hóa của bò Quá trình này diễn ra khi yên tĩnh hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút Trong một ngày đêm bò nhai lại 7-10 đợt, mỗi đợt 40-50 phút và tổng thời gian gia súc nhai lại trong một ngày đêm là khoảng 7-8 giờ Nếu chăn thả, khi đã ăn no bò nhai lại 45 - 60 phút, rồi lại tiếp tục ăn Về ban đêm bò nhai lại mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 2 - 3 giờ sáng Thời gian nhai lại dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tính chất vật lý của thức ăn, trạng thái sinh lý của con vật, cơ cấu của khẩu phần và nhiệt độ của môi trường Thức ăn thô thường phải nhai lại
Trang 33lâu Khi bò ăn rơm thời gian nhai lại gấp hai lần so với ăn cỏ tươi Nhưng các loại thức ăn xay nhuyễn sẽ không bị nhai lại, không ở lâu trong dạ cỏ và ít bị vi sinh vật phân giải Do đó thức ăn cho bò không nên quá thô, cứng và cồng kềnh, làm tốn nhiều thời gian và tiêu hao nhiều năng lượng cho thu nhận, nhai lại, nhưng cũng không nên quá nhuyễn mịn
Nhờ nhai lại, các miếng thức ăn to dầy đều được nghiền nhỏ, mịn Cùng với
sự phân giải vi sinh vật trong thời gian thức ăn lưu lại ở dạ cỏ, độ bền của thành tế bào các loại thức ăn bị giảm và phá huỷ, các thành phần dinh dưỡng được giải phóng dần Cũng nhờ nhai lại nước bọt được tiết ra nhiều, làm giảm
độ axit trong dạ cỏ, đồng thời khi ợ miếng thức ăn lên miệng để nhai lại một lượng khí sinh ra trong quá trình lên men sẽ thoát ra ngoài, tránh cho bò bị chướng hơi dạ cỏ
Để cho gia súc nhai lại được tốt, cần bảo đảm cho chúng có thời gian nghỉ ngơi, trong trạng thái yên tĩnh Bất kỳ một hành động gây xáo trộn nào đều có thể làm gián đoạn quá trình nhai lại và ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hoá thức ăn, đến năng suất của vật nuôi
1.3 Dạ dầy kép
Bò là gia súc nhai lại, có dạ dầy kép, gồm bốn ngăn (bốn túi), nằm bên phía hông trái, chiếm 3/4 xoang bụng Ba ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách được gọi chung là dạ dày trước và ngăn cuối cùng: dạ múi khế, gọi là dạ dầy thực, có các tuyến tiết dịch tiêu hoá, tương tự như các loài động vật dạ dày đơn
Ở bê mới sinh, dạ cỏ rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn dạ tổ ong Lúc này bê chưa có khả năng tiêu hoá các loại thức ăn nhiều xơ Sữa và các loại thức ăn nước do bê ăn vào được chuyển thẳng xuống dạ múi khế qua một rãnh (gọi là rãnh thực quản), hình thành nhờ thành dạ tổ ong và những lá của dạ lá sách khép lại Cùng với quá trình phát triển cơ thể, dạ cỏ phát triển mạnh Khi bê được 4 tháng tuổi khối lượng dạ cỏ tăng gấp 2 -3 lần so với khối lượng dạ múi khế và đến 6 tháng tuổi đã bằng khối lượng của cả 3 ngăn kia gộp lại
Thực tế, sự phát triển của dạ cỏ nói riêng và ống tiêu hóa nói chung ở gia súc nhai lại chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi khối lượng, kích thước và tính chất của thức ăn và khẩu phần Khi cho bê ăn khẩu phần có nhiều thức ăn thô xanh,
dạ cỏ và dạ tổ ong có dung tích lớn hơn 37% và ruột dài hơn 17% so với bê được ăn khẩu phần có nhiều thức ăn tinh Vì vậy, trong thực hành chăn nuôi cần luyện tập cho gia súc nhai lại non sớm ăn thức ăn thô xanh để kích thích
dạ dày phát triển và để sau khi cai sữa chúng có thể ăn được nhiều thức ăn thô xanh
lượng toàn bộ dạ dày Dung tích của dạ cỏ khoảng 150 - 200 lít, chiếm 85-90%
Trang 34dung tích dạ dày và 75% dung tích ống tiêu hóa Vai trò của dạ cỏ là tích trữ, nhào trộn và chuyển hóa thức ăn Dạ cỏ không có các tuyến tiết dịch tiêu hoá Nhưng dạ cỏ là trung tâm tiêu hoá quan trọng bậc nhất của loài nhai lại Quá trình tiêu hoá trong dạ cỏ quyết định đến năng suất của chúng Tại dạ cỏ diễn
ra quá trình tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học nhờ vi sinh vật Có tới 50 - 80% các chất dinh dưỡng thức ăn được lên men tại dạ cỏ
Hình 4 Sơ đồ dạ dầy kép của bò
1- Dạ cỏ 2- Đoạn cuối thực quản 3- Rãnh thực quản
4- Dạ tổ ong 5- Dạ lá sách 6- Dạ múi khế
lửng kéo dài từ phía trái sang phía phải Dạ tổ ong có dung tích 4 - 5 lít Niêm mạc nhô cao tạo thành dạng hình như một tổ ong khá đồng nhất và làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn Dạ tổ ong có chức năng là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ hoặc lên miệng để nhai lại đồng thời đẩy các thức ăn nhỏ mịn, dạng nước xuống dạ lá sách
- Dạ lá sách: nằm phía bên phải, có dạng khối bầu dục Niêm mạc dạ lá
sách được cấu tạo thành nhiều nếp nhăn hình lưỡi liềm, chạy theo chiều dọc, tương tự như các tờ giấy của quyển sách, có tác dụng ngăn không cho thức ăn chạy ngược trở lại dạ cỏ Trên mặt niêm mạc có nhiều gai thịt, làm tăng diện tiếp xúc với thức ăn để nghiền ép và hấp thu nước, các chất dinh dưỡng khác, trước khi thức ăn chuyển xuống dạ múi khế Dạ lá sách hấp thu khoảng 60% lượng nước của thức ăn, làm cho thức ăn khô hơn và tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn tại dạ múi khế, do không làm loãng dịch tiêu hoá
khế có dung tích tương đương như dạ lá sách Tại đây, các dịch tiêu hóa và
Trang 35axit chlorhydric được tiết liên tục do thức ăn chuyển xuống đều đặn Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ múi khế diễn ra tương tự như ở động vật dạ dầy đơn
Ở bê, trong giai đoạn bú sữa, dạ múi khế tiết ra men rennin để làm đông vón sữa
1.4 Ruột
Ở bò, dung tích ruột (bao gồm ruột non, ruột già, manh tràng) chiếm 29% dung tích ống tiêu hóa (dung tích dạ dầy kép chiếm 71%) Ruột non dài khoảng 46 m Tại ruột diễn ra quá trình tiêu hóa tương tự như ở động vật dạ dầy đơn
Ruột non là phần tiếp theo của dạ múi khế Ruột non được chia thành tá tràng, không tràng và kết tràng Tại tá tràng, các phần thức ăn còn lại, tế bào
vi sinh vật và các chất tiết nội sinh được lên men và tiêu hóa nhờ các enzym, các dịch tiết của ruột, tuyến tụy và mật Sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hóa được cơ thể hấp thu ở đoạn cuối ruột non theo phương thức chủ động và thẩm thấu
Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu hóa có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân Trong manh tràng có hệ vi sinh vật tương tự như trong dạ cỏ có vai trò lên men các sản phẩm đưa từ trên xuống Các axit béo bay hơi sinh
ra từ quá trình lên men trong ruột già được hấp thu tương tự như ở dạ cỏ nhưng xác vi sinh vật không được tiêu hóa tiếp mà thải ra ngoài qua phân
2 Hệ vi sinh vật dạ cỏ và vai trò của vi sinh vật với vật chủ
Dạ cỏ không tiết dịch tiêu hoá và axít chlohydric nên không có quá trình tiêu hoá hoá học như ở dạ múi khế Tại dạ cỏ diễn ra quá trình tiêu hoá hoá học nhờ lên men vi sinh vật và người ta ví dạ cỏ như một thùng lên men lớn Số lượng vi sinh vật dạ cỏ rất lớn, ước tính trong 1 ml dung dịch dạ cỏ có từ 25 -
50 tỷ vi khuẩn và từ 200 ngàn - 500 ngàn động vật nguyên sinh Những vi sinh vật sống trong dạ cỏ là những vi sinh vật có lợi, không gây độc hại cho gia súc Chúng giúp gia súc nhai lại có thể tiêu hoá được chất xơ và các thức ăn thô; biến đổi xơ và các chất bột đường thành các axít béo bay hơi - nguồn cung cấp năng lượng cho loài nhai lại Các vi sinh vật còn tổng hợp nên các chất dinh dưỡng: vitamin nhóm B, vitamin K và tất cả các axít amin thiết yếu cho gia súc nhai lại
Thành phần và sự phát triển của hệ vi sinh vật dạ cỏ phụ thuộc nhiều vào khẩu phần thức ăn và chúng được chia thành 3 nhóm chính: vi khuẩn (bacteria), động vật nguyên sinh (protozoa) và nấm (fungi)
Trang 36 Vi khuẩn:
Chiếm số lượng lớn nhất và cũng phong phú nhất về chủng loại Đến nay người ta đã phát hiện trên 60 loài vi khuẩn khác nhau Trong dạ cỏ, phần lớn vi khuẩn bám vào các mẩu thức ăn, trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào động vật nguyên sinh Số còn lại khoảng 30% ở thể tự do
Vi khuẩn dạ cỏ được phân loại dựa vào cơ chất mà vi khuẩn sử dụng hoặc sản phẩm lên men cuối cùng của chúng Sau đây là một số nhóm vi khuẩn dạ
cỏ chính:
- Nhóm vi khuẩn phân giải xenluloza
- Nhóm vi khuẩn phân giải hemixenluloza
- Nhóm vi khuẩn phân giải tinh bột
- Nhóm vi khuẩn phân giải đường
Động vật nguyên sinh chỉ xuất hiện trong dạ cỏ khi bê bắt đầu ăn thức ăn thực vật thô Đến nay người ta phát hiện thấy 120 loài động vật nguyên sinh trong dạ cỏ Mỗi loài gia súc nhai lại có số loài động vật nguyên sinh khác nhau
Động vật nguyên sinh có vai trò quan trọng trong tiêu hoá tinh bột và đường Đây là các cơ chất chính của chúng, vì thế khi mà gia súc ăn nhiều tinh bột và đường thì số lượng động vật nguyên sinh tăng lên Động vật nguyên sinh có khả năng nuốt tinh bột ngay sau khi ăn và dự trữ dưới dạng amilopectin Polysacarit này có thể được phân giải về sau hoặc không bị lên men ở dạ cỏ mà được phân giải thành đường đơn và được hấp thu ở ruột Điều này không những quan trọng đối với động vật nguyên sinh mà còn có ý nghĩa dinh dưỡng cho gia súc nhai lại nhờ hiệu ứng đệm chống phân giải đường quá nhanh làm giảm pH đột ngột, đồng thời cung cấp năng lượng từ từ hơn cho nhu cầu của bản thân vi sinh vật
dạ cỏ trong những thời gian xa bữa ăn
Ngoài vai trò trên, động vật nguyên sinh trong dạ cỏ còn có tác động cơ học, xé rách màng tế bào thực vật, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn và vì vậy thức ăn dễ dàng chịu tác động của vi khuẩn
Động vật nguyên sinh bảo tồn mạch nối đôi của các axit béo không no quan trọng đối với gia súc như axit linoleic, axit linolenic bằng việc nuốt các axit này
và đưa xuống phần sau của đường tiêu hoá để cung cấp trực tiếp cho vật chủ, nếu không các axit này sẽ bị các vi khuẩn làm no
Trang 37 Nấm:
Nấm trong dạ cỏ thuộc loại yếm khí Chúng xâm nhập vào cấu trúc thực vật của thức ăn, phá vỡ thành tế bào, làm giảm độ bền của cấu trúc này, tạo điều kiện cho quá trình nhai lại cũng như cho vi khuẩn và các men của chúng phân giải xenluloza
Nấm cũng tiết ra các loại men tiêu hoá xơ, có khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng và lên men chúng Như vậy sự có mặt của nấm giúp làm tăng tốc độ tiêu hoá xơ Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc tiêu hoá các thức ăn xơ thô bị lignin hoá
3 Những điều kiện cần thiết và tác động tương hỗ giữa các loài vi sinh vật dạ cỏ
Vi sinh vật xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại ở lứa tuổi còn non Chúng được cảm nhiễm vào dạ cỏ qua thức ăn, nước uống và truyền từ gia súc trưởng thành sang gia súc non Vi sinh vật sống và phát triển mạnh được trong
dạ cỏ là nhờ tại đây có các điều kiện thích hợp Đây cũng chính là các điều kiện cần thiết cho chúng phát triển:
- Nhiệt độ luôn được duy trì ổn định ở 38-420
C
- pH ổn định ở mức 6,0-7,1 nhờ nước bọt được tiết xuống liên tục, trung hoà các axit sinh ra trong quá trình lên men
- Môi truờng yếm khí
- Nguồn dinh dưỡng dồi dào do thức ăn được đưa vào liên tục và lưu lại lâu Quá trình lên men trong dạ cỏ là một quá trình liên tục và có nhiều loài vi sinh vật tham gia Giữa các loài vi sinh vật có quan hệ cộng sinh và có sự phân chia chức năng hết sức chặt chẽ Sản phẩm phân giải các chất trong thức ăn của một loài này lại là chất dinh dưỡng cho một loài khác Ví dụ, vi khuẩn phân giải protein cung cấp amoniac, axit amin và isoaxit cho vi khuẩn phân giải xơ
Trong điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và động vật nguyên sinh có sự cộng sinh có lợi, đặc biệt là trong tiêu hoá xơ Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn và động vật nguyên sinh Một số loài động vật nguyên sinh hấp thu oxy từ dịch dạ cỏ, tạo ra môi trường yếm khí tốt hơn cho vi khuẩn phát triển Động vật nguyên sinh nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ sản sinh axit lactic, ngăn không cho pH giảm đột ngột và như vậy có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ
Tuy nhiên, giữa động vật nguyên sinh và vi khuẩn cũng có những tác động tiêu cực trong quá trình tiêu hoá Động vật nguyên sinh ăn và tiêu hoá vi khuẩn,
Trang 38do đó làm giảm tốc độ và hiệu quả chuyển hoá protein trong dạ cỏ Với các loại thức ăn dễ tiêu hoá thì điều này không có ý nghĩa lớn nhưng với các loại thức
ăn nghèo nitơ thì động vật nguyên sinh sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn nói chung
Giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh sinh tồn Ví dụ, khi khẩu phần thức ăn của bò giầu tinh bột nhưng nghèo protein thì số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza sẽ giảm và kéo theo tỷ lệ tiêu hoá xơ thấp Bởi vì, sự
có mặt của một lượng tinh bột đáng kể trong khẩu phần kích thích vi khuẩn phân giải bột đường phát triển nhanh Các vi khuẩn này làm cạn kiệt những yếu tố dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho vi khuẩn phân giải xơ như các loại khoáng, amoniac, các axit amin Hậu quả là các vi khuẩn phân giải xơ ngày càng bị tiêu diệt Mặt khác, tương tác tiêu cực giữa vi khuẩn phân giải tinh bột và
vi khuẩn phân giải xơ còn liên quan đến pH trong dạ cỏ Quá trình phân giải chất
xơ diễn ra mạnh nhất khi pH của dịch dạ cỏ > 6,2; trong khi đó hiệu quả phân giải tinh bột cao nhất khi pH <6,0 Như vậy, khi tỷ lệ thức ăn tinh (tinh bột) trong khẩu phần quá cao sẽ làm cho các axit béo bay hơi sản sinh ra nhanh, làm giảm pH dịch dạ cỏ và do đó ức chế hoạt động của các vi khuẩn phân giải xơ
Như vậy, thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của bò có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ và mối tương tác giữa chúng Khẩu phần giầu dinh dưỡng và cân đối là tiền đề cho các nhóm vi sinh vật phát triển, không gây sự cạnh tranh giữa chúng, mặt cộng sinh có lợi
có xu thế thể hiện rõ Nhưng khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây ra sự cạnh tranh gay gắt, ức chế lẫn nhau và làm cho quá trình lên men nói chung có khuynh hướng bất lợi Một khi nhóm vi sinh vật nào đó không có được những điều kiện thích hợp để phát triển thì chúng sẽ bị chết dần đi đồng thời làm thay đổi thành phần của nhiều nhóm vi sinh vật khác Kết quả là các quá trình tiêu hoá thức ăn bị rối loạn và chắc chắn ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ cũng như năng suất của gia súc nhai lại
Rõ ràng, thực chất nuôi dưỡng loài gia súc nhai lại là nuôi dưỡng các khu
hệ vi sinh vật dạ cỏ, là cung cấp và tạo cho chúng những điều kiện tối ưu để phát triển và sinh sôi, nảy nở
Trang 393 Sinh trưởng không đồng đều: Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể bò không đồng đều Xương phát triển sớm nhất sau đó giảm dần, cơ và các tổ chức cơ tăng khối lượng nhanh và ổn định, tích lũy mỡ chậm ở giai đoạn còn non sau đó tăng rõ rệt khi bò gần thành thục về thể xác
4 Sinh trưởng bù: ở một giai đoạn nào đó sinh trưởng bị kìm hãm do bị hạn chế thức ăn nhưng đến giai đoạn sau do dinh dưỡng tốt hơn nên cường độ sinh trưởng của nó mạnh hơn để bù lại
5 Chu kỳ động dục của bò cái trung bình 21 ngày, dao động trong khoảng
18-25 ngày
6 Sau khi đẻ 40-50 ngày bò mới động dục bình thường trở lại, nên phối giống vào chu kỳ động dục tiếp theo
7 Bò cái được phối giống lần đầu khi: 18-20 tháng tuổi, đã xuất hiện 2-3 chu
kỳ động dục, khối lượng cơ thể bằng 3/4 khối lượng cơ thể của bò trưởng thành và không nên sử dụng quá 10-12 năm tuổi
8 Bắt đầu khai thác tinh với bò đực tơ lúc: 18-24 tháng tuổi và tuổi sử dụng bò đực giống không quá 7-8 tuổi
9 Bò lấy các chất dinh dưỡng từ thức ăn thông qua quá trình tiêu hóa nhờ chính các vi sinh vật trong dạ cỏ
10 Vi sinh vật dạ cỏ cần được cung cấp đầy đủ, đồng thời, đều đặn, liên tục và
ổn định các chất dinh dưỡng cần thiết
Trang 40Chuyên đề 3 GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG BÕ THỊT
I CÁC GIỐNG BÕ THỊT PHỔ BIẾN
1 Một số giống bò chuyên thịt gốc ôn đới
Bò Charolais
Là giống bò chuyên dụng thịt của Pháp có nguồn gốc từ vùng Charolais và được nuôi nhiều ở vùng L’Allier và La Nierve Bò có lông màu trắng đục hoặc ánh kem Da và niêm mạc có sắc tố
Bò Charolais thuộc loại to con, mình dài, ngực sâu, lưng phẳng, đầu ngắn và thanh Tuy không có hình dạng khối chữ nhật đặc trưng nhưng phần thịt thăn, mông
và đùi phát triển; tỷ lệ các phần thịt này cao
Bò có tốc độ lớn nhanh, trong giai đoạn nuôi lớn và vỗ béo, mức tăng trọng hàng ngày của con đực có thể lên tới 1.100g, của con cái 950g Lúc 12 tháng tuổi, con đực đạt 400-450kg, con cái đạt 380-400kg Lúc 18 tháng tuổi, con đực đạt 650kg, con cái đạt 550kg, tỷ lệ thịt xẻ 60-62% Con đực trưởng thành cân nặng 1.100-1.400kg , con cái cân nặng 700-900kg
Sản lượng sữa bình quân một chu kỳ 1.500- 2.000kg đủ để nuôi con trực tiếp
Hereford
Hereford là giống bò thịt chuyên dụng
nổi tiếng thế giới của Anh và còn được gọi
là bò mặt trắng (white face) Hereford là
giống bò ít đòi hỏi các điều điện chăm sóc,
thích hợp với điều kiện chăn thả và thích
nghi với khí hậu nhiều nước Hiện nay giống
bò này được nuôi rộng rãi ở Anh, Mỹ,
Canada và nhiều nước khác trên thế giới