1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Tài liệu tập huấn chăn nuôi 2009 - Phần 2 pptx

4 605 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 249,22 KB

Nội dung

PHẦN II CHĂN NUÔI NƯỚC TA HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI 1. Xu hướng phát triển chăn nuôi thế giới - SX chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. - Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng 7,8%/năm. - Xóa đói giảm nghèo nhờ phát triển chăn nuôi. - Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. 2. Cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi nước ta - Giảm thuế hàng nông sản từ 23,5% xuống 20,9% - Giảm thuế nhiều nhất: thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới. - Cơ hội cho một số sản phẩm: lợn sữa, lợn choai. - Đối với các mặt hàng khác:Thịt bò?; Thịt lợn, thịt gà …? 3. Mục tiêu của ngành chăn nuôi nước ta đến năm 2020 3.1. Mục tiêu chung - Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu. - Đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 33% (2010); 38% (2015) và trên 42% (2020) - Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiẹu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi. - Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vẹ và giảm ô nhiễm môi trường. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008 – 2010 đạt khoảng 8-9%/ năm; giai đoạn 2010 – 2015 đạt hoảng 6-7% /năm và giai đoạn 2015 – 2020 đạt hoảng 5-6%/năm. 6 - Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2010 đạt khoảng 3.200 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn chiếm 68%, thịt gia cầm chiếm 27%, thịt bò chiếm 3%; đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó:thịt lợn chiếm 65%, thịt gia cầm chiếm 31%, thịt bò chiếm 3%; đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó:thịt lợn chiếm 63%, thịt gia cầm chiếm 32%, thịt bò chiếm 4%; - Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2010 đạt khoảng 7 tỷ quả và 380 ngàn tấn sữa; đến năm 2015 đạt khoảng 11 tỷ quả và 700 ngàn tấn sữa; đến năm 2020 đạt khoảng 14 tỷ quả và trên 1.000 ngàn tấn sữa. - Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2010 đạt: 36 kg thịt xẻ, 82 quả trứng, 4,3 kg sữa; đến năm 2015 đạt: 46 kg thịt xẻ, 116 quả trứng, 7,5 kg sữa; đến năm 2020 đạt: 56kg thịt xẻ, trên 140 quả trứng và trên 10 kg sữa. - Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2010 đạt khoảng 15%; đến năm 2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%. 4. Định hướng phát triển - Tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, công nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng và giá trị hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh. - Ưu tiên phát triển chăn nuôi bò thịt; duy trì và phát triển bền vững chăn nuôi bò sữa. - Đổi mới chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với giết mổ, chế biến bảo đảm an toàn dịch bệnh. - Nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động xấu của dịch bệnh, môi trường trong chăn nuôi nông hộ. Phát triển các loại vật nuôi khác theo lợi thế vùng sinh thái (TDMN, DHMT và Tây Nguyên). 5. Một số cơ sở kinh tế - kỹ thuật để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi 5.1. Đối với chăn nuôi trâu, bò thịt: 5.1.1. Đẩy nhanh tốc độ lai tạo đàn bò Để nâng cao năng suất và giá trị của chăn nuôi bò thịt, cần tập trung mọi biện pháp đẩy nhanh tốc độ tăng đàn bò lai. Trong những năm qua tốc độ cải tạo đàn bò vàng Việt nam tăng bình quân 1%/năm. Hiện nay tỷ lệ đàn bò lai chiếm khoảng 30% tổng đàn và mục tiêu đến năm 2010 đạt 35%. Chúng ta càng tăng tỷ lệ đàn bò lai thì năng suất chăn nuôi và giá trị của chăn nuôi bò thịt càng tăng. 7 8 Ví dụ: nếu chúng ta đạt được mục tiêu đàn bò lai chiếm 35% (tăng 5% so với hiện nay) chúng ta sẽ có thêm 7 triệu con bò x 5% = 350.000 bê lai Zebu được sinh ra. Tỷ lệ nuôi sống số bê lai đến 12 tháng tuổi là 80%, tức còn 280.000 con. Nuôi đến giai đoạn giết thịt mỗi con bò lai Zebu có trọng lượng cao hơn bò Vàng Việt nam trung bình 60 kg/con. Như vậy, sản lượng thịt bò hơi tăng thêm là 16.800 tấn; Với giá thị trường hiện nay 40.000 đồng/kg bò hơi, thì giá trị tính bằng tiền tăng thêm là 16.800 tấn x 40.000 đồng = 672 tỷ đồng . Nếu chúng ta phấn đấu đạt tỷ lệ bò lai 40% (tăng 10%) chúng ta sẽ có thêm 700.000 bê lai được sinh ra, có 560.000 con được nuôi sống đến 12 tháng tuổi và chúng sản xuất thêm 33.600 tấn thịt bò hơi, tương đương với 1.344 tỷ đồng. Ngoài ý nghiã làm tăng năng suất và giá trị chăn nuôi như tính toán, đàn bò lai Zebu còn được dùng làm bò nền để lai với các giống bò chuyên thịt ôn đới, tạo ra hệ thống sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao. 5.1.2. Vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt Hiện nay, chăn nuôi trâu bò chủ yếu theo phương thức quảng canh. Chúng ta chưa có thói quen vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt nên năng suất và chất lượng thịt không cao, giá trị chăn nuôi thấp. Để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi trâu, bò thịt cần vỗ béo chúng 1-2 tháng trước khi giết thịt. Mỗi năm nước ta có khoảng 780.000 – 820.000 con trâu, bò đưa vào giết thịt, với tổng khối lượng hơi khoảng 177.000 tấn – 185.000 tấn. Nếu được vỗ béo mỗi con tăng thêm 20kg/tháng. Thời gian vỗ béo có thể 1 – 2tháng, lượng thịt hơi và giá chăn nuôi tăng thêm được tính như sau: -Vỗ béo 1 tháng: 800.000 trâu bò x 20kg/con x 1 tháng =1.600.000kg Với giá bán 40.000đồng/kg hơi thì giá trị thu được là 1.600.000 kg x 40.000 đg/kg = 64 tỷ -Vỗ béo 2 tháng: 800.000 trâu bò x 20kg/con x 2 tháng =3.200.000kg Với giá bán 40.000 đồng/kg hơi thì giá trị thu được là 3.200.000 kg x 40.000 đg/kg = 128 tỷ 5.2. Đối với chăn nuôi lợn Để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi cần nâng cao khối lượng đàn lợn xuất chuồng từ 60 – 65kg/con lên 75 – 80kg/con. Trên cơ sở tính toán với tốc độ tăng bình quân 5%/năm thì đến năm 2010, số lượng lợn xuất chuồng khoảng 42 triệu con. Nếu khối lượng mỗi con tăng thêm 5 -15kg, thì giá trị kinh tế tăng thêm như sau: - Tăng thêm 5kg/con, sẽ có thêm 210 ngàn tấn thịt hơi, giá trị sản xuất là: 6.300 tỷ đồng (giá lợn hơi 30.000đg/kg) - Tăng thêm 10kg/con, sẽ có thêm 420 ngàn tấn thịt hơi, giá trị sản xuất là: 12.600 tỷ đồng (giá lợn hơi 30.000đg/kg) - Tăng thêm 15kg/con, sẽ có thêm 630 ngàn tấn thịt hơi, giá trị sản xuất là: 18.900 tỷ đồng (giá lợn hơi 30.000đg/kg). - Để đạt được mục tiêu trên cần phải có các giải pháp đồng bộ về giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng, thú y, chính sách cần quan tâm đến công tác giống đồng thời đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo với việc sử dụng đực giống ngoại cao sản để nâng cao khả năng sản xuất của đàn lợn nái. 9 . cho tiêu dùng và xuất khẩu. - Đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 33% (20 10); 38% (20 15) và trên 42% (20 20) - Đảm bảo an toàn dịch bệnh và. 3 .2. Mục tiêu cụ thể - Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 20 08 – 20 10 đạt khoảng 8-9 %/ năm; giai đoạn 20 10 – 20 15 đạt hoảng 6-7 % /năm và giai đoạn 20 15

Ngày đăng: 21/01/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w