- Vị trí xây dựng chuồng trại cần đảm đảo các yếu tố sau:
1) Có đủ nguồn nước chất lượng tốt phục vụ chăn nuôi bò và vệ sinh chuồng trại.
2) Nền đất phải cao ráo, chắc chắn, mực nước ngầm phải thấp hơn chỗ thấp nhất của nền chuồng.
3) Hướng chuồng và bố trí chuồng nuôi sao cho thông thoáng tự nhiên.
4) Phải có đủ diện tích đất để mở rộng quy mô chăn nuôi nếu cần.
- Hướng chuồng:
Do Việt Nam có điều kiện khí hậu nóng ẩm nên tốt nhất làm chuồng bò theo hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, bởi ở hướng này mùa hè oi bức có thể hứng gió Nam mát mẻ và khi có gió mùa Đông Bắc rét buốt thì lại tiện che chắn. Tuy nhiên, cần dựa theo vùng cụ thể mà xác định hướng chuồng cho thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất lợi của thời tiết tác động xấu đến bò.
- Ánh sáng:
Kết cấu tường và mái kết hợp với hướng chuồng đảm bảo được sự thông thoáng và đủ ánh sáng tự nhiên trong chuồng nhưng không được để ánh sáng chiếu thẳng vào chuồng và trực tiếp lên cơ thể gia súc.
Khoảng cách giữa chuồng với dãy chuồng bên phải bằng 1,5 - 2 lần chiều cao của chuồng.
- Thông gió
Đảm bảo hệ thống thông gió tốt đảm bảo: loại trừ bụi, khí độc và mùi hôi thối khỏi chuồng; cung cấp đủ không khí sạch trong chuồng; đảm bảo được nhiệt độ và độ ẩm không khí chuồng nuôi.
- Mái chuồng
Mái chuồng cao vừa phải để tránh gió lùa, nhưng phải đảm bảo độ dốc để thoát nước và chìa ra khỏi tường để vách khỏi bị ẩm ướt, hư hỏng. Mái có thể lợp ngói, tranh, lá, fibro-xi măng, tấm tôn mạ kẽm. Dàn đỡ mái có thể làm bằng tre luồng, gỗ hoặc cạnh sắt.
- Tường:
Tường có đủ độ dày để chống
mưa gió, rét, lạnh. Cần có cửa sổ hướng Đông hoặc Nam, còn hướng Bắc thì nên làm tường kín hoặc che bằng phên liếp.
- Cửa:
Cửa ra vào đảm bảo đủ rộng để bò đi lại dễ dàng tránh cọ sát vào cửa. Cửa cần được cố định vững chắc và dễ thao tác. Trụ chống cửa phải đặt theo hướng thẳng đứng.
Cửa ra vào nên có 2 cánh và mở ra phía ngoài. Thông thường 25 con cần có 1 cửa lớn rộng lớn 2-2,2m, cao 2-2,2m.
- Hệ thống làm mát
+ Ngăn bức xạ mặt trời trực tiếp lên cơ thể bò thông qua việc làm mát hoặc lán che mát ngoài khu vực chuồng nuôi. Trồng cây bóng mát dọc theo các lối đi, xung quanh chuồng nuôi và sân chơi.
+ Làm mát trực tiếp: bằng hệ thống thông gió hoặc hệ thống phun nước.
Quạt làm tăng không khí lưu thông xung quanh. Phun nước làm tăng bốc hơi nước từ bề mặt cơ thể. Tốt nhất là hệ thống phun nước dạng sương mù kết hợp với quạt thông gió đặt dọc theo lối cấp thức ăn vào mùa hè.
+ Làm mát gián tiếp: Phun nước áp suất cao tạo sương mù trong chuồng.
- Máng ăn:
Trong chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ cần có máng ăn để đảm bảo vệ sinh.
Máng ăn có thể xây bằng gạch láng xi măng, các góc phải lượn tròn và trơn nhẵn, đáy máng phải dốc và có lỗ thoát nước ở cuối để thuận tiện cho việc vệ sinh, thành máng phía trong phải thấp hơn thành máng phía ngoài để thức ăn không rơi vãi ra lối đi, không xây máng quá sâu.
Trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn có thể không cần làm máng ăn như tren. Thức ăn được cung cấp dọc theo lối đi phía trước mỗi dãy chuồng trên phần nền cao hơn nền mặt chuồng (thường trên băng thảm nhựa).
Chiều dài chỗ ăn cho mỗi bò bằng chiều rộng của chỗ nằm, trừ cửa ra vào.
Chiều rộng chỗ ăn của bò: bê khối lượng 250kg: 48-55cm, bò tơ lỡ: 55-65cm, bò trưởng thành: 65-75cm.
- Máng uống
Máng uống nên cố định ở độ cao 0,8m và giữ cho chúng có cùng mực nước với bể chứa (theo kiểu bình thông nhau).
- Nền chuồng:
Mặt nền phải cao hơn mặt đất bên ngoài để nước mưa không tràn vào chuồng. Nền chuồng có độ dốc thoai thoải để nước tiểu dễ thoát về một phía.
Nền chuồng có thể được lát bằng gạch hoặc láng bê tông đảm bảo không ghồ ghề hoặc trơn trượt, có độ dốc hợp lý (2-3%) xuôi về rãnh thoát nước để đảm bảo thoát nước dễ dàng khi rội rửa.
- Rãnh thoát nước
Rãnh làm theo chiều dài của chuồng ở tiếp theo chỗ bò đứng (nhất là chuồng có cột buộc bò). Lòng rãnh cạn và xây lượn tròn, có chiều rộng của rãnh vừa đủ lọt xẻng to.
- Sân chơi và đường đi
Sân chơi có hàng rào để bò có thể vận động tự do trong đó. Sân có thể lát bằng gạch hoặc đổ bê tông với diện tích khoảng 15-20m2/con.
Đường đi cho ăn được bố trí tùy thuộc vào điều kiện chuồng trại (vị trí, kiểu chuồng...), phương thức chăn nuôi, phương tiện vận chuyển thức ăn, chất thải và đi lại theo dõi quản lý chung. Dọc hai bên đường đi ngoài chuồng cần có cây bóng mát.
- Hệ thống chế biến thức ăn và kho chứa
Nếu quy mô chăn nuôi lớn cần xây dựng khu chế biến thức ăn, kho chứa thức ăn tinh, cỏ khô, bể ủ thức ăn xanh.
Khi chứa phải thoáng mát, tránh ánh nắng.
- Hệ thống can thiệp thú y
Chuồng thú y: ở khu đất riêng biệt, thấp hơn chuồng nuôi, xa khu vực chăn nuôi và cuối hướng gió. Trong chuồng thú y phải có kho thuốc và dụng cụ thú y, có ô chuồng để nuôi cách ly gia súc ốm với đầy đủ phương tiện cung cấp thức ăn, nước uống, vệ sinh, làm mát; hệ thống thoát nước và xử lý tiêu độc nước bẩn. Ngoài ra, cần có hệ thống gióng can thiệp thú y để xử lý gia súc khi thiến, cắt móng, điều trị bệnh và can thiệp sản khoa.
- Yêu cầu về diện tích chuồng nuôi
Loại bò Chiều dài chỗ
đứng (m) Chiều rộng chỗ
đứng (m) Diện tích ở (m2)
Diện tích xây dựng (m2)
Bò đực giống 2 1,8 3,6 6,0
Bò cái 1,6 1,0 1,6 3,0
Bê sơ sinh 6 tháng 1,0 0,9 0,9 1,5
Bò đẻ 2,0 1,5 3,0 5,0
Bê cái đực 7-18 tháng tuổi 1,2 1,0 1,2 2,0
Bò đực trên 18 tháng tuổi 1,5 1,0 1,5 2,4
Bò vỗ béo 1,6 1,1 1,7 2,4
Kích thước chỗ nằm cho bò đảm bảo khi con vật đứng dậy thì chân sau sát rãnh phân và nước tiểu rơi thẳng xuống rãnh không làm bẩn chỗ nằm.
- Gióng ngăn
Gióng để phân chia vị trí và giới hạn phạm vi đi lại của mỗi con bò. Gióng có thể làm bằng sắt, gỗ hay tre. Chiều cao của gióng giữa 2 ô bình thường khoảng 80-100cm, chiều dài bằng 2/3 chỗ nằm.
Gióng ngăn phía trước ngang tầm vai để bò không bước vào máng ăn hay máng uống.
Các gióng chuồng phải tròn cạnh để tránh cho con vật bị xây xát.