Quản lý phối giống

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn chăn nuôi bò thịt (Trang 52 - 56)

Ghép đôi giao phối là chọn những con đực, con cái đã được chọn lọc để cho giao phối với nhau nhằm thu được đời con có những tính trạng mong muốn

theo hướng sản xuất nhất định. Nếu chọn phối đúng thì không những củng cố được mà còn phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn mà trước đây đã tiến hành chọn lọc. Ghép đôi giao phối là hình thức quản lý để tránh phối giống đồng huyết.

a) Các nguyên tắc cơ bản khi chọn phối

- Xác định mục tiêu chọn giống rõ ràng và tuân thủ phương pháp dự kiến để đạt mục tiêu đó thông qua nhân giống hoặc lai tạo.

- Đực giống phải có ưu thế hơn những con cái ghép đôi với nó.

- Tăng cường sử dụng những con xuất sắc.

- Củng cố di truyền ở đời sau những đặc điểm tốt có ở một hoặc hai bên bố mẹ.

- Cải tiến ở đời sau những đặc điểm không thỏa mãn ở bố mẹ.

- Đưa vào đàn những đặc điểm mong muốn mới bằng cách sử dụng những con có những đặc tính mong muốn ở đàn cơ bản hay giống khác.

- Điều khiển mức độ đồng huyết nhằm mục đích không cho phép thoái hóa cận huyết. Cần thực hiện đảo đực 2 năm một lần để tránh đồng huyết.

- Phát hiện và sử dụng những phối hợp tốt nhất giữa những nhóm (về mặt di truyền) nào đó (dòng, họ), đời sau của những đực giống khác nhau để ghép đôi lặp lại.

b) Các phương pháp ghép đôi

* Ghép đôi cá thể: trên cơ sở chọn lọc đánh giá cá thể mà tiến hành ghép đôi theo dự kiến từng cá thể đực và cái cụ thể với nhau.

Để thực hiện ghép đôi cá thể cần biết rõ đặc điểm cá thể, nguồn gốc ngoại hình và sức sản xuất của mỗi con. Khi ghép đôi kiểu này phải tính đến những kết quả tích cực của việc giao phối trước đó và đánh giá đực giống qua đời sau.

Ghép đôi cá thể đòi hỏi công phu, tỉ mỉ và thường được áp dụng ở các cơ sở giống.

* Ghép đôi theo nhóm: Đàn cái được chia theo nhóm dựa vào kết quả bình tuyển và mỗi nhóm được ghép với một nhóm đực giống có phẩm chất di truyền cao hơn.

- Ghép đôi theo nhóm có phân biệt: trong số đực giống thì có một con giữ vai trò chính, còn những con khác có vai trò thay thế.

- Ghép đôi theo nhóm đồng đều:

Dùng 2-3 đực giống tương tự về nguồn gốc, chất lượng di truyền cho ghép đôi giao phối các nhóm cái. Phương pháp này có thể dùng để kiểm tra phẩm chất di truyền của đực giống.

- Ghép đôi cá thể - nhóm:

Đàn cái được chia thành các nhóm theo nguồn gốc, đặc điểm thể hình và sức sản xuất. Mỗi nhóm cái được ghép đôi với một đực giống có chất lượng di

truyền cao hơn. Phương pháp này thường được áp dụng ở các đàn giống và ở những vùng có thụ tinh nhân tạo.

* Các hình thức chọn phối

+ Chọn phối theo huyết thống: căn cứ vào mức độ quan hệ huyết thống (thân thuộc) giữa các cá thể đực và cái để quyết định ghép đôi giao phối. Có hai loại chọn phối dựa trên quan hệ huyết thống:

Giao phối đồng huyết: Cho giao phối giữa những cá thể có quan hệ huyết thống gần với nhau (thường tính dưới 7 đời). Hình thức phối giống này cần được sử dụng thận trọng và thường chỉ được dùng khi cần củng cố một vài đặc tính tốt nào đó (thường mới xuất hiện), nhất là khi nhân giống theo dòng. Không nên áp dụng rộng rãi phương pháp này mà không có kiểm soát chặt chẽ vì dễ gây suy thoái cận huyết do làm tăng cơ hội đồng hợp tử của các gen lặn xấu.

Giao phối không đồng huyết: Cho ghép đôi giữa những con đực và cái không có quan hệ huyết thống hay có nhưng đã quá 7 đời. Hình thức này nhằm tránh nguy cơ suy thoái cận huyết. Trong thực tiễn sản xuất cần theo dõi nguồn gốc cá thể để có thể kiểm tra được mối quan hệ giữa đực và cái giống trước khi phối giống nhằm đảm bảo giao phối không đồng huyết.

+ Chọn phối theo tuổi

Tuổi của con vật có liên quan đến sức khỏe, sức sản xuất, khả năng ổn định di truyền, do vậy chọn phối giống gia súc trong độ tuổi thích hợp tạo cho bào thai có sức sống cao, đời con khỏe mạnh và có sức sản xuất cao. Không nên cho những con đực và con cái quá già hay quá non giao phối với nhau. Độ tuổi phối giống thích hợp cho bò đực giống là 3-6 tuổi, bò cái giống 3-9 tuổi.

+ Chọn phối theo phẩm chất

Chọn phối đồng chất: Cho ghép đôi những đực và cái giống có những phẩm chất tốt giống nhau (về thể hình và tính năng sản xuất). Chọn phối đồng chất nhằm duy trì ở đời sau tính đồng hình, tăng số lượng cá thể đời sau có kiểu hình và tính năng sản xuất mong muốn đã đạt được ở bố mẹ. Chọn phối đồng chất làm tăng tính ổn định di truyền và nâng cao tiêu chuẩn của giống.

Chọn phối đồng chất thường được áp dụng ở đàn giống cao sản và cũng có thể áp dụng trong lai giống nhằm tạo ra tính ổn định di truyền cho những tính trạng mong muốn.

+ Chọn phối dị chất: Cho giao phối giữa những con đực và cái khác biệt nhau rõ rệt về mặt ngoại hình và một số tính năng sản xuất. Nói cách khác ghép đôi giao phối giữa những cá thể có đặc tính tốt khác nhau nhằm mục đích thu được ở đời sau những cá thể tập hợp được nhiều đặc tính tốt từ cả hai phía bố và mẹ. Tuy nhiên, không được ghép đôi những cá thể có các tính trạng đối lập nhau để hy vọng đời sau để có sự san bằng về tính trạng.

2.2. Theo dõi phối giống và sinh sản

Theo dõi phối giống và sinh sản: ghi chép số hiệu tinh, bò đực giống để tránh cận huyết.

- Ghi chép, theo dõi con đực và cái tham gia trong hệ thống giống. Các chỉ tiêu theo dõi trong phiếu phối giống bao gồm:

+ Tên cơ sở giống, trang trại bò đực giống, địa chỉ.

+ Số hiệu, ngày tháng năm sinh, phẩm cấp giống của bò đực và cái.

+ Ngày phối, số lần phối, người phối, kết quả phối giống.

- Theo dõi, ghi chép lý lịch và các dữ liệu về đời con của chúng.

2.3. Các phương thức phối giống (tự nhiên, TTNT) a) Phối giống tự nhiên

- Phối giống tự nhiên không kiểm soát: nuôi nhốt bò đực chung với bò cái với tỷ lệ 2-3 đực/1 đàn cái (50-80 con). Khi bò cái động dục thì bò đực tự phát hiện và nhảy phối một cách tự do, không có kiểm soát, quản lý hoặc điều khiển của con người.

Phối giống tự nhiên thường được áp dụng đối với các đàn bò sinh sản thương phẩm nuôi theo phương thức chăn thả là chính.

- Phối giống tự nhiên có kiểm soát: sử dụng đực để phát hiện các con cái động dục. Sau đó cho phối giống các con cái động dục và có ghi chép theo dõi.

Khi áp dụng phương pháp này nên theo mùa vụ và có kiểm soát. Thường một mùa phối giống kéo dài 60 - 90 ngày. Như vậy, sẽ rút ngắn được mùa sinh sản và tăng khả năng có được nhiều bê cùng lứa tuổi giúp tiết kiệm thời gian và công chăm sóc bò đẻ và nuôi bê.

Phối giống tự nhiên tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và dễ gây chấn thương và không khai thác tối đa những đực giống tốt.

b) Phối giống nhân tạo (Thụ tinh nhân tạo)

Phối giống nhân tạo là quá trình con người tổ chức khai thác và sử dụng các dạng tinh đông lạnh (tinh viên và cọng rạ) và tinh pha loãng của bò đực giống để phối giống cho con cái động dục bằng các dụng cụ chuyên dùng. Đây là phương pháp truyền giống hiện đại, có hiệu quả, phát huy cao nhất tiềm năng của những đực giống tốt. Bình quân một đực giống có khả năng phối cho 10.000-15.000 con cái.

Thụ tinh nhân tạo cho phép lựa chọn được những đực giống có tiềm năng di truyền vượt trội để tạo ra nhiều đời con chất lượng cao và có thể phối giống dễ dàng với đàn cái được gây động dục đồng loạt để thu được lứa bê đồng đều. Tuy nhiên, để áp dụng được thụ tinh nhân tạo rộng rãi đòi hỏi phải có hệ thống dịch vụ kỹ thuật tốt, đực giống phải được chọn lọc khoa học và phải có đội ngũ dẫn tinh viên lành nghề.

Sau khi phối giống cần theo dõi bò cái ở chu kỳ động dục tiếp theo (sau 18- 24 ngày). Nếu không thấy bò động dục trở lại thì có thể là bò đã có chửa. Tuy nhiên, cũng cần phải theo dõi tiếp trong một vài chu kỳ tiếp theo. Việc khám thai

lầ cần thiết để giúp phát hiện và loại thải những bò cái không có chửa trong đàn nhằm giảm chi phí nuôi không bò sinh sản mà không thu được bê.

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn chăn nuôi bò thịt (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)