Một số bệnh thường gặp

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn chăn nuôi bò thịt (Trang 129 - 164)

- Tình hình

Hiện nay, do yêu cầu bảo vệ cây trồng và mùa màng, người ta đã sử dụng nhiều hoá chất rất độc để diệt côn trùng hại cây trồng một cách thường xuyên và rộng rãi như: Wofatox, Bordeaux, Neguvon, Thần Nông... nhiều loại hợp chất kim loại nặng để diệt chuột trong đó có Photphua kẽm. Bên cạnh những cánh đồng trồng ngô, lúa... còn có những nhà máy thải ra nhiều chất thải công nghiệp độc hại như: các muối kim loại, các axit và các chất kiềm. Tất cả những hoá chất trên đều gây ô nhiễm bãi chăn thả trâu bò và nguồn nước, đã gây nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc trường diễn cho vật nuôi, trong đó có trâu bò và bò sữa.

- Hoá chất gây độc cho bò thường gặp

+ Thuốc trừ sâu: Sumidin, Wofatox, Bordeaux, Neguvon, Dipterex, Thần nông.

+ Thuốc diệt chuột: Phosphua kẽm

+ Chất thải công nghiệp: Sulfat đồng (CuSO4), Sulfat kẽm, Oxyt kẽm, Amoniac (NH3), axit chlohydric, axit sulfuric...

+ Các chất độc trên được phun đề trừ côn trùng hại cây trồng, dùng để điệt chuột hoặc do các nhà máy thải ra xung quanh đã gây ô nhiễm bãi chăn, nguồn nước uống cho súc vật nói chung và bò sữa nói riêng.

- Bệnh lý và triệu chứng a. Bệnh lý

Súc vật ăn uống phải các hoá chất độc trên qua thức ăn hoặc nước uống sẽ bị ngộ độc cấp diễn hoặc trường diễn.

Ở các trường hợp nhiễm độc cáp diễn, chất độc tác động mạnh gây ra trạng thái nhiễm độc toàn thân trong thời gian rất ngắn từ vài giờ đến một ngày.

Phần lớn các chất độc đều gây ra các biến đổi bệnh lý sau:

- Tác động lên hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn trung khu vận động làm cho súc vật chạy nhảy, đi vòng tròn, xiêu vẹo mà không tự chủ được, sau đó bị liệt, nằm một chỗ. Chất độc còn tác động đến trung khu hô hấp và tuần hoàn làm cho súc vật đầu tiên thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp sau đó dẫn đến ngừng hô hấp và truỵ tim mạch chết rất nhanh.

- Tác động lên hệ thống tiêu hoá của súc vật gây ra hiện tượng: chảy dãi dớt liên tục từ mũi, miệng: ỉa chảy dữ dội và xuất huyết các niêm mạc tiêu hoá.

Ở các trường hợp nhiễm độc trường diễn: súc vật tiếp nhận chất độc với một lượng rất ít, nhưng liên tục trong một thời gian nhất định. Do vậy, chất độc tích luỹ trong cơ thể súc vật gây ra các biến đổi bệnh lý chậm chạp, không thể phát hiện ngay được. Tác động này thường gây ra nhiễm độc thần kinh, thoái hoá gan, rối loạn tiêu hoá, bần huyết; thậm chí gây khối u nội tạng ở bò. Nhưng nguy hại hơn là chất độc tích luỹ trong cơ và có trong sữa của bò sữa. Người ăn phải thịt và uống sữa bò có nhiễm độc cũng sẽ bị ngộ độc.

b. Triệu chứng

Nhiễm độc cấp diễn: Súc vật đột ngột chảy dãi dớt như bọt xà phòng; mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt liên tục; đi lại quay cuồng, lảo đảo, kêu rống lên rồi ngã quay. Đặc biệt, con vật thở nhanh, thở khó, nhịp thở rối loạn.

Tim đập nhanh và loạn nhịp. Các trường hợp nhiễm độc năng súc vật sẽ truỵ tim mạch và ngừng hô hấp, chết trong khoảng 3-6 giờ sau.

Một số trường hợp, súc vật nôn mửa ho khoạc ra máu tươi; tăng nhu động dạ cỏ và ruột, ỉa chảy có máu tươi.

Nhiễm độc trường diễn: Súc vật gầy yếu, niêm mạc nhợt nhạt, đôi khi hoàng đản do suy gan và thiếu máu; ăn kém và thường rối loạn tiêu hoá nên

lúc đi táo, lúc đi ỉa lỏng. Cuối cùng, súc vật sẽ chết do kiệt sức hoặc bị mắc các bệnh kế phát khác.

- Chẩn đoán

a. Chẩn đoán lâm sàng: quan sát các dấu hiệu nhiễm độc toàn thân diễn ra rất nhanh, không sốt cao như mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính.

b. Xét nghiệm thức ăn, nguồn nước để tìm chất độc khi nghi súc vật bị nhiễm độc.

- Điều trị

Cần xét nghiệm tìm chất độc trong thức ăn để có biện pháp giải độc và điều trị thích hợp. Trong các trường hợp cấp bách, chưa xác định được chất đọc, phải căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng để kịp thời điều trị súc vật theo các phác đồ sau.

Phác đồ 1:

Điều trị súc vật nhiễm độc chưa rõ chất độc (thể hiện nhiễm độc thần kinh, rối loạn nhịp thở và nhịp tim)

- Thuốc điều trị triệu chứng:

+ Trợ tim mạch: tiêm long não nước hoặc cafein

+ Thuốc an thần: cho uống Seduxen theo liều: viên 1mg/20-30kg thể trọng/ngày.

+ Chống xuất huyết: tiêm vitamin K, C

- Giải độc: truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương vào tĩnh mạch với liều 2000ml/100kg thể trọng/ngày.

Cho uống dung dịch Oresol: pha 1 gói 25g với 1000ml nước đun sôi để nguội, đổ cho súc vật uống.

- Hộ lý: chú ý để súc vật ở chỗ thoáng khí, sưởi ấm súc vật khi thời tiết lạnh.

Cho ăn thức ăn nhẹ như cháo loãng hoặc uống dung dịch Oresol liên tục.

Phác đồ 2:

Điều trị súc vật nhiễm độc do chất độc là lân hữu cơ (thể hiện chảy dãi dớt nhiều và ỉa lỏng có máu) - Thuốc điều trị:

+ Trợ tim mạch: tiêm long não hoặc cafein; vitamin B1.

+ Thuốc an thần: cho uống Seduxen theo liều 1 viên 1mg/20 - 30kg thể trọng/ngày.

+ Chống rối loạn nhu động dạ cỏ và ruột: Tiêm Atropin theo liều: 5ml/100kg thể trọng/ngày.

+ Chống xuất huyết: tiêm vitamin K, C

Chống nhiễm trùng thứ phát đường tiêu hoá; cho uống Bisepton hoặc Sulfaguanidin theo liều 30-50mg/kg thể trọng/ngày.

- Giải độc: truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương theo liều:

2000ml/100kg thể trọng/ngày.

Cho uống liên tục dung dịch Oresol (như phác đồ 1).

- Hộ lý: như phác đồ 1.

- Phòng nhiễm độc:

Hàng ngày cần kiểm tra nguồn thức ăn và nước uống về mùi để phát hiện các loại thuốc diệt côn trùng. Chú ý các cánh đồng có phun thuốc sâu cho ngô, lúa và các cây trồng khác thì cần để thời gian thuốc sâu phân huỷ hết hãy cắt cỏ cho bò hoặc chăn thả (8-10 ngày).

Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm độc ở bò và xử lý kịp thời.

3.2. Bệnh toan huyết dạ cỏ (Rumen acidosis) Tình hình:

Bệnh toan huyết dạ cỏ là bệnh mà dạ cỏ của súc vật nhai lại thường gặp ở bò sinh quá nhiều axit và axit hấp thụ vào máu gây ra hiện tượng toan huyết giết hại bò bệnh.

Bệnh thường xảy ra vào vụ đông xuân khi mà bò được cho ăn quá nhiều thức ăn tinh (trên 20%). Trong thời gian thiếu thức ăn thô xanh.

Bệnh thấy nhiều ở bò sữa hơn là ở bò thịt. Vụ đông xuân 2007 - 2008, thời tiết lạnh kéo dài, ở huyện Sa Pa (Lào Cai) cây cỏ bị khô héo, không có đủ thức ăn thô xanh, người ta đã cho trâu, bò ăn nhiều thức ăn tinh như: cám ngô, cám gạo... kết quả, có nhiều trâu bò đã bị chết do bệnh toan huyết dạ cỏ. (Nguyễn Xuân Trạch, 2007). Cũng trong vụ đông xuân 2007 -2008, ở các tỉnh Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu... có một số trâu, bò chết tương tự như ở huyện Sa Pa.

Nguyên nhân:

- Bò là động vật ăn cỏ, thức ăn chủ yếu của chúng là chất xơ. Trong dạ cỏ của chúng có nhiều loài đơn bào có thể tiết ra men làm phân huỷ chất xơ rồi chuyển xuống ruột tiêu hoá thành các đơn đường, axit amin và axit béo và được hấp thụ vào máu để nuôi cơ thể.

- Khi cho bò ăn quá nhiều thức ăn tinh như: cám gạo, cám ngô, bột sắn, thức ăn hỗn hợp vượt quá giới hạn 20% thì sẽ xảy ra hiện tượng: thức ăn tinh tiêu hoá không hết, còn ở dạ cỏ sẽ lên men, chuyển thành axit lactic và gây ra toan hoá dạ cỏ.

Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng:

- Bệnh lý:

Thức ăn tinh tiêu hoá không hết ở dạ cỏ sẽ rất nhanh sinh ra axit, giữ lại nhiều dịch trong dạ cỏ và ruột, dẫn đến hiện tượng mất nước. Axit được hấp thu vào máu một lượng lớn, gây toan huyết làm cho bò ngộ độc; đồng thời axit lactic quá nhiều trong dạ cỏ và ruột cũng gây viêm ruột, ỉa chảy dữ dội.

- Triệu chứng lâm sàng:

Sau khi ăn nhiều thức ăn tinh (carbohydrate), trâu bò có thể xuất hiện các htriệu chứng lâm sàng rất nhanh, khoảng một ngày hay sớm hơn. Súc vật có hiện tượng trúng độc, đi lại lảo đảo, dạ cỏ phồng lên và đau đớn khi người ta ấn tay vào. Tiếp đó, súc vật bệnh ỉa chảy nặng, phân có mùi chua và tanh.

Bệnh diễn biến nặng, súc vật bệnh chết sau 1-2 ngày.

- Bệnh tích:

Niêm mạc dạ cỏ mỏng và dễ mủn do chất chứa trong dạ cỏ có độ axit cao bào mòn. Trong các chất chứa trong dạ cỏ có áp xe do cơ năng màng dạ cỏ, ít nước vón cục, có mùi chua. Gan thường có áp xe do cơ năng màng dạ cỏ xung yếu dẫn đến các tạp khuẩn (E.coli, Staphylococcus) đi qua được, lên gan và gây ra áp xe.

Điều kiện phát sinh bệnh:

- Bệnh chỉ gặp nhiều ở bò khi cho ăn thức ăn tinh vượt quá 20% lượng thức ăn hàng ngày.

- Bệnh thường gặp vào vụ đông xuân khi thức ăn thô xanh không đủ nên người ta phải cho ăn thức ăn tinh tăng lên, không phù hợp với sinh lý tiêu hoá của bò.

Chẩn đoán:

- Chẩn đoán lâm sàng: súc vật có hiện tượng trúng độc, đi lại lảo đảo, dạ cỏ căng lên, đau đớn, ỉa chảy phân có mùi chua xông lên.

- Chẩn đoán phòng thí nghiệm: lấy máu có dịch dạ cỏ và phân xét nghiệm độ axit (pH).

Điều trị: Theo phác đồ sau:

- Điều chỉnh nhanh độ pH của dạ cỏ với dung dịch kiềm bằng ống thông dạ dày. Dung dịch kiềm thường dùng là Hydroxid magie (Mg(OH)2) pha với nồng độ 5%. Trường hợp súc vật bị bệnh nặng truyền tĩnh mạch dung dịch Natri bicacbonat 5% với liều 100ml/100kg thể trọng, kết hợp truyền dung dịch nước sinh lý 9‰ và dung dịch đường glucoza 5% với liều 1000ml/100kg thể trọng/ngày.

- Điều trị ỉa chảy: dùng Sulfaguanidin cho súc vật uống với liều 30mg/kg thể trọng/ngày. Liệu trình dùng thuốc 3 ngày.

- Trợ tim mạch: tiêm Cafein hoặc Long não nước, kết hợp với vitamin B1.

- Hộ lý: Tạm ngừng cho thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của trâu bò. Sau đó, cho trâu bò ăn thức ăn tinh với tỷ lệ thấp rồi tăng dần lên (từ 5 - 10%). Khi cho ăn thức ăn tinh phải cho súc vật uống đủ nước, hoà thức ăn với nước thật đều trước khi cho ăn. Trộn thức ăn tinh với rơm cỏ cho ăn.

Phòng bệnh:

- Cho bò ăn thức ăn tinh theo đúng tỷ lệ cho phép (15%) để phù hợp với sinh lý tiêu hoá của bò.

- Trồng cỏ và dự trữ thức ăn khô (rơm, cỏ khô) để cho bò ăn trong vụ đông xuân.

- Phát hiện sớm hiện tượng toan huyết dạ cỏ và điều trị kịp thời.

3.3. Bệnh cước chân Tình hình

Bệnh cước chân là bệnh sưng thũng chân do co thắt mao mạch ngoại vi ở chân bò, thường phát sinh vào các tháng mùa đông và đầu mùa xuân khi thời tiết lạnh ẩm kéo dài ở cá tình phía Bắc nước ta. Bệnh cũng thấy nhiều ở trâu.

Bệnh không gây chết trâu bò, nhưng làm cho trâu bò không đi lại được, ảnh hưởng đến lao tác (cày bừa, kéo xe, kéo gỗ). Bệnh này có thể tiến triển thành hoại thư chân, súc vật bệnh bị hoại thư chân và buộc phải xử lý. Vụ đông xuân 2007 - 2008, nhiều trâu bò, nhiều trâu bò ở các tỉnh miền núi đã bị đổ ngã do đói rét, trong đó có bệnh cước chân.

Nguyên nhân:

Bệnh gây ra do thời tiết lạnh ẩm kéo dài, làm cho mạng mao mạch ngoại vi ở chân các loài súc vật móng guốc chẵn, trong đó có bò, co lại, gây tắc nghẽn mạch máu. Khi mạch máu tắc nghẽn kéo dài trong điều kiện nhiệt độ xuống dưới 100C thì huyểt tương từ mao mạch xuất tiết ra ngoài, tạo ra các đám sưng thũng ở dưới da chân súc vật, ngày một căng to, khiến cho súc vật đau đớn, đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, nằm một chỗ. Khi trời mưa, chuồng trại ẩm ướt, trâu bò phải đứng trong nền chuồng lạnh và lầy lội thì bệnh cước chân sẽ tăng lên nhanh, có thể tới 25-30% đàn bò.

Triệu chứng lâm sàng:

- Đầu tiên, súc vật rét run, chân bị lạnh cứng, đi lại chậm chạp, khập khiễng.

Sau đó, bốn chân sưng thũng, căng lên do huyết tương tích tụ, ta ấn ngón tay vào khi bỏ ra có vết lõm. Súc vật bệnh đau đớn, khi đã nằm xuống, đứng dậy rất khó khăn, dần dần không đi lại được, nhưng vẫn ăn uống bình thường.

- Súc vật bệnh, không được điều trị kịp thời thì sau 4 ngày, chân của chúng sẽ bị hoại tử, nhiễm trùng, da bị đỏ rồi thâm tím, sờ vào chỗ chân sưng thũng thấy móng. Bệnh tiến triển nặng, chỗ chân cước và hoại tử sẽ nứt ra, chảy nước vàng. Súc vật bệnh nằm bất động, không thể đứng dậy được nữa và thường phải loại bỏ sau 5-6 ngày hành bệnh.

Điều kiện làm phát sinh bệnh:

- Thời tiết lạnh ẩm kéo dài với nhiệt độ dưới 100C sẽ dễ dàng làm phát sinh bệnh cước chân ở bò và các động vật móng guốc chẵn khác.

- Súc vật phải nuôi trong chuồng trại mà nền chuồng bẩn, ẩm ướt và phải lao tác ngoài trời với thời tiết lạnh ẩm.

Chẩn đoán:

- Quan sát và khám lâm sàng, thấy chấn súc vật bị sưng thũng, đau đớn không đi lại được trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm.

- Bệnh chỉ xảy ra ở chân, có thể phân biệt với bệnh Lở mồm long móng ở trâu bò: bệnh lở mồm long móng có các dấu hiệu lở loét miệng đồng thời với các mụn loét ở quanh móng chân

Điều trị:

* Bệnh cước chân mới ở giai đoạn sưng thũng chân:

Phác đồ 1:

- Thuốc điều trị: Tiêm cafein phối hợp với vitamin B1 để tăng cường tuần hoàn mao mạch ngoại vi. Liệu trình: 3-4 ngày.

- Lau khô sạch chân bò, dùng chai đổ nước nóng khoảng 600C (nóng tay) bọc rẻ sạch chai nước, rồi chờm vào các chân bị phát cước của súc vật. Thực hiện 3 ngày liền; mỗi ngày thực hiện 2 lần.

- Hộ lý: quét dọn, giữ cho nền chuồng khô sạch; che kín ấm chuồng trại;

nuôi dưỡng tốt súc vật bệnh; Kéo cho súc vật đứng dậy 2 lần/ngày, vì súc vật nằm bệnh trong 3 ngày liền thường rất khó đứng dậy và rất khó chữa.

* Bệnh cước chân đã sang giai đoạn viêm hoại tử chân:

Phác đồ 2:

- Thuốc điều trị: dùng Ampicillin với liều 30mg/kg thể trọng phối hợp với Kanamycin với liều 20mg/kg thể trọng. Thuốc có thể pha hỗn hợp, tiêm bắp cho súc vật bệnh 2 lần/ngày; tiêm liên tục 3-4 ngày.

- Thuốc trợ sức và chữa triệu chứng: tiêm cafein phối hợp với vitamin B1.

Liệu trình: 3-4 ngày.

- Rửa sạch chỗ châu bị viêm hoại tử bằng dung dịch thuốc tím (Permanganat Kali 1%); lau khô chân bằng gạc sạch; rắc bột Sulfonamid vào những vết viêm loét, hoại tử. Nếu không có bột Sulfonamid có thể dùng Sulfamerazin tán nhỏ. Sau đó, dùng băng gạc sạch băng lại. Thực hiện các thủ thuật này mỗi ngày 1 lần; thực hiện 3 ngày liền.

- Hộ lý: quét dọn, giữ nền chuồng luôn khô sạch: che chuồng kín ấm; nuôi dưỡng súc vật bệnh; nâng súc vật đứng dậy (bằng võng đưa vào bụng) 2 lần/ngày.

Phòng bệnh

- Khi thời tiết lạnh ẩm kéo dài, nhiệt độ ngoài trời dưới 100C thì không cho bò lao tác ngoài trời, cũng không chăn thả bò chăn thả ngoài bãi chăn mà nên để bò trong chuồng để nuôi dưỡng, chăm sóc.

- Che kín ấm chuồng cho bò, tránh gió lùa, đặc biệt phải giữ nền chuồng khô sạch.

- Khi bò lao tác hoặc đi chăn trở về trong những ngày lạnh ẩm thì cần lau khô chân cho bò và chờm nước nóng.

- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn bò để nâng cao thể trọng và sức đề kháng với bệnh.

- Những ngày thời tiết xuống dưới 100C thì đem nước ấm, pha muối (9‰

cho bò uống).

3.4. Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò

Bệnh này thường xảy ra ở trâu bò vào thời điểm chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa xuân, nhất là vào mùa xuân, lúc cỏ non có nhiều.

Tác nhân gây bệnh

- Bệnh sinh ra do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men. Thức ăn trong dạ cỏ lên men sinh hơi nhanh, cơ thể điều tiết không kịp, hơi ứ đọng làm cho dạ cỏ chướng lên, ép vào cơ hoành, ảnh hưởng tới hô hấp và tuần hoàn.

- Các thức ăn như rơm, cỏ bị mốc, các loại cỏ thuộc họ đậu, cỏ bị ướt sương đêm, cỏ bị ngập nước lâu có lẫn nhiều đất hoặc bùn... Bệnh cũng có thể do bê nghé bú phải sữa chua hoặc bú vội, sữa lọt vào dạ cỏ không tiêu. Con vật đang ăn cỏ khô (mùa đông) chuyển sang ăn cỏ xanh (mùa xuân) hoặc ăn quá nhiều thực ăn tươi như ngọn ngô, ngọn mía. Trong dạ cỏ của súc vật nhai lại có hơn 50 loài đơn bào và vi sinh vật có khả năng phân huỷ chất xơ của rơm cỏ và sinh hơi. Khi các sinh vật này tăng lên nhanh cũng dẫn đến việc sinh quá nhiều hơi và chướng bụng ở trâu bò.

* Bệnh còn sinh ra do nhiều nguyên nhân khác - Do nhu động dạ cỏ giảm (do vật nuôi yếu )

- Do vật nuôi phải làm việc nhiều, do việc vận chuyển vật nuôi đi xa mệt nhọc.

- Bệnh phát sinh còn do kế phát từ bệnh liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong... hoặc gia súc nằm liệt lâu ngày.

Cơ chế sinh bệnh

Do tác động của vi sinh vật trong dạ cỏ, gặp điều kiện thuận lợi nóng ẩm, thức ăn lên men nhiều làm cho quá trình sinh ra các chất khí tăng nhanh. Các hơi thường chứa trong dạ cỏ là 60% CO2, 26% CH4, 7% N2, 1% H2S, ngoài ra còn có các chất khác như axit axêtic, axit butyric, indol. Các hơi này bình thường chứa ở túi trên của dạ cỏ và thường xuyên được ợ ra ngoài. Trung bình một giờ trâu bò ợ ra ngoài khoảng 50 lít hơi. Nếu số hơi sinh ra trong một giờ lớn hơn so với con số trên thì hơi sẽ không đẩy ra được nữa. Khối thức ăn trong dạ cỏ bị xáo trộn và bị sủi bọt do đó sinh ra bệnh. Có khi hơi sinh ra quá nhanh làm dạ cỏ bị chèn ép vào các cơ quan hô hấp, tuần hoàn làm con vật khó thở, mũi nở rộng để thở, niêm mạc mắt, mũi hậu môn bầm tím.

Triệu chứng

- Bệnh xuất hiện rất nhanh, con vật biểu hiện đau bụng luôn ngoảnh lại nhìn bụng, bụng chướng to, thở khó, tần số hô hấp tăng, hai chân dạng ra, lưỡi thè, chảy dãi, có thể nằm giãy giụa và chết.

Dạ cỏ tích thức ăn lên men

sinh hơi chướng

hơi

Ép vào thành dạ dày Nhu động dạ cỏ giảm

Ép vào hoành cách mô

Làm ngạt thở, trở ngại tuần hoàn

Các chất sản sinh ra do quá trình lên men thấm vào mạch máu

Con vật bị trúng độc máu do axit

Chết

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn chăn nuôi bò thịt (Trang 129 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)