Giống
Trong tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng thịt thì giống là yếu tố quan trọng nhất. Giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích thịt và độ béo khác nhau. Bò Charolais có tỷ lệ thịt xẻ 60%, tỷ lệ thịt tinh là 45% nhưng bò Vàng Việt Nam đạt tỷ lệ thịt xẻ 42%, tỷ lệ thịt tinh 31%.
Do vậy, trong quá trình lai tạo những giống giống bò chuyên thịt ngoài tiêu chí
tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ mỡ giắt, cần chú ý tạo ra những bò có khối lượng lớn và lớn nhanh (tăng trọng nhanh).
Những giống bò có xương nhỏ thì thịt dày hơn và tỷ lệ thịt tinh cao hơn những bò có bộ xương to.
Tuổi
Tuổi giết mổ khác nhau sẽ cho chất lượng thịt khác nhau. Bê và bò tơ cho thịt màu nhạt hơn, mềm hơn, ít mỡ hơn và ngon hơn. Bò lớn tuổi cho thịt màu đỏ đậm, nhưng thịt dai hơn.
Tỷ lệ cơ quan nội tạng sẽ giảm theo tuổi, nhưng độ béo lại tăng dần theo tuổi.
Tính biệt và thiến
Giới tính cũng có ảnh hưởng tới tính năng sản xuất của bò thịt. Thường bò cái có thớ thịt nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít hơn, vỗ béo nhanh hơn.
Bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi. Trong quy trình vỗ béo người ta thiến bò đực lúc 7-12 tháng tuổi bò sẽ béo nhanh hơn và cho thịt bò mềm hơn.
Bê đực cùng tuối lớn nhanh hơn so với bê cái cùng tuổi.
Bê đực thiến có tốc độ sinh trưởng cao hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn bê đực không thiến.
Nuôi dưỡng và phương thức vỗ béo
Sức sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng cao tỷ lệ mỡ và cơ trong thân thịt cao. Mức dinh dưỡng thấp làm giảm giá trị năng lượng của thịt và tăng tỷ lệ xương và mô liên kết.
Chế độ dinh dưỡng và phương thức vỗ béo ảnh hưởng rất lớn đến tính năng sản xuất thịt và chất lượng của thịt bò.
Các khẩu phần ăn khác nhau sẽ cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh khác nhau.
Khẩu phần nhiều thức ăn thô thì tỷ lệ nội tạng cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp. Ngược lại, khẩu phần nhiều thức ăn tinh tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ nội tạng thấp. Nếu khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh và thức ăn thô là 50:50 thì tỷ lệ nội tạng chiếm 14%..
Nếu khẩu phần 100% thức ăn tinh thì tỷ lệ nội tạng 9-10% (Theo Taylor và Wilkinson, 1972).
Trong khẩu phần vỗ béo nếu cho bò ăn nhiều bột ngô thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm. Nếu trong khẩu phần có tỷ lệ đạm động vật cao và nhiều sắt thì thịt bò sẽ có màu đỏ đậm. Trong khẩu phần thô xanh, nếu tỷ lệ các phụ phẩm công nghiệp cao thì thịt sẽ có thớ lớn và nhiều mỡ giắt.
Dù vỗ béo theo phương thức nào thì đối với bò giết thịt bắt buộc phải có giai đoạn vỗ béo. Bởi giai đoạn này dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc để làm cho khối lượng con vật tăng nhanh và cải thiện chất lượng thịt.
Khối lượng lúc giết mổ
Khối lượng bò đưa vào giết mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng tăng trọng, thời điểm tích nạc lớn nhất, chế độ nuôi dưỡng, hệ số tiêu tốn thức ăn, thị trường, giá...
Theo Prescost và Preston (1982) cho rằng: khối lượng giết thịt phụ thuộc nhiều vào giống.
Stress môi trường
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức sản xuất của bò. Các yếu tố này được chia thành 3 nhóm: thời tiết - khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng), lý hóa (nước, chất lượng thức ăn, quy mô đàn, chuồng trại...), và yếu tố sinh học (vi sinh vật gây bệnh, ký sinh trùng và côn trùng...). Những yếu tố trên có liên quan mật thiết đến nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe và sức sản xuất của bò.
- Điều kiện thời tiết khí hậu: là những yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi nhiệt của cơ thể do đó ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn. Bò là động vật máu nóng, vì vậy chúng phải cố gắng duy trì nhiệt độ cơ thể. Thân nhiệt bình thường của bò ổn định ở 38,5-390C.
Nhiệt sinh ra trong cơ thể bò bao gồm: nhiệt được giải phóng từ năng lượng dùng cho duy trì cơ thể và sản xuất. Do đó, bò có khối lượng cơ thể càng lớn, năng suất cao thì nhu cầu năng lượng càng nhiều và nhiệt sinh ra càng nhiều.
Toàn bộ nhiệt thừa sinh ra phải được giải phóng khỏi cơ thể. Các phương thức chính để thải nhiệt ở bò bao gồm: bốc hơi nước, dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Sự thoát nhiệt bằng bốc hơi nước của bò phụ thuộc nhiều vào ẩm độ môi trường. Ẩm độ môi trường càng cao sẽ cản trở bốc hơi nước. Vì vậy, quá trình thải nhiệt gặp khó khăn. Nhiệt độ môi trường cao cản trở thải nhiệt từ cơ thể thông qua dẫn nhiệt. Vì vậy, trong môi trường càng nóng ẩm thì việc thải nhiệt thừa càng khó khăn. Bức xạ nhiệt của môi trường cao và lưu thông gió kém quá trình thải nhiệt của bò cũng gặp khó khăn. Do vậy, môi trường nóng ẩm hạn chế lượng thức ăn thu nhận để giảm sinh nhiệt. Khi bò bị stress nhiệt khả năng thu nhận thức ăn giảm và năng suất giảm.
Ngược lại, nhiệt độ môi trường thấp dưới vùng đẳng nhiệt, khả năng thu nhận thức ăn tăng, năng suất và hiệu quả chăn nuôi tăng.
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 5
1. Cho bò ăn phải đầy đủ theo khẩu phần ăn, đều đặn giữa các lần cho ăn, đồng thời các loại thức ăn cùng nhau và liên tục có sẵn thức ăn thô để bò ăn tự do.
2. Cho bò được tự do ăn thức ăn thô xanh và uống nước theo nhu cầu trong suốt ngày đêm.
3. Cần cho ăn nhiều lần trong ngày.
4. Đối với bê con: không có gì thay thế được sữa đầu; cho bê ăn thức ăn thô xanh đã được phơi tái hoặc phơi khô.
5. Phối giống lần đầu cho bò cái tơ khi khối lượng đạt 65% khối lượng trưởng thành.
6. Đối với bò đực giống:
- Cần cho ăn các thức ăn có chất lượng cao, độ choán thấp và dễ tiêu hóa.
- Chế độ khai thác hợp lý: 2-3 lần/tuần.
- Vận động mỗi ngày khoảng 1km.
7. Đối với bò vỗ béo: nuôi nhốt tại chuồng, cung cấp thức ăn, nước uống và cho ăn tự do theo yêu cầu.
Chuyên đề 6
CÔNG TÁC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI BÕ THỊT