Bò lấy, cuốn thức ăn vào miệng nhờ lưỡi nhám, dài và linh động. Khi gặm trên đồng cỏ, bò cũng dùng lưỡi vơ thức ăn vào miệng, cùng với hàm bứt thức ăn.
Bò không có răng cửa hàm trên, khi thức ăn vào miệng nó chỉ nhai rập rạp, nhào trộn qua loa với nước bọt rồi nuốt thẳng xuống dạ cỏ, qua thực quản.
Các tuyến nước bọt ở bò rất phát triển, bao gồm tuyến dưới lưỡi và tuyến mang tai. Sự phân tiết nước bọt ở bò diễn ra liên tục. Một ngày đêm một con bò có thể tiết khoảng 75-100 lít nước bọt. Lượng nước bọt tiết ra nhiều khi bò nhai lại và đặc biệt khi cho bò ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ. Nước bọt có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở bò. Nó có tác dụng thấm ướt và tăng bề mặt, giúp cho quá trình nuốt và nhai lại; làm chất đệm, trung hòa các axít sinh ra trong dạ cỏ và cung cấp một số chất điện giải cho nhu cầu phát triển của các vi sinh vật.
1.2. Sự nhai lại
Sau khi nuốt thức ăn xuống dạ cỏ, tại đây, thức ăn được nhào bóp, trộn đều với thức ăn cũ nhờ sự co bóp mạnh của dạ cỏ. Những phần thức ăn nhỏ mịn chìm dần xuống đáy dạ cỏ và di chuyển dần sang dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Phần thức ăn thô, nhẹ trong dạ cỏ và dạ tổ ong được ợ lên miệng để nhai kỹ lại. Khi miếng thức ăn đã được thấm nước bọt và nhai kỹ, nó được nuốt trở lại dạ cỏ.
Nhai lại là hoạt động sinh lý bình thường, một đặc trưng tiêu hóa của bò.
Quá trình này diễn ra khi yên tĩnh hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút. Trong một ngày đêm bò nhai lại 7-10 đợt, mỗi đợt 40-50 phút và tổng thời gian gia súc nhai lại trong một ngày đêm là khoảng 7-8 giờ. Nếu chăn thả, khi đã ăn no bò nhai lại 45 - 60 phút, rồi lại tiếp tục ăn. Về ban đêm bò nhai lại mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 2 - 3 giờ sáng. Thời gian nhai lại dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tính chất vật lý của thức ăn, trạng thái sinh lý của con vật, cơ cấu
lâu. Khi bò ăn rơm thời gian nhai lại gấp hai lần so với ăn cỏ tươi. Nhưng các loại thức ăn xay nhuyễn sẽ không bị nhai lại, không ở lâu trong dạ cỏ và ít bị vi sinh vật phân giải. Do đó thức ăn cho bò không nên quá thô, cứng và cồng kềnh, làm tốn nhiều thời gian và tiêu hao nhiều năng lượng cho thu nhận, nhai lại, nhưng cũng không nên quá nhuyễn mịn.
Nhờ nhai lại, các miếng thức ăn to dầy đều được nghiền nhỏ, mịn. Cùng với sự phân giải vi sinh vật trong thời gian thức ăn lưu lại ở dạ cỏ, độ bền của thành tế bào các loại thức ăn bị giảm và phá huỷ, các thành phần dinh dưỡng được giải phóng dần. Cũng nhờ nhai lại nước bọt được tiết ra nhiều, làm giảm độ axit trong dạ cỏ, đồng thời khi ợ miếng thức ăn lên miệng để nhai lại một lượng khí sinh ra trong quá trình lên men sẽ thoát ra ngoài, tránh cho bò bị chướng hơi dạ cỏ.
Để cho gia súc nhai lại được tốt, cần bảo đảm cho chúng có thời gian nghỉ ngơi, trong trạng thái yên tĩnh. Bất kỳ một hành động gây xáo trộn nào đều có thể làm gián đoạn quá trình nhai lại và ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hoá thức ăn, đến năng suất của vật nuôi.
1.3. Dạ dầy kép
Bò là gia súc nhai lại, có dạ dầy kép, gồm bốn ngăn (bốn túi), nằm bên phía hông trái, chiếm 3/4 xoang bụng. Ba ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách được gọi chung là dạ dày trước và ngăn cuối cùng: dạ múi khế, gọi là dạ dầy thực, có các tuyến tiết dịch tiêu hoá, tương tự như các loài động vật dạ dày đơn.
Ở bê mới sinh, dạ cỏ rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn dạ tổ ong. Lúc này bê chưa có khả năng tiêu hoá các loại thức ăn nhiều xơ. Sữa và các loại thức ăn nước do bê ăn vào được chuyển thẳng xuống dạ múi khế qua một rãnh (gọi là rãnh thực quản), hình thành nhờ thành dạ tổ ong và những lá của dạ lá sách khép lại. Cùng với quá trình phát triển cơ thể, dạ cỏ phát triển mạnh. Khi bê được 4 tháng tuổi khối lượng dạ cỏ tăng gấp 2 -3 lần so với khối lượng dạ múi khế và đến 6 tháng tuổi đã bằng khối lượng của cả 3 ngăn kia gộp lại.
Thực tế, sự phát triển của dạ cỏ nói riêng và ống tiêu hóa nói chung ở gia súc nhai lại chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi khối lượng, kích thước và tính chất của thức ăn và khẩu phần. Khi cho bê ăn khẩu phần có nhiều thức ăn thô xanh, dạ cỏ và dạ tổ ong có dung tích lớn hơn 37% và ruột dài hơn 17% so với bê được ăn khẩu phần có nhiều thức ăn tinh. Vì vậy, trong thực hành chăn nuôi cần luyện tập cho gia súc nhai lại non sớm ăn thức ăn thô xanh để kích thích dạ dày phát triển và để sau khi cai sữa chúng có thể ăn được nhiều thức ăn thô xanh.
- Dạ cỏ: nằm phía bên trái xoang bụng, là ngăn lớn nhất, chiếm 9/10 khối lượng toàn bộ dạ dày. Dung tích của dạ cỏ khoảng 150 - 200 lít, chiếm 85-90%
dung tích dạ dày và 75% dung tích ống tiêu hóa. Vai trò của dạ cỏ là tích trữ, nhào trộn và chuyển hóa thức ăn. Dạ cỏ không có các tuyến tiết dịch tiêu hoá.
Nhưng dạ cỏ là trung tâm tiêu hoá quan trọng bậc nhất của loài nhai lại. Quá trình tiêu hoá trong dạ cỏ quyết định đến năng suất của chúng. Tại dạ cỏ diễn ra quá trình tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học nhờ vi sinh vật. Có tới 50 - 80% các chất dinh dưỡng thức ăn được lên men tại dạ cỏ.
Hình 4. Sơ đồ dạ dầy kép của bò
1- Dạ cỏ. 2- Đoạn cuối thực quản. 3- Rãnh thực quản.
4- Dạ tổ ong. 5- Dạ lá sách. 6- Dạ múi khế
- Dạ tổ ong: nằm phía trước dạ cỏ và ngăn cách dạ cỏ bằng một nếp gấp lửng kéo dài từ phía trái sang phía phải. Dạ tổ ong có dung tích 4 - 5 lít. Niêm mạc nhô cao tạo thành dạng hình như một tổ ong khá đồng nhất và làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn. Dạ tổ ong có chức năng là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ hoặc lên miệng để nhai lại đồng thời đẩy các thức ăn nhỏ mịn, dạng nước xuống dạ lá sách.
- Dạ lá sách: nằm phía bên phải, có dạng khối bầu dục. Niêm mạc dạ lá sách được cấu tạo thành nhiều nếp nhăn hình lưỡi liềm, chạy theo chiều dọc, tương tự như các tờ giấy của quyển sách, có tác dụng ngăn không cho thức ăn chạy ngược trở lại dạ cỏ. Trên mặt niêm mạc có nhiều gai thịt, làm tăng diện tiếp xúc với thức ăn để nghiền ép và hấp thu nước, các chất dinh dưỡng khác, trước khi thức ăn chuyển xuống dạ múi khế. Dạ lá sách hấp thu khoảng 60%
lượng nước của thức ăn, làm cho thức ăn khô hơn và tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn tại dạ múi khế, do không làm loãng dịch tiêu hoá.
- Dạ múi khế: có dạng hình ống, nối liền dạ lá sách với ruột non. Dạ múi khế có dung tích tương đương như dạ lá sách. Tại đây, các dịch tiêu hóa và
axit chlorhydric được tiết liên tục do thức ăn chuyển xuống đều đặn. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ múi khế diễn ra tương tự như ở động vật dạ dầy đơn.
Ở bê, trong giai đoạn bú sữa, dạ múi khế tiết ra men rennin để làm đông vón sữa.
1.4. Ruột
Ở bò, dung tích ruột (bao gồm ruột non, ruột già, manh tràng) chiếm 29%
dung tích ống tiêu hóa (dung tích dạ dầy kép chiếm 71%). Ruột non dài khoảng 46 m. Tại ruột diễn ra quá trình tiêu hóa tương tự như ở động vật dạ dầy đơn.
Ruột non là phần tiếp theo của dạ múi khế. Ruột non được chia thành tá tràng, không tràng và kết tràng. Tại tá tràng, các phần thức ăn còn lại, tế bào vi sinh vật và các chất tiết nội sinh được lên men và tiêu hóa nhờ các enzym, các dịch tiết của ruột, tuyến tụy và mật. Sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hóa được cơ thể hấp thu ở đoạn cuối ruột non theo phương thức chủ động và thẩm thấu.
Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu hóa có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân. Trong manh tràng có hệ vi sinh vật tương tự như trong dạ cỏ có vai trò lên men các sản phẩm đưa từ trên xuống. Các axit béo bay hơi sinh ra từ quá trình lên men trong ruột già được hấp thu tương tự như ở dạ cỏ nhưng xác vi sinh vật không được tiêu hóa tiếp mà thải ra ngoài qua phân.