1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu tập huấn tổ chức an toàn với trẻ em

299 561 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 299
Dung lượng 4,07 MB

Nội dung

Cứu trợ Trẻ em nhận thấy rằng có rất ít các tổ chức Phi chính phủ của Thái Lan và các tổ chức Phi chính phủ quốc tế mới thành lập nhận thức tốt về nhu cầu bảo về trong phạm vi một tổ chứ

Trang 1

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

TỔ CHỨC AN TOÀN VỚI TRẺ EM

Tài liệu thực tiễn về Bảo vệ trẻ em cho các tổ chức Bảo vệ trẻ em làm việc tại cộng đồng

Trang 2

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

TỔ CHỨC AN TOÀN VỚI TRẺ EM

Tài liệu thực tiễn về Bảo vệ trẻ em

cho các tổ chức Bảo vệ trẻ em làm việc tại cộng đồng

Sinart King: Tác giả kiêm quản lý dự án

Lynne Benson: Giám đốc chương trình kiêm Cố vấn kỹ thuật

Stephanie Delaney: Cố vấn kỹ thuật

Manida Naebklang: Thiết kế và trình bày

Tháng 7 năm 2006

Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh

Văn phòng khu vực Đông Nam Châu Á (Vùng dự án)

Tầng 14, Toà nhà trung tâm Maneeya

518/5 Đường Ploenchit, Bangkok 10330, Thái Lan

Nguồn ảnh: Cảnh sát Manchester (Myra Hindley), Cục xuất nhập cảnh Mỹ (Michael Lewis Clarke), Quản lý trực tuyến (Waralongkorn Janehat) và hãng TV và CNN (Mary Kay LeTourneau)

Trang 3

Xin chân thành cảm ơn Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh, tổ chức ECPAT quốc tế và quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) về những đóng góp to lớn của bộ tài liệu Tổ chức An toàn với Trẻ

Em để bộ tài liệu này có thể ra đời Trong đó, Sinart King và Lynne Benson của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh đã thiết kế bộ tài liệu, cung cấp các tham vấn và viết nội dung và chương trình của bộ tài liệu tập huấn Stephanie Delaney của tổ chức ECPAT quốc tế đã hỗ trợ và đóng góp

về mặt kỹ thuật và Manida Naebklang thiết kế và xuất bản bộ tài liệu và tổ chức UNICEF hỗ trợ về mặt tài chính

Xin chân thành cảm ơn hơn 30 tổ chức Phi chính phủ tại Thái Lan đã có sự tham gia đóng góp của các quản lý và nhân viên để chỉnh sửa lại bộ tài liệu này Hơn thế nữa, còn có rất nhiều tài liệu và thông tin về Bảo vệ trẻ em được đóng góp từ các tổ chức: ChildHope, Tearfund, NSPCC và mạng lưới Viva tại Anh, Cứu trợ trẻ em Anh và Thuỵ Điển, UNICEF, Child Wise (ECPAT tại Úc), và quỹ Stairway tại Philippines và chính nhờ sự đóng góp này đã tạo nên sự thành công của bộ tài liệu này Các chính sách Bảo vệ trẻ em của rất nhiều các tổ chức phi chính phủ Quốc tế cũng đã giúp đưa ra những đường hướng cho bộ tài liệu tập huấn này bao gồm các chính sách Bảo vệ trẻ em của các tổ chức Cứu trợ trẻ em, ChildHope, ECPAT quốc

tế, tổ chức Tầm nhìn Thế giới, Plan Quốc Tế và Liên minh các tổ chức liên hiệp quốc về Bảo

vệ trẻ em khỏi bị bóc lột và lạm dụng tình dục

Xin chân thành cảm ơn Deborah Muir đã biên tập lại bộ tài liệu này và có những đóng góp quý báu cho bộ tài liệu

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

Tổ chức của bạn có liên hệ trực tiếp với trẻ em và

Tổ chức của bạn giải quyết các vấn đề Bảo vệ trẻ em tốt đến mức nào

NỘI DUNG

Trang 5

Phần 3 205

Các tổ chức có thể làm gì để cải thiện tình trạng Bảo vệ trẻ em của họ

Trang 6

LỜI TỰA

Đáp lại tình trạng khẩn cấp của các trận động đất và sóng thần đã ảnh hưởng đến các nước quanh khu vực Ấn độ dương tháng 12 năm 2004 là sự bùng nổ hàng loạt các Tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dựa vào cộng đồng, các tổ chức tư nhân và nhà nước và hệ thống địa phương ra đời

và hoạt động dựa trên các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em ở các tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng tại Thái Lan Hầu hết các tổ chức này đều có liên hệ trực tiếp với trẻ em thông qua việc cung cấp các dịch vụ như: chăm sóc trẻ, tại các lớp học thường xuyên hoặc lớp học tình thương, các hoạt động ngoạị khoá và những công việc của thanh thiếu niên (bao gồm các hoạt động thể thao và văn hoá, tập huấn kỹ năng sống hay tham vấn tâm lý) Một số những tổ chức này mới được thành lập để giải quyết các nhu cầu cần thiết dưới sự quan tâm của các nhà hảo tâm cá nhân Một số tổ chức khác được thành lập lâu hơn, có nguồn tài trợ tốt hơn và đã từng làm việc về các vần đề của trẻ em tại Thái Lan đến 20 năm Tổ chức Cứu trợ Trẻ Em Anh đã có kinh nghiệm làm việc với các đối tác này từ khi bắt đầu hoạt động tại Thái Lan năm 1986

Cứu trợ Trẻ em nhận thấy rằng có rất ít các tổ chức Phi chính phủ của Thái Lan và các tổ chức Phi chính phủ quốc tế mới thành lập nhận thức tốt về nhu cầu bảo về trong phạm vi một tổ chức (đó

là những vấn đề về tuyển dụng nhân viên, giám sát, quản lý, thái độ của nhân viên với trẻ em, và môi trường làm việc) và cũng có rất ít tổ chức sẽ có được các phương tiện đo mức độ bảo vệ trẻ nội bộ cũng như có một hệ thống bảo vệ trẻ làm việc được Điều này thực sự đáng lo ngại trong môi trường hỗ trợ khẩn cấp nơi có các trẻ em trong tình trạng dễ tổn thương có nguy cơ bị xâm hại, xao nhãng và bóc lột

Cụ thể, việc thiếu sự tập trung vào các tiến trình bảo vệ trẻ em trong các tổ chức có thể do những nguyên nhân sau:

• Dù đã có đã đạo luật Hành động Bảo vệ Trẻ em của Thái Lan (2003), việc hiểu và thực hiện đạo luật này ở cấp địa phương còn rất yếu Các tổ chức và nhân viên đã gặp phải những tình huống bảo vệ trẻ em khó xử thường trở nên phức tạp hơn do yếu tố nhạy cảm mang tính địa phương

và văn hoá

Trang 7

• Xâm hại trẻ em trong tổ chức thường được coi là vấn đề ‘phương tây’ hơn là vấn đề của Đông Nam Á

• Thậm chí ngay ở các tổ chức lâu năm, vấn đề về xử lý những bài học kinh nghiệm hay và các thủ tục nhân sự thường bị thiếu hụt, và điều đó làm giảm vị thế của các tổ chức phi chính phủ trong mảng bảo vệ trẻ em

• Ít có sự hiểu biết chung giữa các tổ chức về các vấn đề bảo vệ trẻ em, các tiêu chuẩn thực hành hay các cách hiểu riêng về các vấn đề này của từng tổ chức

• Các tổ chức địa phương thường dựa nhiều vào việc sử dụng tình nguyện viên và do vậy việc giám sát và hiểu biết về mỗi nhân viên rất hạn chế Ở các tỉnh bị ảnh hưởng của Tsunami, một

số tổ chức gặp phải khó khăn trong việc quản lý cả tình nguyện viên trong nước và quốc tế

Tổ chức cứu trợ Trẻ em Anh, với sự hỗ trợ từ tổ chức ECPAT quốc tế cùng với nguồn tài trợ từ Unicef, đã đặt ưu tiên đáp ứng nhu cầu của nhiều tổ chức địa phương làm việc với trẻ em xây dựng những phương pháp bảo vệ hiệu quả để bảo vệ trẻ em, và làm cho các tiêu chuẩn này có tính ứng dụng thực tiễn cao cho các nhân viên, tình nguyện viên và các đối tác Vấn đề quản lý tốt cũng rất quan trọng trong việc duy trì uy tín và độ tin cậy của các tổ chức cá nhân và cho cả mảng chương trình nói chung Dự án Những tổ chức An toàn với Trẻ Em đã xây dựng chương trình tập huấn này và bộ công cụ nhằm hỗ trợ việc xây dựng một phương pháp được chuẩn hoá cung cấp những trợ giúp thực tế tới các tổ chức đang giải quyết những vấn đề này

Bộ tài liệu tập huấn đã được thử nghiệm, chỉnh sửa và thử nghiệm lại với hơn 30 tổ chức làm việc với trẻ em tại Thái Lan, với đội ngũ tình nguyện viên đến từ 6 nước trong khu vực Sông Mê Kông

và trong mẫu thu hẹp các tổ chức thành viên của ECPAT vùng Tây Phi và Châu Âu Phản hồi từ các tổ chức tham dự tập huấn từ tháng 12 năm 2005 cho thấy đã có một sự chuyển dịch về quan niệm và nhận biết cũng như tính sẵn sàng về trách nhiệm của các tổ chức trong việc đảm bảo trẻ

em có khả năng nhận được sự bảo vệ tốt nhất có thể Sau đây là một số lời trích từ phản hồi

Tôi đã biết được rằng xâm hại trẻ em có thể

xảy ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, và chúng

ta không thể biết trước được

Trang 8

Tôi sẽ áp dụng tất cả những điều tôi học được

hôm nay vào trong công việc, đồng thời tôi

cũng sẽ truyền đạt lại cho nhóm chúng tôi

Tôi sẽ tổ chức một cuộc họp để hướng dẫn

cộng đồng bảo vệ trẻ em, và sẽ tập huấn cho

các tình nguyện viên và nhóm thanh niên

nguồn về bảo vệ trẻ em

Nếu mọi thành viên tham gia và các tổ chức đều cố gắng nỗ lực như vậy, chúng ta sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu đảm bảo mọi trẻ em về quyền được bảo vệ

Lynne Benson

Giám đốc Chương trình hỗ trợ Tsunami

Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh (Thái Lan)

Trang 9

GIỚI THIỆU

Chương trình và tài liệu hướng dẫn tập huấn tổ chức an toàn với trẻ cung cấp một khung chung để

phát triển và áp dụng thực tế của các chính sách Bảo vệ trẻ em trong các tổ chức địa phương làm

việc với trẻ em Phần tập huấn đặc biệt tập trung vào các tổ chức địa phương và dân thường nơi họ

không có quyền lợi gì từ các đơn vị chính sách và các nhóm chuyên gia Bảo vệ trẻ em Bộ tập huấn

chia làm bốn phần trong ba hợp phần và đã được thử nghiệm ở hơn 30 tổ chức địa phương làm việc

với trẻ em tại Thái Lan

Mục tiêu cụ thể của tập huấn nhằm khuyến khích các tổ chức xem xét lại trong tổ chức và để họ tự

đánh giá xem họ có thể làm gì để đưa ra các thực tế Bảo vệ trẻ em Trong khóa tập huấn, các tổ chức

cũng sẽ được bảo vệ danh tiếng của mình Đây không phải là sách hướng dẫn về thủ tục Bảo vệ trẻ

em Bộ tài liệu hướng dẫn này với mục tiêu làm giảm thiểu và loai các khả năng làm tổn hại đến

trẻ em hơn là cung cấp kiến thức tập huấn về Quyền trẻ em Bảo vệ trẻ em là một Quyền nhưng nó

cũng là một nhu cầu cần thiết và cấp bách Những bạo lực đang diễn ra mà trẻ cần sự Bảo vệ như

thể chất và trừng phạt về tinh thần, bị bắt nạt ở trường hay nhục mạ trẻ, bỏ rơi, bóc lột và xâm hại

tình dục Tất cả các hình thức xâm hại này đều gây tác hại cho trẻ và không thể chấp nhận được

Một trong những điều quan trọng nhất mà

tôi đã học được là định nghĩa thế nào là

xâm hại trẻ em Trước đây tôi đã nghĩ xâm

hại trẻ em là chỉ có xâm hại tình dục

Phương pháp sử dụng bộ tài liệu tập huấn

Bộ tài liệu tập huấn được thiết kế để có thể dễ dàng xem cập và không đòi hỏi quá nhiều nguồn lực

khi sử dụng cuốn sách này Bộ tài liệu này được tìm kiếm từ nhiều nguồn và nhiều nước khác nhau

để nhằm nhấn mạnh nhu cầu Bảo vệ trẻ em một cách tự nhiên trên toàn cầu trong khuôn khổ các tổ

chức Bộ tài liệu này có thể dễ dàng áp dụng phù hợp với hàng loạt các tổ chức và tình hình văn hoá

địa phương khác nhau Các tổ chức tham gia tập huấn đã có những tư vấn về chọn các ví dụ trong

bộ tài liệu này và hầu hết các ví dụ này đều có thể đưa ra phản hồi tích cực trong địa phương của họ

Trang 10

Bộ sách tập huấn Các tổ chức an toàn với trẻ có thể được sử dụng như sau:

• Tự tóm tắt

• Tuyển dụng và đánh giá nhân viên

• Giới thiệu tổ chức cho nhân viên

• Tập huấn theo dự án hay toàn bộ tổ chức

• Tự đánh giá tổ chức và phát triển các thủ tục của tổ chức

• Nâng cao năng lưc cho cộng đồng địa phương

• Là một khung hoạt động cho các nhà đầu tư tiếp cận tổ chức

• Để hỗ trợ các tổ chức có quy mô lớn tập huấn cho các tổ chức nhỏ hơn và có trao chứng chỉ

Bộ tài liệu tập huấn gồm có ba phần và một hướng dẫn tự nghiên cứu Phần 1 tập trung vào Nâng cao nhận thức về Bảo vệ trẻ em Phần 2 để đánh giá mối liên hệ của tổ chức bạn với trẻ em – Cách bạn giải quyết về vấn đề Bảo vệ trẻ em như thế nào Phần 3 cung cấp những hướng dẫn cụ thể về các

tổ chức có thể làm gì để cải thiện tình trạng Bảo vệ trẻ em Phần hướng dẫn tự nghiên cứu trình bày các thông tin lien quan đến bố cục của bộ tài liệu tập huấn Phần hướng dẫn tự nghiên cứu không bao gồm toàn bộ phần 3 như mục tiêu của phần này là để các tổ chức tự phát triển về chính sách và hướng dẫn Bảo vệ trẻ em Phần này giúp cho nhân viên kiểm tra lại tình trạng của tổ chức về các vấn đề liên quan đến các thủ tục, quản lý tổ chức và chính sách bảo vệ trẻ em

Trình tự từng bước là rất tốt vì nó không làm những người hiểu biết ít về các vấn đề để bảo vệ trẻ em bị dồn dập quá nhiều kiến thức.

Cấu trúc của bộ tài liệu tập huấn cho phép có thể tiến hành ba cuộc tập huấn khác nhau theo trình

tự thời gian hoặc một chương trình tập huấn sâu từ ba đến năm ngày Dự kiến cho mỗi phần là một ngày tập huấn, riêng phần 3 cần phải dành thời gian để theo dõi Chương trình tập huấn có thể tiến hành cùng một nhóm các tổ chức hoặc chỉ trong nội bộ một tổ chức Tài liệu tập huấn được viết và trình bày theo cách có thể cho phép một tổ chức và giảng viên có thể lựa chọn các nội dung chính xác để đưa vào buổi tập huấn hoặc nội dung này sẽ được xuyên suốt cả quá trình tập huấn Điều này sẽ còn phụ thuộc vào các tổ chức để họ xác định và lựa chọn các nhu cầu và mục tiêu và

Trang 11

thời gian phù hợp cho từng mục tiêu Trước khi tiến hành quá trình này, các tổ chức cần cân nhắc

họ sẽ làm gì với các thông tin được đưa ra trong khoá tập huấn Đó chính là một tổ chức sẽ nên làm

gì nếu nếu kết quả cho thấy một người đang làm những hành động nguy hại tới trẻ em hay những

ai có những hành động không thể chấp nhận được trong tổ chức?

Các tổ chức cũng cần lưu tâm đến buổi tập huấn và những điều cần làm sau buổi tập huấn là một

phần của quá trình tập huấn và quá trình này cũng có thể tốn nhiều thời gian để phát triển cá nhân

con người và để tất cả các nhân viên có những hiểu biết hơn về Bảo vệ trẻ em

Tôi đã vừa học xong những điều mà tôi chưa

từng nghĩ trước đây đó là những rủi ro trong

thực tế của tổ chức chúng ta và nó là nguyên

nhân ảnh hưởng đến cả nhân viên và trẻ em

Tập huấn và giảng viên

Giảng viên có thể trong nội bộ hay ở ngoài cũng cần phải thuộc với bộ tài liệu tập huấn này và có

hiểu biết đến các vấn đề có liên quan đến Bảo vệ trẻ em và xâm hại trẻ em và có sự chuấn bị kỹ càng

cho các tình huống gây bất đồng và khó xử có thể xảy ra Những lưu ý của giảng viên về vấn đề này

sẽ giúp giảng viên chủ động hơn Một người hỗ trợ bên ngoài sẽ cần thiết để tóm tắt được vị trí của

tổ chức đang ở đâu và tổ chức muốn làm gì và mong muốn đạt được những gì? Giảng viên cũng cần

rõ rang trong các vấn đề cần gĩư tính bảo mật trong khoá tập huấn và giải quyết vấn đề này bằng

cách đưa ra các luật lệ cho từng nhóm công việc Khoá tập huấn yêu cầu một môi trường tin cậy vì

trong quá trình tập huấn cho phép tiết lộ các thông tin liên quan đến nguy cơ hoặc xâm hại trẻ em

thực tế đã xảy ra để có những hoạt động theo dõi tiếp theo Chính vì vậy khoá tập huấn cần được

tổ chức một cách bảo mật tốt nhất và chính sách thổi còi cần được áp dụng trong trường hợp này

Các nguyên tắc bảo mật và tiết lộ thông tin cũng cần được xây dựng một cách rõ ràng nhất vì nội

dung của buổi tập huấn có thể có một tác động tình cảm đến những người tham gia Đối với một số

cá nhân, nội dung của buổi tập huấn có thể gợi lại những kỷ niệm và những kinh nghiệm đau buồn

trong cuôc sống trước đây của họ Diễn đàn trong tập huấn không phải là một nơi tốt để tiết lộ các

thông tin hay điều trị tâm lý trị liệu Vì vậy nên có một phần trong khi xây dựng nguyên tắc của buổi

tập huấn về tác hại của việc tiết lộ thông tin bảo mật và cần có những hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể

Trang 12

Giảng viên cần thận trọng khuyên dùng các phần trình bày phù hợp nhất với các tổ chức liên quan

và bối cảnh của khoá tập huấn Các tài liệu này với ý định nhằm hỗ trợ các các phần trình bày tại Phần 1 có thể được chiếu trên màn hình trong khi các nhóm thảo luận các vấn đề và các trường hợp xâm hại có liên quan Trong phần tài liệu tập huấn của Phần 1, cần chú ý phần sắp xếp tài liệu

là một ý định chiến lược để chuyển học viên từ các trường hợp lớn và không thể chối cãi được của việc xâm hại chống lại trẻ em sang các vấn đề liên quan và ít được ủng hộ hơn (ví dụ như xâm hại tinh thần và tát mắng trẻ)

Cuối cùng, phần lớn nguồn tài liệu tập huấn được lấy từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản sẵn có Các tham chiếu được cung cấp và một nguồn danh sách được đính kèm trong bộ tài liệu này Khi xem xét tài liệu này nếu cần hãy liên hệ với nhà xuất bản và để hiệu đính lại nếu cần thiết

Trang 13

PHẦN 1

Nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ

Nội dung tập huấn

Trang 14

NỘI DUNG TẬP HUẤN

Trang 15

PHẦN 1 Nâng Cao Nhận Thức Về Bảo Vệ Trẻ Em

Mục tiêu

• Để học viên có thể nhận ra được định nghĩa và các hình thức xâm hại và xao nhãng

trẻ em.

• Để học viên có thể nhận thức được xâm hại trẻ em có thể xảy ra trong tổ chức hoặc

cộng đồng của mình và điều này có thể thường xuyên được ngăn chặn

• Để học viên có thể nhận thức được với vai trò làm việc trong các tổ chức tập trung

vào trẻ em, họ phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Nguồn lực / tài liệu

Xem trong Phần 1 các bài tập, phần lưu ý khi tập huấn và

phần tài liệu phát tay trong bộ tài liệu tập huấn này

Chuẩn bị giấy AO, các mẩu giấy đề can nhỏ,bút dạ dầu và

bút dấu dòng

Thời gian

1 ngày

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

25 phút Bước 1: Giới thiệu chương trình/trò

chơi

Phần trình bày số 1

Một gợi ý là giảng viên nên hỏi các học viên để hình thành một vòng tròn/biểu mẫu (ví dụ ai sống gần nhất địa điểm tập huấn và ai sống xa nhất, hoặc có thể hình thành thông qua tháng sinh nhật

từ tháng một đến tháng mười hai, hoặc sinh từ thứ hai đến chủ nhật vv… Nên

sử dụng phương pháp không quan sát

để mọi học viên có thể tự do trao đổi với nhau

Hỏi các học viên tham gia tự giới thiệu

về mình Giảng viên không được điều phối hoạt động này mà khuyến khích các thành viên tham gia nói chuyện

Trang 16

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

8

Bước 2: Mục tiêu khóa học

Hỏi những người tham gia phản hồi về:

• Bạn mong muốn học hỏi được những

gì từ hội thảo này?

• Cái gì đã khiến bạn tham gia khoá tập huấn này?

Hỏi những người tình nguyện trả lời

Đảm bảo tất cả mọi người đều có cùng hiểu biết về mục tiêu của buổi hội thảo

và sau đó giới thiệu các chủ đề có trong Phần 1

về tổ chức (như tình hình tổ chức, các dự ánvv.)

Giới thiệu một cách ngắn gọn về tổ chức đứng ra tổ chức buổi hội thảo hoặc tên tổ chức của người giảng viên cũng có thể bổ sung thêm

Giới thiệu về giảng viên và những người tham gia hỗ trợ

Mục đích: Để phân loại các mục đích của buổi hội thảo và đánh giá được sự hiểu biết về Bảo vệ trẻ em của những người tham gia

Phản hồi cá nhân, không làm theo nhóm

Những người tham gia có thể đánh giá lại những câu hỏi sau cuối buổi hội thảo

và xem xét mong đợi của họ đã được đáp ứng hay chưa

Để cung cấp cách Bảo vệ trẻ em tốt hơn chúng ta cần biết đầu tiên là trẻ em cần được bảo vệ những gì Kiến thức về định nghĩa xâm hại trẻ em và các hình thức xâm hại khác nhau sẽ giúp chúng ta phân loại được xâm hại trẻ em khi xâm hại

5 phút

Trang 17

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

9

Trước khi tiến hành hội thảo, giảng viên

nên sắp đặt một “nơi đặt câu hỏi khó”

vào một cái hộp hoặc vào giấy AO nơi

mọi người có thể viết câu hỏi, nhận xét

hay những quan tâm trong quá trình tập

huấn

Hãy nói cho những người tham gia lối

thoát này Trợ giảng có thể chọn cách trả

lời các câu hỏi nay vào cuối buổi hộ thảo

Chú ý: Những đóng góp phản hồi sẽ có

ích để cải thiện được các khoá tập huấn

sau tốt hơn

Giảng viên hỏi những người tham gia

về ý tưởng đưa ra những luật lệ của buổi

hội thảo hay những cam kết khi làm việc

cùng nhau trong buổi học

xảy ra Điều quan trọng là để nhắc nhở các thành phần tham gia đây là hội thảo

để nâng cao nhận thức Đây không phải

là một buổi tập huấn về Bảo vệ trẻ em

Những người tham gia không thể mong muốn học được tất cả mọi thứ về xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em trong một ngày hội thảo Nếu họ mong muốn như vậy họ

sẽ bị thất vọng

Việc đưa ra các ý kiến bao gồm duy trì thời gian đúng giờ, lắng nghe người khác nói, chấp nhận những ý kiến trái ngược nhau, tắt điện thoại di động hoặc chuyển sang chế độ rung, nghe điện thoại bên ngoài phòng họp

Phân loại các vấn đề mang tính bảo mật vào nguyên tắc chung Buổi tập huấn yêu cầu phải có một môi trường tin tưởng nhưng vẫn phải cho phép các hoạt động theo dõi tiếp theo nếu có trường hợp nào

có nguy cơ hoặc thực tế đã làm tổn hại đến trẻ xảy ra (Xem phần giới thiệu của

bộ tài liệu)

Trang 18

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

Hỏi ý kiến phản hồi của từng nhóm

Bài tập với mục tiêu làm những người tham gia nhận thức được sự am hiểu của họ về xâm hại trẻ em

Câu chuyện và thảo luận có thể gây phẫn nộ và cảm giác mạnh trong các thành viên tham gia Nếu giảng viên không chắc chắn có thể điều khiển được cuộc thảo luận thì không nên dung câu chuyện này Thay vào đó dung phần trình bày số 5 để đưa ra vấn

đề có liên quan đến xâm hại trẻ em

Xem phần Nhũng ghi chú thêm cho các ý kiến tranh cãi

Câu chuyện gây tranh cãi vì vậy thảo luận có xu hướng tranh cãi vẫn còn tiếp diễn sau khi thời gian quy định đã hết Giảng viên cần chắc chắn tất cả các thành viên tham gia phải trật tự và lắng nghe ý kiến phản hồi của người khác

Mọi câu trả lời đều có thể chấp nhận được và điều này sẽ khuyến khích tranh luận Sắp xếp theo thứ tự không quan trọng bằng lý do tại sao nhân vật nên và không nên bị đổ lỗi Thông điệp chính là tính cách của Mai không bị buộc tội Hướng dẫn thảo luận là phần kết của câu chuyện

Thái độ của con người sẽ không thể thay đổi trong một ngày Giảng viên chỉ cần cố gắng cho các thành phần tham gia thấy được đạo đức của câu chuyện và kết quả cuối cùng hy vọng

45 phút

Trang 19

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

11

Thảo luận: Hỏi các thành viên tham gia

nếu họ ngạc nhiên khi biết rằng Mai mới

chỉ là một bé gái 13 tuổi? Điều này sẽ

thay đổi cách nhìn nhận của các thành

viên tham gia về ai là người có lỗi nhất

trong chuyện này?

các thành viên thamn gia sẽ có nhận thức tốt hơn về quyền trẻ em Hãy nhớ trong đầu là quan điểm của các thành viên tham gia là quan điểm cá nhân và họ sẽ trở nên phòng thủ nếu ý kiến của họ không được tán thành Một kỹ thuật trong tập huấn

là không nói với họ cái gì sai, cái gì đúng nhưng để hỗ trợ thảo luận thì mỗi thành viên tham gia bản thân họ đều có phần kết luận của riêng mình Để giải quyết vấn đề này, giảng viên cần để một học viên mà cách nhìn của họ thiên về Quyền trẻ em để thuyết phục người khác nên cân nhắc lại cách nhìn của họ

Giảng viên cần phải đưa ra các nhận xét ngụ ý đồng tình với cách cư xử không đúng hay bạo lực như “có thể sinh hoạt tình dục với trẻ em” hoặc “em bé nhận được kết quả xứng đáng vì em muốn điều này” Nếu chuyện này xảy ra, hãy đưa ra

lý do tại sao bạn nói như vậy và khuyến khích các thành viên khác không thừa nhận cách nhìn nhận này

Nhấn mạnh:

1 Xâm hại thường xảy ra trong tình huống nơi quyền lực giữa con người không cân bằng

2 Xâm hại không bao giờ là lỗi của trẻ thậm chí nếu trẻ em cư xử không đúng (xâm hại có thể được ngăn chặn bằng cách dạy cho trẻ thói quen tự bảo vệ mình)

3 Một người lớn có trách nhiệm chính

để bảo vệ một đứa trẻ vì trẻ em không

có cùng mức độ hiểu biết về kinh

Trang 20

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

Bước 4: Thường xuyên, thỉnh thoảng, Không bao giờ (Bài tập số 2)

Chuẩn bị ba tiêu đề: Thường xuyên, thỉnh thoảng và Không bao giờ Viết phần trình

nghiệm cuộc sống hay khả năng để quyết định như người lớn vẫn thường làm Xâm hại có thể được ngăn chặn nếu người lớn chú ý đến những điều trẻ em phàn nàn và có hành động ngăn chặn kịp thời

Đây cũng có thể là một bài học hữu ích cho các tổ chức để sử dụng và để phân loại khả năng làm việc phù hợp với trẻ

em của nhân viên Nếu một cán bộ được

bổ nhiệm như là một người phụ trách về Bảo vệ trẻ em sẽ cần phải theo dõi những người chỉ trích tính cách của Mai một cách cay nghiệt hay bày tỏ những nhận xét không thích đáng như miêu tả ở trên

Mục tiêu: Để nhấn mạnh các ý kiến khác nhau về xâm hại trẻ em và khuyến khích mọi người nghĩ về cách cư xử của mình

và mức độ xâm hại của họ được cân nhắc như thế nào

15 phút

50 phút

Trang 21

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

13

Xem thêm phần những lưu ý thêm về các ý kiến để hỗ trợ giảng viên trong quá trình thảo luận

Nếu có thể, cần có một người hỗ trợ để

có thể giữ các nhóm giữ trật tự và chú ý khi có người đọc ra nội dung và ở các khu vực khác nhau ở trong phòng cũng có thể nghe thấy

Nếu các thành viên tham gia chọn “Thỉnh thoảng”, nó có thể dẫn tới một cuộc thảo luận sôi động Đừng để bị bế tắc trong quá trình tranh luận chi tiết các nội dung

Giảng viên chỉ nên hỏi một cách nhanh chóng về những nhận xét về sự lựa chọn

và ngữ cảnh Ví dụ nếu họ nghĩ có thể thỉnh thoảng đánh trẻ em, hãy hỏi họ có thể đánh trẻ em trong hoàn cảnh nào Hỏi một người khác không đồng ý với ý kiến trên và họ cũng trình bày ngắn gọn lý do tại sao

bày của bài tập số 2 về xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em vào các mẩu giấy và bỏ vào trong một cái túi hoặc một cái hộp

Chọn 3 khoảng không khác nhau (3 góc tường khác nhau hoặc ba ký hiệu được dán trong phòng với các tiêu đề đề cập ở trên) Các khoảng không cần được cách

xa nhau nhất nếu có thể vì khoảng cách

sẽ tạo được những thú vị khi được di chuyển xung quanh phòng

Phần trình bày số 6

Hướng dẫn những người tham gia là họ

sẽ được yêu cầu một cá nhân nhặt các mẩu giấy ở trong túi hoặc trong hộp và sau đó đọc nội dung trong tờ giấy cho

cả nhóm nghe Sau khi nghe những nội dung về xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em, các thành viên trong nhóm sẽ di chuyển những nơi có tiêu để Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng và Không Bao Giờ theo nội dung mà họ thấy áp dụng được

Sau mỗi một nội dung, giảng viên hỏi một số người tham gia tại sao họ chọn Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng và Không Bao Giờ

Trang 22

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

14

Bước 4: Thường xuyên, thỉnh thoảng,

Không bao giờ (Bài tập số 2)

Chuẩn bị ba tiêu đề: Thường xuyên, thỉnh thoảng và Không bao giờ Viết phần trình bày của bài tập số 2 về xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em vào các mẩu giấy và bỏ vào trong một cái túi hoặc một cái hộp.

Chọn 3 khoảng không khác nhau (3 góc tường khác nhau hoặc ba ký hiệu được dán trong phòng với các tiêu đề

đề cập ở trên) Các khoảng không cần được cách xa nhau nhất nếu có thể vì khoảng cách sẽ tạo được những thú vị khi được di chuyển xung quanh phòng.

Phần trình bày số 6

Hướng dẫn những người tham gia là

họ sẽ được yêu cầu một cá nhân nhặt các mẩu giấy ở trong túi hoặc trong hộp và sau đó đọc nội dung trong tờ

Mục tiêu chính là để đưa ra các ý kiến khác nhau Nhưng giảng viên cần đề cập ngay lập tức các câu trả lời với ngụ

ý đồng ý xâm hại trẻ em ở bất kỳ tiêu chuẩn hay văn hoá nào Ví dụ, để một cậu bé dưới 18 tuổi xem phim khiêu dâm

là không thể chấp nhận được Cần dành thời gian để hỗ trợ các nhóm đưa ra các kết luận cho chính họ tại sao vấn đề này được cân nhắc là xâm hại trẻ em

Mục tiêu: Để nhấn mạnh các ý kiến khác nhau về xâm hại trẻ em và khuyến khích mọi người nghĩ về cách cư xử của mình

và mức độ xâm hại của họ được cân nhắc như thế nào

Xem thêm phần những lưu ý thêm về các ý kiến để hỗ trợ giảng viên trong quá trình thảo luận

Trang 23

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

15

giấy cho cả nhóm nghe Sau khi nghe

những nội dung về xâm hại trẻ em và

bảo vệ trẻ em, các thành viên trong

nhóm sẽ di chuyển những nơi có tiêu

để Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng và

Không Bao Giờ theo nội dung mà họ

thấy áp dụng được

Sau mỗi một nội dung, giảng viên

hỏi một số người tham gia tại sao họ

chọn Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng

và Không Bao Giờ

Nếu các thành viên tham gia chọn “Thỉnh thoảng”, nó có thể dẫn tới một cuộc thảo luận sôi động Đừng để bị bế tắc trong quá trình tranh luận chi tiết các nội dung

Giảng viên chỉ nên hỏi một cách nhanh chóng về những nhận xét về sự lựa chọn

và ngữ cảnh Ví dụ nếu họ nghĩ có thể thỉnh thoảng đánh trẻ em, hãy hỏi họ có thể đánh trẻ em trong hoàn cảnh nào Hỏi một người khác không đồng ý với ý kiến trên và họ cũng trình bày ngắn gọn lý do tại sao

Mục tiêu chính là để đưa ra các ý kiến khác nhau Nhưng giảng viên cần đề cập ngay lập tức các câu trả lời với ngụ ý đồng

ý xâm hại trẻ em ở bất kỳ tiêu chuẩn hay văn hoá nào Ví dụ, để một cậu bé dưới

18 tuổi xem phim khiêu dâm là không thể chấp nhận được Cần dành thời gian

để hỗ trợ các nhóm đưa ra các kết luận cho chính họ tại sao vấn đề này được cân nhắc là xâm hại trẻ em

Trang 24

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

16

Bước 5 Định nghĩa về xâm hại và sao

nhãng trẻ em

Mặc dù chúng ta có cách nhìn khác nhau nhưng vẫn có một số tiêu chuẩn được thống nhất để hình thành xâm hại và sao nhãng trẻ em Giảng viên giải thích cho các nhóm cần phải xem một số định nghĩa về xâm hại và sao nhãng trẻ em của các tổ chức quốc tế

và Luật chăm sóc và Bảo vệ trẻ em của Việt Nam (Các định nghĩa được thể hiện trong các phần trình bày)

Phần trình bày số 7-13

Giảng viên chiếu các phần trình bày

và giải thích ngắn gọn các định nghĩa

về xâm hại và sao nhãng trẻ em

Chuyển nội dung: Bây giờ các nhóm

có thể đưa ra cái gì hình thành nên quá trình xâm hại một đứa trẻ, nó sẽ tuỳ thuộc theo hiểu biết chung của nhóm về xâm hại trẻ em và xem xét

họ đúng hay sai

Mục tiêu: Để các thành viên tham gia có thể hiểu biết cái gì có thể tạo thành xâm hại và sao nhãng trẻ em

Giảng viên có thể chọn để giải quyết các vấn đề mà các thành viên tham gia thảo luận trong bài tập Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng và Không Bao Giờ Sử dụng các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được để chỉ

ra tại sao trong một số tình huống có trong bài tập được cân nhắc là xâm hại trẻ em Ví dụ, để một cậu bé 13 tuổi xem phim khiêu dâm là hành động xâm hại trẻ em vì những hình ảnh đó không phù hợp với lứa tuổi của cậu bé và sẽ gây tác hại đến sự phát triển của cậu bé sau này

10 phút

Trang 25

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

17

Bước 6: Đồng ý và không đồng ý.

Chuẩn bị tài liệu phát tay cho bài tập

số 3

Phát cho các thành viên tham gia tập

huấn bài tập số 3 và từng cá nhân điền

thông tin vào bài tập đã được phát

Đề nghị một số người tình nguyện

đưa ra ý kiến phản hồi tại sao họ đồng

ý và không đồng ý với nội dung đưa

ra

Bước 7: Đúng hay Sai?

Những tin tưởng chung xung quanh

việc xâm hại trẻ em (Bài tập số 4)

Thảo luận một số nội dung được lấy

từ bài tập số 2 và số 4 Giải thích trên

thực tế là một số giả định và hư cấu

mang tính mâu thuẫn bằng cách sử

dụng thông tin của bài tập số 3 và một

số phần trình bày trong bộ tài liệu tập

Mục tiêu: Để nhấn mạnh tính hư cấu và

các giả định liên quan đến xâm hại trẻ em

Xem bài tập số 4 ghi chú về cách quản lý thông tin được xem xét

Ghi chú: Phần trình bày được chuẩn bị dựa trên tính linh hoạt Các phần trình bày “Đúng hay Sai” sử dụng chức năng cho phép tóm tắt lại sự nhầm lẫn, sai sót trước khi các phần trình bày xuất hiện trên màn hình

Vấn đề chính cần phải nói là chúng ta không thể đoán được đứa trẻ sẽ bị xâm hại như thế nào Và tại sao một tổ chức cần đưa ra những hành động để ngăn chặn xâm hại trẻ em Vào buổi chiều, các hình thức xâm hại khác nhau sẽ được thảo luận

và các tổ chức có thể làm gì để giải quyết vấn đề xâm hại trẻ em

Trang 26

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

18

10 phút Bước 8: Các hình thức xâm hại.

Chuẩn bị giấy A0, đề can, những mẩu giấy nhỏ và bút.

Phần trình bày số 35

Chuẩn bị 5 tờ giấy A0 với các tiêu đề:

Xâm hại thân thể, Xâm hại tình dục, Xâm hại tinh thần (bao gồm cả xâm hại về lời nói), Sao nhãng, Xâm hại mang tính chất xã hội bao gồm (nghèo đói, xung đột và/hoặc phân biệt đối xử) Dán các tờ giấy này xung quanh phòng

Giảng viên hỏi các thành phần tham gia viết vào từng mẩu giấy nhỏ về các ví dụ của xâm hại, ví dụ như cấu véo hay đánh Yêu cầu các thành viên tham gia làm theo từng cá nhân

Sau đó tìm kiếm sự tán thành của cả nhóm về từng trường hợp cụ thể Viết các ví dụ vào một mẩu giấy và đề nghị các thành viên tham gia dán vào phần giấy A0 dưới mỗi tiêu đề mà họ cho là phù hợp nhất

Mục tiêu: Để đưa ra một cách tổng quan các loại và các hình thức xâm hại trẻ em

Lưu ý là xâm hại lời nói chỉ là một loại trong xâm hại về tinh thần

Cần lưu ý bóc lột có thể là một dạng của xâm hại Điểm cần nhấn mạnh là việc kiếm lợi bằng cách xâm hại dựa trên một

vị trí quyền lực để thoả thuận cho một quyền lợi gì đó (như tình dục) Xem ví dụ

từ bài tập ở Tây Phi

Cần chú ý rằng “xâm hại mang tính chất

xã hội” không được cân nhắc là một hình thức xâm hại thông thường nhưng nó vẫn được đề cập ở đây để cho phép thảo luận vấn đề này và được đưa vào trong buổi tập huấn

Trang 27

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

19

Trong quá trình thảo luận, giảng viên

sẽ kết nối các ví dụ gần giống nhau

liên quan đến xâm hại và sao nhãng

Đề nghị 5 người tình nguyện để tóm

tắt từng biểu đồ và hỏi họ nếu thấy

cần thiết chuyển các ví dụ sang hình

thức xâm hại khác Phần thảo luận về

các hình thức xâm hại không cần các

học viên đưa vào

Trao đổi với các học viên rằng phần

sau sẽ là phần bài tập tình huống để

minh họa cho các hình thức xâm hại

và sao nhãng

Bỏ các giấy A0 được gián trên tường

xuống vì phần này sẽ liên quan đến

bài học buổi chiều

Người hỗ trợ cần đi xung quoanh phòng

và thúc giục các thành viên tham gia đưa

ra các ví dụ Hoặc giảng viên có thể chọn cách chuẩn bị sẵn một số câu trả lời mà mọi người có thể chưa nghĩ ra để đưa vào thảo luận

Chú ý là một số hình thức xâm hại có thể nhiều hơn một dạng xâm hại

Thông qua một số tiêu chuẩn quốc tế, một

số thực tế văn hoá đã vi phạm quyền trẻ

em và/hoặc là nguyên nhân gây hại cho quá trình phát triển của trẻ Một số ngưòi trong buổi tập huấn có thể xem thực tế xâm hại trẻ em là bình thường và có thể chấp nhận được Giảng viên cần chú tâm khi thảo luận vấn đề này và duy trì cân bằng giữa các tiêu chuẩn bảo vệ trẻ em và tôn trọng bản sắc văn hoá Mặc dù vậy, họ cũng cần phải coi quyền trẻ em là nguyên tắc cơ bản

Trang 28

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

20

Bước 9: Các bài tập tình huống về

xâm hại (bài tập 4b)

Chuẩn bị các tài liệu phát tay.

Đóng góp thêm các bài tập tình huống

Chia toàn bộ lớp tập huấn thành các nhóm nhỏ.

Giải thích cho các thành viên của các nhóm là mỗi nhóm sẽ được giao một bài tập khác nhau để thảo luận Các nhóm sẽ có nhiệm vụ phân loại hình thức xâm hại trẻ em xuất hiện trong bài tập tình huống của họ và sau đó đưa ra những nhận xét của Nếu có thời gian thì tất cả các nhóm sẽ đọc cho cả lớp về bài tập của nhóm họ.

Mỗi nhóm sẽ trình bày một cách vắn tắt những phát hiện và nội dung thảo luận của nhóm.

Giảng viên sẽ hỏi các nhóm còn lại nếu

họ có những suy nghĩ khác hoặc muốn nhận xét thêm Sau đó trình bày các thông tin trên màn chiếu.

Phần trình bày số 36-66

Mục tiêu: Để cung cấp các kiến thức cơ bản về xâm hại trẻ em, sao nhãng và các vấn đề về bóc lột trẻ em

Xem các phần ghi chú cùng với bài tập số 4b để xem xét lại cách quản lý thông tin

Đưa ra các câu hỏi mà các học viên có thể dùng từ các định nghĩa được trình bày trong bài tập 4a Sử dụng thông tin này cũng giúp để phân loại được các hình thức xâm hại và để đánh giá hành động

đó có phải là xâm hại hay không

Ghi chú: Phần trình bày đã được chuẩn

bị bằng cách dùng các hình hoạt họa Các hình chiếu cho các bài tập tình huống

đã dùng chức năng này để cho phép tóm tắt các tình huống trước khi tất cả các lời diễn giải được xuất hiện trên màn hình

1 tiếng

45 phút

Trang 29

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

21

Nếu thời gian cho phép, giảng viên có

thể hỏi những người tham gia nếu họ

họ chưa chắc chắn để phân loại các

dạng xâm hại Hướng dẫn thảo luận

nhóm lớn để tìm ra câu trả lời hoặc

phản hồi trực tiếp để giải thích cho

cả nhóm

Tóm tắt lại các ý trước khi nghỉ

Giảng viên nên thu thập và sử dụng các phần trình bày có thể áp dụng vào thực tiễn cao nhất cho các tổ chức có liên quan

và nội dung của buổi tập huấn Ví dụ, định nghĩa xâm hại có thể chiếu trên màn hình với bối cảnh giảng viên đang hướng dẫn thảo luận về các vấn đề xâm hại và các trường hợp bị xâm hại Sẽ dành nhiều thời gian cho phần này hơn nếu tất cả các phần trình chiếu của phần này được sử dụng

Giảng viên phải chuẩn bị kỹ càng để trả lời những câu hỏi không mong muốn của học viên Giảng viên có thể tăng hoặc giảm thời gian của mỗi bài tập tình huống tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết và hứng thú của học viên Ví dụ sẽ cần phải dành nhiều thời gian hơn để giải thích về trường hợp xâm hại xã hội hơn là xâm hại thể chất

Hãy nhớ là xâm hại tình dục chỉ là một trong các dạng xâm hại trẻ em

Các phân loại chỉ là hướng dẫn Điều quan trọng là nhận thức được các hình thức xâm hại trẻ em khác nhau

Tất cả các dạng xâm hại trẻ em trừ hình thức xâm hại xã hội sẽ được xem xét sau

vì hội thảo này tập trung vào cho các tổ chức có thể làm được gì để ngăn chặn xâm hại trẻ em

Xâm hại xã hội sẽ không tập trung vào sâu hơn bởi vì nó rất khó cho các tổ chức có thể kiểm soát được

Trang 30

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

Hướng dẫn trước khi tiến hành viết ra

và giảng viên hoặc những người được chỉ định lần lượt lựa chọn một vài mẩu giấy và đọc cho cả lớp nghe Các học viên sẽ được hỏi để đoán xem ai viết mẩu giấy đó Người mà được cả nhóm chọn chỉ được nói đúng hay sai Nếu thậm chí đúng thì họ cũng không bắt buộc phải nói Không cần thiết phải tiết lộ ai viết mẩu giấy đó.

Giảng viên đưa ra ý kiến là mọi người

có thể có những bí mật riêng và chúng

ta không thể biết tất cả mọi thứ về người khác Giải thích rằng hoạt động này sẽ giúp các học viên hiểu được hoạt động sau tốt hơn

Chuyển nội dung: Các nhóm bây giờ

đã nắm được xâm hại và sao nhãng trẻ em xảy ra rất nhiều trong xã hội

Nhưng còn trong tổ chức hay cộng đồng của chúng ta thì sao?

Mục tiêu: Đây là một hoạt động nhằm khởi động Nó liên quan đến hoạt động sau và sẽ để cho các học viên bắt đầu nghĩ

về xâm hại trẻ em trong tổ chức hoặc cộng đồng của họ

Giảng viên cần phải dành thời gian cho hoạt động này vì sự phỏng đoán sẽ gây cười cho các học viên Thỉnh thoảng họ đoán đúng nhưng giảng viên có thể đưa

ra sự phỏng đoán đó chỉ đúng 1 lần trong

10 lần đoán

15 phút

10 phút

Trang 31

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

23

Mục tiêu: Để nâng cao nhận thức về trách nhiệm chăm sóc trẻ em và tầm quan trọng cần phải có hệ thống bảo vệ trẻ em Đây là một mục tiêu ưu tiên của hội thảo này

Ghi chú: Phần trình bày 67 sử dụng các hình họa

Nếu một học viên nói là không có hoặc chỉ có vài trường hợp xâm hại xảy ra, giảng viên cần hỏi lại nếu họ có thể chắc chắn Hãy chứng minh hoạt động trước vừa chơi thể hiện là mọi người không thể biết tất cả mọi thứ của người khác Nếu thậm chí bạn làm việc cùng với ai một thời gian dài, bạn cũng không thể biết tất

cả mọi thứ về họ Nếu ai đó là kẻ xâm hại trẻ em, liệu họ có đưa thông tin này cho công chúng biết?

Giảng viên cần phải hiểu rõ Công ước quốc tế về quyền trẻ em và các định luật quốc gia nơi họ đang làm việc (ví dụ như Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em của Việt Nam) Họ phải có khả năng diễn giải về Công ước và luật địa phương cho các học viên bằng ngôn ngữ dễ hiểu Cần nhớ nhấn mạnh các nguồn và các thông điệp ngắn gọn

Bước 11: Các loại xâm hại và xao

nhãng

Các giấy A0 của bài tập 4a (các lại

xâm hại) cần dán lại lên tường.

Phần trình bày 67

Diapo 67

Giảng viên giải thích cho các học viên

là không có cách nào để biết được

chắc chắn xâm hại trẻ em có thể xảy

ra hay không và nếu xảy ra thì xảy ra

khi nào va như thế nào trong một tổ

chức Là những người làm việc nhân

đạo, chúng ta cần cam kết để tạo ra

một môi trường an toàn cho trẻ em

nếu có thể và để đảm bảo tất cả quyền

của trẻ em trong sự chăm sóc của

chúng ta đều được hưởng quyền đó

Phần trình bày 68

Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả những tác

hại và các tình huống không lường

trước được là một phần trách nhiệm

của tổ chức để chăm sóc và bảo vệ

trẻ em Giảng viên thảo luận về định

nghĩa của trách nhiệm chăm sóc và

trách nhiệm của tổ chức (như phần

phác thảo ở phần trình bày)

15 phút

Trang 32

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

24

Phần trình bày số 69-74

Giảng viên cần nhớ rằng các tổ chức

có thể cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ

em tốt hơn nếu họ có hệ thống bảo

vệ trẻ em Hệ thống này bao gồm các chính sách và thủ tục đảm bảo tính minh bạch cho tất cả các nhân viên

Các định nghĩa sẽ được thảo luận ở đây (trong phần trình bày số 76-77)

Phần trình bày số 75-77

Giảng viên cần nhấn mạnh là hệ thống Bảo vệ trẻ em sẽ bảo vệ trẻ cũng như tổ chức và nhân viên của tổ chức Đặt ra những tiêu chuẩn bảo vệ trẻ em tốt sẽ giúp tổ chức tạo ra được trách nhiệm và những tiếng vang tốt cho tổ chức Một hệ thống được tiến hành sẽ giúp tổ chức giải quyết những sai lầm hoặc những khó khăn và các tình huống bất ngờ xảy ra

Thay thế phần trình bày số 74 với các dữ liệu liên quan đến đất nước mà buổi tập huấn đang tiến hành hoặc không sử dụng phần trình bày này

Giảng viên nên hiểu sự khác nhau giữa các thủ tục và chính sách Chính sách là một ời tuyên bố về nhiệm vụ của một tổ chức Thủ tục trong đó bao gồm các quy định cho nhân viên để nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu chính sách Ví dụ, một chính sách là :”Chúng tôi coi trọng tiếng nói của mọi trẻ em” Như vậy thủ tục phản ánh được chính sách là:”Hãy để tâm đến những lời nói của trẻ em một cách nghiêm trọng nếu trẻ thông báo mình bị xâm hại” Cần nhớ rằng một chính sách Bảo vệ trẻ em không phải là một chương trình bảo vệ trẻ em mà chính sách này nhằm để cung cấp một khung làm việc tốt hơn và giúp nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn trong chương trình dự án và một cách làm việc an toàn với trẻ

Trang 33

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

25

Phần trình bày số 78

Chuyển nội dung: Hoạt động sau sẽ giúp các học viên hiểu được tại sao các hệ thống bảo vệ trẻ em lại quan trọng đối với các tổ chức tập trung vào trẻ em

Bước số 12: Hệ thống

Giảng viên tìm 7 người tình nguyện

Một người đóng vai trẻ em (bé trai hoặc bé gái) được một tổ chức chăm sóc Hai người sẽ đóng vai kẻ xâm hại Bốn người khác sẽ đóng vai nhân viên Phi chính phủ (nhân vật chính trong một hệ thống bảo vệ trẻ em của một tổ chức) Không giải thích vai trò của cả nhóm

Giảng viên đề nghị người đóng vai trẻ em sẽ ở giữa phòng (không cần giải thích họ đang đóng vai gì)

Một người hỗ trợ sẽ đưa những người đóng vai kẻ xâm hại đi ra ngoài Người hỗ trợ sẽ hướng dẫn những kẻ xâm hại làm thế nào để

cố gắng đưa “đứa trẻ “ ra ngoài khỏi phòng cùng với họ Họ có thể cố gắng dùng những lời lẽ thuyết phục đứa trẻ hoặc kéo ngay trẻ ra ngoài

Người đóng vai kẻ xâm hại có thể không cần nghe hướng dẫn của giảng viên đối với các thành viên còn lại

mà họ chỉ cần chắc chắn ai đóng vai đứa trẻ

Mục tiêu: Để minh hoạ tầm quan trọng của một hệ thống bảo vệ trẻ em được chính thức hoá trong một tổ chức

Sẽ thuận tiện hơn nếu giảng viên có một người hỗ trợ họ để tóm tắt và quản lý một trong các nhóm

Người đóng vai kẻ xâm hại về ý tưởng không nên chọn những người cao hơn hoặc khoẻ hơn người bảo vệ trẻ em để những người tham gia sẽ có cảm giác là

họ có thể bảo vệ trẻ em và không bị bất lực Ví dụ, nếu có 2 người to khoẻ trong các tình nguyện viên tham gia, giảng viên

có thể chọn một người làm kẻ xâm hại và một người làm người bảo vệ trẻ em

10 phút

Trang 34

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

26

Giảng viên giải thích cho 4 người được chỉ định là người được bảo vệ trẻ là họ có vai trò quan trọng trong một tổ chức hoặc đơn giản là họ làm việc cho một tổ chức làm việc về trẻ

em Hãy để cho họ tuỳ chọn vị trí trong phòng hoặc giảng viên có thể chỉ định chỗ cho họ đứng Ít nhất phải

có một người đứng gần đứa trẻ

Thông báo cho các học viên còn lại là

sẽ có 5 người tình nguyện đóng vai trẻ

em và các cán bộ dự án phi chính phủ

Không giải thích gì thêm về những

“kẻ xâm hại”

Người hỗ trợ sẽ hướng dẫn cho những

“kẻ xâm hại” trà trộn vào nhóm để

có thể lôi đứa trẻ theo họ Họ có thể được yêu cầu nên có những nhận xét như” tiếp cận với trẻ quả thật dễ dàng

vì không có ai để ý đến họ” Nhận xét này sẽ cho những quan sát viên có một manh mối về tình hình gì đang xảy ra (và ai đang đóng là kẻ xâm hại) Không hướng dẫn người bảo vệ trẻ ngăn chặn kẻ xâm hại Ý định của bài tập để tiết lộ cho những học viên tham gia thấy trẻ em dễ bị tổn thương khi thế nào khi các tổ chức Phi chính phủ không nhận thức được vấn đề và khi họ không có hệ thống bảo vệ trẻ

em tại địa phương

Sau đó giảng viên để những người tham gia về vai trò của họ và yêu cầu

họ làm một cách tốt nhất để bảo vệ trẻ

Nếu những người đóng vai bảo vệ trẻ em hiểu được ngay ý tưởng và ngăn chặn được những “kẻ xâm hại” thì không cần

Trang 35

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

27

em Gợi ý cho họ tạo thành một rào

chắn xung quanh đứa trẻ và cố gắng

can thiệp khi kẻ xâm hại tiến gần đứa

trẻ

Đề nghị “kẻ xâm hại” tiếp cận lại đứa

trẻ lần nữa Lần này “kẻ xâm hại” sẽ

gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận

với trẻ bởi vì những người bảo vệ trẻ

em đã biết cách làm việc của họ

Giảng viên sẽ đưa ra ý kiến là đứa trẻ

đã được bảo vệ tốt hơn khi những

người bảo vệ làm việc theo nhóm

Giảng viên sẽ hướng dẫn thảo luận

làm thế nào để có thể làm việc cùng

nhau trong một tổ chức và cần phải

làm gì để giảm khả năng trẻ bị xâm

hại

Giảng viên giải thích bài tập tình

huống vừa rồi đã chỉ ra không có

cách nào có thể chắc chắn khi nào,

bao giờ thì xâm hại trẻ em có thể xảy

ra Các giả định của xã hội có thể sai

Hoạt động “Bạn có thể kể” chỉ ra là

thậm chí khi chúng ta làm việc cùng

các đồng nghiệp hàng ngày, chúng ta

cũng không thể thường xuyên hiểu

hết được họ Vì lý do này, điều này rất

quan trọng cho các tổ chức tạo ra một

hệ thống bảo vệ trẻ em chắc chắn để

giảm thiểu một cách tốt nhất và khả

năng xâm hại có thể xảy ra trong một

tổ chức Khi nhân viên nhận thức

được vấn đề này và làm việc cùng

nhau, họ có thể thường xuyên ngăn

thiết phải chuyển sang phần hai của hoạt động này

Thỉnh thoảng “kẻ xâm hại” có thể tiếp xúc được với “trẻ” Giải thích cho những người tham gia là hệ thống bảo vệ không thể ngăn chặn được hoàn toàn các tổn hại đến trẻ em nhưng nó phần nào giảm được các nguy cơ về các tổn hại cho trẻ và hỗ trợ để giảm tối thiểu các thiệt hại (chống lại một đứa trẻ, một tổ chức và nhân viên)

Chú ý là bài tập này với chủ ý đề cập đến xâm hại tình dục nhưng nó có thể ra với tình huống xâm hại về tâm lý và từ ngữ hoặc một loại xâm hại khác mà thiếu sự quan tâm

Trang 36

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

Bước: 13

Giảng viên sẽ kể câu chuyện (bài tập

số 5) và giải thích rằng ngăn chặn là cách tiếp cận tốt nhất Một hệ thống bảo vệ trẻ em là một công cụ ngăn chặn hiệu quả và công cụ này sẽ làm giảm đáng kể khả năng trẻ em bị xâm hại

Các tổ chức có thể làm bước tiếp theo

là tự tạo ra hệ thống bảo vệ trẻ em của mình Giảng viên giới thiệu vắn tắt 2 phần tiếp theo của tập huấn

Phần trình bày số 80-81

Ghi chú: phần trình bày số 79 sử dụng các hình họa

Mục tiêu: Để chuẩn bị kết thúc hội thảo bằng cách tăng cường ý tưởng cho rằng một hệ thống bảo vệ trẻ em là một công

cụ hiệu quả và cần thiết để ngăn chặn xâm hại trẻ em

Phần việc kết thúc của hội thảo này chỉ là phần đầu tiên của ba phần tập huấn Phần này với mục tiêu để nâng cao nhận thức

về các hình thức xâm hại trẻ em và chỉ ra tại sao một hệ thống bảo vệ trẻ em là cần thiết trong các tổ chức

Phần hai của tập huấn sẽ giúp các tổ chức đánh giá về cách họ bảo vệ trẻ em như thế nào và để nhận dạng các thực tế tốt của họ

Phần ba sẽ hướng dẫn để giúp các tổ chức đánh giá thực tế và phát triển các chính sách và thủ tục phù hợp Các tổ chức

mà đã có các cơ chế hiện hành thì có thể đánh giá làm thế nào để cải thiện các tiêu chuẩn về bảo vệ trẻ em Một yếu tố không bắt buộc cho các tổ chức là có thể xem các ví dụ về chính sách của các tổ chức

để quyết định xem có nên cho thêm nội

15 phút

Trang 37

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

viên đưa vào mục “câu hỏi khó” hoặc

hướng dẫn hỏi và trả lời các câu hỏi

Nếu không có câu hỏi khó nào thì

chuyển sang phần đánh giá lớp học

Chia các biểu mẫu đánh giá hoặc có

thể phản hồi trực tiếp (những phản

hồi cần phải được ghi chép lại để báo

dung nào vào các chính sách của tổ chức mình hay không

Các tổ chức có thể liên hệ với tổ chức Phi chính phủ đã có sẵn chính sách bảo vệ trẻ em hiện hành để hỗ trợ tổ chức mình trong quá trình xem xét, tham khảo và đánh giá cho tổ chức Hơn thế nữa các tổ chức Phi chính phủ địa phương có thể cân nhắc để thành lập một bộ máy điều phối

để theo dõi quá trình tiến hành một chính sách bảo vệ trẻ em trong các tổ chức Phi chính phủ Bộ máy điều phối có thể trao những bằng khen cho các tổ chức có tham gia các buổi tập huấn và các tổ chức thành lập và tiến hành các hệ thống bảo vệ trẻ em

Nếu đã có một bộ máy điều phối tồn tại thì có thể trao bằng khen cho sự tham trong hội thảo và cung cấp thông tin trong các buổi tập huấn và tư vấn sau này

Một biểu mẫu đánh giá được đính kèm với bộ tài liệu tập huấn này Giảng viên cũng có thể chọn cách đơn giản hơn là yêu cầu học viên nhớ lại những phản hồi của họ trong buổi đầu trước khi tập huấn

và đánh giá xem những mong đợi của họ

đã được đáp ứng hay chưa Một phương pháp khác là yêu cầu các học viên xếp thành vòng tròn Sau đó sẽ có nhạc nổi lên và yêu cầu các học viên chuyền tay nhau những cái bút Khi nhạc dừng, ai mà

có bút trong tay thì sẽ được yêu cầu hoàn thành một câu hoàn chỉnh để đưa ra một phản hồi cho buổi tập huấn Ví dụ:

Trang 38

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

30

cáo hội thảo và để học hỏi thêm)

Bế mạc hội thảo và giải quyết các vướng mắc nếu còn

1 Hôm nay tôi học được một thứ đó là

Trang 39

BÀI TẬP

Trang 40

Phần 1: Bài tập 1

Câu chuyện dòng sông cá sấu

Ngày xưa, có cô gái tên là Mai yêu một chàng trai tên là Tuấn Tuấn sống ở bên kia bờ sông còn Mai sống ở bên này bờ sông Con sông đã chia cắt hai người chứa đầy những con cá sấu Mai muốn được sang bên kia bờ sông để được gặp Tuấn Thật không may, chiếc cầu nối qua dòng sông đã bị cuốn đi Vì vậy Mai phải đến gặp Quang, một chủ thuyền để nhờ Quang đưa qua sông

Để trông thật gợi cảm trước Tuấn, Mai đã mặc một chiếc váy bó chặt và một cái áo ngắn Quang nói sẽ đưa cô qua sông nhưng nhìn ánh mắt của Quang làm Mai sợ Chính vì vậy Mai đã đến nhà Hải - bạn Mai - để giải thích về hoàn cảnh khó khăn của mình Hải đã không muốn dính líu vào chuyện này Mai đã cầu xin Hải nhưng Hải vẫn không giúp đỡ Mai Chính vì vậy, Mai thấy chỉ còn sự lựa chọn duy nhất đó là đi bằng thuyền sang sông cho dù Mai không tin tưởng Quang

Sau khi rời bờ sông, Quang nói với Mai là ông ta không thể kìm chế được bản thân và muốn có quan hệ tình dục với Mai Khi Mai từ chối, ông ta đã đe doạ Mai là sẽ ném Mai xuống sông Ông ta nói nếu cô đồng ý thì ông ta sẽ đưa cô sang sông an toàn Mai sợ cá sấu ăn thịt và thấy mình không còn sự lựa chọn nào khác Chính vì vậy cô không có hành động nào kháng cự lại Quang Cuối cùng Quang cũng đưa cô đến bờ sông nơi Tuấn sống

Khi Mai kể cho Tuấn nghe về chuyện xảy ra với mình, Tuấn nói rằng chuyện xảy ra với Mai là do cách ăn mặc của cô Tuấn thấy Mai không còn trinh trắng nữa và bỏ đi với ánh mắt khinh bỉ Đau khổ và cảm thấy bị bỏ rơi, Mai tìm tới một người bạn tên

là Dũng vốn là một võ sĩ karate Dũng cảm thấy tức giận Tuấn và thông cảm với Mai Dũng tìm tới Tuấn và đánh Tuấn một cách hung bạo Mai đã vui mừng khôn xiết vì Tuấn đã phải trả món nợ của anh ta

Khi mặt trời lặn, người ta nghe thấy Mai đang cười vào mặt Tuấn

Ngày đăng: 01/10/2014, 21:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình chiếu số 25 - Tài liệu tập huấn tổ chức an toàn với trẻ em
Hình chi ếu số 25 (Trang 145)
Hình chiếu số 26 - Tài liệu tập huấn tổ chức an toàn với trẻ em
Hình chi ếu số 26 (Trang 146)
Sơ đồ quản lý báo cáo các trường hợp có nghi vấn (ai - Tài liệu tập huấn tổ chức an toàn với trẻ em
Sơ đồ qu ản lý báo cáo các trường hợp có nghi vấn (ai (Trang 179)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w