- Diện tích vỉa chứa khí F
Diện tích của cấu tạo A được xác định dựa vào bản đồ đẳng sâu nóc của tầng đá chứa Mioxen trên. Diện tích của cấu tạo được lấy theo đường đẳng sâu khép kín lớn nhất. Diện tích được xác định nhờ sử dụng phần mềm vẽ bản đồ Canvas. Như vậy theo đường đẳng sâu khép kín 950m thì cấu tạo A có diện tích trung bình là 24,1 km2. Tính sai số ở đây ta có thể lấy tăng lên hoặc giảm đi 7%, vậy diện tích lớn nhất Smax là 25,79 km2 và diện tích nhỏ nhất Smin là 22,41 km2.
- Chiều dày hiệu dụng của vỉa chứa khí Hef
Chiều dày hiệu dụng tầng sản phẩm được xác định bằng cách lấy tổng bề dày tầng chứa sản phẩm nhân với hệ số của chiều dày hiệu dụng (N/G - Net to gross). Chiều dày hiệu dụng vỉa chứa được tính toán tương tự dựa trên tài liệu của giếng khoan 103-TH-1X và có giá trị trung bình là 44,5m. Tính sai số ở đây có thể lấy tăng lên hoặc giảm đi 7%, vậy ta có chiều dày hiệu dụng lớn nhất là 47,62m và nhỏ nhất là 41,39m.
- Hệ số hình học của vỉa chứa Gf
Thể tích của vỉa chứa được xác định theo công thức Vreservoir = F . hef. Như vậy, nó chỉ đúng trong trường hợp thân chứa có dạng của hình hộp chữ nhật. Trong thực tế, các vỉa chứa sản phẩm thường có dạng nếp lồi hoặc các hình dáng rất khác nhau. Để xác định thể tích vỉa chứa ta phải nhân thêm vào vế phải của phương trình trên một giá trị gọi là hệ số hình học (Gf) và công thức trên trở thành Vreservoir = F . hef . Gf. Dựa vào kết quả tài liệu giếng khoan 103-TH-1X ta có giá trị tương ứng của hệ số hình học là 0.75.
=> Thể tích vỉa chứa khí: Căn cứ diện tích vỉa chứa khí của cấu tạo, giá trị của chiều dày hiệu dụng của vỉa chứa và hệ số hình học của vỉa chứa ta có thể tính thể tích vỉa khí cấu tạo A.
Cấu tạo A là cấu tạo có triển vọng mới đang trong giai đoạn nghiên cứu bằng tài liệu địa chất, địa chấn ở mức độ tương đối mà chưa có giếng khoan nào khoan qua cấu tạo để chính xác hóa các thông số. Tính đến sai số thể tích đá chứa ở đây ta có thể lấy tăng lên hoặc giảm đi 7%. Vậy nên:
- Vmax = V + 0,07*V - Vtb = V
- Vmin = V – 0,07*V
- Độ rỗng hiệu dụng Øef
Độ rỗng hiệu dụng là tỷ số tổng thể tích các khe hổng chất lưu có thể lưu
thông được trên thể tích khối đá. Đá chứa cát kết Mioxen trong khu vực nghiên cứu có độ rỗng từ 5% đến 25%, xuất hiện trong hầu hết các giếng khoan như 102-HD- 1X, 103-TG-1X, 103-TH-1X,103-DL-1X. Với độ rỗng hiệu dụng của đá chứa được xác định trên cơ sở tài liệu địa vật lý giếng khoan, thông thường sử dụng đường cong Sonic hoặc Neutron. Dựa vào tài liệu địa vật lý giếng khoan của giếng 103- TH-1X được minh giải với phần mềm Interactive Petrophysics giá trị độ rỗng trung bình đối với tầng chứa cát kết Mioxen trong khu vực lô 102 cũng như của cấu tạo là 17,5%. Tính sai số lấy tăng giảm 7%, ta có độ rỗng hiệu dụng lớn nhất là 18,7% và nhỏ nhất là 16,3%.
- Độ bão hòa khí Sg
Độ bão hòa khí của vỉa chứa được tính theo công thức: Sg = 1 – Sw (với Sw là độ bão hòa nước của đá chứa). Dựa vào tài liệu địa vật lý giếng khoan của giếng 103-TH-1X được minh giải với phần mềm Interactive Petrophysics, giá trị độ bão hòa khí trung bình đối với tầng chứa cát kết Mioxen là 61%. Tính sai số 7% ta có độ bão hòa khí lớn nhất là 65,3% và nhỏ nhất là 56,7%.
- Hệ số chuyển đổi thể tích của khí (1/Bg)
Để xác định hệ số chuyển đổi thể tích của du khí phải dựa trên cơ sở tài liệu về giá trị nhiệt độ, áp suất vỉa, thành phần dầu khí. Theo kết quả thu được từ giếng khoan 103-TH-1X, hệ số chuyển đổi thể tích khí (1/bg) trung bình là 110.
Từ các tham số nêu trên, ta tính toán được trữ lượng khí tại vỉa của cấu tạo A được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả tính trữ lượng khí tại chỗ cho cấu tạo A
TT Các thông số Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất
1 Diện tích F (106 m2) 22,41 24,1 25,79
2 Chiều dày hiêụ dụng Hef (m) 41,39 44,5 47,62
3 Hệ số hình học 0,75 0,75 0,75 4 Thể tích V (106 m3) 695,66 804,34 921,09 5 Độ rỗng hiệu dụng Øef (%) 16,3 17,5 18,7 6 Độ bão hòa khí Sg (%) 56,7 61 65,3 7 Hệ số chuyển đổi thể tích 1/Bg (m3/m3) 110 110 110 8 Thể tích khí tại chổ (106 m3) 7.072,3 9.444,96 12.372,27
CHƯƠNG III
THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM A-1X TRÊN CẤU TẠO A