Bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và thiết kế giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo A, thuộc lô 102 bể trầm tích Sông Hồng (Trang 92)

Công tác khai thác, vận chuyển, chế biến có rất nhiều công đoạn có thể gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường tự nhiên. Trong công tác khai thác dầu khí và bảo vệ môi trường trong lòng đất có nhiệm vụ sau:

Tận thu tài nguyên không tái sinh

Hiện tại hệ số thu hồi rất thấp, khí còn lại trong lòng đất hoặc là không khai thác các vỉa nước ngầm khai thác được hoặc khai thác với giá thành khai thác cao. Vì vậy, cần phải có những biện pháp khai thác hữu hiệu trên cơ sở làm chắc các thông số của mỏ trước khi khai thác.

Bảo vệ nguyên trạng các tài nguyên khác

Ngoài dầu khí, khu vực khai thác còn có cần có các chế độ khai thác hợp lý để không làm ô nhiệm các vỉa nước ngọt và nước khoáng ở lân cận. Các tầng sản phẩm được cách ly trong suốt quá trình khai thác.

Khi sử dụng các tác nhân kích thích vỉa

Khi sử dụng hệ thống duy trì áp suất vỉa như bơm ép nước, các biện pháp khác đề phải tuân theo mọi quy định an toàn bảo vệ môi trường trong lòng đất. Nước biển đưa vào bơm ép phải xử lý đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng nước bơm ép, lượng nước biển phế thải cũng phải xử lý trước khi đổ ngược xuống biển. Công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường không thể thiếu được đối với nền công nghiệp nói chung và công nghiệp dầu khí nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể đưa ra các kết luận sau:

Lô 102-106 có cấu trúc địa chất phức tạp. Cấu tạo A nằm trong đới ngịch đảo Mioxen có dạng bẫy cấu trúc kề áp đứt gãy, có đặc điểm cấu trúc địa tầng rất thuận lợi cho việc hình thành các mỏ dầu khí.

Đá mẹ là các tập sét kết tuổi Oligoxen và Mioxen sớm: sét kết tuổi Oligoxen và sét kết tuổi Mioxen sớm giầu VCHC, chủ yếu kerogen loại III, có khả năng sinh khí. Đá chứa là cát kết Mioxen giữa, có độ rỗng và độ thấm từ trung bình đến tốt. Đá chắn chủ yếu là các sét, sét than Plioxen có chiều dày lớn, tầng chắn mang tính địa phương có chất lượng cao có thể chắn các tích tụ dầu khí, ngoài ra còn có tầng chắn Mioxen giữa là tầng chắn khu vực có diện phân bố rộng, có bề dày lớn và hàm lượng sét cao. Tác giả áp dụng phương pháp thể để tính trữ lượng khí tại chỗ cho cấu tao A với kết quả tính toán là 9.444,96*106 m3 khí.

Giếng khoan tìm kiếm A – 1X được thiết kế tới độ sâu 2420m để đánh giá tiềm năng khí của cấu tạo A đối tượng chính là vỉa cát kết Mioxen giữa và Mioxen dưới.

Với mục tiêu đó ta sẽ có thêm cở sở vững chắc để đánh giá tương đối trữ lượng, nếu có giá trị thương mại sẽ lập chương trình phát triển mỏ để đưa cấu tạo A vào khai thác.

KIẾN NGHỊ

Để đánh giá chính xác hơn tiềm năng dầu khí của cấu tạo A đề nghị thu nổ thêm các tuyến địa chấn 2D, 3D qua cấu tạo và nghiên cứu các tuyết địa chất đó một cách tỉ mỉ. Sau khi khoan mà phát hiện dầu khí ở đối tượng nghiên cứu thì tiếp tục tiến hành chính xác hóa cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí của cấu tạo để có thể tiến hành phát triển mỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Hiệp cùng các cộng tác viên Viện Dầu Khí (2007), Địa chất tài

nguyên dầu khí Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

[2]. GS Phan Từ Cơ, Bài giảng Vật Lý Vỉa Dầu Khí . [3]. THS Nguyễn Kim Long, Bài Giảng Mapinfo.

[4]. Trường ĐH Mỏ Địa Chất (2003), Bài Giảng Địa Chất Khai Thác Dầu Khí. [5]. TS Lê Văn Bình, Bài Giảng Địa Hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và thiết kế giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo A, thuộc lô 102 bể trầm tích Sông Hồng (Trang 92)