Phân cấp trữ lượng của Nga (Liên Xô cũ)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và thiết kế giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo A, thuộc lô 102 bể trầm tích Sông Hồng (Trang 56)

Căn cứ vào mức độ hiểu biết về cấu tạo và thân sản phẩm, Nga (Liên Xô cũ) phân chia trữ lượng dầu khí thành 4 cấp: A, B, C1 + C2 và D.

- Trữ lượng cấp A: Là trữ lượng đã được nghiên cứu một cách tỉ mỉ, thân sản phẩm

được xác định ít nhất bằng 3 giếng khoan đã cho sản phẩm công nghiệp, mở vỉa ở những độ sâu khác nhau. Đã xác định được các ranh giới dầu - nước, khí - nước, khí - dầu. Các giếng đã được tiến hành đo địa vật lý giếng khoan, nghiên cứu mẫu và thử vỉa. Các thông số phản ánh mô hình vỉa sản phẩm, tính chất cơ lý đá chứa, chất lưu, chế độ nhiệt thủy động, chế độ năng lượng của vỉa và điều kiện khai thác đã được xác định rõ ràng.

- Trữ lượng cấp B: Là trữ lượng đã được phát hiện bởi 2 giếng khoan mở vỉa tại

những độ sâu khác nhau, đã thu được dòng dầu có giá trị công nghiệp. Trong giếng đã tiến hành đo địa vật lý giếng khoan, nghiên cứu mẫu, thử vỉa. Các thông số phản ánh đặc điểm đá chứa, đã chắn, chất lưu được nghiên cứu tỉ mỉ. Tuy nhiên các thông số phản ánh mô hình khoáng thế, chế độ nhiệt thủy động, điều kiện khai thác mới chỉ được nghiên cứu sơ bộ. Diện tích thân khoáng thể được xác định bởi đường đồng mức khép kín ở độ sâu thấp nhất cho dòng sản phẩm. Đối với khoáng thể khí phải xác định sự tồn tại hoặc không tồn tại của đai dầu ngưng tụ phía dưới.

- Trữ lượng cấp C1: Là trữ lượng được phát hiện với tầng chứa chỉ có 1 giếng khoan

đã cho dòng dầu có giá trị công nghiệp. Các tài liệu đo địa vật lý giếng khoan, thông số về tính chất cơ lý, chất lưu, chế độ năng lượng, mô hình mỏ chỉ được nghiên cứu sơ bộ dựa trên 1 giếng khoan. Các tham số phản ánh mô hình mỏ, trạng thái nhiệt thủy động và điều kiện khai thác chỉ có thể ngoại suy từ các tích tụ gần kề hoặc đan

xen. Ranh giới trữ lượng cấp C1 được xác định theo giếng khoan thấp nhất cho dòng dầu khí không lẫn nước trong khu vực nghiên cứu.

- Trữ lượng cấp C2:Là trữ lượng dự tính theo cấu tạo mới trong vùng có triển vọng

về dầu khí, trên cấu tạo chưa có giếng khoan. Các tham số phục vụ tính toán trữ lượng hoàn toàn suy đoán từ các cấu tạo liền kề hoặc đan xen. Việc xác định trữ lượng cấp C2 chỉ được tiến hành bằng phương pháp thể tích.

- Trữ lượng cấp D: Ngoài 4 cấp trữ lượng nêu trên, một số nhà nghiên cứu còn đề

nghị trữ lượng dự đoán cấp D dựa vào các nghiên cứu địa chất, địa vật lý lãnh thổ, có sự so sánh tiềm năng dầu khí ở các khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và thiết kế giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo A, thuộc lô 102 bể trầm tích Sông Hồng (Trang 56)