Nghiên cứu địa chất giếng khoan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và thiết kế giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo A, thuộc lô 102 bể trầm tích Sông Hồng (Trang 86)

3.3.1.1. Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu được các kỹ sư địa chất quyết định việc lấy mẫu và kích thước mẫu. Các kỹ sư địa chất có thể thu thập được các thông tin từ các loại mẫu. Các loại mẫu chính cần lấy là: Mẫu mùn, mẫu lõi và mẫu sườn.

Mẫu mùn

Mẫu mùn là mẫu được đưa lên trên cùng với dung dịch khoan tuần hoàn trong thời gian thi công giếng khoan, vì vậy việc lấy mẫu rất thuận lợi do mùn khoan đá được đưa lên mặt đất và không bỏ sót một lớp nào dù mỏng. Từ mẫu mùn sẽ cung cấp cho ta nhiều thông tin trực tiếp và quan trọng về tầng đá mà giếng xuyên qua. Mẫu mùn có hạn chế là mẫu nằm trong dung dịch khoan nên dễ bị nhiễm bẩn, không giữ được tính chất nguyên bản của mẫu, trong quá trình đi lên cùng dung dịch tùy theo khối lượng riêng sẽ gây lên sai lệch về độ sâu.

Số lượng mẫu mùn được lấy tùy theo yêu cầu nghiên cứu của các nhà địa chất. Với giếng khoan A – 1X mẫu mùn được lấy theo phương án như sau:

- Độ sâu từ 0 đến 450m không lấy mẫu.

- Độ sâu từ 450m đến 1550m cứ 5m lấy 1 mẫu và miêu tả mẫu vì là tầng có khả năng chứa sản phẩm.

- Độ sâu từ 1550m trở xuống thì cứ 10m lấy 1 mẫu và miêu tả chúng.

Mẫu lấy được phải được bảo quản bằng thiết bị chuyên dụng, việc lấy mẫu có thể được thay đổi trong quá trình khoan dựa trên sự suy xét của kỹ sư địa chất giếng khoan theo dõi lấy mẫu sao cho thích hợp nhất.

Mẫu lõi dùng để xác định độ rỗng và độ thấm của đá, có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng vỉa, xác định được thành phần thạch học, độ bất đồng nhất của đất đá…

Lấy mẫu lõi là công việc rất phức tạp, tốn công, tốn tiền nên số lượng hiệp mẫu phải hạn chế tới mức tối đa. Phương án lấy mẫu phải dựa trên nhiệm vụ địa chất của giếng khoan và được quyết định bởi các nhà địa chất.

Tất cả các mẫu phải được bảo quản một cách cẩn thận không được làm biến dạng mất chất lưu. Ngay từ khi lấy mẫu ra khỏi ống lấy mẫu, mẫu phải được gạt bỏ lớp mùn dung dịch bao quanh và mô tả chi tiết về các đặc điểm màu sắc, đặc điểm thạch học, khe nứt, đặc điểm phân lớp, thành phần phụ, xi măng, biểu hiện dầu khí…sau đó được bọc bằng vải xô và tráng parafin bên ngoài trước khi đặt vào ngăn bảo quản. Trên ngăn đựng mẫu phải ghi rõ các thông tin: tên công ty lấu mẫu, thời gian, độ sâu lấu mẫu….

Ưu điểm của mẫu lõi:

- Mẫu phản ánh đúng thực trạng của đất đá, chất lưu trong vỉa. - Kích thước mẫu đủ lơn để tiến hành các loại phân tích, thí nghiệm. - Cho biết chính xác về chiều sâu tầng trầm tích.

Nhược điểm của mẫu lõi:

- Giá thành cao.

- Tính đại diện hạn chế, nhất là trong các thành hệ bất đồng nhất cao. - Khoan lấy mẫu lõi thường sảy ra sự cố.

- Đối với các tầng nứt nẻ, đất đá bở rời, không lấy mẫu được.

Trong giếng khoan A-1X mẫu lõi chỉ được lấy ở khoảng độ sâu có biểu hiện dầu khí, hoặc dự báo về tầng sinh hoặc tầng chứa theo tài liệu nghiên cứu địa chấn. Cụ thể dự kiến sẽ lấy mẫu lõi trong khoảng độ sâu 500m đến 750m lấy 2 hiệp mỗi hiệp 10m.

Mẫu sườn

Lấy mẫu sườn khá rẻ và không làm ảnh hưởng lớn tới quá trình khoan. Song, do kích thước mẫu nhỏ và nằm trong đới ngấm của dung dịch khoan nên mẫu sườn chủ yếu dùng để xác định thạch học, địa tầng, các thông số khác độ tin cậy không cao. Nên ở giếng khoan A – 1X có thể lấy mẫu sườn trong trường hợp lấy mẫu lõi gặp sự cố.

Mẫu sườn được lấy bằng “súng” bắn đầu chụp, thả bằng dây cáp thả xuống sau khi khoan và đầu chụp thường được bắn vào thành giếng khoan để lấy mẫu ra. Dự kiến lấy 30 mẫu trong khoảng độ sâu từ 470m đến 1550m, và 30 mẫu trong khoảng từ 1550m đến 2420m.

Thử vỉa

Thử vỉa nhằm nghiên cứu đánh giá các tầng chứa, nghiên cứu các chất lưu bão hòa khe hổng của đá chứa khoảng thử vỉa được xác định dựa vào biểu hiện dầu khí khi khoan cho các khoảng độ sâu có triển vọng dầu khí, vào khả năng phát hiện tầng chứa Hydrocacbon thể hiện trên băng đo địa vật lý giếng khoan.

Phương pháp thử vỉa trong giếng khoan A – 1X là thử vỉa DST (drill strem test). Thử vỉa DST dòi hỏi nhân lực, thiết bị khá tốn kém nhưng tầm quan trọng thì vượt xa mẫu lõi. Thử vỉa DST cho phép xác định các tầng sản phẩm, lưu lượng HC, nước vỉa và cả bùn khoan. Ngoài ra còn có thể xác định chỉ số sản phẩm, áp suất vỉa, độ thấm.

3.3.1.2. Bảo quản mẫu

Đối với từng loại mẫu có các cách bảo quản khác nhau:

- Với mẫu vụn do kích thước nhỏ và bị nhiễm bùn khoan nên cần được lấy nước rửa qua, làm khô và bọc lại.

- Với mẫu lõi phải được bảo quản một cách cẩn thận không để mẫu bị biến dạng mất nước đặc biệt các mẫu chứa phải được bọc kín trong giấy bạc và bọc ngoài bằng parafin.

- Các mẫu lấy lên phải để trong các phòng bảo quản thoáng mát, ở ngoài mỗi mẫu cần ghi rõ: tên công ty lấy mẫu, tên giếng, tên tập mẫu, độ sâu lấy mẫu.

3.3.2. Nghiên cứu địa vật lý giếng khoan

Để tiến hành nghiên cứu các thành phần đất đá, các thông số vỉa chứa, chất lưu đánh giá kỹ thuật bơm trám, kỹ thuật khoan, đánh giá về nhiệt độ của địa tầng cần sử dụng các phương pháp địa vật lý. Giếng khoan A-1X là giếng khoan tìm kiếm, bởi vậy phải tiến hành đo địa vật lý giếng khoan, cụ thể phương án đo địa vật lý được thể hiện như sau:

- Từ độ sâu 0m đến 470m: Đo đường kính giếng khoan, đo độ lệch giếng khoan, tỷ lệ đo 1:500.

- Từ độ sâu 470m đến 1550m: Đo đường kính giếng khoan, đo độ lệch giếng khoan, đo carota xạ (Gama, Notron, mật độ), đo carota nhiệt (LLD, SP), đo carota khí, tỷ lệ đo 1:500, 1:200.

- Từ độ sâu 1550m đến 2420m: Đo đường kính giếng khoan, đo độ lệch giếng khoan, đo carota xạ (Gama, Notron, mật độ), đo caroto nhiệt, đo carota khí.

Tên giếng khoan: A-1X Tọa độ giếng khoan : Loại giếng khoan : Tìm kiếm thẳng đứng + 20012’ vĩ độ Bắc Chiều sâu dự kiến : 2420 m + 106038 kinh độ Đông

3.4. An toàn lao động và bảo vệ môi trường

Trong các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp dầu khí, vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường phải được coi trọng hàng đầu. Các công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bao gồm rất nhiều công đoạn đều gây nguy hiểm, tai nạn và nhất là ô nhiễm môi trường.

Do vậy công tác an toàn và bảo vệ môi trường phải được quán triệt đến từng công đoạn, quá trình tiến hành thăm dò - tìm kiếm và khai thác dầu khí.

Trong các công đoạn nói chung, để đảm bảo cho người và thiết bị cần phải có những quy định, trang thiết bị bảo hộ lao động hữu hiệu nhằm tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra, phải có các biện pháp chống phun dầu khí hữu hiệu, có các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và nổ nếu có sự cố xảy ra phải đảm bảo cho người và thiết bị trong suốt quá trình khoan, để đạt được điều đó chúng ta phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định an toàn sau đây:

3.4.1. Các công tác an toàn lao động Quy định chung với người lao động Quy định chung với người lao động

- Khi đến nơi sản xuất mọi người bắt buộc phải mặc trang phục bảo hộ lao động. - Tuân theo các quy định phòng cháy chữa cháy.

- Đến nơi sản xuất không ở tình trạng say xỉn.

- Biết cách sử dụng các dụng cụ phòng cháy chữa cháy.

Quy tắc khi làm việc trên công trình

- Không mang theo chất độc, chất dễ cháy, rượu bia… - Trong khi bay không được hút thuốc lá.

- Thắt đai an toàn, đeo phao lúc xuống và lên đều phải đi trước mũi máy bay.

Quy tắc phòng cháy chữa cháy trên công trình biển

- Chỉ được hút thuốc trên những nơi cho phép. - Không sử dụng dụng cụ điện không đúng chỗ.

- Khi có cháy sử dụng các hệ thống chữa cháy trên giàn. Hệ thống cứu hỏa bằng nước.

Hệ thống màn nước.

Hệ thống tín hiệu báo động

- Khi báo phải rời tín hiệu sẽ phát khi giàn không cứu chữa được 7 hồi chuông ngắn 2 đến 3 giây.

Phương tiện cứu sinh trên công trình biển

- Phương tiện cứu sinh cá nhân: áo phao hay phao tròn.

- Phương tiện cứu sinh tập thể: Các loại xuồng AT – 42; AT – 30.

Hệ thống kiểm tra điều khiển và phát tín hiệu trên công trình

- Hệ thống kiểm tra điều khiển và hệ thống phát tín hiệu trên công trình. - Hệ thống kiểm tra quá trình khoan và phối hợp địa vật lý và khoan.

Bảo vệ thiết bị đo điều kiện ngoại cảnh

Ngoài những sự an toàn trong sản xuất cần phải tính tới an toàn cho thiết bị, bảo vệ thiết bị khỏi tác động của ngoại cảnh như: thời tiết, nước biển. Các thiết bị cần được bọc phủ tránh sự ăn mòn của nước biển.

Sơ tán công nhiên khỏi công trường khi có sự cố

Khi ở giàn có sự cố mà phải sơ tán thì phải cần tập trung xuống xuồng cứu sinh theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy, không can thiệp hướng dẫn chỉ đạo của người lái xuồng.

3.4.2. Bảo vệ môi trường

Công tác khai thác, vận chuyển, chế biến có rất nhiều công đoạn có thể gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường tự nhiên. Trong công tác khai thác dầu khí và bảo vệ môi trường trong lòng đất có nhiệm vụ sau:

Tận thu tài nguyên không tái sinh

Hiện tại hệ số thu hồi rất thấp, khí còn lại trong lòng đất hoặc là không khai thác các vỉa nước ngầm khai thác được hoặc khai thác với giá thành khai thác cao. Vì vậy, cần phải có những biện pháp khai thác hữu hiệu trên cơ sở làm chắc các thông số của mỏ trước khi khai thác.

Bảo vệ nguyên trạng các tài nguyên khác

Ngoài dầu khí, khu vực khai thác còn có cần có các chế độ khai thác hợp lý để không làm ô nhiệm các vỉa nước ngọt và nước khoáng ở lân cận. Các tầng sản phẩm được cách ly trong suốt quá trình khai thác.

Khi sử dụng các tác nhân kích thích vỉa

Khi sử dụng hệ thống duy trì áp suất vỉa như bơm ép nước, các biện pháp khác đề phải tuân theo mọi quy định an toàn bảo vệ môi trường trong lòng đất. Nước biển đưa vào bơm ép phải xử lý đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng nước bơm ép, lượng nước biển phế thải cũng phải xử lý trước khi đổ ngược xuống biển. Công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường không thể thiếu được đối với nền công nghiệp nói chung và công nghiệp dầu khí nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể đưa ra các kết luận sau:

Lô 102-106 có cấu trúc địa chất phức tạp. Cấu tạo A nằm trong đới ngịch đảo Mioxen có dạng bẫy cấu trúc kề áp đứt gãy, có đặc điểm cấu trúc địa tầng rất thuận lợi cho việc hình thành các mỏ dầu khí.

Đá mẹ là các tập sét kết tuổi Oligoxen và Mioxen sớm: sét kết tuổi Oligoxen và sét kết tuổi Mioxen sớm giầu VCHC, chủ yếu kerogen loại III, có khả năng sinh khí. Đá chứa là cát kết Mioxen giữa, có độ rỗng và độ thấm từ trung bình đến tốt. Đá chắn chủ yếu là các sét, sét than Plioxen có chiều dày lớn, tầng chắn mang tính địa phương có chất lượng cao có thể chắn các tích tụ dầu khí, ngoài ra còn có tầng chắn Mioxen giữa là tầng chắn khu vực có diện phân bố rộng, có bề dày lớn và hàm lượng sét cao. Tác giả áp dụng phương pháp thể để tính trữ lượng khí tại chỗ cho cấu tao A với kết quả tính toán là 9.444,96*106 m3 khí.

Giếng khoan tìm kiếm A – 1X được thiết kế tới độ sâu 2420m để đánh giá tiềm năng khí của cấu tạo A đối tượng chính là vỉa cát kết Mioxen giữa và Mioxen dưới.

Với mục tiêu đó ta sẽ có thêm cở sở vững chắc để đánh giá tương đối trữ lượng, nếu có giá trị thương mại sẽ lập chương trình phát triển mỏ để đưa cấu tạo A vào khai thác.

KIẾN NGHỊ

Để đánh giá chính xác hơn tiềm năng dầu khí của cấu tạo A đề nghị thu nổ thêm các tuyến địa chấn 2D, 3D qua cấu tạo và nghiên cứu các tuyết địa chất đó một cách tỉ mỉ. Sau khi khoan mà phát hiện dầu khí ở đối tượng nghiên cứu thì tiếp tục tiến hành chính xác hóa cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí của cấu tạo để có thể tiến hành phát triển mỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Hiệp cùng các cộng tác viên Viện Dầu Khí (2007), Địa chất tài

nguyên dầu khí Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

[2]. GS Phan Từ Cơ, Bài giảng Vật Lý Vỉa Dầu Khí . [3]. THS Nguyễn Kim Long, Bài Giảng Mapinfo.

[4]. Trường ĐH Mỏ Địa Chất (2003), Bài Giảng Địa Chất Khai Thác Dầu Khí. [5]. TS Lê Văn Bình, Bài Giảng Địa Hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và thiết kế giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo A, thuộc lô 102 bể trầm tích Sông Hồng (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)