Dưới đây là các cơ sở chính để hình thành dự án đầu tư: Thịt bò là thực phẩm gia súc phổ biến trên thế giới, là một trong những loại thịtđược con người sử dụng nhiều nhất, cùng với thị
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÝ DO HÌNH THÀNH DỰ ÁN 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHÁP LÝ DỰ ÁN 6
1 Văn bản pháp lý của Việt Nam 6
2 Văn bản Pháp lý liên quan đến Công ty 7
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 8
I THỊ TRƯỜNG THỊT BÒ THẾ GIỚI NĂM 2014 8
1 Sản xuất và tiêu thụ 8
2 Xuất khẩu và nhập khẩu 9
II THỊ TRƯỜNG THỊT BÒ VIỆT NAM NĂM 2014 10
1 Số lượng đàn gia súc năm 2014 10
2 Sản lượng thịt gia súc năm 2014 10
3 Diễn biến giá thịt bò năm 2014 11
4 Nhập khẩu thịt bò năm 2014 11
III TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỊT BÒ NĂM 2015 12
1 Triển vọng thị trường thế giới 12
2 Triển vọng thị trường trong nước 12
CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU VÙNG DỰ ÁN 13
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 13
1 Vị trí địa lý 13
2 Địa hình 13
3 Thổ nhưỡng 13
4 Hiện trạng thảm thực vật, tài nguyên, khoáng sản 14
5 Khí hậu, thời tiết 14
6 Thủy văn 14
II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 15
1 Dân cư 15
2 Văn hóa – Xã hội 15
3 Kinh tế 15
III HIỆN TRẠNG VÙNG DỰ ÁN 15
CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ TỔNG QUAN DỰ ÁN 17
I GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ 17
II GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DỰ ÁN 17
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ 18
I TRỒNG CỎ 18
1 Chọn giống và nhân giống 18
2 Trồng cỏ 19
3 Thu hoạch 20
II NUÔI BÒ 21
1 Giống bò 21
2 Nhập và vận chuyển bò về Việt Nam 22
3 Chuồng trại nuôi bò 24
4 Vệ sinh 24
5 Phương pháp phối giống 24
6 Chăm sóc nuôi dưỡng 26
Trang 28 Kỹ thuật chăm sóc bò 29
9 Các loại bệnh truyền nhiễm thường gặp 30
CHƯƠNG VI: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN, MÁY MÓC THIẾT BỊ, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 33
I ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 33
1 Hệ thống chuồng trại 33
2 Khu vực chế biến thức ăn, kho, bãi 33
3 Khu vực nhà văn phòng, nhà nông trại 34
4 Hệ thống đường nội bộ trang trại và đường lô 35
5 Hệ thống tưới nước nhỏ giọt 35
II HỆ THỐNG ĐIỆN, NƯỚC, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 36
1 Hệ thống điện 36
2 Hệ thống nước 36
3 Hệ thống xử lý nước thải 37
4 Hệ thống PCCC 37
III ĐẦU TƯ MÁY MÓC THIẾT BỊ 40
IV KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 403
CHƯƠNG VII: SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG ÁN TIÊU THỤ 44
I SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 44
1 Sản phẩm chính 44
2 Sản phẩm phụ 44
II PHƯƠNG ÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM 44
1 Sản phẩm thịt bò hơi 44
2 Sản phẩm phân bò 45
CHƯƠNG VIII: TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG 46
I TỔ CHỨC SẢN XUẤT, QUẢN LÝ 46
1 Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 46
2 Mô hình tổ chức quản lý của công ty 47
II NHU CẦU VÀ PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 47
1 Lao động trực tiếp 47
2 Lao động gián tiếp 47
CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 49
I CÁC ẢNH HƯỞNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 49
1 Các chất thải phát sinh từ việc chăn nuôi bò 49
2 Nguyên tắc chung về xử lý chất thải chăn nuôi 50
3 Biên pháp xử lý chất thải chăn nuôi 50
CHƯƠNG X: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 53
I VỐN ĐẦU TƯ 53
1 Nhu cầu vốn đầu tư 53
2 Tiến độ đầu tư 53
3 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư 53
II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 55
1 Những căn cứ để tính hiệu quả của dự án 55
2 Kết quả sản xuất kinh doanh 57
3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội 57
CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ 59
I KẾT LUẬN 59
Trang 3II KIẾN NGHỊ 59
MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: Sản lượng thịt hơi năm 2007-2014 (nghìn tấn) 10
Bảng 2: Bảng tính chi phí cho 01 ha trồng cỏ 20
Bảng 3: Bảng tính thức ăn thô xanh hàng năm cho đàn bò của Công ty 29
Bảng 4: Định mức thức ăn cho một con bò/ngày 29
Bảng 5: Bảng tổng hợp các hạng mục xây dựng của dự án 39
Bảng 6: Bảng tổng hợp các máy móc thiết bị 43
Bảng 7: Bảng tổng hợp lao động gián tiếp 48
Bảng 8: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư 53
Bảng 9: Bảng tổng hợp tiến độ đầu tư 53
Bảng 10 : Bảng tổng hợp cơ cấu vốn đầu tư 54
Bảng 11: Bảng tổng hợp cơ cấu vốn lưu động 54
Bảng 12: Bảng tổng hợp cơ cấu vốn vay 54
Bảng 13: Bảng tổng hợp kinh doanh dự án 57
Bảng 14: Bảng kế hoạch trả nợ vay dự án 58
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Sản xuất và tiêu thụ thịt bò toàn cầu 2010 – 2014 8
Biểu đồ 2: Các quốc gia/khu vực sản xuất thịt bò lớn trên thế giới 9
Biểu đồ 3: Các quốc gia/khu vực tiêu thụ thịt bò lớn trên thế giới 9
Biểu đồ 4: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt bò lớn trên thế giới 9
Biểu đồ 5: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt bò lớn trên thế giới 9
Biểu đồ 6: Tỷ trọng số lượng bò cả nước phân theo vùng sinh thái 10
Biểu đồ 7: Diễn biến giá thịt bò tại một số tỉnh thành, năm 2013 - 2014 (đồng/kg) 11
MỤC LỤC HÌNH Hình 1: Cỏ Voi Pakchong 1 làm giống 18
Hình 2: Cỏ voi pakchong 1 công ty trồng 19
Hình 3: Quy cách trồng cỏ 19
Hình 4: Máy thu hoạch cỏ (Hình ảnh minh họa) 21
Hình 5: Bò cái và bê con Brahman (hình minh họa) 22
Hình 6: Tàu chở bò giống theo đường biển (hình minh họa) 23
Hình 7: Xe tải chở bò (hình minh họa) 23
Hình 8: Chuồng nuôi bò 2 dãy của công ty 24
Hình 9: Phối tinh nhân tạo cho bò 25
Trang 4Hình 11: Khu văn phòng (hình minh họa) 35
MỤC LỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Khu vực thực hiện dự án tại tỉnh Hà tĩnh 13
MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức và quản lý của Công ty 47
Sơ đồ 2: Mô hình hầm ủ Biogas cải tiến 51
Trang 5CHƯƠNG I: LÝ DO HÌNH THÀNH DỰ ÁN
Trước khi quyết định đầu tư Công ty đã tiến hành đánh giá tính khả thi về kinh tế,
xã hội của dự án căn cứ vào những tiềm năng và lợi thế sẵn có, cũng như nhu cầu thịtrường Dưới đây là các cơ sở chính để hình thành dự án đầu tư:
Thịt bò là thực phẩm gia súc phổ biến trên thế giới, là một trong những loại thịtđược con người sử dụng nhiều nhất, cùng với thịt lợn và thịt gà
Nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng, giá thịt bò cũng như giá con giống đangtăng lên nhanh chóng
Tỉnh Hà Tĩnh có các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn thuận lợi đểxây dựng vùng chuyên canh bò thịt
Công ty sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel để trồng cỏ nuôi bò, không phụthuộc vào thời tiết (cỏ là nguồn thức ăn chính của bò)
Công ty có đủ nguồn vốn để thực hiện dự án
Dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư, góp phần giải quyết việc làmcho người dân và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước
Trang 6CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHÁP LÝ DỰ ÁN
Luật Đầu Tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNViệt Nam, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2006;
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCNViệt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam, và luật số 32/2013/QH 13 ngày 19 tháng 06 năm 2013 về việcsửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 về việc hướng dẫn thihành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy địnhhướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008, sửa đổi số31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về Hướng dẫn Luậtthuế giá trị gia tăng;
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành luậtthuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng;
Nghị Định số 108/2006/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 22/09/2006 quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu Tư;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐ-CPngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Trang 7Công văn số 615/TY-KD ngày 20/04/2009 của Cục Thú Y hướng dẫn về thủ tụckiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnhđộng vật sống, sản phẩm động vật;
Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sảnđến năm 2020;
Thông tư 44/TT-BTC ngày 16/03/2012 của Bộ tài chính về việc ban hành Biểu thuếnhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự
do ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn 2012-2014;
Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và pháttriển bền vững;
Thông tư số 84/2011/TT-BTC ngày 16/06/2011, của Bộ Tài chính về việc hướngdẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 của chính phủ;
Thông tư 164/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính Ban hành biểu thuế xuấtkhẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách khuyếnkhích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thông;
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thihành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
Trang 8CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
I THỊ TRƯỜNG THỊT BÒ THẾ GIỚI NĂM 2014
Thịt bò hiện là một trong những mặt hàng thịt được tiêu thụ phổ biến trên thế giới,với 55-56 triệu tấn/năm, đứng sau thịt lợn (100 - 107 triệu tấn) và thịt gà (80 – 83 triệutấn) Thịt bò là một trong những mặt hàng thịt được tiêu thụ phổ biến trên thế giới, với55-56 triệu tấn/năm, đứng sau thịt lợn (100-107 triệu tấn) và thịt gà (80-83 triệu tấn).Theo USDA1, năm 2014 sản xuất và tiêu thụ thịt bò toàn thế giới chỉ gia tăng nhẹ sovới năm 2013 Cụ thể, sản lượng đạt 59,6 triệu tấn, tăng 0,27%, tiêu thụ đạt 57,8 triệu tấn,tăng 0,24% Sản lượng thịt bò tăng tại Ấn Độ (8%), Úc (6%) đủ bù đắp cho việc thu hẹptại quốc gia hàng đầu là Mỹ (-5,3%)
Biểu đồ 1: Sản xuất và tiêu thụ thịt bò toàn cầu 2010 – 2014
Nguồn: USDA
Hiện nay, Mỹ là quốc gia có sản lượng thịt bò lớn nhất và cũng là quốc gia tiêu thụthịt bò lớn nhất thế giới Năm 2014, sản lượng thịt bò tại Mỹ ước tính đạt 11,1 triệu tấn,chiếm 19% tổng sản lượng thịt bò toàn cầu Tiếp đến lần lượt là Braxin (9,9 triệu tấn,chiếm tỷ trọng 17%), EU (7,5 triệu tấn, 12%), Trung Quốc (6,5 triệu tấn, 11%), Ấn Độ(4,1 triệu tấn, 7%)…Về tiêu thụ, Mỹ đạt 11,2 triệu tấn (26% tổng tiêu thụ thế giới), tiếpđến là Braxin (8 triệu tấn, 18%), EU (7,6 triệu tấn, 17%), Trung Quốc (7 triệu tấn, 13%)
1
USDA: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Trang 9Biểu đồ 2: Các quốc gia/khu vực sản xuất
thịt bò lớn trên thế giới
Biểu đồ 3: Các quốc gia/khu vực tiêu thụ
thịt bò lớn trên thế giới
Nguồn: USDA
Mặc dù sản lượng ổn định nhưng xuất khẩu thịt bò toàn cầu đang có sự tăng trưởngnhanh do sự di chuyển hướng mạnh của các quốc gia xuất khẩu như Ấn Độ, Úc, NewZealand tới các thị trường tiềm năng tại Châu Á Năm 2014, xuất khẩu thịt bò toàn cầuđạt 9,8 triệu tấn, tăng 7,1% so với năm 2013
Nguồn cung cấp thịt bò chính của thế giới tập trung vào 4 quốc gia là Braxin (21%),
Ấn Độ (19%), Úc(18%), Mỹ (12%) Trong đó, Úc đã có sự vươn tới khu vực thị trườngchâu Á một cách mạnh mẽ Tại Việt Nam, tiêu dùng thịt bò nhập khẩu Úc cũng đang trởthành xu hướng mới
Về nhập khẩu, các thị trường lớn nhất là Mỹ (15%), Nga (10%), Nhật Bản (10%)…
Biểu đồ 4: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu
thịt bò lớn trên thế giới
Biểu đồ 5: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt bò lớn trên thế giới
Trang 10Nguồn: USDA
II THỊ TRƯỜNG THỊT BÒ VIỆT NAM NĂM 2014
Theo kết quả điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê tại thời điểm 01/10/2014đàn bò thịt cả nước có 5,24 triệu con, tăng 1,42% Đáng chú ý, diện tích đồng cỏ chăn thảgia súc có xu hướng thu hẹp, hiệu quả vẫn chưa cao
Chăn nuôi gia súc lấy thịt tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là bò thịt Phân theo vùngsinh thái, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tập trung chủ yếu lượng đàn bò
cả nước, chiếm tới hơn 40%
Biểu đồ 6: Tỷ trọng số lượng bò cả nước phân theo vùng sinh thái
Nguồn: USDA
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt khoảng86,9 nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2013; sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt khoảng
292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%
Bảng 1: Sản lượng thịt hơi năm 2007-2014 (nghìn tấn)
Trang 11Nguồn: Tổng cục Thống kê
Giá bò sống và giá thịt bò hơi nhìn chung không có sự đột biến trong suốt năm
2014 Tại Đông Nam Bộ, giá bò hơi duy trì ổn định ở mức 70.000 đồng/kg trong phầnlớn thời gian của năm, ngoại trừ các dịp lễ lớn Nguồn cung thịt bò trong năm 2014 nhìnchung đảm bảo, không bị thiếu hụt
Trên kênh bán lẻ, các sản phẩm thịt bò năm 2014 nhìn chung vẫn giữ mức giá cao,đặc biệt trong giai đoạn đầu của năm Theo tính toán dựa trên số liệu của AGROINFO,giá thịt bò đùi quý I/2014 trung bình ở mức 234.500 đồng/kg, mức giá ở quý II, III, IVcho thấy xu hướng tương đối ổn định
Biểu đồ 7: Diễn biến giá thịt bò tại một số tỉnh thành, năm 2013 - 2014 (đồng/kg)
Nguồn: AgroInfo
Theo Tổng cục Hải Quan, 11 tháng đầu năm 2014 các doanh nghiệp Việt Nam đãnhập khẩu 24,8 nghìn tấn thịt trâu bò, trị giá 73,8 triệu USD Nhập khẩu các loại thịt trênnhìn chung tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2013
Trang 12Bên cạnh đó, nhập khẩu trâu, bò sống Việt Nam trong 11 tháng đầu năm đạt 208,7nghìn con, trị giá gần 187 triệu USD, tăng mạnh 46,2 % về số lượng và 164,8% về trị giá
so với cùng kỳ
Về thị trường, Mỹ vẫn là đối tác nhập khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam trong 5 thángđầu năm 2014, với trị giá đạt 28,17 triệu USD, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.Tiếp đến là Ấn Độ, với trị giá đạt 26,8 triệu USD, tăng 58,3% so với cùng kỳ Các thịtrường cung cấp thịt đáng chú ý khác gồm: Braxin (10,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12%),
Úc (9,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 10%) và Hàn Quốc (3,96 triệu USD, chiếm tỷ trọng4%)
III TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỊT BÒ NĂM 2015
Theo USDA, sản lượng thịt bò toàn cầu năm 2015 dự báo giảm nhẹ 1,4% từ mức59,6 triệu tấn năm 2014 xuống còn 58,7 triệu tấn Sản lượng thịt bò tại Châu Âu sẽ vẫnduy trì, trong khi Mỹ và Trung Quốc giảm nhẹ Dự báo Mỹ vẫn là quốc gia có sản lượngthịt bò lớn nhất thế giới, với 10,9 triệu tấn (giảm 0,2 triệu tấn so với 2014); tiếp đến làBraxin 10,2 triệu tấn (tăng 0,3 triệu tấn); EU 7,5 triệu tấn (giữ nguyên); Trung Quốc 6,4triệu tấn (giảm 0,1 triệu tấn)…Về tiêu thụ, năm 2015 dự báo giảm 1,6% từ mức 57,8 triệutấn năm 2014 xuống còn 56,9 triệu tấn Các quốc gia tiêu thụ thịt bò lớn nhất thế giới dựbáo là Mỹ (10,9 triệu tấn); Braxin (8,1 triệu tấn); EU (7,6 triệu tấn); Trung Quốc (6,9triệu tấn)
2 Triển vọng thị trường trong nước
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm và Nông nghiệp của Mỹ(FAPRI) khi nghiên cứu tình hình chăn nuôi của các nước trên thế giới, số lượng đàn trâu
bò của Việt Nam năm 2015 sẽ vào khoảng 8 triệu con, tăng 0,2 triệu con so với mức 7,8triệu con năm 2014 Sản lượng thịt trâu, bò sẽ đạt khoảng 285 nghìn tấn, tăng 8 nghìn tấn
so với năm 2014 Tiêu thụ thịt trâu, bò sẽ vào khoảng 308 nghìn tấn, tăng 8 nghìn tấn.FAPRI dự báo Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều thịt trâu bò hơn trong năm 2015, vàokhoảng 23 nghìn tấn, tăng 4 nghìn tấn so với năm 2014
Trang 13CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU VÙNG DỰ ÁN
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50''đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106030'20'' kinh độ Đông Hà Tĩnh có diệntích tự nhiên là 599.782,26 ha (chiếm 1,81% diện tích cả nước và là tỉnh có diện tíchđứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố cả nước)
Ranh giới hành chính của tỉnh, như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Namgiáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dânchủ nhân dân Lào
Bản đồ 1: Khu vực thực hiện dự án tại tỉnh Hà tĩnh.
Trang 14Hà tĩnh có 9 nhóm đất chính: đất cát, đất mặn, đất phèn mặn, nhóm đất phù sa, đấtbạc màu, nhóm đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất dốc tu, đất sói mòn trơ sỏi đá.Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm khoảng 51,6% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Đất trong khu vực chủ yếu là đất sét pha cát, một số nơi có đá lẫn, tầng đất canh tácdày khoảng 40cm Ngoài ra, cục bộ trong khu vực có một ít đá nổi bề mặt và đất chưaphong hóa hoàn chỉnh
Các khu vực của dự án nằm trong khu vực gồm có đất trồng keo, trồng cao su,thông và một ít diện tích đất hoa màu của dân
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậumiền Bắc có mùa Đông lạnh Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địaTrung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa Đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với cáctỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt (1 mùa lạnh và 1 mùa nóng) Nhiệt độ bìnhquân ở Hà Tĩnh thường cao Nhiệt độ không khí vào mùa Đông chênh lệch thấp hơn mùaHè
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này nóng, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợtgió Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 40°C; khoảng cuối tháng 7 đếntháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưalớn nhất đạt 500 mm/ngày đêm Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa nàychủ yếu có gió mùa Đông Bắc kèm theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới
7°C
Nhiệt độ trung bình năm của Hà Tĩnh vào khoảng 23,60°C - 24,60°C Biên độ giaođộng ngày đêm của nhiệt độ vào khoảng 6,20°C Số giờ nắng trung bình năm vào khoảng1.800 giờ
Lượng mây trung bình năm vào khoảng 70-80%
Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2.000 2.700 mm, số ngày mưa từ 140
Trang 15IV ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
Dân số Hà Tĩnh (2013) là 1.255.100 người, có 12 đơn vị hành chính cấp huyện,gồm: thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện (Nghi Xuân, Đức Thọ, HươngSơn, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh); có 262đơn vị hành chính cấp xã (gồm 235 xã, 15 phường và 12 thị trấn) Thành phố Hà Tĩnh làtrung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; nằm cách Hà Nội 341km và cách thành phốVinh của tỉnh Nghệ An 50 km về phía Bắc theo quốc lộ 1A
Giáo dục: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11/11 huyện thị
với 260 phường xã Số học sinh phổ thông năm 2001-2002 là 363.235 học sinh.Trong đó:Tiểu học là 183.251 học sinh, trung học cơ sở là 134.864 học sinh, trung học phổ thông là45.120 học sinh Số giáo viên năm học 1999-2000 là 13.169 người Trong đó: Tiểu học là3.339 người, trung học cơ sở là 5.280 người, trung học phổ thông là 1.550 người
Y tế: Tính đến tháng 06/2011, toàn Ngành Y tế có 4.666 người, trong đó: Bác sỹ
707, Dược sỹ đại học 23, đạt 5,6 Bác Sỹ và 0,18 Dược Sỹ trên 1 vạn dân (trong đó 173 xã
có Bác Sỹ, đạt tỷ lệ 66%)
Giao thông vận tải: Hà tĩnh có đường quốc lộ 1A chạy qua 27 tuyến đường của
tỉnh lộ với tổng chiều dài 383 km, nếu tính cả giao thông nông thôn thì tổng chiều dàiđường bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km
Thông tin liên lạc: Hệ thống dịch vụ viễn thông đã đi đến các huyện và các khu
vực chính của tỉnh Tại vùng dự án, có thể dễ dàng sử dụng điện thoại di động và dịch vụinternet tốc độ cao
Điện: Hiện nay, đường điện lưới quốc gia đã kéo tới các thôn buôn trong xã, phục
vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương
Nước: Sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố,
Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái, tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sứcchứa 13 tỷ m³, ngoài ra còn có các hồ: hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ TrạiTiểu, Đập Đồng Quốc Cổ Đạm ước tính 600 triệu m³
Hiện trạng đất đầu tư: Khu vực thực hiện dự án nằm gần trục đường Quốc lộ 1A.
Khu đất thực hiện dự án gồm có đất trồng keo, trồng cao su, thông và một ít diện tích đấthoa màu của dân
Trang 16Về giao thông: Khu vực thực hiện dự án đã có hệ thống giao thông, bao gồm các
trục đường chính cấp phối (sẵn có) Khi thiết kế xây dựng vùng dự án, Công ty sẽ tiếnhành làm mới các trục đường chính (cấp phối, rộng 8m), và các đường bao lô xungquanh cánh đồng cỏ để thuận tiện cho việc bón phân, chăm sóc cũng như để vận chuyểnsản phẩm của Công ty
Về hạ tầng điện nước: Hiện nay khu vực dự án có hệ thống điện 3 pha
Khu vực dự án nằm gần hồ Kẻ Gỗ, hồ Thượng Ty hiện đang cung cấp nước cho sảnxuất nông nghiệp trong vùng Ngoài ra trong khu vực này còn có hệ thống các khe suối
có thể cung cấp nước phục vụ dự án
Trang 17CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ TỔNG QUAN DỰ ÁN
Chủ Đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI BÌNH HÀ
Giấy ĐKKD: 3001905582
Vốn điều lệ: 200.000.000.000vnđ (Hai trăm tỉ đồng)
Địa chỉ: 88 Phan Đình Phùng, P Tân Giang, Tp Hà Tĩnh
Điện thoại:
Ngành nghề chính:
- Chăn nuôi trâu, bò
- Hoạt động dịch vụ trồng trọt
- Hoạt động dịch vụ chăn nuôi
II GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DỰ ÁN
Tên dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống tỉnh Hà Tĩnh
Địa điểm thực hiện: Xã Cẩm Quan huyện Cẩm Xuyên 477,41 ha Xã Kỳ Hợp và
Kỳ Tây thuộc huyện Kỳ Anh 473,00 ha
Quỹ đất của dự án: 950,41 ha, trong đó diện tích xin chuyển đổi sang trồng cỏ, nuôi
bò khoảng 816,55 ha và 133,86 ha đất xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Hình thức sử dụng đất: Công ty được UBND tỉnh Hà Tĩnh cho thuê đất dài hạn
Trang 18CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ
rễ dài nhất tới 5m, mọc tập trung Đường kính thân 2-3cm, lớn nhất 4cm, chống gió tốt, làcây chống xói mòn có hiệu quả, cũng là một loại cây lý tưởng trồng trên đất có độ dốccao, kể cả đất có độ dốc trên 250
Cỏ voi Pakchong 1 thích hợp với nhiều loại đất Thời gian lưu gốc được 8-10 năm
Trang 192 Trồng cỏ
a) Quy trình trồng cỏ
Hiện tại công ty áp dụng quy trình trồng cỏ như sau: Khai hoang cày 4 chảo lần 1
cày 4 chảo lần 2 nhặt cành sau cày bừa 24 chảo lần 1 bừa 24 chảo lần 2 rạchhàng rải ống, rải phân trồng cỏ
Hình 2: Cỏ voi pakchong 1 công ty trồng
a) Khoảng cách và mật độ trồng
Trồng hàng đôi, hàng cách hàng 50cm, khoảng cách giữa 02 hàng đôi tính từ timhàng là 2 m, cỏ có thể trồng bằng máy hoặc thủ công, khoảng cách giữa 02 hom là 30 cm,mỗi hom dài 30 cm và có 4 mắt, hom được cắm nghiêng 1 góc 45 độ
Hình 3: Quy cách trồng cỏ
b) Bón phân, làm cỏ và tưới nước:
Bón phân: Bón lót trong khi ta cày đất lần 2, có thể bón phân chuồng, hữu cơ hoặc
phân DAP(18-46-0) Trong dự án này, Công ty bón phân DAP với khối lượng là225kg/ha Sau khi trồng 15-20 ngày tiến hành bón thêm Ure (46-0-0) cho cây tỷ lệ 60kg/
ha Sau mỗi lần thu hoạch và sau khi làm cỏ dại xong tiến hành bón Ure (46-0-0) tỷ lệ60kg/ha
Trang 20Mỗi năm tiến hành bón hợp chất NPK 1 lần sau lần thu hoạch cuối của năm.
Sau khi có đàn bò Công ty sẽ sử dụng phân bò để bón bổ sung cho đồng cỏ
Làm cỏ: Sau khi trồng hoặc sau khi thu hoạch tiến hành làm cỏ dại cho cây 1 lần.
Làm cỏ dại bằng phương pháp phun thuốc, hoặc dùng máy xới
Tưới nước: Công ty sử dụng biện pháp tưới nước nhỏ giọt Israel cho toàn bộ diện
tích trồng cỏ của công ty Lắp hệ thống tưới nhỏ giọt song song với quá trình trồng cỏ, đường ống tưới nước nhỏ giọt sẽ được chôn ngầm dưới đất, nằm giữa hàng đôi và cách mỗi hàng cỏ 25cm Khoảng cách giữa 2 lần tưới vào mùa nắng là 10 ngày
STT Chi phí 1 ha cỏ (Ngàn đồng/ha) Đơn giá Số năm phân bổ Giá trị phân bổ 1 năm
I Chi phí làm đất và trồng cỏ (1-9) 104.666 7 11.479
1 Khai hoang 13.500 20 675
2 Làm đường 2.700 20 135
3 Cày 4 chảo và bừa 860 5 172
4 Nhặt cành, nhặt rễ 886 5 177
5 Cỏ giống 12.600 5 2.520 6 Chi phí trồng cỏ (máy + nhân công) 8.000 5 1.600 7 Hào, hàng rào 2.470 5 494
8 Hệ thống tưới nhỏ giọt 33.650 8 4.206
9 Chi phí đền bù liên quan đến đất 30.000 20 1.500
1 Thuốc diệt cỏ 4.500 1 4.500
2 Vôi 1.410 1 1.410
3 Phân bón 21.666 1 21.666
4 Nhân công bón phân 3.900 1 3.900
5 Nhân công phun thuốc, làm cỏ 3.600 1 3.600
6 Nhân công bón vôi 5.700 1 5.700
7 Chi phí quản lý nông trường 4.400 1 4.400
8 Xăng dầu phục vụ nông nghiệp 11.100 1 11.100
9 Vận chuyển (xăng dầu + nhân công) 7.336 1 7.336
10 Dự phòng phí (5%*(1+9)) 3.181 1 3.181
Chi phí mỗi kg cỏ hàng năm (ngàn
Bảng 2: Bảng tính chi phí cho 01 ha trồng cỏ
Sau khi trồng 60 ngày có thể thu hoạch cỏ Mỗi năm thu hoạch cỏ được 6 lần, công
ty sử dụng máy thu hoạch để thu hoạch cỏ
Thu hoạch cỏ lúc 60 ngày tuổi sẽ cho hàm lượng Protein phù hợp với việc nuôi bò thịt là 14% Cỏ khi thu hoạch, cây cao khoảng 160-200cm, khi cắt cỏ thì cắt cách mặt đất
Trang 2110cm, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến tái sinh, tránh cắt vào ngày mưa vì
dễ gây sâu bệnh Năng suất cỏ 200 tấn/ha
Hình 4: Máy thu hoạch cỏ (Hình ảnh minh họa)
II NUÔI BÒ
Công ty sẽ tiến hành nhập loại bò giống Brahman.
Ðặc điểm: Màu trắng, xám nhạt, đỏ, đen hoặc trắng đốm đen, con đực trưởng thànhmàu lông sậm hơn con cái Lông cổ, vai, đùi, hông sậm màu hơn các vùng khác Ở Úc,người dân nuôi bò Brahman màu trắng là chủ yếu để sản xuất thịt, còn các nước Châu Álại chuộng nuôi Brahman màu đỏ
- Là giống lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát triển
- Trọng lượng bê sơ sinh: 20 – 30 kg
- Trọng lượng bê 6 tháng tuổi: 120 - 150 kg
- Bò đực trưởng thành: 700 - 1000 kg
- Bò cái trưởng thành: 450 - 600 kg
- Tốc độ tăng trưởng nhanh: 650 – 800 gram/ngày
- Giai đoạn vỗ béo bò tăng trưởng: 1,2 – 1,5 kg/ngày
- Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 12 - 14 tháng
- Ðộng đực lần đầu: 15 -18 tháng tuổi
- Tính mắn đẻ, dẽ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi
- Kháng ve, ký sinh trùng đường máu, không mắc các bệnh về mắt, móng
Trang 22Bò Brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn Khả năngsinh sản, sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như vùng đồng cỏkhô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất Việc đầu tư chăm sóc ở mức tốithiểu
Hình 5: Bò cái và bê con Brahman (hình minh họa)
Công ty dự kiến nhập bò từ nước Úc, những năm đầu công ty sẽ nhập đồng thời bòcái mang thai để sinh sản và bê con để nuôi vỗ béo Những năm tiếp theo công ty sẽ tựphối giống để chủ động nguồn bê con nuôi vỗ béo
Điều kiện để nhập bò vỗ béo từ Úc:
Để đủ điều kiện nhập bò vỗ béo từ Úc Công ty phải tuân thủ các quy định liên quan
có trong Hệ thống đảm bảo chuỗi cung ứng của nhà xuất khẩu, viết tắt là ESCAS(Exporter Supply Chain Assurance System) do chính phủ Úc áp dụng
ESCAS là 1 hệ thống đảm bảo dựa trên 4 nguyên tắc:
- Quyền lợi động vật: Việc xử lý và giết mổ động vật phải đáp ứng với các khuyếnnghị của Tổ chức thú ý thế giới (OIE)
- Kiểm soát thông qua chuỗi cung ứng: Nhà xuất khẩu phải kiểm soát tất cả chuỗicung ứng từ khâu vận chuyển đến khâu chăn nuôi và giết mổ
- Truy xuất nguồn gốc động vật thông qua chuỗi cung ứng
- Kiểm tra độc lập: các chuỗi cung ứng của nước nhập khẩu được kiểm tra độc lập.Tóm lại, để nhập khẩu bò vỗ béo từ một nhà xuất khẩu của Úc Công ty và các đốitác tham gia trong chuỗi cung ứng phải tuân thủ các quy định đề ra, việc tuân thủ/khôngtuân thủ sẽ do một tổ chức độc lập của Úc đánh giá Từ báo cáo ban đầu của kiểm traviên độc lập, Chính phủ Úc sẽ quyết định cấp/không cấp giấy phép xuất khẩu cho nhàxuất khẩu Sau khi được cấp giấy phép xuất khẩu tất cả các quá trình từ khâu vận chuyển,đưa bò lên, xuống tàu cho đến khâu vận chuyển bò về trang trại, quá trình nuôi vỗ béo,cho đến khâu giết mổ cuối cùng sẽ luôn được Chính phủ Úc giám sát thông qua các kênhthông tin từ một bên thứ ba Nếu như công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng vi
Trang 23phạm các quy định bắt buộc và không có biện pháp khắc phục kịp thời thì Chính phủ Úc
có quyền tước giấy phép xuất khẩu của nhà cung cấp bò hoặc kiện các công ty nêu viphạm các quyền lợi động vật được Tổ chức thú ý thế giới quy định
Một minh chứng cho điều này là Indonexia, đầu năm 2014 Chính phủ Úc đã bỏ lệnhcấm các nhà cung ứng xuất khẩu bò sang Indonexia sau hơn 6 năm nước này bị cấm vìcác vi phạm liên quan đến các quy định trong ESCAS
Phương thức vận chuyển:
Vận chuyển bò nhập theo đường biển, mỗi chuyến tàu biển dự kiến sẽ chuyển được2.500 con đến 4.000 con (tàu nhỏ) và 15.000 con đến 20.000 con (tàu lớn) Sau khi tàucập bến đội vận tải của Công ty sẽ tiến hành vận chuyển bò về trang trại chăn nuôi
Hình 6: Tàu chở bò giống theo đường biển (hình minh họa)
Cảng nhập tại Việt Nam:
Cảng nhập tại Việt Nam là cảng biển Vũng Án Sau khi tàu nhập cảng, bò sẽ đượcđưa xuống tàu và lên xe để chuyển đến các trang trại chăn nuôi của Công ty Do vấn đề
về tải trọng được quy định theo luật an toàn giao thông, và tùy thuộc vào kích cỡ thùng
xe, mỗi xe có thể chở tối đa khoảng 25 bê thịt 280kg
Trang 24Hình 7: Xe tải chở bò (hình minh họa)
Giá nhập bò:
Bò thịt cái tơ: Giá 01 con bò thịt cái tơ nhập từ Úc về đến trang trại của Công ty là
25.494 ngàn đồng (Hai mươi lăm triệu, bốn trăm chín bốn ngàn đồng); đơn giá trên đã
bao gồm chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển…
Bò đực giống (5% bò sinh sản): Giá 01 con bò đực giống nhập từ Úc về đến trang
trại của Công ty là 82.200 ngàn đồng (Tám mươi hai triệu, hai trăm ngàn đồng); đơn giátrên đã bao gồm chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển…
Bò thịt 280 kg: Giá 01 con bò thịt 280kg nhập từ Úc về đến trang trại của Công ty
là 20.411 ngàn đồng (Hai mươi triệu, bốn trăm mười một ngàn đồng); đơn giá trên đã
bao gồm chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển…
Công ty sẽ xây loại chuồng bò 2 dãy đối xứng nhau, có lối đi bỏ thức ăn ở giữa Máichuồng được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp, hai bên có sân phơi nắng, tùy vào vị tríđất xây dựng chuồng bò, công ty có thể bố trí sân phơi nắng rộng hoặc nhỏ cho phù hợpvới lô đất (Quy cách xây dựng chuồng được mô tả chi tiết ở phần xây dựng)
Hình 8: Chuồng nuôi bò 2 dãy của công ty
Vệ sinh là điều quan trọng nhất trong chăn nuôi bò thịt Một môi trường sạch sẽ làmhạn chế tối đa sự phát triển các loại vi khuẩn, nấm men, nấm mốc có ảnh hưởng xấu đếnsức khỏe của bò Vì vậy, hàng ngày nền chuồng phải được rửa sạch, cung cấp đầy đủnước sạch kết hợp với các loại hóa chất tẩy rửa và sát trùng, sử dụng các loại bàn chảithích hợp sẽ dẫn đến kết quả tốt trong các biện pháp làm vệ sinh
Trang 255 Phương pháp phối giống
a) Phương pháp phối giống trực tiếp:
Bò đực giống được nuôi cùng với bò cái sinh sản với tỷ lệ 5%, một con bò đực sẽnhảy phối giống khoảng 20 con bò cái Khi bò cái có dấu hiệu động dục, con bò đực sẽnhảy phối giống với con bò cái Trong dự án này, Công ty sẽ nhập 2.250 (trong đó nămđầu nhập 500 con và năm thứ hai nhập 1.750 con) con bò đực (tương ứng 5% bò cái sinhsản) về để làm nhiệm vụ phối giống
b) Gieo tinh nhân tạo:
Phương pháp này sử dụng tinh các bò đực đã được chọn lọc dưới dạng tinh viênhoặc tinh cọng rạ2 để phối cho bò cái Ưu điểm của phương pháp này là tạo được bò lai
có phẩm chất cao từ các bò đực đã được kiểm tra, ngăn ngừa hiện tượng đồng huyết,giảm lây lan các bệnh truyền nhiễm
Có 2 phương pháp thụ tinh nhân tạo: thụ tinh có phân biệt giới tính và thụ tinhthường Đàn bò sau khi được thụ tinh nhân tạo có phân biệt giới tính sẽ cho tỷ lệ giới tínhtheo mong muốn đạt 90%
Hình 9: Phối tinh nhân tạo cho bò
c) Động dục ở bò cái:
Động dục (hay còn gọi là lên giống) là thời điểm bộ máy sinh dục của bò cái sẵnsàng để tiếp nhận tinh trùng, rụng trứng và mang thai Chu kỳ động dục của bò từ 18 -21ngày Thời gian động dục của bò thường kéo dài 24 -48 giờ (bao gồm 3 giai đoạn trướcđộng dục, động dục và sau động dục) Khi động dục, bò cái có một số biểu hiện như: bỏ
ăn, hụ rống, nhớn nhác, nhảy chồm lên lưng bò khác hoặc để bò khác nhảy lên lưng, âm
hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn Việc phát hiện bò động dục rất quan trọng, đặc biệt là khi
áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo
2
: Cọng rạ đóng tinh, có kích thước 0,25 - 0,5cc dùng để đóng tinh đông lạnh bò
Trang 26d) Thời điểm phối giống:
Thời điểm phối giống thích hợp đóng vai trò rất quan trọng để bò cái có thể thụthai, nhất là đối với phương pháp gieo tinh nhân tạo Sau khi kết thúc động dục 10 -12giờ, trứng rụng và chỉ sống được 6-10 giờ Tinh trùng có thể sống được 12 -18 giờ trong
cổ tử cung Dựa vào thời gian sống của trứng và tinh trùng, ta nên phối giống cho bò 2lần (phối kép) để tăng khả năng thụ thai ở bò: phối lần 1 sau khi phát hiện động dục 6 giờ
và lần thứ 2 nhắc lại sau đó 12 giờ
e) Mang thai:
Sự thụ tinh diễn ra tại phần trên của ống dẫn trứng Noãn bào của bò cái và tinhtrùng kết hợp hình thành trứng, sau năm ngày phôi phát triển và di chuyển xuống tử cung,định vị và tiếp tục phát triển thành thai (từ ngày thứ 45 sau khi thụ tinh) Thời gian mangthai của bò kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (từ 276 đến 295 ngày)
Sau khi gieo tinh 21 ngày có thể xác định bò có thụ thai hay không bằng biện phápkiểm tra lượng progesteron trong máu Phương pháp này chỉ có thể được thực hiện ởphòng thí nghiệm Phương pháp chẩn đoán mang thai phổ biến nhất là khám thai qua trựctràng Phương pháp này được thực hiện ở tháng thứ ba (có thể khám ở tháng thứ hai,nhưng để an toàn cho sự mang thai thì nên khám ở tháng thứ 3)
f) Sinh đẻ:
Đội ngũ thú ý cần phải ghi nhớ thời gian mang thai của bò để chuẩn bị khi bò đếnthời kỳ sinh đẻ Cần phải chuẩn bị nơi cho bò đẻ sạch sẽ, rộng rãi, kín gió và dụng cụ cầnthiết, dây (dùng để kéo bê khi cần thiết) Nơi bò đẻ, các dụng cụ phải được sát trùng sạchsẽ
a) Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng
Chất xơ: Các loại thức ăn cung cấp chất xơ chủ yếu là các loại cỏ, rơm, các loại
phụ phế phẩm nông nghiệp
Chất bột đường: Chất bột đường rất quan trọng trong trao đổi chất và cân bằng
năng lượng, chất bột đường cung cấp năng lượng cho bò Các chất bột đường chủ yếu làcác tinh bột, đường Các loại thức ăn cung cấp chất bột đường chủ yếu là các loại hạt , củquả, rỉ mật…Cần bổ sung chất bột đường cho bò trong các tháng thiếu thức ăn hoặc bò
đẻ, bê đang lớn và nhất là thời kỳ sinh trưởng phát dục
b) Chất dinh dưỡng cung cấp đạm (protein)
Chất đạm rất cần thiết cho cơ thể bò Nó là thành phần chính cấu tạo nên cơ thể, cácenzym, các hormone…Nếu thiếu đạm, bò sẽ ngừng tăng trưởng, sụt cân, lông xù, rối loạncác chức năng sinh lý Bò cái sẽ chậm động dục, dẫn tới không động dục, sức đề khángđối với bệnh tật kém, dẫn tới tử vong
c) Chất dinh dưỡng cung cấp chất béo
Trang 27Nhu cầu về chất béo ở bò không cao Chất béo có thể được sử dụng để cung cấpnăng lượng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của kỳ tiết sữa, khi mà năng lượng trong khẩuphần phải cao để cung cấp đầy đủ cho bò.
d) Chất dinh dưỡng cung cấp chất khoáng
Chất khoáng cần cho việc tạo xương, duy trì sức khỏe và giúp trao đổi chất Nếuthiếu chất khoáng bò sẽ còi cọc, chậm lớn Bổ sung khoáng cho bò thịt bằng các loại bộtxương, bột sò và các loại premix
e) Chất dinh dưỡng cung cấp Vitamin
Tuy nhu cầu Vitamin của bò thấp nhưng thiếu nó thì trao đổi chất ngưng trệ và bòkhông phát triển được Thường thì bò có thể bị thiếu các Vitamin A, D, E Các loạiVitamin khác, thì hệ thống vi sinh vật dạ cỏ có thể tổng hợp được, đủ cho nhu cầu của bò.Đối với bê, do hệ thống vi sinh vật dạ cỏ chưa hoàn chỉnh nên đôi khi cũng cần bổ sung
f) Nước uống
Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng trong quá trình trao đổi chất Nước còngiúp điều hòa thân nhiệt, nâng cao sản lượng chăn nuôi Ngoài ra, nếu bò thiếu nước hiệntượng nhai lại sẽ không xảy ra, cho nên cần thiết cho bò uống đủ nước, tốt nhất là khi nào
bò khát nước thì được cung cấp nước uống dễ dàng Cung cấp đầy đủ nước uống sạchcho bò thịt là rất quan trọng Bình quân một bò nuôi lấy thịt có thể tiêu thụ 60 lít nướcmỗi ngày
sử dụng thức ăn Loại thức ăn TMR tốt với nhiều quy mô chăn nuôi nhưng đặc biệt phùhợp với quy mô chăn nuôi tập trung, công nghiệp hóa Giảm lao động thủ công, tăngnăng suất lao động do tăng cơ giới hóa, từ đó tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi
Trang 28Công ty chia bò thịt làm 02 nhóm chính: Nhóm sinh sản và nhóm bò vỗ béo để cókhẩu phần ăn thích hợp Thiết kế đường nội bộ để dễ di chuyển ghép bò vào từng nhómkhông gây stress TMR sản xuất sử dụng trong ngày, khó tồn trữ được lâu vì dễ lên men,
bị hư Lao động phải có trình độ kỹ thuật, quản lý như: sử dụng vi tính, thiết bị chuyêndùng, tính toán khẩu phần… để có thể kiểm soát, phát hiện và điều chỉnh kịp thời nhữngsai sót
Quy trình công nghệ sản xuất TMR:
Bước 1: Phân loại thức ăn tinh, bổ sung
Bước 2: Sơ chế các loại thức ăn thô (cắt nhỏ thức ăn thô xanh, nghiền bột các thức ănthô khô)
Bước 3: Xây dựng khẩu phần cho từng nhóm bò (thường sử dụng chương trình lập trênphần mềm vi tính)
Bước 4: Phối trộn bằng máy
Bước 5: Dùng máy rải thức ăn cho từng nhóm bò
Hai loại thức ăn chính Công ty sử dụng là:
- Thức ăn thô xanh: cỏ voi packchong 1 do công ty trồng
- Thức ăn tinh: Bả đậu nành, ngô, rỉ mật, mì lát …
Trang 29Hình 10: Thức ăn tinh từ bắp, cọ dầu và mía (từ trái sang phải)
Thức ăn thô xanh: Công ty trồng cỏ voi packchong với diện tích 4.404 ha với
năng suất dự kiến là 200 tấn/ha, sản lượng cỏ hàng năm của công ty là khoảng 880.800tấn/năm có thể đáp ứng đầy đủ nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò hàng năm
1 Tổng cộng các loại bò 15,806 46,919 48,633 58,691 62,702
Bò mang thai 1,891 8,498 9,258 12,818 12,754
Bê 0-1 tuổi 1,706 7,669 8,355 11,568 11,510
Bò bán thịt 12,040 30,198 30,737 33,836 38,122
Bò chết trong kỳ + vô sinh 170 553 284 468 316
2 Khối lượng thức ăn cỏ (tấn) 43,895 145,416 153,405 193,645 202,136
Bò mang thai 13,612 61,184 66,655 92,289 91,828
Bê 0-1 tuổi 4,095 18,406 20,052 27,764 27,625
Bò bán thịt 26,005 65,228 66,392 73,086 82,343
Bò chết trong kỳ + vô sinh 184 598 307 506 341
3 Khối lượng cỏ công ty trồng (tấn) 264,240 880,800 880,800 880,800 880,800
4 Khối lượng cỏ phải nhập ngoài (tấn) - 2,961,551 (220,345) (735,384) (727,395) (687,155) (678,664)
Đơn giá cỏ công ty trồng 0.33 0.33 0.33 0.33 0.33
Bảng 3: Bảng tính thức ăn thô xanh hàng năm cho đàn bò của Công ty
Thức ăn tinh: ngoài thức ăn thô xanh, hàng ngày bò cần cung cấp các loại thức
ăn tinh như: bả đậu nành, mì lát, mật rỉ, đọt mía, ure, bả mì… Đối với các loại thức ănnày Công ty sẽ tiến hành ký các hợp đồng mua thức ăn với các đối tác trong và ngoàinước
Bò sinh ra nuôi lớn ĐVT
Bảng 4: Định mức thức ăn cho một con bò/ngày
Trong kỹ thuật nuôi bò lấy thịt theo mô hình trang trại thì ngoài những kỹ thuậtchăm sóc cơ bản, điều quan trọng nhất là cung cấp đầy đủ lượng, hàm lượng thức ăn vànước uống cho bò đúng giờ và theo từng loại bò