1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Hướng dẫn học sinh luyện tập phép tu từ so sánh trong Tập làm văn miêu tả lớp 4, 5

33 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 273 KB

Nội dung

viên chưa nắm được bản chất của PTTSS; Chưa có những hiểu biết cơ bản về lí thuyếtcủa thể loại văn miêu tả, chưa có cái nhìn tổng quan về kết cấu trong từng dạng bài tập đểhình thành kiế

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

"HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP PHÉP TU TỪ SO SÁNH

TRONG TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ LỚP 4, 5"

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong đời sống hàng ngày, khi giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh,

có lẽ không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh

So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối

tượng khác nhau của thực tế khách quan- có nét giống nhau nào đó nhưng không hoàntoàn đồng nhất nhằm diễn tả một cách hình ảnh và đem đến lối tri giác mới mẻ về đốitượng Với khả năng tạo hình- biểu cảm, phép tu từ so sánh (PTTSS)được sử dụng phổbiến trong văn miêu tả, giúp biểu đạt đối tượng một cách vừa chân thực, cụ thể và vừa cóchiều sâu Nhờ thể hiện sự nhận thức, sự thụ cảm riêng của người viết, bài văn miêu tả cóđược nét tinh tế, độc đáo và có phong cách riêng

Ở tiểu học, ngay từ lớp 2 học sinh đã được làm quen với thể loại văn miêu tả thông

qua việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi Lên các lớp 3, 4, 5 thì nội dung này lại được cụthể hơn và yêu cầu cũng cao hơn Bên cạnh đó, ở lớp 3 - SGK Tiếng Việt đã giới thiệu sơ

bộ về phép tu từ so sánh nhưng chưa đi sâu về lý thuyết của phép tu từ so sánh mà chỉhình thành những hiểu biết và kỹ năng ban đầu về so sánh thông qua hệ thống các bài tậpthực hành So sánh được xem là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm, gợi ranhững hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho con người Qua

đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những hình ảnh thơ văn đồng thờigiúp học sinh vận dụng phép tu từ so sánh vào quan sát các sự vật, hiện tượng và conngười xung quanh các em Từ đó, giúp học sinh thể hiện vào các bài văn miêu tả được tốthơn, sâu sắc hơn và sinh động hơn

Thế nhưng, trong thực tế, cả giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việcvận dụng phép tu từ so sánh vào dạy và học văn miêu tả Nguyên nhân chủ yếu là do giáo

Trang 3

viên chưa nắm được bản chất của PTTSS; Chưa có những hiểu biết cơ bản về lí thuyếtcủa thể loại văn miêu tả, chưa có cái nhìn tổng quan về kết cấu trong từng dạng bài tập đểhình thành kiến thức cho HS Vì vậy, hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả chưa cao.Học sinh chưa biết trong trường hợp nào nên vận dụng phép tu từ so sánh vào nói, viếtđoạn văn, bài văn miêu tả của mình Nếu có sử dụng hình ảnh so sánh thì cũng là pháthiện của người khác vì thế hành văn của các em chưa tạo được sự mới mẻ, độc đáo, chưa

có dấu ấn cá nhân

Mặt khác, giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc dạy văn miêu tả chohọc sinh, giáo viên chưa có những hiểu biết về lí thuyết của văn miêu

tả cũng như chưa nắm được đặc trưng của văn miêu tả

Tất cả những lý do trên, đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: " Hướng dẫn học sinh luyện tập phép tu từ so sánh trong Tập làm văn miêu tả lớp 4, 5."

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các bước hướng dẫn học sinh luyện tập phép tu từ so sánh trong Tập làm vănmiêu tả lớp 4, 5

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Phép tu từ so sánh trong chương trình Luyện Từ và Câu- Lớp 3; Nội dung, chương trìnhvăn miêu tả lớp 4,5 thuộc chương trình Tập làm văn hiện hành

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu quy trình hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 luyện tập về phép tu từ so sánhtrong Tập làm văn miêu tả góp phần tháo gỡ những khó khăn của giáo viên và học sinhnhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học văn miêu tả ở lớp 4, 5

Trang 4

3.1 Nghiên cứu lí thuyết về phép tu từ so sánh và việc vận dụng phép tu từ so sánh trong

dạy- học văn miêu tả ở lớp 4, 5

3.2 Nghiên cứu thực trạng dạy- học của giáo viên và học sinh về vấn đề dạy- học văn

miêu tả ở lớp 4, 5

3.3 Đưa ra quy trình hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 luyện tập về phép tu từ so sánh trong

Tập làm văn miêu tả

3.4 Tổ chức dạy học thực nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của các vấn đề đã đề xuất.

4 Giả thuyết khoa học

Tôi giả định rằng, nếu đưa ra được một quy trình hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 luyện tập

về phép tu từ so sánh trong quá trình làm bài văn miêu tả thì hiệu quả của việc dạy- họcvăn miêu tả ở lớp 4, 5 sẽ được nâng cao

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứusau đây:

5.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Nhằm phân tích, khái quát, thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu: khảosát, đánh giá nội dung dạy học phép tu từ so sánh, dạy học văn miêu tả theo chương trìnhsách giáo khoa Tiếng Việt

5.2 Phương pháp quan sát - điều tra

Nhằm nghiên cứu thực tế dạy học phép tu từ so sánh, dạy học văn miêu tả ở lớp 4, 5 đểphát hiện ra những vấn đề cần nghiên cứu, cần có giải pháp khắc phục

5.3 Phương pháp thực nghiệm

Trang 5

Nhằm kiểm tra tính hiệu quả của các đề xuất về quy trình dạy học văn miêu tả.

6 Dự báo những đóng góp mới của đề tài

* Về mặt lý luận

Thứ nhất, GV và HS sẽ được nhận thức đầy đủ về mục đích, nội dung, phương pháp và

tầm quan trọng của thể loại văn miêu tả, của Phép tu từ so sánh ở chương trình Luyện Từ

và Câu lớp 3 và chương trình văn miêu tả lớp 4, 5

Thứ hai, Khi hiểu đúng, đủ về bản chất của Phép tu từ so sánh và tầm quan trọng của thể

loại văn miêu tả thì GV, cán bộ quản lí sẽ có định hướng trong việc thay đổi phươngpháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học

* Về mặt thực tiễn

-Thứ nhất, Kích thích hứng thú học văn của các em và các em sẽ tạo ra được những trang

văn hay nhờ quá trình thiết kế, định hướng, tổ chức sáng tạo của thầy

- Thứ hai, Dù tất cả các kỳ thi được tổ chức trên công nghệ máy tính thì việc dạy và học

văn ở tiểu học nói chung và dạy học thể loại văn miêu tả nói riêng sẽ không bị mai một

7 Thời gian nghiên cứu

Từ học kỳ 2 của năm 2012- hết học kỳ 1 năm 2013, tại các trường Tiểu học: ThạchChâu, Mai Phụ, Hộ Độ, Thạch Bằng (Lộc Hà), Bắc Hà (Thành Phố Hà Tĩnh) Tôi đãnghiên cứu trên 2 đối tượng: Học sinh thành phố và học sinh vùng nông thôn

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Miêu tả trong văn học và miêu tả trong nhà trường

1.1.1 Thế nào là văn miêu tả

Trang 6

Theo Đào Duy Anh trong từ điển Hán Việt, miêu tả là "lấy nét vẽ hoặc câu văn để hiện

cái chân tướng của sự vật ra"

Theo SGK TV4 -Tập 1 - Chương trình Tiếng Việt hiện hành."Miêu tả là vẽ lại bằng lời

những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy"

1.1.2 Đặc điểm của văn miêu tả

- Văn miêu tả mang tính thông báo, thẫm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết

- Văn miêu tả có tính sinh động và tạo hình

- Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh

1.1.3.Khảo sát chương trình văn miêu tả lớp 4, 5 (Thuộc Bảng 1)

* Qua khảo sát, phân tích nội dung chương trình SGK Tiếng Việt tôi rút ra các

nhận xét sau:

a) Xét về mặt thời lượng chương trình Tiếng Việt hiện hành đã dành 72 tiết tương ứng(72 bài) cho nội dung dạy học văn miêu tả ở lớp 4, 5 Trong khi đó chương trình Cải cáchgiáo dục chỉ dành 63 tiết cho nội dung này Trong đó có 5 tiết dành cho ôn tập và kiểmtra học kỳ Điều này chứng tỏ rằng: Chương trình Tiếng Việt hiện hành đã nhấn mạnh tớiyếu tố thực hành, coi trọng việc rèn luyện các kỹ năng

b) Tư tưởng chỉ đạo trên đã chi phối việc lựa chọn và sắp xếp tri thức về văn miêu tảtrong chương trình

Qua thống kê ở chương trình SGK, chúng ta thấy rằng, vấn đề dạy văn miêu tả ở lớp 4, 5

chương trình tiếng Việt hiện hành được triển khai trên hai kiểu bài: Hình thành kiến thức

mới và Luyện tập thực hành.

Trang 7

Ở kiểu bài Hình thành kiến thức mới, có cấu tạo ba phần (Nhận xét; Ghi nhớ; Luyện tập) riêng phần Nhận xét và Luyện tập được xây dựng dưới dạng bài tập Phần Ghi nhớ chỉ bao gồm những vấn đề lí thuyết khái quát được rút ra từ phần Nhận xét và sẽ được củng

cố thêm ở phần Luyện tập.

Các bài tập ở phần Nhận xét có mục đích chính là giúp HS phân tích ngữ liệu để rút ra các khái niệm hoặc quy tắc cần ghi nhớ Mỗi bài tập ở phần này sẽ tương đương với một

bộ phận tri thức lí thuyết ở phần Ghi nhớ.

Đối với kiểu bài Luyện tập thực hành thường bao gồm một tổ hợp bài tập Các bài tập của kiểu bài Luyện tập thực hành và các bài tập ở mục Luyện tập của kiểu bài Hình thành

kiến thức mới đều có mục đích và hình thức giống nhau Chúng bao gồm hai loại: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.

Bài tập nhận diện có mục đích giúp HS củng cố các kiến thức lí thuyết đã được hìnhthành trong bài (với các bài tập ở phần Luyện tập) và các kiến thức lí thuyết HS đã học ởnhững tiết trước (với các kiểu bài tập ở bài Luyện tập thực hành)

Bài tập vận dụng có mục đích giúp HS ứng dụng lí thuyết về các kiểu bài của văn miêu

tả, ứng dụng cách trình bày nói và viết các phần trong một bài văn miêu tả theo nhiềucách khác nhau trước một đề bài, một gợi ý, một tình huống cụ thể

Tóm lại, qua thống kê và phân tích chương trình SGK Tiếng Việt ta thấy nét khác biệt cơbản là chương trình cũ không dạy về lí thuyết văn miêu tả còn chương trình mới dạy líthuyết văn miêu tả như: Khái niệm về văn miêu tả; Cấu tạo của bài văn miêu tả: cây cối,con vật, đồ vật, tả cảnh, tả người Tất cả hệ thống lí thuyết này đều được dạy thông qua

kiểu bài Hình thành kiến thức mới và thông qua kiểu bài Luyện tập thực hành lại tiếp tục

củng cố và khắc sâu tri thức lí thuyết

Trang 8

1.2 Phép tu từ so sánh và việc dạy phép tu từ so sánh trong chương trình Tiếng Việt

ở tiểu học

* Phép tu từ so sánh là gì?

So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng

khác nhau của thực tế khách quan- có nét giống nhau nào đó nhưng không hoàn toànđồng nhất nhằm diễn tả một cách hình ảnh và đem đến lối tri giác mới mẻ về đối tượng

Dạng 1: * Mô hình so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố

Mặt tươi như hoa

Trang 9

Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ

(TV3, t.1, tr.106)

“con sông” được so sánh như “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh này người đọc có thể

suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau

Chẳng hạn:

Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ

Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ

Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ

Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3)

Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh Yếu tố (2)

và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi

Ví dụ:

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh

(TV3, t.1, tr.43)

Tác giả đã rất thành công khi sử dụng hình thức so sánh này Trong đoạn thơ trên, nhàthơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa vàtàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng Cách so sánh thứ nhấtvừa đúng vừa lạ: những quả dừa có khác gì đàn lợn con mà đàn lợn con này lại nằm trên

Trang 10

cao Cách so sánh thứ hai vừa đẹp vừa lạ: tàu dừa mà thành chiếc lược, mây xanh màthành suối tóc thì thật kì diệu và thơ mộng.

Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánhđổi chỗ

Ví dụ:

Trên trời mây trắng như bông

Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây

Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.

Trang 11

Dạng 1: So sánh ngang bằng

Dạng 2: So sánh hơn - kém

Dạng 3: So sánh tuyệt đối - (so sánh bậc cao nhất)

Tóm lại, so sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu haiđối tượng khác loại của thực tế khách quan, không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ

có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đốitượng

* Thống kê nội dung dạy học Phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3(Thuộc Bảng 2)

** Một số nhận xét về nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong chương trình luyện

từ và câu ở lớp 3.

a) Xét về mặt thời lượng, chương trình đã dành 7 tiết (7 bài) dạy toàn bộ phần phép tu từ

so sánh- chiếm 1/35 tổng số thời gian của môn Tiếng Việt, 1/5 tổng thời gian của mônLuyện Từ và Câu

b) Xét về mặt nội dung, ở lớp 3 dạy học phép tu từ so sánh cho học sinh thông qua hệthống các dạng bài tập:

Trang 12

thức của học sinh ở giai đoạn này Ngữ liệu đưa ra để dạy phép so sánh thể hiện tính linhhoạt và sinh động phù hợp với tâm lí lứa tuổi HSTH Đề tài so sánh cũng được mở rộng,đối tượng nói đến không chỉ là trẻ em mà lớn hơn đó là tình yêu dành cho những ngườithân trong gia đình và cao hơn nữa là tình yêu dành cho Bác Hồ Đó còn là vẻ đẹp củacác vùng miền trên đất nước ta; Những kiến thức chương trình đưa ra để dạy về phép tu

từ so sánh ở mức độ cơ bản và sơ giản, chưa đi sâu vào dạy chúng như một lý thuyết vềtừ; Mặt khác, nội dung về phép tu từ so sánh được xây dựng theo quan điểm tích hợp.Các nội dung kiến thức không chỉ được dạy trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 màcòn được lồng ghép trong tất cả những phân môn của môn Tiếng Việt Đây là cơ sở vữngchắc để học sinh phát triển kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ ở những lớp trên

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1 Về phía giáo viên

Kết quả điều tra, vào năm học 2012 - 2013, ở các trường tiểu học, tôi thấy rằng: 57,2%giáo viên dạy lớp 4, 5 chưa thấy được tầm quan trọng của của việc dạy văn miêu tả chohọc sinh Chỉ có 42,8% giáo viên nắm được tầm quan trọng của việc dạy văn miêu tả chohọc sinh Và có 30,62% nắm được đặc điểm của văn miêu tả, số giáo viên còn lại khiđược phỏng vấn đều trả lời chung chung 69,38% Điều này chứng tỏ ở giáo viên sự thiếuhụt về lý thuyết văn miêu tả còn chiếm một số lượng lớn Đa số giáo viên đều cho rằngTập làm văn khó dạy, đặc biệt là thể loại văn miêu tả, không biết diễn đạt thế nào, lựachọn hình thức dạy học ra sao để học sinh dễ hiểu 73,12% giáo viên gặp khó khăn trongquá trình dạy Tập làm văn Ngoài kiểm tra những hiểu biết chung của giáo viên về vănmiêu tả, trong quá trình điều tra chúng tôi cũng tiến hành khảo sát về nhận thức cũng nhưthực trạng sử dụng phép tu từ so sánh trong khi dạy học văn miêu tả Có 28,12% giáo

Trang 13

viên đã vận dụng biết pháp tu từ so sánh trong khi hướng dẫn HS nói, viết đoạn văn, bàivăn miêu tả Tuy nhiên, mức độ và hiệu quả chưa thực sự cao

Có 41,87% giáo viên nắm được khái niệm của phép tu từ so sánh 33,12% giáo viên nhậnbiết được phép tu từ so sánh 56,25 % giáo viên nắm được các dạng so sánh ở tiểu học

Có thể thấy rằng: những hiểu biết về mặt lí luận của giáo viên về văn miêu tả và phép tu

từ so sánh đang còn là một khoảng trống với họ vì thế việc vận dụng vào thực tiễn dạyhọc còn gặp nhiều khó khăn

Ngoài những thực trạng cụ thể mà chúng tôi khảo sát ở trên ở giáo viên còn tồn tại một sốnhược điểm chung sau đây:

- Giáo viên chỉ có một con dường duy nhất hình thành các hiểu biết về lí thuyết thể văn,

các kĩ năng làm bài thông qua việc phân tích các bài mẫu.

- Để đối phó với học sinh làm bài kém, để bảo đảm "chất lượng" thi định kì nhiều thầygiáo, cô giáo cho học sinh học thuộc một số bài mẫu để các em khi gặp một đề bài tương

tự và như thế cứ việc chép ra

- Ra đề bài văn miêu tả không cần biết đến đề đó có thích hợp với học sinh của mìnhkhông Giáo viên quá lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên, chưa có sự chủ

động, linh hoạt trong mỗi lần ra đề, chưa chú ý đến đặc điểm của từng vùng miền

- Qua thực tế giảng dạy của bản thân ở trường tiểu học chúng tôi cũng dễ dàng nhận thấymột điều: Tất cả các giờ học Tập làm văn không chỉ riêng thể loại văn miêu tả mà các giờTLV còn lại đều được tiến hành trong bốn bức tường chật hẹp Đa số học sinh được hỏi

đều có câu trả lời: "cô giáo chỉ ghi đề bài ở bảng lớp, sau đó cho học sinh đọc gợi ý

trong SGK và tiếp theo là chúng em tự làm bài văn".

Trang 14

- Trong quá trình dạy - học văn miêu tả giáo viên chưa khai thác hết các biện pháp dạyhọc, chưa vận dụng các biện pháp tu từ so sánh vào quá trình luyện tập, thực hành chohọc sinh

2.2 Về phía học sinh học

- Học sinh không hứng thú học văn miêu tả

- Mỗi một lần có kiểm tra là chúng em chịu khó học thuộc các bài văn mẫu để đối phóvới đề ra của cô giáo

Khi phỏng vấn HS đã không ngần ngại trả lời chúng tôi về những tồn tại nói trên Tuy nhiên,khi đưa các Test trắc nghiệm mà chúng tôi xây dựng thì hầu hết tất cả các em đều hào hứngtrong việc giải quyết các nhiệm vụ Kết quả 19,25% HS đạt điểm giỏi khi vận dụng phép tu từ

so sánh vào làm văn tả cô giáo em 40,76% HS đạt điểm khá, tỷ lệ đạt điểm yếu và trung bìnhthấp: yếu 11,53% Số lượng HS đạt điểm giỏi trong việc nhận diện hình ảnh so sánh rất cao55,4% Khả năng liên tưởng đến hình ảnh so sánh khác rất phong phú và đa dạng, mỗi em cómột cách liên tưởng khác nhau nhưng tất cả câu trả lời đều làm thỏa mãn sự mong đợi củachúng tôi 29,48% liên tưởng đến hình ảnh so sánh khác của HS đạt điểm giỏi, 38,46% đạtđiểm khá Có thể nói, khi chúng tôi kiểm tra kết quả, các em đã cho chúng tôi đọc những đoạnvăn, những câu trả lời thật dí dỏm và bất ngờ: bất ngờ không chỉ hình ảnh so sánh hay, tinh tế

mà còn độc đáo, sự so sánh của các em không theo một lối mòn quen thuộc, những hình ảnhcác em đưa ra rất gần gũi với cuộc sống đời thường,

Nguyên nhân của thực trạng trên:

+ Giáo viên chưa ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc dạy - học văn miêu tảtrong nhà trường tiểu học Chưa xác định được mục tiêu của dạy học tiếng Việt nói chung

và mục tiêu dạy văn miêu tả nói riêng Vì thế, chưa phát triển các kĩ năng trong từng bàihọc, trong từng thể loại văn miêu tả

Trang 15

+ Trình độ về lí luận dạy học tiếng Việt theo quan điểm hiện đại chưa được trang bị một cách đầy

đủ và hệ thống đối với từng giáo viên Do đó, về mặt nhận thức cũng như việc phối hợp linh hoạtcác phương pháp dạy học còn có phần hạn chế

+ Mặc dù quy trình hướng dẫn cho mỗi tiết Tập làm văn đều rất rõ ràng và khá cụ thểnhưng dường như giáo viên đều bỏ qua các bước, không có sự định hướng cho học sinhmột cách chi tiết trong từng bước, từng phần Vì vậy, hiệu quả của việc dạy - học vănmiêu tả chưa đem lại kết quả như mong đợi

+ Hình thức dạy học và đồ dùng trực quan còn nghèo nàn nên học sinh không có nhữnghiểu biết, những hình dung cụ thể và rõ nét về đối tượng miêu tả Bởi vậy, học sinh nói vàviết mơ hồ, chung chung, không có sắc thái biểu cảm, hay nói cách khác trong mỗi bài làmchưa đưa ra được yếu tố liên cá nhân

+ Chương trình Tiếng Việt hiện hành với một quan điểm mới về mục đích, nội dung, phương

pháp dạy học và định hướng mới về dạy học văn miêu tả cũng là điều kiện để cho những đềxuất của đề tài có điều kiện ứng dụng trong thực tế dạy học, khẳng định cơ sở khoa học và tínhkhả thi của những đề xuất mà chúng tôi đã ra

Thực trạng nhận thức về mục đích, nội dung, phương pháp và tầm quan trọng của việcluyện tập phép tu từ so sánh vào dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 còn có nhiềutồn tại và bất cập Những hạn chế trong khâu ra đề của giáo viên cũng như của SGK,những nhược điểm còn bắt gặp ở học sinh sẽ là vấn đề để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu,

tìm kiếm một quy trình cụ thể hơn cho từng bài học.

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ LỚP 4, 5

Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả

Trang 16

Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật Dạy HS quan sát chính là dạy cách

sử dụng các giác quan để tìm ra đặc điểm của sự vật Muốn quan sát đối tượng miêu tả, GVcần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:

- Lựa chọn vị trí quan sát

Vị trí quan sát tốt sẽ giúp các em cảm nhận đồ vật, cây cối, cảnh vật rõ ràng, cụ thể vàtinh tế hơn, do vậy, miêu tả cũng hồn nhiên, sinh động và hấp dẫn Quan sát làm bài vănmiêu tả, cần tìm ra những đặc điểm chung và đặc điểm riêng biệt của từng đồ vật, con

vật, cây cối Ví dụ: Dạy quan sát cây bút chì của em, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận

xét không chỉ màu sắc của vỏ bút chì mà còn nhận xét những dòng chữ in trên vỏ, các đặc điểm khác ở vỏ mà chỉ riêng bút chì của em mới có (có chỗ nào bị sứt không? có vết mực ở đoạn nào? )

- Phân chia đối tượng quan sát

Để có thể quan sát một bức tranh, một con vật, một con vịt, một quyển lịch, GV cần dạycho các em cách phân chia các đối tượng đó thành từng bộ phận rồi lần lượt quan sát các

bộ phận đó Một bức tranh có thể chia thành 2 phần, phía trên và phía dưới hoặc nửa tráihoặc nửa phải lại có thể chia bức tranh thành nhiều phần: phía phải, phía trái và phầntrung tâm Có người lại chia tranh theo nhóm nhân vật hoặc các hoạt động có trong tranh

(Quan sát hai bạn đang đá cầu và miêu tả lại buổi vui chơi đó).

- Lựa chọn trình tự quan sát

Sau đây là một số trình tự quan sát chung nhất có thể vận dụng vào các trường hợp cụthể: Trình tự không gian: Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại;quan sát từ trái sang phải hay trên xuống dưới hay ngoài vào trong hoặc ngược lại Trình

tự thời gian: Quan sát tả cảnh vật, cây cối theo mùa trong năm, quan sát sinh hoạt của con

gà, con lợn theo thời gian trong ngày: Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều

Ngày đăng: 23/04/2015, 06:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w