1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn miêu tả lớp 4

45 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 15,5 MB

Nội dung

Từ những vấn đề cấp thiết phải đổi mới giáo dục đặc biệt là giáo dụcphổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQTW trong việc“ nâng cao dântrí, bồi dưỡng nhân tài”, từ những thực trạng v

Trang 1

NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGDẠY HỌC TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ LỚP 4

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong dạy học Tiếng Việt phânmôn Tập làm văn

3 Tác giả:

- Họ và tên: Mạc Thị Hương Nam (nữ): Nữ

- Ngày tháng/năm /sinh: 09- 06 - 1970

- Trình độ chuyên môn: Đại học - Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục Tiểu học

- Chức vụ: Giáo viên

- Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Đồng Lạc-thị xã Chí Linh- tỉnh Hải Dương

- Điện thoại: 0912234732

4 Đồng tác giả: Không

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

- Tên đơn vị: Trường Tiểu học Đồng Lạc- thị xã Chí linh- tỉnh Hải Dương

- Địa chỉ: Trường Tiểu học Đồng Lạc - thị xã Chí Linh- tỉnh Hải Dương

- Điện thoại: 03203888079

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu :

- Trường Tiểu học Đồng Lạc – thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương

- Điện thoại : 03203888079

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể ápdụng với tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc với những điều kiện cơ bảntối thiểu về cơ sở vật chất và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013- 2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN

VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Từ những vấn đề cấp thiết phải đổi mới giáo dục đặc biệt là giáo dụcphổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQTW trong việc“ nâng cao dântrí, bồi dưỡng nhân tài”, từ những thực trạng việc dạy học phân môn Tập làmvăn miêu tả lớp 4 hiện nay đó là giáo viên cảm thấy rất khó khăn để dạy họcsinh viết được một bài văn hay, học sinh viết văn một cách thụ động, xáo rỗng

do không biết cách là một bài văn như thế nào Với mong muốn được bồidưỡng cho tâm hồn các em những tình cảm đẹp đẽ, những rung động sâu sắctrước cái đẹp trong cuộc sống để các em có thể đưa những cảm nhận từ thực tếbước vào văn học và cho ra đời những sản phẩm chất lượng là các bài văn viết

có hình ảnh sống động, cảm xúc chân thành với nội dung rõ ràng, bố cục đầy

đủ, từ đó góp phần tạo nên những con người mới phát triển toàn diện về đạôđức và trí tuệ, tôi đã đi sâu tìm hiểu một số biện pháp dạy học nhằm nâng caochất lượng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 Từ cơ sở đó tôi đã tiến hành

nghiên cứu viết và hoàn thành sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4”

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

2.1 Điều kiện áp dụng:

- Sáng kiến có thể áp dụng với tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc vớinhững điều kiện cơ bản và tối thiểu về cơ sở vật chất và chuyên môn theo quyđịnh của Bộ giáo dục và đào tạo

- Giáo viên phải là người thực sự có tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh

2.2.Thời gian áp dụng sáng kiến: áp dụng các năm học với chương trình sách

giáo khoa đang hiện hành khi thời điểm học sinh học đến thể loại văn miêu tả

2.3.Đối tượng áp dụng: Giáo viên giảng dạy và học sinh lớp 4.

3 Nội dung sáng kiến.

+ Nội dung cơ bản của sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4” trình bày những vấn đề trọng

tâm về những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy môn Tập làm văn thể

Trang 3

loại miêu tả cho học sinh lớp 4 Đó là những cơ sở lí luận, tình hình thực trạngdạy học văn miêu tả lớp 4 hiện nay từ đó đưa ra những biện pháp, giải phápthực hiện trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làmvăn lớp 4 thể loại văn miêu tả Trong sáng kiến cũng trình bày một số kết quả

cụ thể đã đạt được khi áp dụng sáng kiến vào thực tế, những giá trị lợi ích màsáng kiến đã mang lại Nội dung trình bày cũng nêu rõ điều kiện áp dụng củasáng kiến, những đề xuất, kiến nghị với các cấp trong việc chỉ đạo cũng nhưthực hiện dạy học phân môn Tập làm văn thể loại văn miêu tả sao cho đạt kếtquả

+ Những biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học vănmiêu tả lớp 4 trong sáng kiến được trình bày theo từng bước các kĩ năng cơbản mà học sinh phải thực hiện khi học làm bài văn miêu tả song được trìnhbày một cách tổng hợp và hệ thống tất cả ba kiểu bài văn miêu tả trong chươngtrình lớp 4 chứ không chia nhỏ theo từng kiểu bài Ngoài việc hướng dẫn họcsinh những kĩ năng theo yêu cầu tối thiểu của bài học trong chương trình tôi đãnghiên cứu và đưa thêm vào một số biện pháp giúp học sinh có thể dễ dàngvận dụng viết tốt bài văn miêu tả như: tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi kiểubài, hướng dẫn học sinh áp dụng các biện pháp nghệ thuật trong viết, cách bộc

lộ cảm xúc tự nhiên, cách gắn kết các đoạn văn thành một bài văn chặt chẽlôgíc Đó chính là một số điểm mới của sáng kiến

+ Khả năng áp dụng sáng kiến tương đối cao Những biện pháp trình bàytrong sáng kiến đều dễ dàng thực hiện đối với giáo viên và học sinh khôngnhững thực hiện được trong các tiết dạy học Tập làm văn mà còn thực hiệntrong những tiết Tập đọc, Luyện từ và câu( phục vụ cho việc tích lũy làm giàuvốn từ ngữ, học các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả, ) Có thể thực hiện ởmọi lúc, mọi nơi có đối tượng miêu tả( để quan sát đối tượng, tìm cảm xúc khimiêu tả, )

+ Những biện pháp được trình bày với việc áp dụng dễ dàng, không đòihỏi cao, không mất nhiều công sức, không tốn kém về kinh tế nhưng đã manglại hiệu quả thiết thực trong việc dạy học: chất lượng các bài văn miêu tả của

Trang 4

các em học sinh lớp 4 được nâng lên rõ rệt Nó giúp cho người làm công tácgiáo dục nói chung và người giáo viên trực tiếp dạy học sinh nói riêng có biệnpháp và cách thức dạy học sinh phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục hiệnnay, nâng cao hiệu quả công tác góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáodục đề ra.

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.

Những biện pháp đã nghiên cứu và trình bày trong sáng kiến được đúcrút từ việc nghiên cứu lí luận và thực tế dạy học của bản thân Khi áp dụngnhững biện pháp đó trong dạy học đã thu được kết quả khả quan: giáo viên dễdàng và hứng thú và thoải mái hơn trong việc hướng dẫn học sinh thực hiệnyêu cầu môn học, học sinh yêu thích môn Tập làm văn đặc biệt là văn miêu tả.Những bài văn của các em ngày càng tiến bộ từ cách trình bày, bố cục bài văncho đến nội dung, cách diễn đạt cũng như bộc lộ cảm xúc trong khi miêu tả.Những điều đó đã khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp thực hiện đãtrình bày trong sáng kiến

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.

- Nhà trường chỉ đạo giáo viên dạy đúng chương trình sách giáo khoa

theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo Đội ngũ giáo viên phải đạt trình độchuẩn theo quy định

- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như lớp học, sách giáo khoa, sách thamkhảo cho giáo viên, học sinh

- Các đồng chí giáo viên cần:

+ Nắm vững mục tiêu và nội dung chương trình dạy học môn Tập làmvăn miêu tả lớp 4

+ Luôn cố gắng trau dồi, bồi dưỡng kiến thức đặc biệt là các kiến thức

về văn học, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể tựtin, chủ động trong việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức

+Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, sáng tạo trong côngviệc, không ngại khó, dám nghĩ dám làm, không vận dụng máy móc, khôngphụ thuộc vào các tài liệu cho sẵn, không áp đặt kiến thức đối với học sinh

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW và những nhận định chung về đổi mới của ngành giáo dục.

Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Trong nghị quyết đã nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”

- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thểchất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năngkhiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoạingữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời

- Để thực hiện được mục tiêu giáo dục cần phải đổi mới và điều chỉnhnội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học và giáo dục học sinh.Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hàihòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Đổi mới nội dung giáodục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ vàngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chú trọng giáodục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Tậptrung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc,tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-

Trang 6

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Bên cạnh đó cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học theo hướng hiện đại: phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lốitruyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cáchnghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới trithức, kỹ năng, phát triển năng lực.

1.2.Xuất phát từ thực tế việc dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4.

Chương trình Tập làm văn ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả.

Ngay từ lớp 2 và lớp 3 các em đã được làm quen với thể loại văn này khi đượctập quan sát và trả lời câu hỏi- đó là những dạng bài đơn giản để cho học sinhtiếp cận dần với thể loại văn này Lên lớp 4 các em phải hiểu rõ thế nào làmiêu tả, chính thức thực hành và đi sâu vào thể loại văn này một cách hệ thống

và bài bản Các em phải học cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết các đoạn văn

và liên kết thành một bài văn hoàn chỉnh đủ 3 phần mở bài, thân bài và kết bàivới các đối tượng gần gũi và thân thiết của các em Đó là các kiểu bài miêu tả

đồ vật, cây cối và con vật

Qua nhiều năm dạy học lớp 4 tôi nhận thấy mặc dù đối tượng miêu tả lànhững sự vật rất gần gũi, thân thuộc với các em như đồ dùng học tập, cây cốixung quanh, những con vật có thể do chính tay các em chăm sóc hàng ngàynhưng để đưa chúng từ cuộc sống vào văn chương thì quả là một điều vô cùngkhó khăn đối với các em Những bài văn miêu tả của các em thường khô khan,thiếu hình ảnh, cảm xúc nhạt nhòa thậm chí là gò ép hoặc sáo rỗng, nhiều bàivăn thiên về kể lể, lan man thiếu trọng tâm Việc những bài văn của các emchất lượng chưa cao như vậy là do sự tập trung quan sát và chú ý vào đốitượng chưa tinh tế, còn hời hợt, do vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khảnăng diễn đạt hạn chế, chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả vàquan trọng là ở các lớp dưới các em mới chỉ biết viết một đoạn văn chứ chưahình dung và khái niệm để viết một bài văn hoàn chỉnh có bố cục đầy đủ, rõràng

Xuất phát từ những vấn đề trình bày ở trên, qua quá trình nghiên cứu và

Trang 7

vận dụng có kết quả tôi đã viết và hoàn thành sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4” với mong muốn

góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn nóichung và dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4 nói riêng

2 Cơ sở lí luận của vấn đề.

Theo tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học thì phân mônTập làm văn có vị trí vô cùng đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ bởivì: Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng hoàn thiện một cách tổng hợp các kiếnthức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác như Học vần,Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành Thứ hai, phân mônTập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việtkhông chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thànhmột công cụ để giao tiếp Như vậy, phân môn Tập làm văn đã thực hiện mụctiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sửdụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập

Cũng theo tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học đã xácđịnh: Nhiệm vụ cơ bản của dạy học Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo racác ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác nhau do chương trình quyđịnh Nói cách khác, nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành, pháttriển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh Năng lực tạo lập ngôn bản đượcphân tích thành các kĩ năng bộ phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triểnkhai ý thành lời dưới dạng nói, viết thành câu, đoạn, bài Nhiệm vụ của phânmôn Tập làm văn là cung cấp cho học sinh những kiến thức và hình thành,phát triển ở các em những kĩ năng này

Phân môn Tập làm văn còn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh các kĩnăng quan sát, diễn đạt một cách có hình ảnh,

Ngoài nhiệm vụ cơ bản là rèn năng lực tạo lập ngôn bản, phân môn Tậplàm văn đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho họcsinh

Phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng: từ óc

Trang 8

quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát đượcđến khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực tế để xây dựng nhânvật trong bài văn Khả năng tư duy lôgic của học sinh cũng được phát triểntrong quá trình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn Quá trình sản sinh văn bảncũng giúp cho học sinh có kĩ năng phân tích , tổng hợp, lựa chọn.

Phân môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức lời nói cũng đồng thời dạycách cư xử đối với mọi người như lễ phép, lịch sự trong nói năng Để viết văncần có hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết, vì vậy phân môn Tập làmvăn tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiênnhiên, con người và vạn vật xung quanh như: từ một cơn mưa, một buổi sángđẹp trời, một em bé bị ngã, một phụ nữ đang gặp khó khăn đến một con gàtrống, một đồ vật đã từng gắn bó Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em

sẽ được hình thành và phát triển

3 Thực trạng của việc dạy- học tập làm văn miêu tả lớp 4.

Để tìm hiểu thực trạng việc dạy học văn miêu tả của giáo viên và họcsinh lớp 4 hiện nay, tôi đã tiến hành việc điều tra đối với giáo viên trực tiếpgiảng dạy và học sinh, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chếtrong dạy học đối với thể loại văn miêu tả ở lớp 4

3.1 Điều tra giáo viên và khảo sát học sinh.

3.1.1 Điều tra giáo viên

Để điều tra giáo viên về việc dạy văn miêu tả ở lớp 4 tôi đã tiến hành haicông việc

- Gặp gỡ và trao đổi giáo viên đã và đang dạy học dạy học sinh lớp 4theo chương trình sách giáo khoa hiện hành Qua trao đổi một số vấn đề liênquan đến việc dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4 đa số các ý kiến của giáoviên đều cho rằng: Đây là một phân môn khó dạy, thể loại và kiểu bài khó dạyđặc biệt là đối với học sinh lớp 4 Nhiều giáo viên có tâm lí ngại dạy và chohọc sinh tự học cách viết từ những bài văn mẫu, thậm chí chép hoặc thuộc vănmẫu

- Tiến hành dự một số tiết dạy của giáo viên Qua dự giờ tôi nhận thấy:

Trang 9

giáo viên đều có sự chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy, giảng dạy hệ thống vàchính xác kiến thức của bài, học sinh hoàn thành các yêu cầu của tiết học.Song một hạn chế lớn nhất của các tiết dạy là giáo viên phụ thuộc nhiều vàosách giáo khoa, sách giáo viên, chưa mạnh dạn đưa ra các biện pháp cải tiếnbài dạy, chưa linh hoạt trong nhận xét và hướng dẫn học sinh dẫn tới: kết quảbài của của học sinh nặng về khuôn mẫu, thiếu tính sáng tạo, cảm xúc gò ép,thiếu tự nhiên.

3.1.2 Điều tra học sinh

Để điều tra việc học văn miêu tả của các em học sinh lớp 4 tôi đã tiếnhành hai việc

- Thứ nhất: Cho 60 học sinh khối 4 của trường điền vào phiếu điều tra

với nội dung sau:

Phiếu điều tra

Em hãy đánh dấu X vào ô trống theo suy nghĩ của em:

Câu 1 Em cảm thấy học văn miêu tả như thế nào?

Câu 2 Em có thích học văn miêu tả không?

Kết quả thu được:

Câu 1 Em cảm thấy học văn miêu tả như thế nào?

11 em = 18,3 % 20 em = 33,3 % 29 em = 48, 33 %Câu 2 Em có thích học văn miêu tả không?

32 em = 53,33% 14 em = 23,33 % 14 em = 23,33%

- Thứ hai: Khảo sát số học sinh 2 lớp ( 4A: Lớp đối chứng ; lớp 4B: Lớp thực nghiệm) thực hiện đề bài sau: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi em thích.(Thời gian 30 phút)

- Thời điểm khảo sát: tuần 16 năm học 2014- 2015( học sinh học kiểu bài đầutiên của văn miêu tả: tả đồ vật)

K t qu thu ết quả thu được như sau: ả thu được như sau: được như sau:c nh sau:ư

Trang 10

Lớp Số

học

sinh

Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2

Về việc dạy của giáo viên:

- Đa số giáo viên đều rằng đó là môn học khó, mang tính trừu tượng và sángtạo cao không giống các môn học đã có sẵn kiến thức và đáp án chuẩn nhưmôn Toán, Tập đọc, Luyện từ và câu,

- Khi dạy các tiết Tập làm văn trong chương trình phần lớn giáo viên chỉ dạydập khuôn theo sách giáo khoa và theo hướng dẫn từ sách giáo viên, ít có sángtạo, linh hoạt trong khi dạy, chưa có những phương pháp để khơi dậy niềmhứng thú của học sinh với môn học này

- Việc hướng dẫn học sinh biết sử dụng những biện pháp nghệ thuật cũng nhưthể hiện cảm xúc tự nhiên, chân thực trong viết văn của hầu hết giáo viên cònrất lúng túng và hạn chế dẫn tới các bài viết của học sinh đều có cách thể hiệntình cảm và thái độ na ná như nhau vì thế trở nên gò ép, hời hợt và sáo rỗng

Về việc học của học sinh

* Qua điều tra có tới hơn 48% các em học sinh có ý kiến đây là môn họckhó Song không phải vì vậy mà các em không thích học, theo số liệu điều trathì có tới gần 80% các em có thái độ thích và bình thường đối với môn họcnày Chỉ có khoảng 23,3% em không thích và trên thực tế tìm hiểu thì những

em này là những em chưa thực sự có ý thức cao trong học tập ở tất cả các mônhọc khác chứ không riêng môn tập làm văn Như vậy đại đa số các em học sinhvẫn cảm thấy yêu thích môn học này

Trang 11

* Về bài khảo sát: Theo số liệu thống kê thì rất ít em chất lượng bai flàmtốt(chỉ khoảng 11,7% em hoàn thành đạt điểm 9-10), số học sinh còn lại bịmắc một trong số những lỗi sau:

- Hình thức: Chưa biết trình bày bài văn theo đúng bố cục: mở bài, thân bài,kết mà viết cả bài thành một đoạn văn Có bài văn còn thiếu mở bài, có bàithiếu kết bài Một số bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả dẫn tới sai lệch ý cầndiễn đạt

- Nội dung, cách sắp xếp ý và diễn đạt:

+ Nội dung chưa đầy đủ, chưa đủ các ý: có bài thiếu phần giới thiệu, cóbài thiếu phần kết bài, có bài thiếu phần tả bao quát hoặc tả các bộ phận chưa

rõ ràng

+ Việc sắp xếp các ý còn lộn xộn: có em chưa tả bao quát đã vào tả chitiết ngay, có em đang tả chi tiết từng bộ phận “ bất ngờ” chuyển sang tả baoquát rồi lại tiếp tục tả chi tiết một cách rất ngẫu hứng, có em đang tả các bộphận bên trong đồ vật chợt nhớ ra một bộ phận nào đó ở bên ngoài bèn tả luôn

bộ phận đó rồi mới lại tả tiếp các bộ phận bên trong một cách rất “ hồn nhiên”.Cách viết theo kiểu “ bản năng” đó đã khiến bài viết của các em trở nên lủngcủng và lộn xộn, không liền mạch

+ Cách diễn đạt của đa số các em còn rất hạn chế do cách dùng từ chưachính xác, sử dụng từ ngữ chưa linh hoạt Dùng từ lặp lại nhiều, nhiều em còntrình bày theo kiểu liệt kê như:

“ Ngăn bé em đựng hộp bút, hộp phấn.

Ngăn thứ hai em đựng sách

Ngăn thứ ba em đựng bảng và bài kiểm tra.”

Cách trình bày như vậy khiến cho bài văn của các em chuyển từ miêu tả sang

kể lể

+ Một số em còn sao chép nguyên bài văn mẫu từ các tài liệu có sẵn

* Sử dụng nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc khi miêu tả: Đa số các em chưa

Trang 12

biết sử dụng nghệ thuật trong viết bài Việc bộc lộ cảm xúc còn mang tính dậpkhuôn, đồng loạt một cách thiếu tự nhiên, thiếu chân thực nên bài văn khôkhan, sáo rỗng thiếu tính thuyết phục.

3.3 Nguyên nhân của thực trạng.

- Do phần lớn tâm lí giáo viên ngại thay đổi, thường chọn giải pháp antoàn là dạy theo sách giáo khoa, sách giáo viên, chưa linh hoạt mạnh dạn trongđổi mới phương pháp dạy học

- Do môn học mang tính sáng tạo cao, kiến thức rộng song trình độ một

số giáo viên còn hạn chế nên chưa đáp ứng được những yêu cầu của môn họcđặt ra

- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với việc dạy Tập làm văn nênchưa cố gắng học hỏi, trau dồi kiên thức, tìm tòi những phương pháp mới trongviệc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh

- Do điều kiện môi trường sống ở vùng nông thôn xa trung tâm nên vốn

từ ngữ của học sinh còn nghèo nàn, ít ỏi, khả năng vận dụng từ ngữ chưa linhhoạt

- Việc quan sát sự vật để miêu tả còn hời hợt, thiếu tinh tế

- Một số em chưa hiểu rõ về đặc điểm của thể loại văn miêu tả nênthường nhầm sang kể

- Do các em mới từ lớp 3 chuyển lên lớp 4 nên dẫn tới một số em chưanắm vững cấu tạo và cách trình bày theo đúng bố cục của bài văn

- Do không nắm vững các quy tắc chính tả và cũng một phần ảnh hưởngcủa phương ngữ nên học sinh còn nhầm lẫn nhiều phụ âm đầu như l/n; tr/ch; s/x

- Vì đa số các em đều là con em nông dân ít được tiếp cận với sách báo,những tài liệu mang tính nghệ thuật nên việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật

để miêu tả còn rất hạn chế

Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng cũng như các nguyên nhân của thựctrạng việc dạy học văn miêu tả lớp 4, cùng với việc nghiên cứu các tài liệutham khảo và thực dạy, trong những năm học gần đây tôi đã mạnh dạn tiến

Trang 13

hành áp dụng một số biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học thểloại văn miêu tả cho học sinh lớp 4.

4 Các giải pháp thực hiện.

Văn miêu tả được dạy ở lớp 4 trong 30 tiết( 7 tiết ở học kì I, 23 tiết ở

học kì II) Sau bài mở đầu Thế nào là miêu tả? ( tuần 14) giúp học sinh có khái

niệm về miêu tả nới chung, các em lần lượt đi sâu vào từng kiểu bài cụ thể:

miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật.

Trong mỗi kiểu bài nói trên, học sinh đều được rèn luyện các kĩ năng cơ

bản: quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả, xây dựng đoạn văn và bài văn miêu tả So với các bài tập về miêu tả đơn giản ở lớp 2,

lớp 3( nói, viết thành đoạn văn ngắn), học sinh lớp 4 đã bắt đầu được học mộtcách tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh (gồm 3phần: mở bài, thân bài, kết bài) Do đó, để dạy tốt loại văn miêu tả, giáo viênvừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nóichung vừa phải chú ý đến những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng (đồvật, cây cối, con vật) để học sinh có thể thực hiện viết đúng và tốt mỗi bài văntheo đề bài đã cho

Trong cuộc sống, các em gặp nhiều người, nhiều cảnh vật, con vật khácnhau, chúng đều có thể trở thành đối tượng miêu tả của mình Mỗi đối tượngnày đều có những nét khác nhau Vì vậy, khi miêu tả, giáo viên cần lưu ý các

em cần nắm những nét riêng khác biệt này để viết được những bài văn vừamang đặc điểm chung của thể loại văn miêu tả, vừa có cái riêng của đối tượngmiêu tả Muốn như vậy học sinh cần phải nắm được đặc điểm của từng kiểubài văn miêu tả

4.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của ba kiểu bài văn miêu

tả lớp 4.(Dựa theo tài liệu Tiếng Việt nâng cao lớp 4 do Giáo sư TS Lê Phương

Nga chủ biên)

4.1.1 Đặc điểm của bài văn miêu tả đồ vật

Đối tượng của bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 là những vật các em thườngthấy trong đời sống hàng ngày gần gũi với các em, vì vậy cũng dễ trở thành

Trang 14

thân thiết với các em Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển sách, cặp sách, cáibàn hay các đồ chơi như búp bê, gấu bông, xếp hình, Chúng là những vật vôtri vô giác nhưng vẫn gần gũi và có ích đối với các em

Mỗi đồ vật đều có một hình dáng và kích thước, chất liệu, màu sắc cụthể như: chiếc thước vuông, bằng nhựa trong; cái bút chì tròn, vỏ ngoài bằng

gỗ, sơn màu vàng tươi, Cần lưu ý các em miêu tả những đặc điểm này trongbài văn của mình Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em chỉ cần tập trungmiêu tả những bộ phận quan trọng nhất Đó chính là những nét tiêu biểu đểphân biệt đồ vật này với đồ vật khác

Ví dụ bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư ( Tiết Tập làm văn: Luyện tập

miêu tả đồ vật- Tiếng Việt lớp 4- tập 1 trang 150), sau khi cho học sinh thựchiện phần trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, GV cho học sinh nhận xét và rút

ra kết luận: chiếc xe đạp có rất nhiều bộ phận như: khung, vành, bánh, ghiđông, yên, xích, líp, nhưng tác giả không tả tất cả các bộ phận ấy mà chỉ tậptrung tả vành xe, tay cầm và một số phụ kiện trang trí cho tay cầm Song chỉcần từng ấy thôi người đọc và nghe đã hình dung ra một chiếc xe đạp rất đẹp,

rất mới, rất chắc chắn và chạy sẽ rất bon và êm vì“ vành láng bóng, khi chú ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro nghe thật êm tai.”

Đồ vật thường gắn liền với đời sống con người nên khi miêu tả phải nóiđược công dụng, ích lợi của đồ vật, cũng như tình cảm của con người đối với

nó Ví dụ: “ Đã mấy tháng rồi mà cây bút của em vẫn còn mới Bút cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày như chiếc cày của bác nông dân cày trên đồng ruộng” ( theo Nguyễn Văn Khiêm - Tiếng Việt 4 tập 1- trang 170)

4.1.2 Đặc điểm của bài văn miêu tả cây cối

Đối tượng của bài văn miêu tả cây cối là những cây xung quanh các em

Đó có thể là cây hoa ( hoa hồng, hoa sen, hoa cúc, ), cây cảnh( cây xươngrồng, cây vạn niên thanh, cây si, cây tùng ), cây bóng mát ( cây bàng, câyđa, ), cây lấy gỗ( cây sà cừ, bạch đàn ), cây ăn quả( cam, vải, xoài, ) Chúngđều là những cây có ích và gần gũi thân thiết với con người

Mỗi loại cây đều có một đặc điểm, hình dáng, lợi ích khác nhau Vì vậy

Trang 15

khi miêu tả, giáo viên phải chú ý các em làm nổi bật các đặc điểm này Cây lấyhoa cần tập trung tả màu sắc, hương của hoa, cây ăn quả tập trung tả hìnhdáng, màu sắc, hương vị của quả, cây bóng mát cần tập trung tả tán, lá cây,

Cây cối luôn nằm trong một khung cảnh thiên nhiên Cảnh vật thiênnhiên ấy làm “nền” cho cây cối và nhờ vậy mà nó giúp cho cây đẹp hơn, sinhđộng hơn, gần gũi Vì vậy, khi miêu tả cần gắn chúng với việc miêu tả cảnhxung quanh như mây trời, chim chóc, đình chùa, hồ ao và cả con người

Ví dụ: “ Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót” ( Theo Vũ Tú Nam- Tiếng Việt 4 tập 2- trang 32), hay “ Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi.”

( Theo Nguyên Hồng- Tiếng Việt 4 tập 2- trang 31)

Mỗi loại cây dù nhỏ bé cũng có một ích lợi cho đời sống, vì thế khi miêu

tả cần lưu ý các em đừng quên nói về lợi ích của chúng cũng như tình cảm yêumến gắn bó của mình đối với từng cây

Ví dụ: “ Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.

Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng chừng trời ấy mà biết được sức gió Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.”( Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang – Tiếng Việt 4 tập

2- trang 53)

4.1.3 Đặc điểm của bài văn miêu tả loại vật

Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc, gần gũivới các em như con chó, con mèo, con gà, con vịt, Có khi chỉ yêu cầu tả mộtcon, có khi lại tả cả bầy, đàn Mỗi loài vật đều có đặc điểm tiêu biểu cho loài,mỗi con vật lại có những những đặc điểm riêng khác với loài của chúng Chính

vì vậy, khi miêu ta phải lấy cái đặc điểm nổi bật nhất cũng như không thể bỏqua những đặc trưng của cá thể như màu sắc, vóc dáng, thói quen,

Trang 16

Những con vật được miêu tả là những con vật thân thiết với các em và

có nhiều lợi ích nên bài văn phải thể hiện sự chăm sóc, tình cảm yêu mến củacác em đối với chúng

Ví dụ: “ Tê tê là loại thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ nó” ( Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang- Tiếng Việt 4 tập 2- trang

139)

Khi học sinh nắm bắt được đặc điểm của 3 kiểu bài văn miêu tả ở lớp 4,muốn các em có thể viết được bài văn hay thì trong các em phải có một vốn từngữ phong phú, biết được cách viết nghệ thuật và biết thể hiện cảm xúc, vì vậybiện pháp tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh biết cách tích luỹ vốn từ, biết lựachọn từ ngữ, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật và biết bộc lộ cảm xúc khimiêu tả

4.2 Hướng dẫn học sinh biết tích luỹ vốn từ, biết lựa chọn từ ngữ, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật và biết bộc lộ cảm xúc khi miêu tả.

4.2.1 Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả

Như trong phần thực trạng đã nêu: chất lượng bài viết của các em khôngcao một phần là do vốn từ ngữ của các em quá ít ỏi và nghèo nàn

- Để có thể làm giàu thêm vốn từ ngữ cho các em biện pháp đầu tiên tôigiúp các em tích lũy vốn từ qua các bài tập đọc Nhiều bài tập đọc là các bàivăn miêu tả rất hay của các nhà văn Số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài đóphong phú, đa dạng và cách sử dụng chúng rất sáng tạo Khi dạy các bài tậpđọc tôi thường yêu cầu học sinh chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chọn một vài trườnghợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng

Ví dụ: Bài Sầu riêng (Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 34): để miêu tả

hương vị đặc sắc của sầu riêng tác giả đã sử dụng các từ ngữ: ngạt ngào,

quyến rũ, đam mê hay bài Hoa học trò ( Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 43):

để miêu tả vẻ tươi non của lá phượng tác giả đã dùng các từ gợi tả: xanh um,mát rượi, ngon lành, đỏ rực, thắm tươi,

Bài Đường đi Sa Pa( Tiếng Việt lớp 4 tập 2- trang 102): Trắng xóa, bồng

bềnh, huyền ảo, lướt thướt,

Trang 17

Bài Con chuồn chuồn nước ( Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 127).: Long

lanh, nhỏ xíu, mênh mông, thung thăng, cao vút,

Vậy qua môn Tập đọc học sinh tích lũy được “ vốn liếng” từ không hềnhỏ, sau mỗi bài tôi lưu ý học sinh nên bổ sung vào vốn từ của mình một số từngữ và hình ảnh gợi tả dể các em vận dụng vào bài văn của mình

- Bên cạnh phân môn Tập đọc, các tiết học Luyện từ và câu cũng là mộtdịp để giáo viên giúp các em không chỉ hiểu rõ nghĩa của từ mà còn mở rộngnghĩa của chúng qua cách tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa cũng như cách sử dụngchúng như thế nào

Ví dụ: Trong tiết Mở rộng vốn từ: Cái đẹp( Tiếng Việt 4 tập 2- trang 40)giúp học sinh thấy được để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên không chỉ có một từ “tươi đẹp” mà còn rất nhiều các từ khác: tươi tốt, huy hoàng, lộng lẫy, Hay

giáo viên còn hướng dẫn cho học sinh nhận thấy bên cạnh từ nhỏ để miêu tả vóc dáng của sự vật còn có nhiều từ khác là từ ghép như nhỏ bé, nhỏ xíu, là từ láy như nho nhỏ, nhỏ nhắn, Bên cạnh tính từ đẹp còn hàng loạt các từ ngữ khác như dễ thương, xinh xinh, xinh xắn, xinh xẻo, dễ coi, Việc học tập và

mở rộng vốn từ láy, từ ghép, danh từ, tình từ, động từ có ý nghĩa vô cùng tíchcực đối với việc tích lũy vốn từ ngữ miêu tả của học sinh Lượng từ ngữ nàygiúp rất nhiều cho học sinh khi tả các con vật, cây cối, đồ vật

- Đọc các tác phẩm văn học, các bài văn mẫu cũng là dịp để học sinhtích lũy vốn từ miêu tả cho mình

4.2.2 Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi miêu tả

Có vốn từ ngữ nhưng phải biết dùng chúng đúng lúc, đúng chỗ Muốnvậy phải coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt kết quả quan sát cũng nhưkhi làm bài miêu tả mỗi chi tiết có thể có nhiều từ ngữ để miêu tả nhưngthường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp, do đó có tác dụng gợi hình,gợi cảm nhất Có khi ngay từ đầu các em đã nắm bắt được từ ngữ hay hình ảnhnày Nhưng thông thường việc xác định từ ngữ hay hình ảnh cần dùng cho mọtchi tiết miêu tả phải trải qua một quá trình tìm tòi, chọn lọc

Cách làm thông thường khi lựa chọn từ ngữ là so sánh các từ gần nghĩa

Trang 18

hay trái nghĩa Ví dụ tả vẻ đẹp về màu sắc của bông hoa hồng nhung nên dùng

từ nào trong hàng loạt các từ ngữ: đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ chói, đỏ chót, đỏ rực, thể hiện tình cảm đối với đồ vật thì nên dùng từ nào trong các từ: yêu thích, yêu mến, yêu quý, thương yêu Cần luyện tập kiên trì để học sinh làm quen

với phương pháp này và chống lại tâm lí dễ dãi khi dùng từ ngữ Nhà văn TôHoài đã có lúc phê phán cách viết thiếu suy nghĩ chọn lọc: “ Cứ viết đến mồ

hôi thì nhễ nhại, tinh thần thì hăng say, đàn ông thì cười phá lên, người thì thanh tú, thon thả, nét mặt xúc động thì mắt ánh lên Những chữ ấy không

phải công phu mình nghĩ ra Chỉ vì đã vơ lấy dùng đi dùng lại đến quen tay màthôi.” Vậy muốn học sinh sáng tạo trong văn viết để phát triển được năng lựccủa các em thì không nên dạy các em “ dùng đi dùng lại” để thành “ quen tay”

mà thui chột cái tiềm năng vốn có sẵn trong con người của các em

Cách đặt câu hỏi của giáo viên trong các tiết dạy văn miêu tả cũng rấtquan trọng Nó không chỉ có tác dụng định hướng quan sát mà có ảnh hưởngtới việc tìm tòi từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả Cần tránh đặt các câu hỏi về kiếnthức khoa học Nên đặt các câu hỏi có tác dụng tìm ra những chi tiết miêu tả

Ta so sánh cách đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh: Tả cây dừa

+ Cây dừa có mấy bộ phận?

+ Nhìn tàu dừa em nhớ tới hình ảnh nào? Quả dừa nằm ở đâu? Nó gợicho em nghĩ đến vật gì?

Câu hỏi thứ nhất mang tính chất khoa học, câu này không có tác dụnggợi cho học sinh tìm các từ ngữ miêu tả Câu hỏi thứ hai hướng cho các em tìm

ra các chi tiết miêu tả, đồng thời gợi cho các em liên tưởng khi quan sát

4.2.3 Hướng dẫn học sinh biết sử dụng biện pháp nghệ thuật khi miêu tả

Một bài văn chỉ đủ ý thôi chưa đủ Muốn bài văn hay, có giá trị gợi tả gợi cảm thì trong bài văn không thể thiếu đi tính nghệ thuật Với học sinh lớp

4, việc viết một bài văn đủ ý, trình tự hợp lí đã khó, để đưa nghệ thuật vàomiêu tả lại càng khó hơn Có rất nhiều biện pháp nghệ thuật được sử dụngtrong văn chương song ở mức độ lớp 4 theo tôi có hai biện pháp nghệ thuậtphù hợp và dễ vận dụng nhất vì hai biện pháp này các em đã được làm quen ở

Trang 19

các lớp dưới và tác dụng gợi hình, gợi cảm của hai biện pháp này cũng rất cao

đó là biện pháp so sánh và nhân hóa

* Biện pháp so sánh.

So sánh là biện pháp tạo hình, khiến sự vật được so sánh trở nên đẹp đẽ,

sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn và gợi liên tưởng cho người đọc So sánh có giátrị gợi âm thanh, hình ảnh Sử dụng so sánh trong bài văn miêu tả còn là cáchthức làm đẹp ngôn từ Trong văn miêu tả có rất nhiều hình ảnh so sánh, cách so

sánh khác nhau Có khi so sánh quả với vật “ Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến”; người với cây cối “Ông lão như cây lim, cây sến giữa rừng”; loài vật với đồ vật “Chú gà trống như một chiếc đồng hồ báo thức”,… Có thể thấy sự thành công và sáng tạo của Tô hoài trong việc sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn văn sau: “Đầu hung dữ như chiếc nắm đấm, chân cứng như hai thanh sắt, tiếng gáy ồ ồ như nước mưa rào chảy vào vành cống hẹp.” Hiển hiện trước mắt mọi người một chú gà chọi như được

tạc bằng đồng với những đường nét thật là động, sắc sảo

- Để hướng dẫn học sinh, đầu tiên, tôi cho các em tìm các câu có cácbiện pháp so sánh trong các bài đọc để từ đó các em có được cái nhìn cụ thể vềbiện pháp này

Ví dụ: Bài Cây gạo: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn nến trong xanh hay bài Sầu riêng: Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con

- Tiếp theo, tôi cho học sinh tập so sánh: Giáo viên đưa ra một số sự vật

để học sinh so sánh

Ví dụ: Búp bê, hoa hướng dương, chú gà trống,

+ Búp bê như một cô công chúa nhỏ

+ Hoa hướng dương là vầng mặt trời với những tia nắng vàng rực rỡ lung linh.+ Chú gà trống oai vệ như một võ sĩ trên đấu trường

- Hướng dẫn học sinh chọn lọc hình ảnh so sánh gợi tả nhất

Ví dụ: cho học sinh so sánh hình ảnh hoa hướng dương với các sự vật khác

Trang 20

nhau sau đó giúp các em rút ra kết luận: Hoa hướng dương có thể so sánh vớirất nhiều các sự vật khác: như một cái đĩa màu vàng, như một chiếc cúc áokhổng lồ, như một vầng mặt trời đang tỏa sáng, song hình ảnh so sánh đẹp

nhất vẫn là so sánh với mặt trời tỏa sáng vì hình ảnh này đã lột tả được vẻ đẹp

rực rỡ của hoa hướng dương – hơn nữa lại mang ý nghĩa sâu xa: một loài hoatượng trưng cho mặt trời Còn câu thứ nhất so sánh với cái đĩa có đặc điểmgiống bông hướng dương song đơn điệu và giảm đi giá trị vẻ đẹp của bônghoa Từ đó giúp học sinh nhận biết: khi so sánh muốn làm cho một sự vật đẹphơn phải so sánh với sự vật khác có cùng đặc điểm nhưng đẹp hơn, có nhữngnét độc đáo, nổi bật hơn và ngược lại

Với cách làm như vậy thì trí tưởng tượng của học sinh sẽ ngày mộtphong phú, khả năng diễn đạt câu văn cũng ngày càng một nâng cao Như vậy,việc đưa biện pháp so sánh vào miêu tả là một việc cũng tương đối dễ dàng vớihọc sinh

*Biện pháp nhân hóa.

Nhân hoá là biện pháp miêu tả sinh động, hấp dẫn, lí thú các sự vật,

hiện tượng, Làm cho những đối tượng này không phải là người nhưng lại mangdấu hiệu, thuộc tính của con người Nhân hoá là con đường thú vị nhất, ngắnnhất đưa những vấn đề trừu tượng đến với nhận thức của con người Khi sửdụng nhân hoá, người viết thả sức vùng vẫy, lựa chọn ngôn từ để làm tăng sựuyển chuyển, mềm mại khi diễn đạt

Đây là biện pháp quen thuộc với các em Các em được tiếp xúc từ khicòn trong vòng tay bế bồng của mẹ qua những lời ru cái cò, cái ốc Rồi nhữngcâu chuyện cổ tích của bà, của cô giáo, các em đã được tiếp xúc với cả một thếgiới phong phú của nghệ thuật nhân hoá Không cần phải dạy nhiều, ta chỉ cầngiới thiệu học sinh sẽ nhanh chóng nắm được ngay

- Để học sinh thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật này, tôi đãcho các em so sánh các cặp ví dụ cụ thể:

1- Thân chuối màu đen khô ráp vì nắng gió

2- Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió

Trang 21

1- Những chiếc lá già rụng xuống.

2- Những chiếc lá già từ giã thân mẹ đơn sơ

1- Những bông hoa tỏa hương thơm ngát khiến cho ong bướm kéo đến 2- Những bông hoa tỏa hương thơm ngát đã mời gọi những nàng ong,chàng bướm rủ nhau kéo đến

Khi cho học sinh so sánh cách diễn đạt của 2 câu trong một cặp và nêunhận xét câu văn nào hay hơn? Không khó cho học sinh trong việc lựa chọn:Câu văn thứ hai hay hơn câu văn thứ nhất

“ Hay hơn vì sao?” Vì câu thứ 2 đã sử dụng biện pháp nhân hóa giúp chocác sự vật miêu tả như câu chuối, những chiếc lá, những bông hoa, ong, bướmtrở nên sinh động, đáng yêu vì có những suy nghĩ, tính cách của con người

- Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tôi gợi ý đểcác em nêu các cách nhân hoá sự vật

+ Dùng các từ chỉ người: Xưng hô các sự vật như đối với người, gọi sự vật là

anh, chị, cô, chú, Ví dụ: Cô Trăng, chị Gió, bác Mặt Trời, anh Gà trống, chịMái Mơ,

+ Gắn những đặc điểm, suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật:

Hoa quỳnh trầm tư; bích đào cười tươi roi rói, phong lan yểu điệu, chị Mái Mơhiền lành, quyển vở sung sướng, hãnh diện khoe điểm 10 đỏ chói v.v

- Cho các em nghe những câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhânhoá như: Dế Mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ Ngựa, Hai con ngỗng của nhà văn TôHoài, những bài thơ như Đám ma bác Giun, Mưa, Buổi sáng nhà em, củanhà thơ Trần Đăng Khoa Đó là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật rất lớnnhờ biện pháp nhân hóa, qua đây phần nào giúp cho học sinh học tập đượccách sử dụng biện pháp nghệ thuật này

- Sau khi cho học sinh tiếp cận cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa trong các văn bản nghệ thuật, giáo viên cho các em thực hành vận dụng sử dụng

nhân hóa miêu tả một số sự vật: hoa hồng nhung màu đỏ, mặt trời tỏa nắng làm cho không khí trở nên nóng nực bằng một trong hai cách.

VD: Chị hồng nhung khoác lên mình một chiếc áo choàng lộng lẫy màu đỏ

Trang 22

thắm Ông mặt trời đang nhuộm đỏ sườn núi phía tây và thổi lửa xuống mặt đất.

Bằng cách luyện tập này thì việc vận dụng biện pháp nhân hoá vào bàitiến bộ rõ rệt, sự vật các em miêu tả trở nên sinh động hơn

*Ngoài các biện pháp nhân hóa, so sánh thường sử dụng ta có thể khuyếnkhích học sinh sử dụng các từ láy, điệp từ, điệp ngữ, biện pháp đảo ngữ trongcâu văn để tăng sức gợi tả, gợi cảm cho bài văn và cho học sinh hiểu rằngđấy cũng là nghệ thuật

4.2.4 Hướng dẫn học sinh biết bộc lộ cảm xúc trong miêu tả

Loại văn miêu tả nói chung và 3 kiểu văn miêu tả ở lớp 4 nói riêngthuộc văn bản phong cách nghệ thuật vì vậy đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc,tạo nên cái “ hồn”, chất văn của bài làm Muốn vậy phải nuôi dưỡng ở các emtâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luônhướng tới cái thiện

Một bài văn gây ấn tượng với người đọc là bài văn phải thể hiện đượctình cảm thái độ, tính chân thực của người viết trong đó Giáo viên cần lưu ývới các em: cảm xúc không phải là lúc nào cũng thể hiện bằng các từ ngữ: yêuthương, nhớ nhung, lưu luyến, cũng không quy định cứ phải kết bài mới nêucảm xúc mà có thể hiện ngay trong các câu miêu tả rất bình thường tự nhiên

nhưng gợi cho người đọc người nghe những xúc cảm sâu lắng Ví dụ:“ Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này” ( Theo Mai Văn Tạo) “Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người”( Theo

Ngô Văn Phú) Hay chỉ là một tiếng à, ôi, a, như: “ À, chú cún này khônthật”; “ Ôi, bộ lông mới mượt làm sao!” hay “ A! Bông hoa hồng đã nở” đãthể hiện cái cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng, mừng, thích thú dẫn người đọc hòavào tâm trạng của người sáng tác

Sau khi học sinh đã biết cách tích luỹ vốn từ ngữ, biết lựa chọn từ ngữbiết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và biểu lộ cảm xúc khi miêu tả, đểhọc sinh có thể hình dung ra đối tượng miêu tả một cách rõ ràng, đầy đủ, tôitiến hành hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả để tìm ý cho bài viết

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w