Nếu xem nhẹ hoạt động ngoại khóa không những nhà quản lý đánh mất đitính toàn diện của quá trình giáo dục mà còn làm cho hoạt động dạy học trongnhà trường trở nên đơn điệu, làm giảm đi h
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường trung học phổ thông”, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, có hiệu quả của các thầy
giáo, cô giáo khoa tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm Hà Nội và đặc biệt là
sự giúp đỡ tận tình của cô Trần Thị Bích Liễu, đến nay tôi đã hoàn thành đề tài
nghiên cứu của mình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo đặc biệt là côTrần Thị Bích Liễu- người thầy đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiêncứu
Tôi bày tỏ lòng tri ân của mình tới các thầy cô - những người đồng nghiệpcủa tôi ở trường THPT Ngọc Tảo và các trường THPT trên địa bàn huyện PhúcThọ, tới bè bạn- những người đã cung cấp cho tôi những tư liệu cần thiết, đãgiúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này
Ngọc Tảo ngày 16 tháng 7 năm 2005
Tác giả Nguyễn Minh Châu
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài Trang 5
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Giả thuyết khoa học 8
6 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài 8
7 Phương pháp nghiên cứu 8
8 Đóng góp của đề tài 9
9 Cấu trúc của luận văn 9
Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA BỘ MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2 Một số khái nịêm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.3 Vai trò ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá bộ môn
1.4 Cơ sở tâm lý – giáo dục của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn:
1.5 Mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động ngoại khóa bộ môn
1.6 Quản lý các hoạt động ngoại khóa bộ môn
1.7 Vai trò của giáo viên và nhà quản lý trong hoạt động ngoại khóa bộ môn
1.8 Mối quan hệ của hoạt động ngoại khóa bộ môn với việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông
Kết luận chương 1
Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ BỘ MÔN Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG THPT HUYỆN PHÚC THỌ 2.1 Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế và văn hoá của huyện Phúc Thọ
2.2 Thực trạng nhận thức, quản lí và các điều kiện tổ chức hoạt động ngoại khoá của các trường THPT trên địa bàn huyện Phúc Thọ
2.3 Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn
Trang 32.4 Kết quả tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn
2.5 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn ở 3 trường
Kết luận chương2
Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ BỘ MÔN VÀ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM, THỰC NGHIỆM VIỆC SỬ DÔNG CÁC BIỆN PHÁP 3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp
3.2 Hệ thống các biện pháp
3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khóa bộ môn cho giáo viên và học sinh
3.2.2 Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, tăng cường các hoạt động quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn(chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá…)
3.2.3 Rèn luyện kỹ năng cho giáo viên về tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn
3.2.4 Xây dựng điều kiện để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa bộ môn (Cơ sở vật chất, tài chính, thời gian
3.2.5 Tổ chức đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau ở các bộ môn
3.2.6 Trao đổi kinh nghiệm giữa các trường
3.2.7 Sử dụng các biện pháp
3.3 Kết quả khảo nghiệm:
3.4.Thực nghiệm sư phạm
3.5 Một số kết luận chung về tính khả thi và tầm quan trọng của các biện pháp qua khảo nghiệm và thực nghiệm
Kết luận và khuyến nghị
Trang 4MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Hoạt động ngoại khoá các môn học là một trong những hình thứchoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lương học tập vàgiáo dục cho học sinh Hoạt động ngoại khoá bao gồm một số các hình thức tổchức như câu lạc bộ khoa học, dạ hội khoa học hay nghệ thuật, tổ ngoạikhoá Đây là những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tựnguyện của học sinh, như những trò chơi mà trong đó các em được trổ tài, đượcgiao lưu và được bộc lộ mình Hoạt động này không chỉ giúp cho học sinh pháttriển nhanh về tư duy mà còn tạo cho học sinh khả năng ứng xử tốt, vận dụngkiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức,làm cho học sinh hứng thú, yêu thích hơn môn học Mặt khác, hoạt động ngoạikhóa bộ môn còn huy động được mọi học sinh cùng tham gia, là điều kiện thuậnlợi cho việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp - rất cần thiếtcho mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc ngày nay Hơn thế nữa, hoạt độngngoại khoá bộ môn cũng góp phần đắc lực vào việc cung cấp sự hiểu biết vàhình thành hứng thú nghề nghiệp cho học sinh Thông qua các hoạt động ngoạikhoá, học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm các kiến thứcmới, phát triển hứng thú nhận thức các môn học, do đó kiến thức, kĩ năng củacác em vững chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn
Một nghiên cứu ở Mĩ cho thấy, có 49% học sinh không tham gia vào cáchoạt động ngoài giờ lên lớp sử dụng ma tuý, 37% trong độ tuổi từ 13-19 phảilàm bố mẹ sớm hơn những em khác có tham gia từ 1đến 4 giờ vào các hoạt độngngoại khoá Gần 8/10 em có tham gia các hoạt động ngoại khoá đạt được kết quảhọc tập cao Những học sinh thường xuyên tham gia vào các chương trình hoạtđộng ngoài giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích học tập caohơn, có hành vi đạo đức tốt hơn trong nhà trường, có mối quan hệ và xúc cảm tốthơn, phát triển tốt hơn và không có các hiện tượng sử dụng ma tuý, bạo lực
Trang 6Đặc biệt ngày nay, trong điều kiện tri thức bùng nổ, kiến thức của các mônhọc quá nhiều, có nhiều môn học mới xuất hiện, chương trình mới và sách giáokhoa mới bắt buộc học sinh phải tiếp thu một cách toàn diện một khối lượng đồ
sộ về kiến thức - kỹ năng - thái độ Các giờ học với số lượng thời gian hạn chếkhông thể thoả mãn nhu cầu của học sinh và yêu cầu của chương trình, sách giáokhoa mới Vì vậy, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá đang trở nên cần kíp hơnbao giờ hết
Do tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoạikhoá như vậy nên Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định thời gian dành cho hoạt độngngoài giờ lên lớp là khá lớn trong một năm học: Kỳ I 19 tuần: 18 tuần học, 1tuần dành cho các hoạt động khác, Kỳ II 19 tuần, 16 tuần học, 1 tuần nghỉ tết, 2tuần dành cho các hoạt động khác Trong chương trình giáo dục của các cấp họcbậc học đã có những hướng dẫn cụ thể cho các hoạt động này Tại hướng dẫnthực hiện nhiệm vụ năm học 2004 – 2005 bậc trung học do thứ trưởng NguyễnVăn Vọng ký ngày 3/8/ 2004 nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá,giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 17)
Tuy nhiên, để hoạt động ngoại khoá thực sự hữu Ých và thành công, ngoàivai trò của học sinh và giáo viên, thì các biện pháp quản lí và tổ chức hoạt độngngoại khoá bộ môn là chìa khoá quyết định sự thành công này Đặt mục tiêu, lên
kế hoạch hoạt động, tổ chức các hình thức ngoại khoá bộ môn phù hợp, chỉ đạocủa người hiệu trưởng và công tác giám sát, đánh giá kết quả là những công việccần thiết khi thực hiện các hoạt động ngoại khoá bộ môn Người hiệu trưởng cótrách nhiệm trong việc tạo các điều kiện cần thiết về thời gian, không gian vàtiền bạc, xây dựng mối quan hệ với các cơ quan đoàn thể để họ hỗ trợ nhà trườngthực hiện các hoạt động ngoài nhà trường nói chung, hoạt động ngoại khoá mônhọc nói riêng Ngoài ra, hiệu trưởng cũng là người chịu trách nhiệm trong việcđào tạo, huấn luyện các giáo viên để họ tổ chức tốt các hoạt động này
Nhưng hiện nay, hoạt động ngoại khoá bộ môn trong các nhà trường trunghọc phổ thông còn rất hạn chế, chưa được các nhà quản lí quan tâm Các hoạtđộng này mới chỉ dừng lại ở những môn có thế mạnh (ngữ văn, sinh học…) và
Trang 7ngay cả những môn đó thì hình thức tổ chức cũng chưa phong phú, chưa tạođược hứng thú thật sự cho học sinh Nhiều môn học giáo viên chỉ chú trọngcung cấp và nhồi nhét kiến thức, làm cho học sinh và phụ huynh cảm thấy nặng
nề, kết quả học tập của các em không cao nên nhiều gia đình, để đảm bảo chocon thi đỗ đại học buộc các em phải đi học thêm Nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng này là do các nhà quản lí và giáo viên chưa được cung cấp đầy đủ lí luận
về tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá môn học Còn quá Ýt các công trìnhnghiên cứu về vấn đề này Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục nói chung, cán
bộ quản lí nhà trường nói riêng chưa ý thức được đầy đủ về vai trò và tác dụngcủa các hình thức hoạt động ngoại khoá Hiểu biết của người giáo viên về hoạtđộng ngoại khoá còn phiến diện, năng lực tổ chức ngoại khoá còn hạn chế, cácnhà quản lý chưa có được những biện pháp đồng bộ cần thiết để thúc đẩy cáchoạt động ngoại khoá bộ môn Các điều kiện để tổ chức hoạt động ngoại khoácòn hạn chế: thiếu địa điểm, thiếu phương tiện, đặc biệt là các tài liệu thamkhảo
Nếu xem nhẹ hoạt động ngoại khóa không những nhà quản lý đánh mất đitính toàn diện của quá trình giáo dục mà còn làm cho hoạt động dạy học trongnhà trường trở nên đơn điệu, làm giảm đi hứng thú học tập của học sinh đối vớicác môn học, kiến thức và kĩ năng của các em hình thành thiếu sâu sắc, không
đủ độ rộng và tính vững chắc Vì vậy, quản lý và tổ chức các hoạt động ngoạikhóa bộ môn trong nhà trường hiện nay cần phải được chú trọng cả về lý luận
và thực tiễn, cần phải có những biện pháp quản lý đúng và phù hợp Với lÝ do
này, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác quản lý và tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn ởnhà trường THPT, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này một cách
có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Trang 8- Khách thể: Hoạt động ngoại khóa bộ môn ở nhà trường THPT (Các môn
Toán – Lý – Hóa – Sinh - Văn – Sử - Địa - GDCD …)
- Đối tượng: Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn ở nhà
trường THPT
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý và tổ chức các hoạt độngngoại khoá…
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức và quản lí các hoạt động ngoại khoá
- Đề xuất các biện pháp quản lý có kết quả hoạt động ngoại khóa bộ môntrong nhà trường THPT và thử nghiệm một số biện pháp
5 Giả thuyết khoa học:
Hoạt động ngoại khóa bộ môn trong nhà trường THPT có một vai trò quantrọng Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môncòn nhiều hạn chế Nếu có những biện pháp tổ chức và quản lý phù hợp như:Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khoá bộ môncho học sinh và giáo viên; Lập kế hoạch và xây dựng các điều kiện tổ chức hoạtđộng ngoại khoá bộ môn; Rèn luyện kỹ năng cho giáo viên về tổ chức ngoạikhoá bộ môn thì các nhà trường THPT sẽ tiến hành có hiệu quả hoạt độngngoại khoá, giúp học sinh học tập có hứng thú và đạt kết quả cao, phát triển toàndiện các phẩm chất và năng lực của các em
6 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài:
Đề tài tiến hành nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá
bộ môn của người hiệu trưởng tại ba trường THPT Ngọc Tảo, THPT Phúc Thọ,THPT Vân Cốc thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây
7 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên
quan đến công tác quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn: các bài báo trong cáctạp chí, các văn bản chỉ thị chỉ đạo công tác hoạt động ngoại khóa, sách và cáccông trình nghiên cứu khoa học, phân tích, đánh giá tìm ra các cơ sở lí luận đãđược nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết
Trang 9- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Khảo sát qua:
+ bảng hỏi
+ tham dự các hoạt động ngoại khóa bộ môn
+ phỏng vấn cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên, học sinh
nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lí và tổ chức các hoạt đông ngoại khoá bộmôn và kết qủa của nó
- Thử nghiệm sư phạm một số biện pháp quản lí và tổ chức các hoạt
đông ngoại khoá bộ môn, phân tích và đánh giá kết quả
- Phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu
8 Đóng góp của đề tài:
Đề tài hệ thống hoá lại lí luận tổ chức và quản lí các hoạt động ngoại khoá
bộ môn, đưa ra bức tranh về thực trạng công tác quản lí hoạt động này, làm rõhơn vai trò quan trọng của nó đối với việc nâng cao chất lượng học tập của họcsinh - một vấn đề bức xúc hiện nay và đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt độngngoại khóa bộ môn có kết quả để giúp các nhà trường THPT tổ chức tốt các hoạtđộng này
9 Cấu trúc luận văn: gồm các phần:
Mở đầu: trình bày lÝ do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, giả
thuyết khoa học, nội dung và phương pháp nghiên cứu (6 trang)
Các chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động
ngoại khóa bộ môn trong nhà trường THPT( trang); Chương 2: Thực trạng tổ
chức hoạt động ngoại khoá bộ môn ở các trường trung học phổ thông( trang);
Chương 3: Các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khoá bộ môn (trang);
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục.
Trang 10CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
BỘ MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá là một phần quantrọng trong chương trình giáo dục ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới Hoạtđộng này được chú trọng nghiên cứu và thực hiện nh là một công cụ hữu Ých đểgiúp học sinh học tập có kết quả hơn và phát triển toàn diện hơn nhân cách củacác em
Tại Anh [24], gần 7 triệu học sinh hàng năm được tham gia vào các hoạt độngngoại khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp, có nghĩa là hàng tuần có hàng nghìn
em được đi tham quan hay tham gia vào các câu lạc bộ học tập Theo các nhàgiáo dục Anh, các hoạt động này giúp học sinh gắn kiến thức với cuộc sống.Chính phủ Anh cho rằng, cần xem các hoạt động này là một phần quan trọng củacông tác giáo dục thế hệ trẻ Để nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng cáchoạt đông này, chính phủ Anh đã đưa ra các qui định về trách nhiệm của giáoviên và nhà trường, tăng cường các nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chứccác hoạt động ngoại khoá và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác Bà RuthKelly, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh nhận xét: các hoạt động ngoài giờ lên lớp,nhất là các hoạt động ngoại khoá đã làm giàu chương trình học, tạo dựng niềmtin và củng cố kĩ năng cho học sinh Qui định mới của Bộ Giáo dục Anh năm
2005 về tổ chức và quản lí các hoạt động ngoài giờ lên lớp nêu rõ:
• Cần cam kết rằng tất cả mọi trẻ em phải có cơ hội tham gia một cách có chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập các kinh nghiệm sống;
• Khuyến khích các trường học liên kết với nhau trong việc tổ chức các hoạt động này;
• Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia;
Trang 11• Đưa ra các hỗ trợ và các lời khuyên;
• Cung cấp thông tin và các hướng dẫn thực hành; và
• Đặt mục tiêu ưu tiên cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giời lênlớp
Công trình nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục Mĩ [30] cho thấy tácdụng to lớn của các hoạt động ngoại giờ lên lớp nói chung và ngoại khoá nóiriêng sau đây đối với đời sống của học sinh: có 49% học sinh không tham giavào các hoạt động ngoài giờ lên lớp sử dụng ma tuý, 37% trong độ tuổi từ 13-19phải làm bố mẹ sớm hơn những em khác có tham gia từ 1đến 4 giờ vào các hoạtđộng ngoại khoá Gần 8/10 em có tham gia các hoạt động ngoại khoá đạt đượckết quả học tập cao Những học sinh thường xuyên tham gia vào các chươngtrình hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích họctập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn trong nhà trường, có mối quan hệ và xúccảm tốt hơn, phát triển tốt hơn và không có các hiện tượng sử dụng ma tuý, bạolực
Các nhà giáo dục Nhật Bản[25] nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá Học sinh Nhật Bản dành khánhiều thời gian cho các hoạt động này vì hầu hết các trường học ở Nhật Bản làcác trường bán trú Tuy nhiên, các hoạt động ngoài giời lên lớp này tập trung chủyếu vào việc giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống cho học sinh như dạycác nghi thức giao tiếp theo tập tục của người Nhật, dạy cách pha trà, nấu nướng,các nghề truyền thống của Nhật Bản Ngoại khoá các môn học chủ yếu tổ chứcqua các cuộc thi, các trò chơi ở trường và trên ti vi Chương trình cải cách giáodục của Nhật Bản giảm bớt thời lượng các giờ lớp để tăng cường nhiều hơn cáchoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh.[28]
Nghiên cứu so sánh của các nhà giáo dục Mĩ năm 2002[30] giữa chấtlượng giáo dục của Mĩ và 8 nước trong khối G8 cho rằng, hoạt động ngoài giờlên lớp và ngoại khoá là một trong những điều kiện đem lại chất lượng giáo dụccao ở các nước
Trang 12Các hình thức hoạt đông ngoại khoá của các trường học phổ thông ở cácnước chủ yếu tập trung vào: các trò chơi trí tuệ, dạ hội, câu lạc bộ nhạc, kịch, thểthao, hội hoạ
J.A.Cô men xki [10] -ông tổ của nền sư phạm cận đại trong thời gian làm
cố vấn giáo dục tại Hung ga ri đã rất coi trọng hoạt động ngoại khoá bộ môn.Ông cho học sinh tham gia biểu diễn sân khấu để giúp các em ghi nhớ sâu sắcnhững nội dung cần thiết.Ông thấy rằng những chàng trai thường ngày so ro, rụt
rè nay ra trước công chúng với vẻ tự tin, xử sự điềm tĩnh Những con người mớimấy tuần lễ trước còn đọc câu ngắc ngứ, bây giờ đã có thể nói một đoạn độcthoại dài mà không phạm lỗi hoặc giải thích những khái niệm một cách hùng hồnđầy tính thuyết phục
Cô men xki ở thời đó đã áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt làviệc mở rộng các hình thức học tập ngoài lớp, nhằm khơi dậy và phát huy nhữngkhả năng tiềm Èn, nhằm rèn luyện cá tính cho học sinh, đã chứng minh cho quanđiểm giáo dục mới đầy tính thuyết phục
Nhà sư phạm người Nga T.V Smiêc nô va[4] cũng tổng kết lại rằng:
“Muốn giáo dục học sinh thành người có kiến thức văn hoá, trong các bài nộikhoá về văn học, tôi đã giới thiệu cho các em về các mặt khác nhau của nghệthuật, đào sâu những kiến thức đó trong hoạt động ngoại khoá bộ môn” Ông chorằng “ Ngoại khoá để thu hút học sinh, làm cho họ hứng thú và đi đến kết luậnrằng công tác ngoại khoá cần được suy nghĩ kỹ và tiến hành ở tất cả các lớptrong hệ thống giáo dục mà không được mang tính chất thất thường”
Nhà sư phạm A.T Côp chi ê va [4] xem hoạt động ngoại khoá bộ môn là
để nâng cao đạo đức và năng khiếu mọi mặt của học sinh “ Công việc chuẩn bị
dạ hội chuyên đề đã làm cho thầy trò gần gũi nhau Thầy nắm vững được yêucầu xu hướng của học sinh, xác định thái độ đạo đức cho mỗi em”
Từ thực tiễn trải nghiệm, nhà sư phạm A.T Côp chi ê va kết luận:
“Công việc ngoại khoá nếu được tiến hành có hệ thống không những nâng caotrình độ chung về sự tiến bộ của học sinh mà còn cả về trình độ ngôn ngữ, kiếnthức của các em”
Trang 13Cai Rôp [4] – Nhà giáo dục học người Nga đã viết : “ Khi đặt kế hoạchcông tác giảng dạy chung cho cả năm học mới, người hiệu trưởng phải xét kếtquả hoạt động ngoài lớp năm học trước và nhằm mục đích nâng cao thành tíchcủa học sinh, củng cố kỷ luật và nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường,
mà định nhiệm vụ hoạt động ngoài lớp cho năm học sắp tới Trong kế hoạchcông tác của nhà trường có dành một mục riêng cho hoạt động ngoài lớp Mụcđích đó gồm mấy yếu tố sau: Xây dựng điều kiện và cơ sở vật chất cho hoạtđộng ngoài lớp năm tới, các hoạt động ngoài lớp của nhà trường và của lớp, phânphối lực lượng và định kỳ hạn cho kế hoạch Về kế hoạch tỷ mỉ, cụ thể về cách
tổ chức các hoạt động quần chúng đặc biệt, hoặc các ngày nghỉ… thì người phụtrách tổ chức và người chỉ đạo sẽ quyết định riêng và bổ sung cho kế hoạch toànnăm Những người phụ trách tổ chức và người chỉ đạo Êy chính là những ngườiđược uỷ nhiệm thi hành những điều khoản bổ sung kia”
Như vậy, các công trình nghiên cứu này đã làm nổi rõ tầm quan trọng củacác hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt đông ngoại khoá và chỉ ra một số biện phápcần thiết cho người hiệu trưởng phải làm gì để tổ chức và quản lí tốt các hoạtđộng này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
1.1.2 Trong nước:
Trong nước, từ những năm 60, khi xây dựng chương trình giáo dục, BộGiáo dục đã xác định rõ trong cuốn “ Giải thích chương trình quốc văn – 1961 –1962”:
“ Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các môn học đạt kết quảđầy đủ thì ở nhà trường cần tổ chức ngoại khoá Hoàn cảnh kháng chiến trướcđây chưa cho phép chúng ta thực hiện đầy đủ công tác này cho nên trong chươngtrình cũng chưa ghi phần ngoại khoá Từ lúc hoà bình được lập lại, vấn đề nàyđược nêu ra và được các địa phương thực hiện lẻ tẻ Trong chương trình mớicông tác ngoại khoá trở thành một phần quan trọng, khăng khít với nội khoá.Công tác ngoại khoá không nên vì cái tên ngoại khóa của nó mà bị đặt vào một
vị trí quá ư thấp kém nh một số trường vẫn làm nh vậy Công tác ngoại khoá
Trang 14không hề mâu thuẫn gì với nội dung giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường XHCN
mà trái lại bổ sung và nâng cao chất lượng của nội khoá lên một bước”
Tác giả Phạm Lăng[17] khi tìm hiểu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở trường trung học Chu Văn An Hà Nội đã xác định nhiều hình thức hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp và nhấn mạnh : Nếu tổ chức hoạt động này một cáchkhoa học sẽ không làm giảm đi chất lượng các môn học
Tác giả Nguyễn Văn Thiềm trong bài “ Mấy biện pháp giáo dục học sinhngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cư” cho rằng chất lượng giáo dục học sinh ởnhà trường giảm sút có nguyên nhân từ việc tổ chức các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp bị buông lỏng
Tác giả Đinh Xuân Huy với công trình nghiên cứu các biện pháp quản lýhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người hiệu trưởng trong trường phổthông Dân Tộc Nội Trú – Tỉnh Lai Châu [8] đã khẳng định vai trò quan trọngcủa tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc nâng cao chấtlượng giáo dục của trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú, xây dựng các biện phápquản lý hoạt động này của người hiệu trưởng, trong đó có hoạt động ngoại khoá
bộ môn
Các tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn giáo dục học [6] cũngnhấn mạnh vai trò và tác dụng của hình thức họat động ngọai khoá, coi đây làmột trong những hình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho học sinh, giúpcác em mở rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức được tốt hơn
Nhìn chung các tác giả trên thế giới và trong nước đều đề cao vai trò vàtác dụng của hoạt động ngoại khoá bộ môn trong quá trình giáo dục học sinh,xem hoạt động ngoại khoá bộ môn là một trong những hình thức tổ chức dạy họcquan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh
Tuy nhiên bên cạnh việc khẳng định tính cần thiết của việc tổ chức hoạtđộng ngoại khoá bộ môn, những công trình nghiên cứu này chưa chỉ ra một cách
cụ thể việc cần tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn ra sao? Làm thếnào để hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trưởng trung học phổ thông thực
sự là một họat động thường xuyên có kết quả tốt? Các công trình nghiên cứu
Trang 15chưa chỉ ra cách thức cho nhà quản lý khi tổ chức hướng dẫn thực hiện các tổnhóm chuyên môn đưa hoạt động ngoại khoá bộ môn vào trong kế hoạch nămhọc … Điều này khiến cho không Ýt trường trung học phổ thông vẫn cảm thấyhoạt động ngoại khoá bộ môn còn là việc làm có tính hình thức, Ðp buộc…
Vì thế việc xây dựng cơ sở lý luận cho quản lý hoạt động ngoại khoá bộmôn cần thiết giúp nhà quản lý có cơ sở điều hành công tác chuyên môn của nhàtrường nói chung, hoạt động ngoại khoá bộ môn nói riêng đạt kết quả tốt hơn
1.2 Một số khái nịêm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp
1.2.1.1 Quản lý
Quản lý là một quá trình lựa chọn các tác động (cả coi sóc và phát triển),nhà quản lý phải biết sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động lên đối tượng bịquản lý sao cho đảm bảo sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triển của bộ máy.Nếu chỉ có ổn định mà không phát triển thì tất yếu dẫn đến suy thoái và ngượclại nếu phát triển mà không ổn định thì sẽ có nguy cơ rối ren Quản lý còn là việcđặt ra mục tiêu, lựa chọn các phương tiện, điều kiện và tác động vào từng thành
tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu quản lý Vềphương diện nhà quản lý thì quản lý là sự tác động của nhà quản lý trong việcchỉ huy, điều khiển, tổ chức quản lý hướng vào các quá trình xã hội và hành vihoạt động của từng con người trong quá trình quản lý nhằm đưa đến sự pháttriển, biến đổi phù hợp với quy luật khách quan, đạt mục tiêu quản lý Để quản língười quản lí phải lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm soát côngviệc
+ Lập kế hoạch: Được hiểu là sự xếp đặt có tính toán trước một cách khoahọc các mục tiêu, nội dung, trình tự tiến hành các công việc của người quản lítrong khoảng thời gian định sẵn với sự phân công con người và bố trí vật lực hợp
lí để công việc đó có thể tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, tốnkém Ýt thời gian và công sức nhất
Trang 16+ Tổ chức: Là quá trình hình thành những cấu trúc quan hệ giữa các thànhviên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, thực hiện phân công lao động khoahọc, phối hợp, điều phối các nguồn lực, vật lực một cách thích hợp để thực hiệnthành công các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.
+ Lãnh đạo, chỉ đạo: Là liên kết liên hệ với những người khác, chỉ dẫnngười khác, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt các mụctiêu của tổ chức
+ Kiểm tra, đánh giá: Là một chức năng của quản lí, thông qua đó mỗi cánhân, mỗi nhóm hay một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, sosánh với mục tiêu đặt ra hay các chuẩn và tiến hành những sửa chữa, uốn nắnnếu cần thiết
Như vậy quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tính chất lựa chọn các tác động phù hợp dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm tạo cho đối tượng vừa vận hành trong thế ổn định, vừa tạo sự phát triển theo mục đích đề ra được thực hiện thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá
1.2.1.2 Khái niệm quản lý giáo dục
Nhà giáo dục học người Nga P V Khu đô min xki cho rằng: “Quản lý giáodục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích củachủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dụcnhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà cho thế hệ trẻ.”
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho
hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tínhchất của nhà trường XHCN ở Việt Nam mà tiêu điểm là quá trình dạy học, giáodục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu ,tiến lên trạng thái mới về chất
Giáo sư Phạm Viết Vượng cho rằng: Mục đích cuối cùng của quản lý giáodục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thôngminh sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bảnthân và xã hội
Trang 17Như vậy, có thể nói, quản lí giáo dục về thực chất là quản lí có hiệu quả
chất lượng giáo dục (bao gồm dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp) được thực hiện thông qua các tác động có mục đích, có kế hoạch, qua các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá để đào tạo thế hệ trẻ thông minh sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội.
1.2.1.3 Quản lý nhà trường:
Giáo sư- viện sỹ Phạm Minh Hạc cho rằng: Quản lý nhà trường ở Việt Nam
là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêuđào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh
Bản chất của việc quản lý nhà trường là: Quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạtđộng học và các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động ngoại khoá bộ môn.Quá trình quản lý Êy làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng tháikhác để dần dần đạt mục tiêu Các hoạt động trong nhà trường bản thân nó đã cótính giáo dục song cần có sự quản lý, tổ chức chặt chẽ mới phát huy được hiệuquả của bộ máy
Mục tiêu quản lý của nhà trường được cụ thể hoá trong kế hoạch, nhiệm vụnăm học, tập trung vào việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh Để thựchiện mục tiêu này người hiệu trưởng phải tiến hành các hoạt động quản lí: xâydựng môi trường giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và các điều kiệnphục vụ cho dạy và học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tạo lập và duy trìtốt mối quan hệ nhà trường –gia đình –xã hội, thực hiện dân chủ hoá trong quản
lý nhà trường và các hoạt động khác
Như vậy, quản lí nhà trường là việc người hiệu trưởng xây dựng mục tiêu, kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá các kết quả đạt được
so với yêu cầu và chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chất lưọng phát triển toàn diện nhân cách của học sinh
Quản lí nhà trường tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mà trọng tâm là quản lí các hoạt động dạy học và giáo dục diễn ra trong nhà trường, trên lớp học và các hoạt đông ngoài nhà trường
Trang 181.2.1.4 Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Đây là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục chung của nhàtrường, là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các bộ môn theo thờikhoá biểu Hoạt động này có mục tiêu giúp học sinh mở rộng, củng cố, nâng caokiến thức, hình thành và phát triển ở các em các kỹ năng, thái độ, hành vi, pháttriển năng lực sở trường, có thái độ và hành động đúng trước cuộc sống Hoạtđộng ngoài giờ lên lớp được thực hiện có mục đích, có kế hoạch, có tổ chứcnhằm góp phần vào việc đào tạo những phẩm chất nhân cách tốt đẹp cho họcsinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội
Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Đây là hoạt động của nhà quản lý tác động đến tập thể giáo viên và học sinhngoài giờ lên lớp nhằm tổ chức, điều hành để đưa hoạt động này thành nề nếp,phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo nhân cách người học sinh trong nhàtrường THPT Hoạt động này được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trìnhdạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trườngquản lý Nó diễn ra trong suốt năm học Nhà quản lý vừa phải kiểm soát đượcmục tiêu, vừa có các biện pháp quản lý kế hoạch tổ chức các hoạt động, vừa nắmchắc các điều kiện cần thiết trong quá trình tổ chức, lại vừa hướng dẫn cán bộ,giáo viên thực hiện sao cho có hiệu quả các hoạt động này
1.2.2 Quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn
1.2.2.1 Hoạt động ngoại khóa bộ môn
Đến nay khái niệm ngoại khoá cũng chưa được lý giải cặn kẽ, thấu đáo vànhất quán Ngoại khoá bộ môn là hình thức học tập hay vui chơi? là chính khoáhay ngoài chính khoá? Dạy thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh kém
có phải là ngoại khoá hay không? Trong điều kiện dạy học hiện nay, do yêu cầu
về sự cập nhật thông tin, tri thức khoa học những khái niệm của lý luận dạy họcnh: lớp học, giờ học, bài học sẽ có sự thay đổi Ranh giới giữa trong lớp học vàngoài lớp học trong giờ học và ngoài giờ học cũng sẽ khác đi … cần phải đổi
Trang 19mới và khẳng định lại nhận thức về khái niệm ngoại khoá, vai trò và tác dụngcủa nó cho cả người dạy, người học và nhà quản lý.
Theo Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế
Duật-(Phương pháp dạy học văn- NXB Đại học quốc gia –Hà Nội 1998, trang 389):
378-“Ngoại khoá không nên hiểu là công việc ngoài giờ học, ngoài chương
trình, thực hiện tuỳ tiện được sao hay vậy Ngoai khoá chỉ có nghĩa là không đặt
sự giảng dạy của giáo viên bộ môn lên hàng đầu mà xem trọng hoạt động tự giácvận dụng sáng tạo của học sinh Đó cũng là việc học đích thực, do học sinh tựnguyện, tự chọn, tự làm ra mà học’’
Vì vậy, có thể nói, ngoại khoá bộ môn là một hình thức tổ chức học tập ngoài
giờ lên lớp có kế hoạch có phương hướng xác định được học sinh tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khoá, dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên, nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng bộ môn đã được học trong chương trình chính khoá, đồng thời góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện.
Với cách hiểu như trên, ngoại khoá bộ môn được xem là một hình thức tổchức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học theo định hướng “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học,bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đó vàothực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh’’ (Điều 24.2 Luật giáo dục )
1.2.2.2 Quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn
Từ cách hiểu về các khái niệm quản lí liên quan và khái niệm hoạt động ngoại khoá bộ môn có thể xem quản lí hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường phổ thông trung học là công việc của người hiệu trưởng đặt ra các mục tiêu, lập kế hoạch, xây dựng các điều kiện, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động này trong mối quan hệ với các hoạt
Trang 20động chính khoá để phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, nâng cao chất lượng học tập cho các em.
1.2.6 Mối quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp với hoạt động ngoại khoá và với các hoạt động dạy học, giáo dục
Việc tổ chức hoạt động trên lớp và tổ chức ngoài giờ lên lớp là hai bộ phậnhữu cơ hợp thành một thể thống nhất trong quá trình giáo dục học sinh nhằm đạtmục tiêu đào tạo của nhà trường THPT Những đặc điểm cơ bản của hai dạnghoạt động này có ý nghĩa làm cơ sở để tổ chức thực hiện các biện pháp sư phạmthích hợp Do vậy các biện pháp tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp phải được đặttrong mối quan hệ học tập chính khoá và học tập ngoại khoá Trong nhà trườngmuốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của việc giảng dạy môn học, người giáo viên cầnphải phối hợp một cách khéo léo các mặt hoạt dộng chính khoá và ngoại khoánày
1.3 Vai trò ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá bộ môn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
Với tư cách là một hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoạikhoá bộ môn có một tầm quan trọng đặc biệt, đem lại nhiều tác dụng to lớn, gópphần đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáodục
Theo quan niệm của nhiều nhà giáo dục, chất lượng giáo dục phổ thông là
sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh về tất cả các mặt: trí tuệ, thể chất, tâmhồn, thể hiện ở việc học sinh có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản trongcác lĩnh vực đọc, viết, làm toán, khoa học, các kĩ năng ứng xử, giao tiếp xã hội ,được đo bằng các chuẩn nhằm xem xét mức độ đạt được các nhiệm vụ, mục tiêugiáo dục Các chuẩn này được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa nhà trường
và cộng đồng, được công chúng chấp nhận, đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi
cá nhân học sinh và yêu cầu của cộng đồng đối với nhân cách được đào tạo
Hoạt đông ngoại khoá bộ môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vì
nó có các tác dụng sau đây:
Trang 211.3.1 Ngoại khoá bộ môn giúp học sinh mở rộng, nâng cao kiến thức
Khối lượng tri thức nhân loại ngày càng tăng lên nhanh chóng Cácdự báokhoa học cho thấy vào thập niên đầu của thế kỷ 21, cứ khoảng 5 năm tri thứcnhân loại lại tăng gấp đôi Nhà trường không thể cung cấp tất cả nguồn tri thức
đó mà chỉ có thể trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản của các môn học Ngaytrong những bài học trên lớp, học sinh cũng chỉ có thể học được những kiến thúc
cơ bản nhất, những khái niệm những quy tắc chung nhất mà thôi Còn rất nhiềukiến thức khác cần phải nắm, phải hiểu, phải vận dụng được vào trong thực tếcuộc sống của mình nhưng lại chưa được đưa và cũng không thể đưa hết vàotrong chương trình Vì thế ngoại khoá bộ môn là một trong những cách thức,những con đường tốt nhất giúp học sinh bổ sung, mở rộng, tích luỹ thêm nhữngkiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết, vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngàycủa bản thân Mặt khác mỗi học sinh là một chủ thể của quá trình học tập củamình, mang trong mình những tiềm năng to lớn về trí nhớ, lập luận, quan sát,giao tiếp Hoạt động ngoại khoá bộ môn tạo cho các em khả năng phát huy, đadạng hoá tất cả những tiềm năng đó Nó tạo điều kiện để các em tham gia, có dịpthể hiện những hiểu biết của mình, bổ sung, phát triển những tri thức cần thiết
Cụ thể hơn hoạt động ngoại khoá bộ môn nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy đượcnhững tác dụng chủ yếu về mặt cung cấp tri thức sau đây:
- Mở rộng kiến thức các môn học
- Bổ sung, cập nhật những kiến thức cần thiết
- Là điều kiện rèn luyện, củng cố và nâng cao các kỹ năng giao tiếp, tìm tòi,phát hiện và hệ thống hoá thêm những kiến thức khác để làm giàu vốn trithức cho mình
- Nâng cao hiểu biết các giá trị truyền thống dân tộc, khơi dậy tình yêu vớikhoa học, những ham muốn tìm tòi sáng tạo, giải thích những hiện tượng
tự nhiên – xã hội có cơ sở khoa học
1.3.2 Hoạt động ngoại khoá bộ môn giúp việc phát hiện năng khiếu của học sinh
Trang 22Trong hoạt động ngoại khoá bộ môn học sinh tham gia có dịp trổ tài bộc lộnhững hiểu biết của mình, đó là lúc để người giáo viên nhìn nhận để phát hiện ranhững học sinh có năng khiếu, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng Trong hoạt độngngoại khoá bộ môn, tính độc lập và sự sáng tạo của học sinh rất được tôn trọng.Các kỹ năng nghe nói của các em được hình thành và phát triển một cách tự giác,chủ động, tạo cơ sở thuận lợi cho việc giáo viên thực hiện việc đổi mới cácphương pháp dạy học trong nhà trường trung học phổ thông theo hướng phát huytính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tựhọc đặc biệt là rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
1.3.3 Hoạt động ngoại khoá bộ môn hướng hứng thú vào các hoạt động bổ Ých, làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh
Hoạt động này hướng các em sử dụng thời gian rảnh rỗi vào những việc cóÝch, hợp lý trong quá trình học tập của mình Một sân chơi thú vị với nhiềuhình thức phong phú giúp các em giảm bớt việc tham gia những hoạt độngkhông lành mạnh Thông qua hoạt động ngoại khoá bộ môn giáo viên có thể pháthuy được tính tích cực từ chính những đặc điểm tâm lý của những học sinh yếukém về đạo đức ( Những học sinh yếu kém về đạo đức thường có nhận thức sailệch về cuộc sống nhưng lại có niềm tin mạnh mẽ vào những việc mình làm,thích làm những công việc mang tính hướng ngoại, đôi khi Ých kỷ, nhưng vớibạn bè chí cốt lại rất nghĩa hiệp, thậm chí sẵn sàng hi sinh vì bạn ) Qua hoạtđộng ngoại khoá bộ môn nếu giáo viên tin tưởng, giao việc, khích lệ sẽ có thểlàm thay đổi cách nhìn, cách sống của chính những học sinh đó Các em sẽ hoànthành nhiệm vụ một cách vui vẻ, tự nguyện Mỗi lần nh vậy các em sẽ xích lạigần nhau hơn Dần dần giáo viên tạo ra được thói quen và cách ứng xử tốt chocác em Hoạt động ngoại khoá bộ môn với nhiều hình thức phong phú, lại diễn ra
ở nhiều thời điểm, hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi cách thức hoạt động khác nhau,
sẽ rèn luyện cho học sinh đức tính thích nghi chủ động, năng động, bước đầu làmquen với việc sưu tầm tài liệu, tập dượt hoạt động và kỹ năng nghiên cứu, giáodục thói quen quan sát, phán xét, suy luận Từ đó góp phần tăng cường hứng thúhọc tập cho học sinh với các môn học
Trang 231.3.4 Hoạt động ngoại khoá bộ môn tạo sự gắn bó đoàn kết trong tập thể
Để thực hiện tốt hoạt động ngoại khoá bộ môn đòi hỏi các tập thể học sinhphải có sự đoàn kết hợp tác, giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ Hoạtđộng ngoại khoá bộ môn còn rèn luyện tinh thần trách nhiệm ý thức gắn bó vớitập thể của học sinh Qua đó học sinh vừa khẳng định được bản ngã, vừa xácđịnh được vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trước cộng đồng Học sinh sẽhoà nhập vào cuộc sống tập thể một cách vui vẻ Đó là những tiền đề quan trọng
để rèn luyện học sinh trở thành những con người lao động mới, đáp ứng mục tiêugiáo dục phổ thông
1.3.5 Hoạt động ngoại khoá bộ môn là con đường quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới để Việt Nam có thể hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới
Qua hoạt động ngoại khoá bộ môn giáo viên giúp học sinh hình thànhđược một số năng lực như năng lực tổ chức quản lý, năng lực tự hoàn thiện, nănglực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị – xã hội Nó cũng giúp cho học sinhkhả năng làm việc độc lâp, khả năng diễn đạt trước đám đông, khả năng phản xạnhanh … các em hình thành cho mình một cách sống đúng đắn, phù hợp vớinhững chuẩn mực của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, biết hoà đồng với tự nhiên xã hội và cộng đồng, biết đấutranh với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác
Với những tác dụng to lớn trên đây, nếu tổ chức quản lý tốt hoạt độngngoại khoá bộ môn cho học sinh thì có thể tạo chiếc cầu nối, sự thể nghiệm chặtchẽ giữa lý thuyết với kỹ năng thực hành, góp phần đa dạng hoá các hình thức tổchức dạy học, tạo hứng thú cho học sinh Có thể nói hoạt động ngoại khoá bộmôn là hình thức dạy học mang tính tích hợp cao, có tác dụng phát triển kiếnthức và rèn luyện kỹ năng một cách toàn diện
1.3.6 Hoạt đông ngoại khoá bộ môn huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc giáo dục học sinh
Trang 24Sở dĩ các hoạt đông ngoại khoá góp phần đắc lực trong việc nâng cao chấtlượng giáo dục của nhà trường vì qua các hoạt động này nhà trường gắn kết cáclực lượng xã hội và tạo điều kiện cho họ tham gia tích cực vào công tác giáo dụcthế hệ trẻ.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động tích cực của cácyếu tố môi trường khác nhau nh môi trường gia đình- môi trường nhà trường và
xã hội Hoạt động ngoại khoá bộ môn là dịp để từng gia đình học sinh có thêm ýthức đóng góp trong điều kiện có thể để xây dựng phong trào giáo dục ở địaphương
Hoạt động ngoại khoá bộ môn trong chừng mực nhất định còn tạo được sựphối hợp của liên ngành chức năng trong xã hội Tuỳ từng lĩnh vực một mà cácngành có phần việc tham gia với giáo dục đào tạo nhà trường Những ngành cầnphối hợp để làm tốt hoạt động này như: Hội cựu chiến binh(ngoại khoá về anh
bộ đội Cụ Hồ trong văn học và trong thực tế sống chiến đấu), các trung tâm vănhoá (ngoại khoá về lịch sử - địa lý ) Toà án, Viện kiểm sát (ngoại khoá về giáodục công dân ) Các trung tâm nghiên cứu vật nuôi, cây trồng (ngoại khoá về sinhhọc )… Sự phối hợp này không đơn thuần là một hành động nhất thời mà phảiđược xác định trong một chương trình, kế hoạch dài hạn, được xây dựng trên cơ
sở chiến lược giáo dục nói chung của trường Sự huy động các lực lượng thamgia vào hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường sẽ tạo ra được môitrường cần thiết để thúc đẩy chất lượng giáo dục
Mặt khác quản lý tốt hoạt động ngoại khoá bộ môn buộc người giáo viênphải có sự làm việc nghiêm túc từ khâu lên kế hoạch đến tổ chức thực hiện Mỗichương trình ngoại khoá bộ môn cụ thể đều do một nhóm giáo viên phụtrách Họ sẽ phải trình bày toàn bộ quá trình thực hiện ngoại khoá của mình và tổ
bộ môn giao việc cho từng thành viên Trước đồng nghiệp, trước học sinh ngườigiáo viên không thể qua quýt Sự chuẩn bị tốt, công phu, là cơ sở cho sự thànhcông Buổi tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn sẽ không chỉ khắc sâu kiếnthức, mở rộng tầm hiểu biết mà còn giúp các em có thêm hứng thú trong quátrình học tập “ Trăm nghe không bằng một thấy’’ Các em có dịp chứng kiến
Trang 25những kiến thức sách vở thầy cô truyền đạt nay có trong thực tế cuộc sống, đượcvận dụng vào cuộc sống một cách có kết quả tốt.
1.4 Cơ sở tâm lý học– giáo dục học của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá
bộ môn:
1.4.1 Cơ sở giáo dục học
Hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường trung học phổ thông phảixuất phát từ mục tiêu giáo dục của nhà trường: đào tạo học sinh thành con ngườiphát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh xã hội hiện nay
“Bất cứ hoạt động ngoài lớp, hoạt động ngoài trường nào, bất cứ hoạtđộng nào của các tiểu tổ, bất cứ hoạt động văn hoá quần chúng nào cũng đềuphải hoàn toàn phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của giáo dục” ( Cairôp ) [4]
Để có kiến thức sâu rộng, học sinh không chỉ học tập trên lớp mà có thểhọc ở nhiều hình thức khác nhau Trên lớp, đó chỉ là kiến thức phổ thông cơ bản,
do điều kiện thời gian hạn chế thầy cô không thể đi sâu Muốn hiểu biết tườngtận, học sinh phải có ý thức tự giác, phải có hứng thú tìm tòi Ngoại khoá bộ môn
sẽ giúp học sinh làm được điều này
Thái độ của các em cũng vậy, tham gia các sinh hoạt ngoại khoá, các emđược giao lưu, được học tập kinh nghiệm thực tế Nhờ đó các em tù rót ra chomình kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp sẽ thấy tự tin
Để hình thành nhân cách con người một cách toàn diện, học sinh phảiđược tham gia các hoạt động
Sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thôngchịu sự tác động của nhiều nhân tố: nhân tố sinh học, môi trường, giáo dục vàcác hoạt động của bản thân các em, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo và việctham gia các hoạt động giáo dục là yếu tố quyết định sự hình thành nhân cáchcủa các em Những hoạt động này bao gồm: hoạt động lao động, hoạt động vuichơi giải trí, tham quan học tập, các hoạt động thể dục, thể thao, giao lưu, giaotiếp, các hoạt động xã hội
Trang 26Để phát triển, con người không ngừng hoạt động Hoạt động, nó làphương thức tồn tại cũng nh con đường hình thành, phát triển nhân cách Conngười hoạt động nh thế nào thì nhân cách phát triển nh thế Êy Hoạt động tíchcực đó là con đường để tiến thân, để thành đạt.
Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khoá với các mốiquan hệ đa dạng sẽ giúp các phẩm chất, tính cách, năng lực của các em đượchình thành.Tham gia tổ ngoại khoá sẽ giúp trí tuệ các em phát triển được tốt, tìnhyêu với môn học, với tri thức loài người sẽ khiến các em có ý thức tự giác vươnlên để tiếp thu sáng tạo
Tham gia các hình thức ngoại khoá có tính quần chúng, các em được giaolưu tình cảm.Tính đa dạng của hoạt động tạo nên tính đa dạng của giao lưu, mụcđích và phương thức tiến hành Trong giao lưu các em hiểu hơn giá trị đích thựccủa cuộc sống Từ đó có thái độ và hành động đúng trước cuộc sống Hoạt độngngoại khoá bộ môn trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em códịp thể hiện rõ sự hiểu biết và thái độ ứng xử của mình Nhờ hoạt động này sựphát triển về mặt thể chất, tâm lý, xã hội – biểu hiện của sự phát triển nhân cáchcủa các em được tốt hơn
Khác biệt căn bản của công tác ngoại khoá với việc học chính khoá là ở chỗhọc chính khoá mang tính chất học bắt buộc đối với học sinh, còn việc tham giacác hoạt động ngoại khoá đòi hỏi có tinh thần tự nguyện Khi tham gia hoạt độngngoại khoá bộ môn, trên cơ sở sở thích và hứng thú học tập, học sinh sẽ thể hiệnđược nhiều nhất tính năng động và tính sáng tạo của mình Nói tự nguyện cónghĩa là học sinh tự mình thích chọn bộ môn nào cũng được, giáo viên khôngnên bó buộc học sinh vào những hoạt động mà tự các em không thích Trong khi
Trang 27tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn , một số giáo viên chúng ta thường mắcphải xu hướng mệnh lệnh, bắt buộc học sinh vào những tổ không thích hợp lắm.Giáo viên thường căn cứ vào điểm tổng kết và một vài điểm số học sinh đạt đượcđối cao về một môn học nào đó để sắp xếp học sinh vào tổ ngoại khoá Hoạtđộng ngoại khoá mang tính Ðp buộc nh thế rất dễ đưa học sinh đến chỗ chán nản
và uể oải Đầu năm khi thành lập tổ ngoại khoá, giáo viên phụ trách cần để chohọc sinh tự mình ghi nguyện vọng Các em tham gia hoạt động ngoại khoá theonguyên tắc tự nguyện, được tự do lựa chọn những hoạt động mình thích và lấytinh thần tự giác, tinh thần xung phong làm cơ sở Tuy nhiên là giáo viên có thể
và cần góp ý kiến hướng dẫn các em nhưng không nên bó buộc học sinh theo ýkiến riêng của mình “ Dĩ nhiên sự tự nguyện của học sinh là một sự tự nguyện
có hướng dẫn” ( Xa mu cốp )
Muốn thế giáo viên cần có một sự hiểu biết khá kỹ về sở thích, sở trườnghọc sinh của mình và giải thích đả thông kỹ càng cho các em để các em tựnguyện ra nhập tổ ngoại khoá mà mình thích nhất
Để đảm bảo được tính chất tự nguyện có ý thức không phải cảm tính, tuỳhứng, giáo viên cần làm cho học sinh thấy được ý nghĩa của công tác ngoại khoánói chung và nội dung, đặc điểm của tổ mà học sinh sắp tham gia
Tính tự nguyện của học sinh trong việc tham gia hoạt động ngoại khoáquyết định sự hào hứng của bản thân học sinh Và điều đó có ảnh hướng đếnphong trào chung của tổ Vì sao có tình trạng học sinh ồ ạt ra nhập tổ ngoại khoátrong buổi đầu rồi lại lẻ tẻ rút dần ? Một phần lớn chính là vì việc tổ chức chưadựa vào tinh thần tự nguyện, tự giác của học sinh Trên lớp học học sinh bị ràngbuộc bởi tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, nội quy chặt chẽ của trường, của giáoviên Còn trong ngoại khoá, cái chủ yếu ràng buộc học sinh với tổ chính là lòngsay mê hoạt động, lòng hứng thú được phát huy tài năng và sở thích của bảnthân mình
Phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh THPT
Nhưng sự bảo đảm về nguyên tắc tư tưởng của tổ chức đó vẫn chưa phảihoàn toàn quyết định sự hào hứng hoạt động của học sinh Bản thân nội dung
Trang 28hoạt động của tổ có phong phó hay không, có thích hợp với tuổi hay không cũngquyết định phần lớn tinh thần tham gia của họ Nếu tổ ngoại khoá biến thành mộtbuổi học phụ đạo với nội dung qúa trừu tượng, thiếu tính chất thực hành … thìnhất định học sinh không thể thiết tha với tổ chức ngoại khoá nữa ở đây chúng
ta cần giải quyết cho rõ ràng mối quan hệ giữa nội và ngoại khoá như thế nào?Giải quyết được vấn đề này tức là quy định dứt khoát nội dung của hoạt độngngoại khoá
Ngoài ra dẫu rằng phạm vi hoạt động ngoại khoá bộ môn rộng rãi, phongphó, linh hoạt hơn ngoại khoá cũng không có nghĩa là nội dung ngoại khoá thoát
ly trình độ tâm sinh lý của học sinh Tuỳ theo tính chất của lứa tuổi, công tácngoại khoá bộ môn cần được nghiên cứu một cách hợp lý Bậc trung học phổthông, giáo viên có thể dành một số thời gian cho công tác tranh luận, báo cáo,thuyết trình về một vấn đề nào đó của môn học …trình độ tư duy và tính ổn định
về tâm lý của học sinh trung học phổ thông có thể thực hiện được công việc Êy.Các em sẽ có được sự hứng thú, niềm tin khi tham gia, các em muốn đựơc thểhiện mình trước tập thể
Xuất phát từ điều kiện tâm sinh lý của học sinh mà công tác ngoại khoácần phải được tổ chức sinh động với nhiều hình thức phong phú Sự nghèo nàn
về hình thức tổ chức sẽ làm các em ở lứa tuổi trung học phổ thông có tâm lýchán chường, thiếu hứng thú Giáo viên khi làm công tác ngoại khoá cần phải có
sự tìm tòi, sáng tạo nhiều cách tổ chức mới
Cố nhiên khi những hình thức tổ chức càng phong phó bao nhiêu thì tính
kế hoạch lại càng phải được đề cao bấy nhiêu Cần phân phối hoạt động ngoạikhoá bộ môn cho cả năm, từng học kỳ, từng tháng Khi tổ chức, giáo viên làngười hướng dẫn cho các em vận dụng hiểu biết vào việc làm cụ thể Một khitính tự lập của các em được đề cao, các em có thể phát biểu ý kiến chủ quan vềmột vấn đề cụ thể Khi đó trình độ tư duy, khả năng vận dụng kiến thức của các
em sẽ được nâng cao một bước
Hoạt động ngoại khoá bộ môn nếu được tiễn hành như vậy sẽ làm cho việchọc tập nội khoá được sâu sắc, trình độ suy nghĩ, tính tự lập của học sinh được
Trang 29nâng cao và ngay bản thân các em sẽ thấy hứng thú, tích cực hưởng ứng hoạtđộng ngoại khoá của trường.
Hơn nữa việc tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn còn phải dựa trên cơ
sở là việc hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh bậc trung họcphổ thông Hoạt động này là quá trình các em thực hiện mối quan hệ giữa conngười với thế giới tự nhiên, với xã hội, với người khác, với chính mình, và baogìơ cũng nhằm vào những đối tượng nhất định Dưới sự hướng dẫn của thầy cô,học sinh lưa tuổi trung học phổ thông sẽ thực hiện những hoạt động cụ thể Bằnghoạt động các em sẽ lĩnh hội đựơc những kinh nghiệm quý báu, không phải trảgiá cho những mò mẫm, thử nghiệm đúng, sai không cần thiết Cũng bằng hoạtđộng giao tiếp trong ngoại khoá bộ môn, các em lĩnh hội nội dung của mối quan
hệ xã hội, chứa đựng những giá trị những chuẩn mực do xã hội quyết định
1.5 Mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động ngoại khóa bộ môn
1.5.1 Mục tiêu:
Về tri thức:
Củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học được ở trên lớp;
Biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của dân tộc, nhân loại;
Nâng tầm hiểu biết
Về kỹ năng:
Củng cố những kỹ năng đã được hình thành từ nội khoá;
Phát triển những năng lực sở trường (Năng lực tự hoàn thiện, năng lực thíchứng, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức, quản lý…)
Về thái độ:
Có thái độ đúng đắn đối với các môn học, không thoả mãn với những gì đã có;
Có thái độ đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống Biết cách tạo hứng thú; Biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân;
Biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống;
Biết gắn mình với các hoạt động tập thể
1.5.2 Nội dung:
Trang 30Nội dung hoạt động ngoại khoá có thể là những vấn đề kiến thức khôngnằm trong chương trình nhưng phải dựa vào hoặc có liên quan đến kiến thức đãđược học để phát triển và đào sâu nhằm phục vụ cho nội khoá Kinh nghiệm chohay giờ ngoại khoá không nên biến thành một giờ lên lớp thứ hai hoặc là một giờphụ đạo về bài học đã giảng trên lớp Phạm vi kiến thức, đề tài của hoạy độngngoại khoá có thể rất rộng rãi Từ đầu năm, giáo viên phụ trách ngoại khoá cóthể cùng với lực lượng giáo viên, Đoàn thanh niên tìm hiểu những danh lamthắng cảnh, di tích lịch sử, những cơ sở sản xuất, những câu chuyện dân gian,vốn ca dao tục ngữ… có thể làm đề tài nghiên cứu cho tổ ngoại khoá và học sinhnói chung Đồng thời phải liên hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để nắmđựơc tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương Đây là điều kiệnđầu tiên đảm bảo cho công tác ngoại khoá của trường gắn liền với đời sống.Nhưng cũng không phải vì tính chất rộng rãi, phong phú về nội dung của hoạtđộng ngoại khoá mà chúng ta lại đưa đến cho học sinh những kiến thức, nhữnghiểu biết hoàn toàn thoát ly khỏi phạm vi chương trình Nội dung kiến thức ngoạikhoá không thể là những vấn đề xa lạ đối với học sinh Ngoại khoá tách rời khỏinội khoá chẳng những không có lợi gì mà còn làm phương hại đến học tập củahọc sinh Giáo viên cần cho học sinh hiểu được kiến thức cơ bản của từng vấn đề
có liên quan đến ngoại khoá để khi tổ chức ngoại khoá học sinh có thể đào sâu
và mở rộng tầm hiểu biết của mình
Tuỳ theo nội dung từng bộ môn mà người tổ chức có những hoạt động ngoạikhoá cho phù hợp Có khi là kết thúc một chương, một thời kỳ, giáo viên có mộthoạt động ngoại khoá ở tổ bộ môn Cũng có khi giáo viên đưa các em đến vớicác hoạt động thực tế ( tham quan, nghe nói chuyện, xem phim ) trước khi họccác giờ theo thời khoá biểu, theo phân phối chương trình
Tất cả những hoạt động này đều phải có liên quan đến nội dung kiến thức đượcbiên soạn trong sách giáo khoa
1.5.3 Hình thức
Trong nhà trường hoạt động ngoại khoá bộ môn phải luôn được tổ chứcdưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng mới có thể thu hút được số đông học
Trang 31sinh , mới có thể tạo ra được sức hấp dẫn với các em- lứa tuổi thích khám phánhững gì mới mẻ Có những hình thức tổ chức chính sau đây:
1.5.3.1 Tổ ngoại khoá bộ môn;
Đây là tổ chức thu hút được số đông học sinh nhất định Nội dung hoạt độngcủa nó không nhất thiết phải giống nh nội dung hoạt động có tính chất quần
chúng, dẫu rằng về căn bản cũng không có gì khác nhau Tuy nhiên hai hình thức
đó có khác nhau về số người tham gia, nội dung hoạt động ngoại khoá cũng caohơn, sâu hơn, yêu cầu của người tham gia cũng có nặng hơn vì các tổ viên lànhững học sinh có trình độ sở trường khá hơn
Hình thức tổ ngoại khoá bộ môn nhằm mục đích bồi dưỡng năng khiếu Đối
với những học sinh giỏi thì hình thức hoạt động quần chúng chưa làm cho các
em thoả mãn Việc tổ chức ngoại khoá là một yêu cầu cần thiết đối với các em ởdạng khá giỏi
Tuy nhiên, trong điều kiện của nhà trường phổ thông, trong hoàn cảnh thờigian và khả năng của giáo viên, mở rộng tổ chức tổ ngoại khoá bộ môn phải cógiới hạn nhất định Về nội dung hoạt động, giáo viên cũng cần đề ra từng vấn đề
từ đơn giản đến phức tạp, không quá đòi hỏi ở học sinh quá nhiều công sức Sựkiên định ở lứa tuổi học sinh còn chưa cao Một bộ phận không nhỏ các em cóthể buông trôi vì chán nản công việc hay làm có tính nửa vời Giáo viên cần nắmđược thực tế hoạt động của các tổ, nắm được diễn biến tư tưởng của các em đểkịp thời giúp đỡ động viên Muốn cho tổ ngoại khoá hoạt động đều đặn, nhấtthiết giáo viên phải giúp đỡ các em, vạch ra một kế hoạch dài hơi cho cả nămhoặc từng tháng, từng kỳ
1.5.3.2 Những hình thức hoạt động ngoại khoá có tính chất quần chúng
Các cuộc thi có tính tích hợp nh: Đường lên đỉnh Ôlympia, Tài trí trẻ,Vượt qua thử thách, mở cửa tri thức, nhịp nối trái tim…(kiến thức được huyđộng tổng hợp ở tất cả các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tư duy…) Các hoạt động tham quan, nghe kể chuyện lịch sử, nói chuyện thời sự…
Trang 32Tham gia xem và biểu diễn văn nghệ
Tổ chức đi vào các cơ sở sản xuất
Xem và biểu diễn văn nghệ, đó là lúc các em được bồi dưỡng về mặt tâmhồn, trình độ và kỹ năng viết văn của các em sẽ được tốt hơn
Tham gia các tờ báo tường, tập san, các em sẽ được nâng cao về trình độviết, kỹ năng diễn đạt
Khi nghe nói chuyện chuyên đề, các em sẽ được mở rộng những hiểu biết
về một mảng kiến thức có độ sâu
Xem và nghe thuyết trình về sinh học các em sẽ được hiểu, được đánhgiá về vai trò, tác dụng của các bộ phận, các thực thể trong cơ thể sinh học, trong
vũ trụ
Đi đến những danh lam thắng cảnh : Đó là lúc các em được nâng cao về
óc thẩm mỹ, về tình yêu quê hương đất nước Trong điều kiện hiện nay, việchướng dẫn các em tham quan nh thế có tác dụng rất tốt Các em cảm thấy thật làhứng thú mỗi khi được tham quan “ Cảnh đẹp thiên nhiên thường có thể gây ranhững liên tưởng, cảm giác, cảm tình, tư tưởng và thể nghiệm vì liên hệ chặt chẽvới những tình cảm sâu sắc và thân mật nhất của chúng ta trong quá khứ Ví dụchúng ta đứng gần cây phong bạc ở Nga chẳng hạn, không những chúng ta thíchmàu sắc dịu dàng, đẹp đẽ của nó mà bất giác chúng ta còn nhớ lại nơi chúng tasống từ thủa còn thơ Êu Nhìn một cây quen thuộc có thể khiến chúng ta tưởngnhớ, lưu luyến những người thân, nhớ tới quê hương và mến yêu quê hương ”
( Cai Rôp )
1.6 Quản lý các hoạt động ngoại khóa bộ môn
Quản lý các hoạt động ngoại khóa bộ môn trong trường THPT về thựcchất là quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, quản lí phương pháp và các hìnhthức tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn, tạo điều kiện về nguồn lực (conngười, kinh phí, thời gian, các đièu kiện cơ sở vật chất) để thực hiện các hoạtđộng này Trong tâm của quản lý các hoạt động ngoại khóa bộ môn là quản líchất lượng các hoạt động này
1.6.1 Quản lý mục tiêu
Trang 33Quản lí mục tiêu hoạt động ngoại khóa bộ môn là việc xây dựng và tổ chứcthực hiện mục tiêu của các hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện, cân đốivới cả 3 yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ trên cơ sở quán triệt nguyên lígiáo dục, đổi mới phương pháp-hình thức giáo dục, bảo đảm các yêu cầu giáodục toàn diện nhưng thiết thực và có trọng tâm, nâng cao chất lượng giáo dục Mục tiêu hoạt động ngoại khóa bộ môn phải được thực hiện thông qua cáchoạt động thực tiễn, tránh lí thuyết suông và chung chung
Người hiệu trưởng cần xác định và xây dựng được mục tiêu của các hoạtđộng ngoại khóa bộ môn Khi xây dựng mục tiêu, hiệu trưởng phải dựa trênnhững căn cứ sau:
-Mục tiêu chương trình, văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở,phòng
-Tình hình và yêu cầu của địa phương, của nhà trường đối với chất lượnghọc tập và phát triển nhân cách của học sinh
lý chặt chẽ về mục tiêu thì chất lượng, kết quả thu được càng có tính tích cực vàngược lại
1.6.2 Quản lý nội dung chương trình hoạt động ngoại khoá
Để quản lí nội dung và chương trình hoạt động ngoại khoá, hiệu trưởng cần
nắm bắt yêu cầu môn học và giáo dục của từng độ tuổi học sinh cụ thể trong
Trang 34chương trình giáo dục, chỉ đạo đảm bảo để chương trình được thực hiện đầy đủ,toàn diện, không cắt xén, đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ lên lớp và ngoạikhoá Việc chỉ đạo chương trình và nội dung giáo dục phải đảm bảo tính nguyêntắc, tính hệ thống nhưng cũng phải linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, cứngnhắc Các hoạt động ngoại khoá được tổ chức và thực hiện trong thể thống nhấtcủa chương trình giáo dục Công tác ngoại khoá của học sinh không thể là mộtcông việc phụ, một việc tuỳ tiện làm hay không cũng được Bổ trợ cho kiến thứcnội khoá, mở rộng, khắc sâu đồng thời giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh
là nội dung chủ đạo trong bất kỳ hoạt động ngoại khoá bộ môn nào Có thể nộidung không là vấn đề có học ở trên lớp, nhưng nó phải có liên quan đến kiếnthức đã được học, không chấp nhận kiến thức trong ngoại khoá là điều hoàn toàn
xa lạ với học sinh
Các tổ nhóm chuyên môn dựa vào kế hoạch chung của nhà trường trongnăm mà có sự sắp xếp nội dung của hoạt động ngoại khoá bộ môn cho phù hợptheo chủ điểm, theo những mốc thời gian (Nhiều khi trong các tháng có nhữngngày lễ lớn, các môn khoa học xã hội nên kết hợp sắp xếp theo những mốc thờigian này)
Người giáo viên phụ trách ngoại khoá phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mặtnội dung Kiến thức mà giáo viên sẽ chuyển tải trong hoạt động ngoại khoá bộmôn phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Có tính chính xác: Tri thức truyền đạt phải có độ tin cậy cao, nếu là tríchdẫn phải nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ, gọi tên đúng bản chất sự vật, hiện tượng
- Có tính khoa học: Tất cả những tri thức nêu ra phải làm sáng tỏ cho chủđiểm ngoại khoá, có nhiệm vụ khắc sâu, mở rộng chứ không thể tuỳ tiện Ngayviệc sắp xếp cũng phải có trật tự lô gíc chặt chẽ
- Có tính ứng dụng: Học sinh tham gia ngoại khoá là dựa trên sự hứng thú
và tính tự nguyện, do đó giáo viên tổ chức cần chú ý để các em được thực hành,tránh nặng tính “hàn lâm ” Cần chọn những vấn đề ngoại khoá kích thích sựphát triển tư duy ứng dụng, óc sáng tạo của học sinh, giúp các em vận dụng kiếnthức vào cuộc sống nhanh và hợp lý
Trang 35Bên cạnh truyền thụ tri thức, nội dung của hoạt động ngoại khoá bộ môn
còn phải gắn chặt với việc giáo dục tư tưởng tình cảm Công tác giáo dục tư
tưởng cho học sinh phải luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống Nó phải cụ thể,tinh tế, linh hoạt có lý, có tình, không trừu tượng, giản đơn, rập khuôn, cứngnhắc Đối với lưá tuổi học sinh trung học phổ thông – tuổi thanh thiếu niên, việcgiáo dục tư tưởng tình cảm lại càng phải được tiến hành nhẹ nhàng tinh tế Giáoviên phải biết đi sâu vào tâm hồn, tình cảm của các em để uốn nắn và xây dựng.Chính trong hoạt động ngoại khoá bộ môn giáo viên có điều kiện để gần gũi họcsinh, nắm vững những biểu hiện tư tưởng tình cảm của các em ngay trong sinhhoạt tập thể Phạm vi giờ lên lớp không cho phép giáo viên hiểu sâu sắc đốitượng giáo dục vì tư tưởng tình cảm đạo đức của học sinh không phải là nhữngkhái niệm, những công thức, những câu lý luận trong sách vở mà là cái thựctrong mối quan hệ với thầy cô, bè bạn
1.6.3 Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá
Người hiệu trưởng cần nắm bắt và hiểu rõ các phương pháp và các hình thức
tổ chức giáo dục, hoạt đông ngoại khoá để tổ chức các hoạt động này một cáchphù hợp, linh hoạt và sáng tạo Hình thức tổ chức ngoại khoá bộ môn trong nhàtrường THPT phải được quản lý chặt chẽ Các hình thức tổ chức ngoại khoá đềuphải nhằm mục đích mở rộng khả năng thu hút các em vào các hoạt động tập thể,cho các em có nhiều cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình Sựhướng dẫn của các thầy cô có tác dụng không nhỏ đối với việc bồi dưỡng khảnăng nổi trội của các em với lĩnh vực mà mình ưa thích
Với các tổ ngoại khoá: Đây là hình thức tổ chức có tính chuyên sâu, thu hútnhiều học sinh có năng khiếu tham gia Do đó các nhà quản lý phải rất lưu tâmtới việc bố trí, sắp xếp giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng tham gia.Ngay với học sinh khi tham gia hình thức tổ ngoại khoá này cũng phải có nhữngyêu cầu nhất định:
- Phải có sở thích và có Ýt nhiều sở trường về bộ môn ngoại khoá:không có sở thích thì không say mê làm việc, có sở trường thì mới hiểu và vậndụng được
Trang 36-Phải có trình độ học lực trung bình khá về bộ môn ngoại khoá Hoạt độngnày dựa trên hứng thú của các em với bộ môn mà mình yêu thích do đó nét tâm
lý chung là những học sinh thường có khả năng nhận thức tốt mới tham gia hoạtđộng này Giáo viên phụ trách cũng theo nguyện vọng của các em mà đặt ra nộidung và phương pháp cho phù hợp để các em có điều kiện phát triển kiến thức,
tư duy hợp lý Hoạt động này không phải là hình thức phụ đạo học sinh yếu kémnên nếu những học sinh có trình độ yếu kém tham gia sẽ không những khôngtheo kịp mà còn khiến các em khá giỏi bị phân tán, mất hứng thú Hiệu quả của
tổ ngoại khoá bộ môn khó có thể nói là tốt
-Phải có sức khoẻ: Tổ ngoại khoá đòi hỏi tổ viên làm việc môt số thì giờnhiều hơn học sinh bình thường
- Phải có đạo đức: Phẩm chất ngay thẳng, thật thà, ham học hỏi sẽ giúp chocác em dễ tranh thủ được sự quý mến từ phía thầy cô và bè bạn
Trong khi tổ chức, giáo viên cũng nh nhà quản lý phải có những hình thứchoạt động từ đơn giản đến phức tạp, tránh bắt các em tốn quá nhiều công sức,quá nhiều thời gian để ảnh hưởng tới chất lượng các môn học khác
Với các hoạt động ngoại khoá có tính chất quần chúng: Đây là hoạt độnggiúp cho học sinh có điều kiện để giao lưu với tập thể Nhà quản lý cũng nhưngười tổ chức phải nghiên cứu sao cho có những hình thức hợp lý, phù hợp vớilứa tuổi, đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh giúp cho các em phát triển tốt các kỹnăng ứng xử và có tác dụng giáo dục tư tưởng tình cảm Muốn vậy cần lưu ý: Tránh lặp lại những hình thức tổ chức quá quen thuộc, dễ gây nhàm chán.Việc nay thật ra không dễ dàng bởi nó đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiềucông sức đầu tư, sáng tạo, chịu khó sưu tầm các hình thức tổ chức của các đơn vịbạn, rồi vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình, có như vậymới có sức thu hút học sinh tham gia đông đảo (Lứa tuổi học sinh luôn thíchnhững gì mới lạ, hấp dẫn)
Nên tổ chức kết hợp nhiều hình thức biểu diễn trong một buổi ngoại khoá đểtạo sự thoải mái, hấp dẫn cho đối tượng tiếp nhận Ví dụ, trong một buổi tổ chức
có sự tham gia của những người chơi, những đội chơi (đố vui về kiến thức văn
Trang 37hoá, xã hội ) vừa có sự biểu diễn các tiết mục văn nghệ, lại có phần dành chokhán giả nữa… Hay trong một buổi nói chuyện chuyên đề cần có sự thay đổikhông khí bằng những tiết mục văn nghệ minh hoạ đã được chọn lọc kỹ càng.
Trong việc quản lí phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, hoạtđông ngoại khoá người quản lí cần lưu ý giáo viên sử dụng phối hợp các phươngpháp và các hình thức tổ chức để các hoạt động này mạng lại hiệu quả và chấtlượng cao nhất Người hiệu trưởng phải đưa ra các mô hình và các phương pháp
tổ chức có hiệu quả, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các phương pháp này,thường xuyên xem xét, tham dự và đánh giá chúng
Trong quản lí nội dung, phương pháp và các hình thức tỏ chức các hoạt độnggiáo dục, hoạt đông ngoại khoá cần quán triệt các nguyên tắc giáo dục: giáo dụcgắn với lao động sản xuất, gia đình-nhà trường- xã hội, giáo dục trong lao động,trong tập thể, thống nhất ý thức và hành động, tôn trọng cá nhân học sinh, kếthợp vai trò hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động củahọc sinh, tính phù hợp với đặc điểm lứa tuổi…
1.6.4 Quản lý và xây dựng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khoá:
Các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục nói chung, hoạt đông ngoại khoátrong nhà trường nói riêng bao gồm cả con người, kinh phí, thời gian và các điềukiện về vật lực
Hiệu trưởng lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức vàcác kĩ năng tổ chức hoạt đông ngoại khoá cho đội ngũ
Hiệu trưởng dành kinh phí, thời gian cho việc tổ chức các hoạt đông ngoạikhoá
Hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện phục
vụ tổ chức hoạt đông ngoại khoá (cacset, âm li, máy vi tính, ti vi, bàn ghế, tàiliệu ) để nâng cao chất lượng giáo dục, tiết kiệm, tránh lãng phí Việc lên kếhoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục, hoạt đôngngoại khoá cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động, với các hình thứcchính khoá và ngoại khoá, chú trọng các phương tiện giáo dục mang cả giá trịvật chất và tinh thần như sách, vở, báo chí, tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật…
Trang 38Các phương tiện giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ, độ bền, độ antoàn và vệ sinh và được sử dụng một cách tối đa, thường xuyên Việc bố trí cáckhu vui chơi, sân bãi luyện tập phải hợp lí, thuận tiện Để đảm bảo độ bền củacác phương tiện giáo dục, hiệu trưởng cần mua sắm các đồ dùng có chất lượng,
có sổ sách theo dõi, ghi chép tình trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản cáctrang thiết bị này cho giáo viên và học sinh Việc mua sắm trang thiết bị phảithực hiện bằng nhiều nguồn: nhà nước, phụ huynh, địa phương, các cá nhân hảotâm… Nhà trường có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọngcủa trang thiết bị giáo dục đối với các hoạt động giáo dục và các hoạt đông ngoạikhoá của học sinh
1.6.5 Quản lý chất lượng các hoạt động giáo dục và hoạt đông ngoại khoá
Chất lượng các hoạt động giáo dục và ngoại khoá thể hiện mức độ đạt đượccác mục tiêu đề ra trong chương trình, kế hoạch đối với từng lứa tuổi cụ thể Quản lý chất lượng các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt đông ngoạikhoá nói riêng đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững chương trình ngoạikhoá bộ môn mà các tổ, nhóm chuyên môn sẽ thực hiện trong tuần, tháng, học
kỳ, năm Hiệu trưởng phải xây dựng được môi trường giáo dục tốt, lành mạnh,tích cực, có các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục một cách thườngxuyên, liên tục Trọng tâm là xây dựng một đội ngũ giáo viên có năng lực, cóphẩm chất để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục Tổ chức các hoạt động sinhhoạt chuyên môn để thường xuyên cung cấp thông tin mới, nâng cao nhận thức,hiểu biết cho giáo viên về các hoạt động giáo dục, hoạt đông ngoại khoá, huấnluyện các kĩ năng tổ chức hoạt đông giáo dục, hoạt đông ngoại khoá Các giảipháp về giáo viên cần kết hợp đồng bộ với giải pháp về cơ sở vật chất, thiết bị,với việc phối kết hợp các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục họcsinh, xây dựng tập thể học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn, đội, Đểcác hoạt động giáo dục và ngoại khoá có chất lượng hiệu trưởng cần thực hiệnđầy đủ các chức năng quản lí giáo dục trong từng hoạt động
Xây dựng kế hoạch: nhà trường cần có kế hoạch năm học và kế hoạch tổ chứccác hoạt động giáo dục, hoạt đông ngoại khoá Quá trình xây dựng kế hoạch các
Trang 39hoạt động giáo dục, hoạt đông ngoại khoá phải có sự tham gia của giáo viên, họcsinh và các lực lượng xã hội (cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, các cánhân…) Kế hoạch được xây dựng theo hai chiều: từ các lớp lên các khối, từ cáckhối lên trường và theo chiều ngược lại.
Ví dô: Trong các bộ môn vật lý, hoá học ở bậc trung học phổ thông có rất nhiềuứng dụng trong cuộc sống, nhiều hiện tượng tự nhiên các em chưa giải thíchđược hoặc giải thích không cặn kẽ Người tổ trưởng bộ môn đặt ra một chươngtrình học, tập hợp tất cả những vấn đề có liên quan, biên soạn thành một chươngtrình cụ thể, Tổ trưởng bộ môn trình ban giám hiệu phê duyệt Sau khi đã được
sự đồng ý của ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn giao từng phần cho từng thànhviên trong nhóm giải thích chuẩn bị các đồ dùng trực quan, thiết bị thí nghiệm để
tổ chức ngoại khoá bộ môn
Kế hoạch cần đạt các yêu cầu sau:
- Kế hoạch phải mang tính toàn diện và cân đối các hoạt động giáo dục,hoạt đông ngoại khoá trong một thể thống nhất và có kế hoạch cụ thể cho từnghoạt động, từng lứa tuổi, phản ánh toàn diện các nội dung của chương trình giáodục
-Cân đối giữa các mục tiêu với các biện pháp thực hiện mục tiêu
-Đảm bảo chất lượng giảng dạy, giáo dục là trọng tâm của kế hoạch
-Có sự cân đối giữa giáo dục chính khoá và ngoại khoá, giữa hoạt động của nhà trường và các đoàn thể, các tổ chức xã hội
-Định rõ thời gian và người chịu trách nhiệm thực hiện
Triệt để thực hiện các bước xây dựng kế hoạch:
Trang 40Bước 1: thu thập, xử lí thông tin: điều tra tình hình, đánh giá tình hình giáodục của năm học trước, phân tích các nhiệm vụ giáo dục thể hiện trong các vănbản chỉ đạo, xem xét các điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục, ngoại khoá…Bước 2: xác định mục tiêu
Bước 3: xác định các giải pháp thực hiện
Bước 4: xác định thời gian, qui trình thực hiện, phân công người chịu tráchnhiệm cho từng phần công việc
Bước 5: triển khai kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên và học sinh thựchiện kế hoạch, các hoạt động giáo dục,
Bước 6: kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh
Ngay từ đầu năm học, đầu học kỳ, những người lãnh đạo nhà trường cầnphải thông qua chương trình kế hoạch ngoại khoá bộ môn do các giáo viên phụtrách xây dựng lên Kế hoạch này nhất định không phải là một công tác tách rờikhỏi những chủ trương yêu cầu giáo dục chung của nhà trường Ngược lại kếhoạch ngoại khoá bộ môn cần phản ánh được những trọng tâm giáo dục, truyềnđạt tri thức (củng cố, mở rộng, nâng cao) và giáo dục tư tưởng đạo đức của nhàtrường với học sinh, phản ánh được toàn bộ những nhiệm vụ lớn của năm học
Hoạt động ngoại khoá bộ môn không thể chỉ là một công việc riêng lẻ củangười phụ trách mà là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ công tác của nhà trườngphải được thông qua hội đồng giáo dục nhà trường để mọi người cho ý kiến đánhgiá tính thiết thực, hiệu quả của những đề tài sẽ được tiến hành trong học kỳ,trong năm Giáo viên chủ nhiệm dĩ nhiên cũng cần nắm được kế hoạch ngoạikhoá để phối hợp với giáo viên bộ môn đôn đốc học sinh lớp mình thực hiệnđược tốt Nếu giáo viên chủ nhiệm không có kế hoạch để phối hợp một cách cânđối mọi hoạt động ngoại khoá do các giáo viên bộ môn đề ra thì học sinh sẽ phảiđảm đương những khối lượng công tác quá nặng nề, không khỏi không ảnhhưởng đến việc học tập nội khoá Riêng các giáo viên bộ môn cần phải lên kếhoạch cẩn thận, đặt vấn đề phối hợp chặt chẽ trong kế hoạch từ đầu năm để tránhtình trạng chồng chéo và láng phí sức lực học sinh